1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng

69 559 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 728 KB

Nội dung

Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệpthấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình đông thời cũng có thểlường trước được những

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3

CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp 3

1.1.2 Khái niệm về tài chính 3

1.1.3 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp 5

1.2.1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ trong Doanh nghiệp. .5

1.2.1.1 Khái niệm về khả năng thanh toán 5

1.2.1.2 Sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán 5

1.2.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 6

1.2.2 Thông tin sử dụng để phân tích khả năng thanh toán trong Doanh nghiệp 7

1.2.3 Nội dung phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 7

1.2.3.1 Quản lý vốn bằng tiền 7

1.2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán: 8

1.2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán: 10

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp 16

1.2.4.1 Về khách quan 16

1.2.4.2 Về chủ quan 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 17

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng 17

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải xi măng. .17

2.1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty 17

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 18

2.1.1.3 Mô hình quản lý của công ty 19

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 20

Trang 2

2.1.2.1 Đặc điểm thị trường yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ của sản phẩm

20

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật 21

2.1.3 Tình hình tài chính của công ty 22

2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán 22

2.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 27

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 31

2.1.4.1 Thuận lợi 31

2.1.4.2 Khó khăn 31

2.2 Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty 32

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền 32

2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán 33

2.2.1.1 Phân tích khoản phải thu 33

2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán 42

2.2.2.2 Khả năng thanh toán trong dài hạn 46

2.3 Đánh giá khả năng thanh toán tại công ty 50

2.3.1 Những kết quả đạt được 50

2.3.2 Những nguyên nhân và hạn chế 51

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 52

3.1 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng .52

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng 53

3.2.1 Xác định dự trữ vốn bằng tiền hợp lý, quản lý và sử dụng vốn bằng tiền hiệu quả 54

3.2.2 Quản trị khoản phải thu 55

3.2.3 Cải thiện tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty 58

3.3 Một số kiến nghị đề xuất với cơ quan nhà nước 59

3.3.1 Về phía Tổng Công ty 59

3.3.2 Về phía nhà nước 60

KẾT LUẬN 61

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

HĐKD : Hoạt động kinh doanh

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

BCTC : Báo cáo tài chính

VTV : Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măngVAT : Thuế giá trị gia tăng

TKV : Tập đoàn than

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 19

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán 22

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010 27

Bảng 3: Bảng chi tiết vốn bằng tiền 32

Bảng 4: Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu 34

Bảng 5: Phân tích số vòng quay khoản phải thu 37

Bảng 6: Phân tích kỳ thu tiền bình quân (số ngày một vòng quay các khoản phải thu) 37

Bảng 7: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu 38

Bảng 8: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải trả 40

Bảng 9: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản 41

Bảng 10: Bảng phân tích Vốn lưu động ròng 42

Bảng 11: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành 43

Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 44

Bảng 13: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 45

Bảng 14: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay 46

Bảng 15: Bảng phân tích tỉ lệ nợ, tỉ lệ tự tài trợ 47

Bảng 16: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay 48

Bảng 17: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 49

Trang 6

Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thươngtrường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trongcác vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối vớinhiều doanh nghiệp Việt Nam Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạthiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xácđịnh đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời,

sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm nhữngnhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tàichính doanh nghiệp Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.Tuy vậy, trong khả năng hạn hẹp của mình, em xin phép được trình bày một phần nhỏnhưng cũng chiếm vai trò khá quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính Đó là phântích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệpthấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình đông thời cũng có thểlường trước được những rủi ro xảy đến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ

đó có thể làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồngthời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúpnâng cao chất lượng doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với sự chỉ bảo tận tình của côgiáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty và các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng tài chính kếtoán, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng, em đãmạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài:

Trang 7

“PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm bachương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng thanh toán của Doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng khả năng thanh toán Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải

Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng để chuyên đề của em hoàn thiện hơn nữa Emxin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Tàichính kế toán – Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng đã tạo điều kiện cho

em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhung

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và hoạt động kinhdoanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân, cónhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phảicác cá nhân

Quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tốđầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra các yếu tốđầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận Đồng thời, quá trình hoạt độngkinh doanh của Doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệhợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, tức là thực hiện một, một sốhoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cungứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

1.1.2 Khái niệm về tài chính

Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, phảnánh quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầukhác nhau trong xã hội

1.1.3 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thểtrong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính vớiNhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách… Đối với doanh nghiệp nhànước còn thể hiện ở việc: Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệpbằng các hình thức khác nhau

Trang 9

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ.Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tài chính khác nhaunhư vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hay có thể phát hành cổ phiếu và tráiphiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốnvay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vàocác ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng nhằm mục đích

an toàn hay sinh lời

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác là mối quan hệ rất đa dạng vàphong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp vàcác chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau Trong nền kinh tế, doanhnghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ,thị trường sức lao động Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành muasắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động…Điều quan trọng là thông qua thịtrường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cungứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếptheo nhằm thoản mãn nhu cầu thị trường

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa cổđông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữuvốn Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanhnghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơcấu vốn, chi phí,…

Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số điểm sau:

- Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp Xét về bảnchất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắnliền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp

- Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mụctiêu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng

và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Trang 10

1.2 Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.

1.2.1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ trong Doanh nghiệp.

1.2.1.1 Khái niệm về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền mặt của các tài sảncông ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanh toán còn được gọi

là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các tài khoản thànhtiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh thường nhỏ hơn hoặcbằng một năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả nợ bằng cáchchỉ ra các quy mô phạm vi tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ vớithời gian phù hợp

Khả năng thanh toán là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng thực hiện các khoảnphải thu, các khoản phải trả của một tổ chức kinh tế, của ngân hàng, của ngân sách nhànước trong một thời kì nhất định Với mỗi đối tượng cụ thể nó lại có một cách định nghĩakhác nhau:

Đối với doanh nghiệp: Khả năng thanh toán là khả năng của một doanh nghiệp cóthể hoàn trả các khoản nợ đến hạn Khi một doanh nghiệp, công ty mất khả năng thanhtoán, toà án tuyên bố phá sản, vỡ nợ

Trong kinh tế thị trường, khả năng thanh toán là chỉ khả năng của những người tiêuthụ có đủ sức mua bằng tiền để mua hàng hoá trên thị trường

1.2.1.2 Sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán

Phân tích tình hình, khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến độngcác công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề phức tạpnhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh cua doanhnghiệp Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tácđộng rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh Việc bố trí cơ cấunguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Khi mà tỷ lệ nợcủa doanh nghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịutác động bởi các nguồn lực bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ, doanh nghiệpkhông chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đông kinh doanh, điều này sẽkhông tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Để nắm được tìnhhình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào để từ đó tìm

ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ trong các khoản thanh toán, có thể khai thác

Trang 11

được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính hoặc nó có có kếhoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất đểthu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao Nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, đảmbảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản.

Hoạt động tài chính mà cụ thể ở đây là tình hình và khả năng thanh toán của doanhnghiệp có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp,

có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do

đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp Ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp đều cótác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, cần phảithường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năngthanh toán của doanh nghiệp

Qua việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mới góp phần đánh giáchính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định quan trọng trong việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn trong hoạt động tài chính củamình

Phân tích khả năng thanh toán là một bộ phận trong phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp, nó là công cụ không thể thiếu, phục vụ cho công tác quản lý của cơ quancấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chínhsách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn

1.2.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp.

Việc phân tích khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản lýdoanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm

 Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấy được

xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Từ đó xem xét cácnguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng cường đôn đốc công tácthu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hơp lý tránhnguy cơ mất khả năng thanh toán

 Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận xét

là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp tục đầu tưhay không

Trang 12

 Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng lựccủa doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình hình tàichính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định có cho doanhnghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá cho doanh nghiệp, đểtránh nguy cơ mất vốn.

1.2.2 Thông tin sử dụng để phân tích khả năng thanh toán trong Doanh nghiệp

Để phục vụ cho việc phân tích khả năng thanh toán cần tổ chức và quản lý thôngtin như sau:

 Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính: Báocáo các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo kết quả kinh doanh… Chúng ta sẽ lựachọn nguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ củadoanh nghiệp

 Sử dụng các báo cáo về công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp: sổ chitiết công nợ, báo cáo tổng hợp công nợ Đây là các báo cáo nội bộ được lập theo quytrình quản lý công nợ của công ty Khai thác các số liệu môt cách chi tiết từng chủ nợ,khách nợ với số tiền bao nhiêu, thời gian nợ… Đây là cơ sở để có đánh giá chính xác vềnguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp

 Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần phântích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán Do vậy phải đi sâu xem xét các tàiliệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích

Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính chất và thời hạn thanhtoán các khoản nợ Còn khả năng thanh toán, các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo khả nănghoán chuyển thành tiền giảm dần, theo khả năng huy động ngay, huy động trong thời giantới

1.2.3 Nội dung phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp

đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Trang 13

chớp các cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hưởng chiết khấu thanh toán

từ người bán và làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tuy nhiên, vốn bằngtiền là loại tài sản linh hoạt, gọn nhẹ nên dễ bị tham ô chiếm dụng Do vậy cần phải quản

lý chặt chẽ vốn bằng tiền

1.2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán:

a Phân tích tình hình các khoản phải thu.

Khoản nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quanđang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo các khoản này sẽ được trả trong thời hạnngắn, và được coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trảtrước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, tạm ứng,chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý

Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu

Vòng luân chuyển các khoản phả thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phảithu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong kỳ kinh doanh các khoản phải thuquay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thu bán hàng

và các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ + thu nhập hoạt động tài chính + thu nhập khác.

Doanh thu thuần bán hàng được lấy mã số 10 trên báo cáo kết quản hoạt động kinhdoanh, thu nhập hoạt động tài chính được lấy từ mã số 31 trể báo cáo hoạt động kinhdoanh, thu nhập khác lấy từ mã số 41 trên báo cáo kết quả kinh doanh

Các khoản phải thu bình quân = Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ 2

Số dư đầu kỳ được lấy ở cột tổng cộng theo từng năm trên bảng phân tích công nợphải thu Hoặc trong trường hợp không có số liệu so sánh có thể sử dụng số cuối kỳ thaycho số dư bình quân

 Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả củaviệc đi thu hồi nợ Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản nợcàng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải thu thànhtiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn

 Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanhtoán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh

Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến

Trang 14

chính sách tính dụng bán hàng của doang nghiệp.

Phân tích kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoảnphải thu, nghĩa là để thu đươc tiền từ các khoản phaỉi thu thì cần một khoản thời gian làbao nhiêu ngày

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân

Doanh thu bán hàng bình quân ngày

Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày

Một quý là 90 ngày

Một năm là 360 ngày

 Chỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thànhtiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, doanhnghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động đượcnguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi

 Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa hơnnếu biết được thời hạn bán chựu của doanh nghiệp Khi phân tích, cần tính ra và so sánhvới thời gian bán chịu quy định cho khách hàng Nếu thời gian quay vòng các khoản phảithu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phảithu là chậm và ngược lại Số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn vòng qaycác khoản phải thu thì có dấu hiệu chứng tỏ vệc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thờigian Nguyên tắc chung được đưa ra để tính số ngày trung bình để thu được các khoảnphải thu không quá (1+1/3) số ngày của thời hạn thanh toán Nếu doanh nghiệp có quyđịnh số ngày được hưởng chiết khấu thì số ngày trung bình để thu được các khoản phảithu cũng không vượt quá (1+1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu

Đồng thời, kết hợp với phân tích theo chiều dọc để thấy được sự gia tăng hay thụtgiảm về tỷ trọng các khoản phải thu qua các năm

b Phân tích các khoản phải trả.

Khoản phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhấtđịnh và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm: Nguồn vốn

do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền doanhnghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác với những cam kết hay điều kiệnnhất định Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếmdụng và sử dụng trong thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: Tiền thuế phải nộp

Trang 15

cho nhà nước, tiền mua hàng, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên phải trảnội bộ.

1.2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán:

a Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanhnghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không

Trong quan hệ thanh toán hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện việc tàitrợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay nợ ngắnhạn và mua chuộng hàng hoá của nhà cung cấp Tuy nhiên việc tìm nguồn tài trợ cho quátrình kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường gặp một số khókhăn sau:

 Việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợchưa đến

 Việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi phí phải trả cố định hàng năm chưa hoàntrả gốc và tiền lãi

 Khi doanh nghiệp nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục đi vay, nhưvậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ Nếu doanh nghiệp đi chiếm dụngnhiều vốn của nhà cung cấp thì sẽ có nguy cơ mất nguồn tài trợ này, vì nhà cung cấp sẽkhông chịu bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp nữa, như vậy uy tín của doanh nghiệp sẽ

bị ảnh hưởng không tốt Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp tadựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền các tài sản của doanh nghiệp

Hệ số chung có thể đưa ra để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưsau:

Khả năng thanh toán = Số tiền có thể dung để trả nợ

Số nợ ngắn hạn phải trảPhân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có của doanhnghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ? Tài sản ngắnhạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòng một năm Nợ ngắnhạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một niên độ kế toán

Vốn lưu động ròng.

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn.

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phântích quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng (net working capital) hay vốn lưu động

Trang 16

thường xuyên của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh phần tài sản lưu động được tài trợ

từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn lưuđộng ròng càng lớn phản ánh khả năng chi trả đối với nợ ngắn hạn càng cao khi đến hạntrả Đây cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằngtài chính của một doanh nghiệp Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sảnlưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn địnhvới tài sản cố định ròng Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộcphần lớn vào vốn lưu động ròng Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp cònđược thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng

Khả năng thanh toán hiện hành.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn vàcác khoản nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ

Nợ ngắn hạnTSLĐ được lấy từ loại A, mục I - nguồn vốn mã số 310 của bảng cân đối kế toán.Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyểnnhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạnthường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Cả tài sản lưuđộng và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm Tỷ số khả năng thanh toánhiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này cho biết

cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ.Tỷ lệ này cho thấykhả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo haykhông, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn

Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảmbảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụngkhông hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp không lành mạnh

Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanhnghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường

Trang 17

Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khácnhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn,tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra.

Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thànhtiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất,các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chí không thể

sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ khó đòi sẽ đòi được,thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa chắc chắn bán được,thậm chí bán hạ giá…

Khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh =

Hay:

Khả năng thanh toán nhanh =

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thànhtiền, bao gồm: Tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tài sản dự trữ (tồnkho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhấtnếu được bán Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả cáckhoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xácđịnh bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn haynói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồngvốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợngắn hạn

Khả năng thanh toán bằng tiền.

Khả năng thanh toán bằng tiền =

Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cáchkhắt khe hơn nữa, ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Tỷ lệ thanh toán bằngtiền chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốnbằng tiền

Chỉ tiêu vốn bằng tiền được lấy từ loại A mục I – Tài Sản mã số 110

Trang 18

Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn,nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi và nhanhchóng Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó khong cung cấp đượcđầy đủ những thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không còn ý nghĩa,

vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả nợ cũng như khả năng hoán chuyển thành tiềnkhông rõ ràng, không chắc chắn Thời gian vòng quay vốn thực sự của nợ ngắn hạn làkhông thể xác định, cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền của một số tài sản, hàngtồn…rất khó đánh giá

Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểmnào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay không.Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay bằng tiền mặt là0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời mớiđảm bảo

Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa vớiviệc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưngthời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân động, như vậy sẽlãng phí

Tỷ số: Dự trữ (tồn kho) / Vốn lưu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng Nó đượctính bằng cách chia dự trữ (tồn kho) cho vốn lưu động ròng

b Phân tích khả năng thanh toán dài hạn.

Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn đượctrình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tươnglai Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các khoản nợngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuynhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụthanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụngcác chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay =

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợvay dài hạn Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn cóthể đối với người cấp tín dụng

Trang 19

Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trướcthuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay.

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉtiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lải nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn vàmức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng

Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợinhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanhnghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn.Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 ( khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1 ) chứng tỏ doanh nghiệp sửdụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hưu để trả lãi nợvay Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanhnghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ các doanh nghiệp nhà nước là rất cao códoanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mấtkhả năng thanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở

để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tuy nhiên khả năng này xuất phát từviệc doanh nghiệp sủ dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn

để thanh toán lãi nợ vay chính là lơi nhuận của doanh nghiệp

 Tỷ lệ tự tài trợ

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổngnguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng

Trang 20

ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ

sở hữu Và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các khoản tín dụng bênngoài Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy hoat động kinh doanh của doanh nghiêpngày càng phu thuộc vào các chủ nợ và khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay ngày càngkhó khăn hơn, một khi mà tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính đểthanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy

ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản

Tỷ số: Nợ / Vốn chủ sở hữu.

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chútrọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều nàyảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay Tỷ số này nói lên cứmột đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu

Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Tỷ lệ thanh toán với NSNN =

Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhànước về các khoản nộp như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế phải nộp khác… Việc phân tích tìnhhình thanh toán với Ngân sách Nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình thực hiệnnghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước Để đánh giá, ta sử dụng tỷ lệ thanh toán với ngânsách Nhà nước

Trang 21

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố khácnhau bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan

1.2.4.1 Về khách quan

- Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước

- Tác động của nền kinh tế có lạm phát

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

- Sự biến động của thị trường đầu ra – đầu vào của doanh nghiệp

Ngoài ra khả năng thanh toán còn chịu tác động của yếu tố rủi ro bao gồm rủi ro từphía thị trường và những rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…

1.2.4.2 Về chủ quan

- Khách hàng của công ty đa số là khách hàng quen thuộc, uy tín

- Công ty không đưa ra hạn mức nợ đối với các khách hàng

- Công ty không phân tích tiềm lực, năng lực thanh toán của khách hàng

- Mặt hàng kinh doanh của công ty đều là những mặt hàng có số vốn lớn, thời gianluân chuyển lâu

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN

VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải xi măng 2.1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty

Công ty vật tư vận tải xi măng là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập,

Trang 22

trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam Được thành lập theo quyết định số 842 / BXD– TCCB ngày 03/12/1990 của bộ trưởng xây dựng trên cơ sở hợp nhất xí nghiệp cungứng vật tư thiết bị xi măng và Công ty Vận tải – Bộ xây dựng Công ty chính thức đi vàohoạt động kể từ ngày 05/01/1991.

Ngày 12/02/1993 Bộ trưởng bộ xây dựng ban hành quyết định số 022A/BXD –TCLD thành lập tại công ty Vật tư vận tải xi măng

Ngày 22/02/2006 Bộ trưởng đã có quyết định số 280/QD – BXD về việc chuyểndoanh nghiệp nhà nước Công ty vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng công ty xi măng ViệtNam thành Công ty Cổ phần Vật tư vận tải xi măng

Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngà24/04/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011963 do sở kế hoạch đầu

tư Hà Nội cấp và thay đổi lần 3 ngày 14/11/2007

Ngày 16/11/2006 Công ty chính thức được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội với mã chứng khoán là VTV

Ngày 03/6/2011 Công ty thay đổi tên lần thứ 6 với tên là Công ty cổ phần VICEMvật tư vận tải xi măng theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100106352 do sở

kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp

Trụ sở chính: Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VICEM Materials Transport CemmentJoint Stock Company

Tên công ty viết tắt: VICEMCOMATCE.JSC

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Địa chỉ: 21B – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: (84 – 4) 38457458 & 38457328

Fax: (84 – 4) 38457186

Email: vtvxm@vnn.vn

Vốn điều lệ theo ĐKKD: 110.000.000.000 VND

Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thị Thúy Mai

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty

- Kinh doanh các loại vật tư phục vụ cho nghành xi măng, chủ yếu là cung cấp về

than cho các công ty xi măng lớn trong ngành

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt)

- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải

Trang 23

- Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng sửa chữa ô tô.

- Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ cho sản xuất ximăng và các nhu cầu khác của xã hội

- Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại,siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu giải trícao cấp

- Kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà kho, cảng hàng và bến bãi

- Kinh doanh vận tải biển trong nước và quốc tế

- Cung ứng cho thuê tàu biển

- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giả trí, nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinhdoanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)

2.1.1.3 Mô hình quản lý của công ty

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

SVTH: Nguyễn Thị Nhung GVHD: Th S Hoàng Lan

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

ĐÔNGBAN GIÁM ĐỐC

Chi nhánh Quảng NinhPhòng tổ chức lao động

Chi nhánh Hải PhòngPhòng kế toán thống kê tài chính

Chi nhánh Hoàng ThạchPhòng kinh tế - kế hoạch

Chi nhánh Hà NamPhòng đầu tư phát triển

Chi nhánh Bỉm SơnPhòng kinh doanh vận tải

Chi nhánh Hoàng MaiPhòng kinh doanh vận tải biển

Chi nhánh Kiên Giang và văn phòng đại diện TPHCM

Văn phòng công ty

Văn phòng đại diện Phú ThọBan quản lý dự án nhân chính

Chi nhánh Phả LạiTrung tâm kinh doanh dịch vụ

tổng hợp

Trang 24

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Đặc điểm thị trường yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ của sản phẩm

* Thị trường yếu tố đầu vào

Công ty nhập nguồn nguyên liệu bởi nhiều nguồn nhưng các mặt hàng chính đượcnhập chủ yếu sau:

- Các loại than cám từ các mỏ than Quảng Ninh như: Hà Tu, Đèo Nai… Hiện naycông ty thu mua than 100% thông qua Tập đoàn than không có đối tác thứ hai nên không

Trang 25

có sự cạnh tranh về giá, số lượng và chủng loại nên rất bị động và phụ thuộc Nguồn thannày chiếm khoảng 86% giá vốn của công ty.

- Các loại đá Bazan và Silic công ty thu mua từ nhiều nguồn khác nhau tại các mỏkhoán sản, được sự chấp nhận sau khi đã được các công ty xi măng đánh giá Chiếm 9%giá vốn của công ty

- Khấu hao phương tiện vận tải và nhiên liệu chiếm khoản 5% giá vốn của công ty.Đối với các mặt hàng đầu vào của Công ty, do có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnhvực cung ứng cũng như duy trì tốt mối quan hệ với các đơn vị cung cấp, các bạn hàngnên Công ty luôn đảm bảo được đầu vào ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Côngty

Với dịch vụ vận tải, Công ty đã đầu tư một số phương tiện vận tải để đáp ứng hoạtđộng kinh doanh, ngoài ra công ty còn thường xuyên thuê thêm một lượng lớn cácphương tiện để đáp ứng kịp thời cho các hoạt động cung ứng vật tư và dịch vụ vận tải củamình

* Thị trường yếu tố đầu ra

Các công ty là bạn hàng của công ty chủ yếu là các công ty thuộc Tổng công ty ximăng Việt Nam

Về than cám: Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng cung cấp cho những đối tác

truyền thống sau:

- Công ty xi măng Bỉm Sơn

- Công ty xi măng Hoàng Thạch

- Công ty xi măng Hải Phòng

- Công ty xi măng Bút Sơn

- Công ty xi măng Hoàng Mai

- Công ty xi măng Tam Điệp

- Công ty xi măng Hà Tiên 2

Về phụ gia sản xuất xi măng:

- Các sản phẩm phụ gia: sản xuất xi măng như đá Bô xít, đá Bazan, đá đen, đá

Silic quặng sắt,… Công ty cung cấp chủ yếu cho Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty

xi măng Bỉm Sơn và Công ty xi măng Hoàng Mai Sản phẩm này hiện đang chịu sự cạnhtranh khá lớn bởi có khá nhiều nhà cung cấp không phải công ty nhà nước về sản phẩmnày trong ngành Vì vậy giá thành và chính sách bán hàng của những nhà cung cấp nàyphần nào linh hoạt và mềm mại hơn so với Công ty

Về vận chuyển:

Trang 26

Công ty tiến hành thực hiện các dịch vụ vận chuyển khác nhau như: Vận chuyểnClinker giữa các nhà máy xi măng, thực hiện dịch vụ trung chuyển than từ cảng ra các tàulớn phục vụ mục đích xuất khẩu than.

Kinh doanh vận tải biển:

Vận chuyển cho các Công ty trong Tổng công ty xi măng Việt Nam và tự doanh vậntải cho các đối tác khác ngoài ngành Trong năm 2009, việc kinh doanh về vận tải nàygặp khá nhiều khó khăn cả khách quan từ khó khăn nền kinh tế, thời tiết không thuậnlợi, và chủ quan từ việc thiếu kinh nghiệm khai thác thị trường này Trong năm 2010,Công ty sẽ khắc phục những khó khăn này và khai thác tối đa tài sản này của mình

Kinh doanh tuyển xỉ:

Công ty có một xí nghiệp Tuyển xỉ Phả Lại đặt tại Chí Linh, Hỉa Dương Xí nghiệp

có nhiệm vụ thu mua xỉ phế liệu của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tiến hành phân loạithành than phế liệu và xỉ, sấy và đóng bao Các sản phẩm xỉ này được sử dụng làm chấtphụ gia chế tạo bê tong, chủ yếu cung cấp phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy thủyđiện tại Miền Trung

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật

- Trong số các tài sản cố định của công ty thì chiếm đa số là phương tiện vận tải.

Phần tài sản cố định này của công ty gồm 2 đoàn Sà Lan – trọng tải 800 tấn/ 1 đoàn –chuyên phục vụ chở than từ Quảng Ninh tới các nhà máy Xi măng là khách hàng củacông ty

- Với hệ thống 11 chi nhánh khắp cả nước, tài sản cố định hữu hình là nhà cửa vậtkiến trúc cũng chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản cố định Hiện tại công tyđang chuẩn bị tiến hành xây dựng trụ sở chính tại Trung hòa, dự án sẽ hoàn thành vàonăm nay

- Với hoạt động chính của công ty là kinh doanh thương mại, do đó tài sản dài hạncủa công ty chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ Với đội sà lan hiện tại, công ty chỉ mới đáp ứngđược 3% nhu cầu vận tải hàng năm, còn lại công ty tiến hành thuê ngoài dịch vụ vận tải

Trang 27

2.1.3 Tình hình tài chính của công ty

2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán

5 Các khoản phải thu khác 268,72 272.4 232.61

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

Trang 28

- Nguyên giá 250,353.97 252,038.48 31,090.64

- Giá trị hao mòn lũy kế (75,792.56) (44,027.15) (16,679.11)

3 Tài sản cố định vô hình 267.5 289.95 78.93

- Giá trị hao mòn lũy kế (153.59) (131.14) (78.66)

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,110.89 1,348.23

5 Phải trả người lao động 10,952.23 6,105.86 4,295.34

6 Chi phí phải trả

23,465.6

4 12,820.62 10,059.76

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8,450.49 59,514.47 7,665.55

11 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 8,013.19 4,469.69 1,604.09

Trang 29

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (74.05) (100.92)

7 Quỹ đầu tư phát triển

(Nguồn số liệu: Bảng Cân đối kế toán – Phòng tài chính kế toán – Công ty cổ phần

VICEM Vật tư Vận tải Xi măng)

Về vốn kinh doanh

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán ta thấy vốn kinh doanh của Công tăng mạnh qua các

năm từ 303,813.84 triệu đồng năm 2008 lên 514,738.19 triệu đồng năm 2009 và tăng tới

623,451.92 triệu đồng vào năm 2010 Việc tổng tài sản của Công ty tăng lên phản ánh

quy mô tài sản của Công ty tăng lên Trong đó Vốn lưu động tăng từ 285,025.21 triệu

đồng lên 303,839.42 triệu đồng và tăng tới 442,350.80 triệu đồng tương ứng với mức

tăng 127.41% so với năm 2009 và tăng 49.22% so với năm 2008 Nguyên nhân của sự

biến động này là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 170,000 triệu đồng so với 2

năm trước, các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 88,157.02 triệu đồng lên 91,463.29 triệu

đồng và tăng lên 104,920.19 triệu đồng tương ứng với mức tăng 9.72% so với năm 2009

và 10.66% so với năm 2008 Mặc dù bên cạnh đó thì trong 3 năm cũng có những biến

động không ngừng làm thay đổi quy mô tài sản của công ty như năm 2008 khoản phải thu

ngắn hạn của công ty là 88,157.012 triệu đồng nhưng năm 2009 đã giảm còn 69,289.09

triệu đồng và năm 2010 lại tăng lên 104,920.19 triệu đồng, hàng tồn kho cũng có nhiều

biến đổi giảm từ 89,353.65 triệu đồng xuống 69,289.09 triệu đồng và lại tăng trở lại vào

Trang 30

năm sau lên tới 125,627.99 triệu đồng và đặc biệt là sự ảnh hưởng của khoản tài sản ngắnhạn khác năm 2008 tài sản ngắn hạn khác là 3,775.49 triệu đồng, năm 2009 giảm xuốngcòn 2,709.91 triệu đồng và năm 2010 lại tăng lên 125,627.98 triệu đồng

Tổng giá trị các TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn của công ty chiếm 40.97% tổnggiá trị tài sản vào đầu năm 2010, cuối năm giá trị tài sản dài hạn giảm xuống(29,797.66) triệu đồng chiếm 29.05% tổng giá trị tài sản

Nhìn chung qua 3 năm Công ty có nhiều biến động, năm có biến động nhiều nhất

đó là năm 2009 do sự phục hồi nền kinh tế của Nhà nước sau cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 2008, Công ty đã có những thay đổi đáng kể nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng

để lại đã làm cho một năm kinh tế hết sức khó khăn đó là năm 2009 nhưng qua những gìcông ty làm được và thay đổi ta thấy Công ty đã hoàn thành tốt vai trò của mình và khôngdừng lại ở đó Công ty đã có sự thay đổi lớn trong năm 2010 và tổng tài sản tăng lên623,451.92 triệu đồng

Về tình hình nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm, năm 2008 là 303,813.84 triệuđồng tăng lên 514,738.19 triệu đồng vào năm 2009 và lên tới 623,451.92 triệu đồng vàonăm 2010 Nguồn vốn của Công ty được mở rộng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ131,559.62 triệu đồng lên 148,588.37 triệu đồng và lên tới 338,572.73 triệu đồng, tăng194,454.05 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 208,617.21 triệu đồng so với năm 2008

Đi sâu vào phân tích ta thấy được sự tăng giảm các nguồn vốn cụ thể như sau:

Nợ phải trả cuối năm 2008 là 172,254.23 triệu đồng, tăng lên 366,149.82 triệu đồngvào năm 2009 và giảm xuống còn 171,254.283 triệu đồng vào năm 2010 tăng tương ứngvới tỷ lệ 35.24% so với năm 2008 và giảm 78.87% so với năm 2009 Năm 2009 đột nhiêntăng cao là do công ty vay dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Quang Trung 97,613,493,467 đồng và vay Tổng Công ty Công nghiệp Xi măngViệt Nam 38,000,000,000 đồng nhằm mục đích tài trợ việc mua tầu Comatce Star đểphục vụ kinh doanh Năm 2010 giảm là do khoản mục phải trả người bán giảm 54,108.91triệu đồng so với 2009

Nợ dài hạn tăng từ 289.53 triệu đồng năm 2008 lên 135,952.89 triệu đồng năm 2009

và lên 136,134.01 triệu đồng vào năm 2010 tăng 181.12 triệu đồng so với năm 2009 vàtăng135,844.47 triệu đồng so với 2008 Khoản mục này tăng là do công ty đã tăng tỷ lệtrích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm

Vốn chủ sở hữu tăng từ 131,559.62 triệu đồng năm 2008 lên 144,118.68 triệu đồng

Trang 31

năm 2009 và lên 338,572.73 triệu đồng năm 2010 tăng 194,454.05 triệu đồng tăng134.93% so với năm 2009 và tăng 65.27% so với năm 2008 Khoản mục này tăng là donăm 2009 công ty tăng tỷ lệ trích các loại quỹ và thặng dư vốn cổ phần tăng, năm 2010tăng là do trong năm công ty đã tăng vốn góp từ 65,000 triệu đồng lên 156,000 triệu đồngtăng 91,000 triệu đồng tăng 140% và do các khoản mục thặng dư vốn cổ phần tăng từ40,223.65 triệu đồng lên 128,662.55 triệu đồng tăng 88,438.89 triệu đồng tương ứng với

tỷ lệ tăng 219.87% cùng với các khoản mục quỹ đều tăng lên so với đầu năm

Do trong năm 2009 công ty đã vay của ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung sốtiền là 97,613,493,467 đồng và vay của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam sốtiền là 38,000,000,000 đồng để phục vụ cho mua tàu Comatce Star và do trong năm 2010công ty đã vay thêm 50,000,000,000 đồng để trả tiền mua than cho tập đoàn Công nghiệpthan và Khoáng sản Việt nam

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tỉ trọng VLĐ của công ty tại thời điểm đầu năm

2010 chiếm 59.03%, tại thời điểm cuối năm chiếm 70.95% trong tổng vốn kinh doanh,tương ứng với điều này là sự giảm xuống của tỷ trọng Vốn cố định từ 40.97% xuống còn29.05% và sự tăng lên của nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của Vốn chủ sở hữu tăng

từ 144,118.68 triệu đồng lên 338,572.73 triệu đồng tăng 194,454.05 triệu đồng tăng134.93% so với đầu năm Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của khoản tiền gửi kỳ hạndưới 1 năm, do giá trị hàng hóa tồn lại trong kho lớn và do một số tài sản cố định đã hếtthời hạn sử dụng phải thanh lý Mặt khác trong môi trường cạnh tranh gay gắt, sự khốcliệt của nền kinh tế; thị trường xi măng đang trong thời kỳ “ cung vượt cầu” cạnh tranhquyết liệt; tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng khá cao đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quảsản xuất kinh doanh, công tác đầu tư – xây dựng và thị trường bất động sản; giá các vật tưnhiên liệu đầu vào như giá than tăng 41% từ đầu tháng 4/2011, giá xăng dầu tăng khoảng32% - 43%, thép tăng gần 30%, điện tăng từ 15.28%, vỏ bao tăng khoảng 25% Nêntrong năm qua công ty đã có những biến động đáng kể

Trang 32

2.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008, 2009, 2010

ĐVT: Triệu đồng

1 Doanh thu bán hàng 2,351,197.97 1,335,000.07 1,154,914.69

3 Doanh thu thuần bán hàng 2,351,197.97 1,335,000.07 1,154,914.69

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 34,131.47 16,464.39 18,763.65

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5,170.09 3,611.45 0

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 30,816.28 25,280.15 34,224.31

( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng Tài chính kế toán )

Trang 33

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúcniên độ kế toán là 25% tính trên thu nhập chịu thuế Theo quy định hiện hành, Công tyđược miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổphần trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2năm tiếp Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty được miễn giảm thuế thu nhập doanhnghiệp.

Từ những số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009 và

2010, ta có thể đánh giá khái quát sự biến động của một số chỉ tiêu sau:

Về doanh thu

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây khôngngừng tăng trưởng Doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2008 là 1,154,914.69 triệuđồng, năm 2009 là 1,335,000.07 triệu đồng và năm 2010 là 2,351,197.97 triệu đồngtương ứng tỷ lệ tăng 15.59% so với năm 2008 và tăng 76.12% so với năm 2009 Trongđiều kiện nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tìnhhình sản xuất kinh doanh xa sút của một số công ty thì đây là một kết quả tốt Doanh thuhoạt kinh doanh của Công ty chủ yếu thu được từ doanh thu bán than các loại cho cáccông ty con của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Trước sự tác động của kinh tế toàn cầu, đầu năm 2009 cơn bão khủng hoảng tàichính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước và giai đoạnthiểu phất làm giảm sức cầu trên nhiều kĩnh vực, nhưng đến 3 quý sau kinh tế trong giaiđoạn hồi phục kinh tế, vì thế công ty Cổ phần vật tư vận tải Xi măng nổ lực tìm kiếm thịtrường và bằng sự tín nhiệm trên thương trường, doanh thu của công ty tăng lên đáng kể

Về chi phí

Hoạt động chi phí được đề cập chủ yếu ở đây là chi phí mua than Trong những nămqua do công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hợp lý, các chi phí gián tiếptrong quản lý doanh nghiệp không có những thay đổi lớn song khoản mục chi phí tàichính tăng lên đáng kể, so với năm 2008 tăng 15,406.89 triệu đồng và tăng 2,849.29 triệuđồng so với năm 2009 Điều này do tình hình vay nợ dài hạn của Công ty tăng lên khiđầu tư TSCĐ cho kinh doanh nhưng Công ty cũng cần có những kế hoạch xem xét và giảpháp hợp lý giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận.Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình hình quản

lý chi phí sản xuất của Công ty ta đi phân tích bảng sau:

Trang 34

Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 2010/2009 2010/2008

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng )

Qua bảng trên ta thấy năm 2010 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tăng từ0.032 so với năm 2009 và giảm 0.151 so với năm 2008 Điều này được giải thích bằngnguyên nhân:

Về kinh doanh than cám: Do các công ty xi măng giảm tiến độ nhập than trong 9

tháng đầu năm 2009 do một số dự án đầu tư mới chậm tiến độ đưa vào sử dung như ximăng Hoàng Thạch 3, xi măng Bút Sơn 2, xi măng Bỉm Sơn 2 Ngoài ra còn do nguyênnhân một số lò cũ tiến hành sữa chữa kéo dài dẫn đến doanh thu không đạt được đúngtheo kế hoạch: Công ty xi măng Hoàng Thạch mua 206.800 tấn/Kế hoạch đặt ra là395.000 tấn (đạt 52%); Công ty xi măng Hà Tiên 2 mua 138.100 tấn/Kế hoạch đặt ra là180.000 tấn (đạt 71%); kế hoạch cung cấp than cho Bình Phước 100.000 tấn/năm 2009cũng không thực hiện được,…Do chính sách tiêu thụ của Tập đoàn than trong năm 2009

là không hợp lý Trong 9 tháng đầu năm, TKV tập trung xuất khẩu, việc dự đoán sảnlượng than nội địa không chính xác dẫn đến Quý IV/2009 khi các công ty xi măng đăng

ký bù sản lượng thì TKV đã không đáp ứng đủ nguồn cung Năm 2010 giá mặt hàng thantăng nhẹ so với năm 2009

Về kinh doanh phụ gia: Việc kinh doanh mặt hàng này chịu sự cạnh tranh khá

quyết liệt từ các đối tác tư nhân Các công ty nhà nước phần nào chưa đáp ứng được yêucầu của thị trường về giá thành và chính sách bán hàng

Về kinh doanh vận tải biển: Sự khó khăn nền kinh tế, việc kinh doanh vận tải cũng

gặp nhiều khó khăn do không tìm được đối tác, nếu có thì giá vận chuyển cũng khá thấp.Bên cạnh đó, do mới tiến hành khai thác, vì vậy kinh nghiệm khai thác chưa tốt dẫn đếnsản lượng kinh doanh không đạt được như mục tiêu đề ra

Tuy nhiên, trong 1 năm kinh tế đầy khó khăn như năm 2009, doanh thu công ty đạtđược cũng là khá tốt và thể hiện sự nổ lực rất nhiều của Công ty CP VICEM Vật tư Vậntải Xi măng Trong năm 2010 doanh thu của Công ty đã vượt xa so với kế hoạch là2,147.430 triệu đồng, do tình hình kinh tế năm 2010 ổn định hơn, công ty đã đầu tư thêm

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Lưu Thị Hương,NXB Thống kê Khác
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào, NXB Tài chính Khác
3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – T.S. Phạm Văn Dược, NXB Thống kê Khác
4. Phân tích kinh tế doanh nghiệp – T.S. Nguyễn Năng Phúc, NXB Tài chính Khác
5. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng Khác
6. Báo cáo tài chính công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng 2008,2009,2010 Khác
10. Bản cáo bạch công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng Khác
11. Trang web: Tailieu.vn , google.com, cophieu66.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w