THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
B. Vốn chủ sở hữu
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 30,816.28 25,280.15 34,224.31
2.3. Đánh giá khả năng thanh toán tại công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua những phân tích về tình hình khả năng thanh khoản của công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng đã phản ánh tình hình tài chính trong năm qua là khá ổn định và lành mạnh. Không những thế quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng, điều này đã giúp cho Công ty thu được Doanh thu và Lợi nhuận.
Vốn lưu động ròng đã được doanh nghiệp điều chỉnh một cách hợp lý hơn, tăng từ hơn 69 tỷ đồng lên hơn 293 tỷ đồng, giúp cho nguồn vốn lâu dài tài trợ cho tài sản ngắn hạn được tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.
Đồng thời công ty cũng đã nâng dần khả năng thanh toán hiện hành của mình lên, năm 2010 tăng gấp 1.68 lần so với năm 2009 nhằm mục tiêu phấn đấu trong những năm tới sẽ đạt được yêu cầu tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, nâng cao được khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2009 là 2.57 lần, trong khi năm 2010 là 0 lần tức là qua 2 năm, tỷ số này đã giảm 2.57 lần. Điều đó chứng tỏ mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng. Công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, để có thể mở rộng được quy mô kinh doanh, Công ty đã khai thác không chỉ nguồn vốn bên trong mà còn tăng cường huy động nguồn vốn bên ngoài để bảo đảm nhu cầu vốn của mình do đó mà hệ số nợ trong năm qua đã tăng đáng kể. Với uy tín trong kinh doanh, công ty đã tăng huy động vốn bên ngoài chủ yếu là việc sử dụng vay nợ ngắn hạn từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam và huy động từ các khoản vốn chiếm dụng được, trong đó khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn. Lợi thế của Công ty khi huy động nguồn vốn ngắn hạn từ việc chiếm dụng vốn là có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp, không phải trả lãi khi sử dụng nguồn vốn này.
Năm qua công ty đã đảm bảo một số lượng vốn bằng tiền khá lớn để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trong thanh toán. Đối với các khoản phải thu, do mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh công tác bán hàng đã làm tăng các khoản phải thu lên khá cao tuy nhiên vòng quay cca khoản phải thu cũng tăng lên và kỳ thu tiền trung gian giảm, công ty còn thu đưa ra được các biện pháp khá hiệu quả để thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi điều này đã phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý các khoản thu của công ty năm qua là rất tốt.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung GVHD: Th. S Hoàng Lan Hương50
Trong quản lý vốn cố định: Năm qua công ty đã không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng và các phương tiện vận tải… khai thác triệt để công suất TSCĐ hiện có, điều này đã giúp Công ty tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như VCĐ. Ngoài ra, với việc đầu tư trên đã góp phần tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Những nguyên nhân và hạn chế
Tuy vậy, những hạn chế trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều vì thế tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động có chiều hướng tăng, năm 2010 đã tăng 13,456,894,105 đồng so với năm 2009 do đó doanh nghiệp cần phải tích cực đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.
Khả năng thanh toán của công ty giảm, khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm giảm từ 0.99 lần xuống còn 0.91 lần; trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền tụt xuống rất thấp, cụ thể năm 2009 là 0.39 lần và sang đến năm 2010 chỉ có 0.20 lần.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm, khả năng thanh toán lãi vay trong 2 năm giảm từ 1.84 lần xuống còn 1.73 lần.
Hiện tại số dư vố băng tiền khá cao và tập trung chủ yếu dưới dạng tiền thanh toán.
Tuy việc tăng dự trữ vốn bằng tiền lớn đảm bảo cho Công ty có thể chủ động trong thanh toán nhất là thanh toán nợ đến hạn nhưng dự trữ lớn cũng làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Hơn nữa khi để ở dạng tiền gửi ngân hàng, công ty rất dễ gặp phải rủi ro lạm phát, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang khủng hoảng như hiện nay, sẽ dẫn đến việc mất giá đồng tiền và vô hình chung doanh nghiệp sẽ bị mất vốn
Nguyên nhân của tất cả những hạn chế trên là do trong 2 năm qua, doanh nghiệp mới bước vào giai đoạn cổ phần hóa, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới, di chuyển nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên nên đã sử dụng một lượng kinh phí lớn. Đồng thời, do thời gian này, công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng nên lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng khá lớn.
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG