Quản trị khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng (Trang 58 - 61)

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG

B. Vốn chủ sở hữu

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 30,816.28 25,280.15 34,224.31

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng

3.2.2. Quản trị khoản phải thu

Năm 2010 vừa qua vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng lên 13.456.894.105 đồng tương ứng với tỷ lệ là 14,71%. Đầu năm các khoản phải thu ngắn hạn là 91.463.299.908 đồng đến cuối năm là 104.920.194.013 đồng chiếm 23,72% tổng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi khoản phải thu kém hơn năm 2009 cần phải khắc phục. Vì vậy, để vừa đảm bảo xây dựng được một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, vẫn lôi kéo được nhiều khách hàng, vừa hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính, Công ty có thể thực hiện 1 số giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý các khoản phải thu:

* Thành lập bộ phận đánh giá khách hàng:

Nhìn vào thực trạng của Công ty hiện tại, Công ty chưa tiến hành đánh giá khả năng tài chính, thanh toán của khách hàng, trong khi số tiền cho khách hàng chịu lớn, việc này có thể dẫn tới hiện tượng mất vốn hoặc thu hồi chậm vốn do điều kiện khó khăn từ phía khách hàng.

Do vậy, thời gian tới Công ty nên tiến hành tổ chức thành lập một bộ phận thực hiện các công việc: thu thập, đánh giá những thông tin tài chính liên quan tới khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng cho mỗi khách hàng 1 cách hợp lý để quyết định việc bán chịu cho phù hợp.

Bộ phận này cú nhiệm vụ mở sổ theo dừi chi tiết cỏc khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, Công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ Công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng, tạo điều kiện cho công tác bán hàng, thu hồi tiền hàng ngày một tốt hơn.

Với những công ty xi măng khả năng thanh toán kém công ty chỉ nên cấp một khoản tín dụng nhỏ và thời gian ngắn, tương tự có thể cấp một khoản tín dụng lớn hơn cho các khách hàng có khả năng thanh toán tốt. Với mỗi khách hàng, Công ty nên có chính sách tín dụng riêng sao cho phù hợp để giữ mối quan hệ lâu dài.

* Thực hiện tốt chính sách quản lý, thu hồi công nợ và xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả

- Việc xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả cần dựa trên cơ sở giới hạn mức độ nợ phải thu cũng như kế hoạch và tình hình thực tế của công ty như mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hay tăng lợi nhuận, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của công ty. Ngoài ra, chính sách tín dụng này phải được áp dụng phù hợp theo từng loại khách hàng trên cơ sở đã đánh giá uy tín trong kinh doanh và khả năng thanh toán của các đơn vị.

+ Với những khách hàng truyền thống, khách hàng lớn và có uy tín trong kinh doanh, việc bán hàng thường theo các hợp đồng lớn thì công ty có thể sử dụng chính sách bán chịu khách hàng tuy nhiên cần khuyến khích việc trả nợ sớm của khách.

+ Với những khách hàng mới hay những khách hàng có mức uy tín trong kinh doanh và mức độ tin cậy không cao, thì công ty cần tiến hành phương thức thanh toán ngay, hoặc có thể bán với một lượng hàng hóa vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác.

Đồng thời công ty cũng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán như yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị đơn hàng, giới hạn giá trị tín dụng…

+ Với những khách hàng nợ khả năng thanh toán quá thấp, hoặc có thể rơi vào tình trang phá sản thì Công ty nên thực hiện chính sách “ mua đứt bán đoạn ’’, không đẻ nợ nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hàng.

- Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản phải thu, đốc thúc thu hồi nợ. Công ty phải mở sổ theo dừi cỏc khoản nợ, chi tiết tới từng khỏch hàng, cú tờn địa chỉ khỏch hàng, thời hạn nợ, số tiền nợ, và sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi, chia thành nợ trong hạn, nợ đến hạn và nợ quá hạn từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp với từng loại nợ phải thu.

Cụ thể:

Đối với cỏc khoản nợ trong hạn, đến hạn: Cần phải theo dừi liờn tục, khi đến hạn thanh toán Công ty cần có biện pháp đốc thúc như gọi điện, gửi thư thông báo nợ đến hạn

SVTH: Nguyễn Thị Nhung GVHD: Th. S Hoàng Lan Hương56

cho khách hàng chuẩn bị, ngoài ra còn chuẩn bị đủ giấy tờ, chứng từ thanh toán cũng như thủ tục thanh toán.

Đối với những khoản nợ quá hạn thanh toán, Công ty cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng không thanh toán đúng hạn từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp. Nếu mới phát sinh thì công ty nên áp dụng biện pháp mềm mỏng, như gọi điện, gửi thư nhắc nợ 1, 2 hoặc 3 lần với các mốc thời gian cụ thể, ngoài ra trên cơ sở tình hình thực tế có thể gia hạn nợ, giảm nợ để khách hàng nhanh chóng thanh toán nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tuy nhiên với trường hợp khách hàng không có ý định thanh toán và giá trị hợp đông lớn, Công ty cần đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn và có thể yêu cầu tòa án kinh tế xem xét giả quyết. Công ty cũng cần chú ý việc trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra nếu có dấu hiệu khách hàng mất khả năng thanh toán.

* Đưa ra chính sách bán chịu, điều kiện thanh toán hợp lý, thu hút khách hàng Chính sách bán chịu hiện nay mới chỉ dừng lại ở xác định thời gian bán chịu, do vậy không kích thích được khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Vì vậy chuyên đề xin đề xuất việc công ty nên xây dựng chính sách hấp dẫn, sao cho vừa có lợi cho Công ty vừa có lợi cho khách hàng.

Công ty có thể đưa ra chính sách tín dụng như sau:

Xét trên tình hình Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng, tới thời điểm 31-12-2010 Công ty có các khoản phải thu khách hàng là 103.681.974.772 đồng, với các khoản phải thu này Công ty không thực hiện chiết khấu thanh toán. Giả sử Công ty cho khách hàng trả chậm trong một tháng, khi đó Công ty phải đi vay ngân hàng để bù đắp lãi suất là 1% (lãi suất đi vay ngân hàng ).

Nếu khách hàng trả ngay cho Công ty số tiền trên thì Công ty sẽ có cơ hội đầu tư và không phải chịu chi phí đi vay 1% của 103.681.974.772 đồng.

1% * 103.681.974.772 = 1.036.819.747,72 ( đồng )

Muốn khách hàng thanh toán ngay cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đưa ra mức chiết khấu 0,8% giá trị bán hàng, khi đó số tiền chiết khấu cho khách hàng trả ngay là:

0,8% * 103.681.974.772 = 829.455.798,18 ( đồng )

Như vậy Công ty có thể tiết kiệm được do áp dụng chiết khấu là:

1.036.819.747,72 – 829.455.798,18 = 207.363.949,54 ( đồng )

Với cách tính như trên, doanh nghiệp có thể thay đổi mức chiết khấu cho phù hợp với lãi suất đi vay, nếu lãi suất đi vay cao thì có thể chiết khấu nhiều hơn và ngược lại.

Mặt khác, Công ty nên xác định thời hạn chiết khấu hợp lý. Kỳ thu tiền bình quân trong năm 2010 là 30.05 ngày do vậy nếu cho khách hàng nợ, Công ty sẽ phải chịu chi phí đầu tư cho khoản phải thu trong vòng hơn 4 tuần. Công ty nên chia làm các thời hạn với tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Các thời hạn thanh toán: 0 ngày; 1 – 5 ngày; 6 – 10 ngày;

11 – 15 ngày; 16 – 23 ngày.

Tuy nhiên để đảm bao sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của Vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng Vốn tiết kiệm, có hiệu quả, bên cạnh chiết khấu thanh toán, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ quá hạn.

Tóm lại, chính sách tín dụng của Công ty phải linh hoạt áp dụng cho từng khách hàng. Tính lỏng thể hiện qua việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với những khách hàng thanh toán ngay hay mua với số lượng lớn. Tính chặt chẽ thể hiện qua việc quy định phạt hợp đồng rất nặng đối với khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán. Bằng chính sách tín dụng đó Công ty không những nhanh chóng thu hồi tiền hàng mà còn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động cho Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w