1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lời tại Công ty TNHH Hoàng Gia

61 668 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 534 KB

Nội dung

Do vậy vấn đề tài chính luôn được các nhà quản lý quan tâm bởi vìđây là yếu tố đánh giá về nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng thực hiện cácnghĩa vụ đối với Nhà nước… Thông qua việc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hơn nữa chúng ta đã gianhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cùng với xu thế “khu vực hoá, toàncầu hoá” diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển năngđộng hơn Cùng với các cơ hội để phát triển kinh tế xã hội thì bên cạnh đó cũng córất nhiều khó khăn và thách thức Các doanh nghiệp Việt Nam đang trải mình trongnền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng Hơn ai hết, chính cácdoanh nghiệp phải tự khẳng định năng lực của mình để tồn tại và phát triển Nhànước Việt Nam cũng ban hành các chế độ, chính sách, tạo điều kiện để các doanhnghiệp chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về các hoạt động kinh doanhcủa mình Hơn nữa còn tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhậpcho người lao động, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội Các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và tự chủ trong hạchtoán kinh doanh Do vậy vấn đề tài chính luôn được các nhà quản lý quan tâm bởi vìđây là yếu tố đánh giá về nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng thực hiện cácnghĩa vụ đối với Nhà nước… Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, cácdoanh nghiệp sẽ thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình để làm cơ sở cho việc lập

kế hoạch kinh doanh cho các giai đoạn tiếp theo Trong nền kinh tế thị trường, mỗi

doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành sản xuấtkinh doanh để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận Tối đa hoá lợi nhuận

là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Muốn vậy doanh nghiệp cầnphải có những quyết sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh

tế của mình Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đa thành phần, nếu chỉ dựa vàokhả năng của mình và bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệpkhó có thể đứng vững và phát triển được Phân tích tình hình tài chính là một côngviệc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanhnghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cóquan hệ về kinh tế và pháp lý đối với doanh nghiệp

Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra đượccác quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn vàcác nguồn lực Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình,các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các

Trang 2

khoản cho vay; Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽthực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan Nhà nước có được các chính sách để tạođiều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vàđồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính vàđánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tạiCông ty TNHH Hoàng Gia, nhờ có sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.sHoàng Thị Lan Hương và các cán bộ phòng kế toán, anh chị của công ty, em đã

chọn đề tài “Phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lời tại Công ty TNHH Hoàng Gia ”

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được trình bày với nội dungsau:

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về khả năng thanh toán và khả năng sinhlời của doanh nghiệp

Chương 2 : Thực trang khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của công tyTNHH Hoàng Gia

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính, khảnăng thanh toán và khả năng sinh lời của công ty TNHH Hoàng Gia

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản củahoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của doanhnghiệp: tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu của chủ doanh nghiệp cụ thể thành nhữngmục tiêu khác như: tối đa hoá lợi nhuận, thị phần mở rộng, tăng trưởng ổn định Tàichính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và cácchủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khidoanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhànước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp(đối với doanh nghiệp nhànước) Hay khi nhà nước thực hiện các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp( hỗ trợlãi suất, hỗ trợ xuất khẩu hay ổn định tỉ giá…)

- Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiệnthông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trường tàichính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn,

có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho cácnhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứngkhoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế,doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thịtrường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là những thị trường

mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìmkiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp cóthể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở đó,doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằmthoả mãn nhu cầu của thị trường

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sảnxuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ,giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Các mối quan hệ này được

Trang 4

thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chínhsách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư chính sách về cơ cấu vốn vàchi phí vốn

Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh, cần phải có mộtlượng tài sản nhất định ( phản ánh bên tài sản của Bảng cân đối kế toán) Nếu nhưtoàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất địnhthì sự vận động của chúng là kết quả của quá trình trao đổi và được phản ánh trênbáo cáo kết quả kinh doanh Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệtđáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động Sự khác biệt này phần lớn

do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định Cho dù vậy, người

ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hoádịch vụ đầu ra và hàng hoá dịch vụ đầu vào Một hàng hoá dịch vụ đầu vào hay mộtyếu tố sản xuất là hàng hoá hay dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sửdụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh Các hàng hoá dịch vụ đầu vào kết hợpvới nhau tạo ra hàng hoá dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hoá dịch vụ cóích được tiêu dùng hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh khá.Như vậy trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoà hàng hoádịch vụ đầu vào thành hàng hoá dịch vụ đầu ra để trao đổi Mối quan hệ giữa tài sảnhiện có và hàng hoá dịch vụ đầu vào, hàng hoá dịch vụ đầu ra (tức quan hệ giữabảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể mô tả như sau:

Hàng hoá dịch vụ - sản xuất - chuyển hoá - Hàng hoá dịch vụ

(mua vào) (bán ra)Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt -

đó là tiền Chính dự trữ tiền cho phép các doanh nghiệp mua các hang hoá dịch vụcần thiết để tạo ra những hàng hoá dịch vụ để phục vụ cho mục đích trao đổi Mọiquá trình trao đổi đều được thực hện qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vậtchất và dóng tiền phất sinh từ đó, tức sự dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ và sự dịchchuyển tiền giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế Như vậy ứng với dòng vật chất đivào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòngvật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào Quy trình này được mô

tả theo sơ đồ sau:

Dòng vật chất đi vào - Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)Dòng vật chất đi ra - Dòng tiền đi vào (xuất quỹ)

Trang 5

Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ Một mặt, nó được đặctrưng bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó đặc trung bởi yếu

tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động Quá trình côngnghệ này có tác dụng quyết định đến cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanhnghiệp Doanh nghiệp thực hiện trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hoá dịch

vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đầu ra và tuỳthuộc vào tính chất hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp Các quan hệtài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình trao đổi đó Quá trìnhnày quyết định đến sự vận hành của sản xuất làm thay đổi cơ cấu vốn của doanhnghiệp Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai kháiniệm căn bản là dòng và dự trữ Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu mỗihàng hoá, dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khốilượng tài sản tích luỹ của doanh nghiệp Một khối lượng tài sản, hàng hoá, hoặc tiềnđược đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ

sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào bản chất khác nhau của cácdòng dự trữ mà người ta phân biệt dòng tiền đối trọng và dòng tiền độc lập Hoạtđộng tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:

- Đầu tư vào đâu như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đãchọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp? Từ đó đưa ra tổng tiền cần đầu tư

- Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơcấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?

- Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối ưuthông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng như thế nào.Phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, để thường xuyênđảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?, và quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạnnhư thế nào để đưa ra quyết định thu, chi phù hợp?

Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất trả lời ba câu hỏi trên

1.1.2 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể cácphương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính củadoanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và anninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trongtương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề racác quyết định phù hợp với lợi ích của họ

Trang 6

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau Donhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt độngtài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng cácnhu cầu khác nhau của từng đối tượng Điều đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi chophân tích hoạt động tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển; mặt khác,cũng tạo ra sự phức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích hoạt động tàichính.

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Các nhà quản lý;

- Các cổ đông hiện tại và tương lai;

- Những người tham gia vào “đời sống” kinh tế của doanh nghiệp;

- Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng, tổ chức tài chính,người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác

+ Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý:

Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhấttài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích.Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứngnhững mục tiêu sau:

- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn

đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán vàrủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ;

- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực

tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận ;

- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;

- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp

Trang 7

Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính,

mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tàichính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp

+ Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý

sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhânhoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đếnnhững tính toán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lờiđược chia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng củalợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thường tiếnhành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là:Tiền lời bình quân cổ phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thườngkhông hài lòng trước món lời được tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng mónlời này chênh lệch rất xa so với tiền lời thực tế

Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên nghiệp trung gian (chuyêngia phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có những cuộctiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển củadoanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính

Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp

và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khảnăng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

+ Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng:

Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đápứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, họ phải biếtchắc được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay Do

đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàntrả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn

và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau

Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặcbiệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác đi là khảnăng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản cho vaydài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năngsinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năngsinh lời này

Trang 8

+ Phân tích hoạt động tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:

Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp,

có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả Bên cạnh thu nhập từ tiền lương,một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp Vì vậy,ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia Cả haikhoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh củadoanh nghiệp Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ định hướng việc làm ổnđịnh và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tuỳtheo công việc được phân công

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp làcông cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặtyếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từngđối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họquan tâm

1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính

Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và cáccông cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằmđánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chấtlượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quy trình phân tích tài chính hiện nayngày càng được áp dụng rộng rãi ở các đơn vị tự chủ nhất định về tài chính, các tổchức xã hội, tập thể, các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng Đặc biệt, sự phát triểncủa các doanh nghiệp,của ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội đểchứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết Những người phân tích tàichính ở những cương vị khác nhau thì nhằm những mục tiêu khác nhau

+ Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở đểđịnh hướng ra quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết địnhđầu tư, tài trợ, phân chia cổ tức dự thảo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểmsoát các hoạt động quản lý Mặt khác, tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn hoạtđộng kinh doanh tronh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Trang 9

+ Đối với nhà đầu tư

Các cổ đông là các cá nhân hoặc doanh nghiệp, quan tâm trực tiếp đến tínhtoán các giá trị của doanh nghiệp vì họ bỏ vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạtđộng kinh doanh sản xuất và họ có thể chịu rủi ro từ khoản vốn đó Do vậy, các cổđông cần biết tình hình thu nhập của mình có tương xứng với mức rủi ro của khoảnđầu tư mà họ chịu Nhà đầu tư phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi củadoanh nghiệp , đây là một trong những căn cứ giúp nhà đầu tư ra quyết có bỏ vốnvào doanh nghiệp hay không? Thu nhập của các cổ đông tiền chia lợi tức cổ phần

và giá trị tăng them của vốn đầu tư Hai yếu tố này ảnh hưởng đén lợi nhuận kỳvọng của doanh nghiệp Các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp với câu hỏi trọng tâm: lợi nhuận bình quân cổ phiếu của công ty

sẽ là bao nhiêu? Dự kiến lợi nhuận sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong chính sáchphân chia lợi tức cổ phần và trong nghiên cứu rủi ro hướng các lựa chọn vào những

cổ phiếu phù hợp nhất

+ Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ củakhách hàng phân tích Để đưa ra quyết định cho vay, thì một trong những vấn đề màngười cho vay cần phải xem xét là doanh nghiệp thật sự có nhu cầu vay hay không?Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?Bởi nhiều khi một quyết định chovay có ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của người cho vay, có thể dẫn đếntình trạng phá sản của người cho vay, hay đơn vị cho vay Phân tích tài chính đốivới những khoản nợ dài hạn hay khoản nợ ngắn hạn cũng có sự khác nhau Nếu lànhững khoản nợ ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanhtoán nhanh của doanh nghiệp Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khikhoản nợ tới hạn trả nợ Nếu là những khoản cho vay dài hạn, ngưòi cho vay phảitin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì việc hoàn trảvốn và lãi phụ thuộc vào khả năng sinh lời này Kỹ thuật phân tích thay đổi theo bảnchất và theo thời hạn của khoản vay, nhưng cho đó là khoản vay dài hạn hay nhắnhạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạohiểm của doanh nghiệp đi vay

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trongdoanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư, Dù họ côngtác ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều muốn hiểu biết về doanh nghiệp để thựchiện tốt hơn công việc của họ

Trang 10

1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp dến những thong tin bên ngoàidoanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đềugiúp nhà phân tích có thể dưa ra được những nhận xét kết luận tinh tế và thích đáng.Những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập thông tin chung như các thông tinliên quan đến cơ hội kinh doanh nghĩa là tình hình chung về kinh tế tại một thờiđiểm cho trước Trạng thái kinh tế: sự suy thoái hay tăng trưởng có tác động mạnh

mẽ đến kết quả kinh doanh Khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệpđược mở rộng, lợi nhuận của công ty, giá trị của công ty cũng tăng lên, và ngượclại Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, điều quan trọng phải nhận thấy sự xuấthiện mang tính chu kỳ:qua thời kỳ tăng trưởng thì sẽ đến thời kỳ suy thoái và ngượclại Đồng thời thu thập thông tin về chính sách thuế, lãi suất, các thông tin về ngànhkinh doanh như thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấungành, và các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần và các thông tin

về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp: các thông tin mà các doanh nghiệp phảibáo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sửdụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bảntình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộdoanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng

hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quantrọng nhưng thông tin đánh giá cho phân tích tài chính.Vả lại các doanh nghiệp cónghĩa vụ cung cấp các thông tin kế toán cho đối tác bên trong và bên ngoài doanhnghiệp.thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán Phântích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thôngqua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

+ Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tìng trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là báo cáo tài chính có ýnghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh vàquan hệ quản lý với doanh nghiệp Thông thường bảng cân đối kế toán dược trình

Trang 11

bày dưới dạng bảng cân đối các số dư tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản,một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện

có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó

là tài sản lưu động, tài sản cố định Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thànhcác loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ và cáckhoản nợ Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán dược sắp xếp theo khả năngchuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bênnguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ,cơ cấu vốn cũng có khả năng độc lập về tài chínhcủa doanh nghiệp Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều cócác cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ Ngoài các khoản mục có trong tài khoản nộibảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài khoảnthuê ngoài, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ,ngoại tệ các loại Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biếtđược loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanhnghiệp.Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọngbậc nhất giúp các nhà phântích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng cânđối vốn của doanh nghiệp

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tàichính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khác với bảng cânđối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trìnhsản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động củadoanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà phân tích so

Trang 12

sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sởdoanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất-kinh doanh: lãi hay lỗtrong năm Như vậy báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sảnxuất-kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời

kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sửdụng tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất-kinh doanhcủa doanh nghiệp

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh:doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính,doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng từ các hoạt động đó.Những loại thuế như: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanhthu cũng không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không phản ánh trên báo cáokết quả kinh doanh Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoảnphải nộp khác được phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhànước

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính Nếu bảng cân đối kếtoán là những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó và báocáo kết quả kinh doanh cho ta biết chi phí và thu nhập phát sinh để tính được kếtquả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trảlời những vấn đề liên quan đến luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tàitrợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Để đánh giá một doanhnghiệp có đảm bảo được khả năng chi trả hay không cần tìm hiểu tình hình ngânquỹ của doanh nghiệp Ngân quỹ thường được xác định trong thời gian ngắn hạn(thường là từng tháng) Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập (thu ngân quỹ),bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịchvụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạtđộng bất thường Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), baogồm: dòng tiền xuất thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiệnhoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền xuất thực hiện hoạt động bất thường Trên cơ

sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngânquỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ đó có thểthiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảmbảo chi trả

Trang 13

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tìnhhình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thờigiải thích thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giảithích một cách rõ ràng và cụ thể Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nộidung sau:

- Đặc diểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu , hoạt động, lĩnhvực kinh doanh, tổng số nhân viên những ảnh hưởng quan trọng đến tìnhhình tài chính trong năm báo cáo

- Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệtrong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiềnkhác, hình thức sổ kế toán, phương pháp kế toán tài sản cố định, phươngpháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tìnhhình trích lập và hoàn nhập dự phòng

- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản xuất, kinhdoanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoảnđầu tư vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm, các khoản phải thu và nợ phải trả

- Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh

- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp

- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới

- Các kiến nghị

+ Cơ sở dữ liệu khác

Sự tồn tại, phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụthuộc vào nhiều yếu tố: Có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài; Có yếu tố chủquan và yếu tố khách quan Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại các yếu tố ảnhhưởng

- Các yếu tố bên trong:

Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp; trình độquản lý; ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh;quy trình công nghệ; năng lực của lao động

- Các yếu tố bên ngoài:

Trang 14

Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố mang tính khách quan như: chế độchính trị xã hội; tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật;chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế

Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho những dự đoán tài chính, dự đoán kếtquả tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết địnhphù hợp Như vậy, không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính

mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanhnghiệp, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin vềngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanhnghiệp Cụ thể là:

+ Các thông tin chung:

Thông tin chung là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trườngpháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuậtcông nghệ Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽđến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin về các cuộc thăm dò thịtrường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ

+ Các thông tin theo ngành kinh tế:

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động củadoanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liênquan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất

có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳkinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển

+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp:

Thông tin về bản thân doanh nghiệp là những thông tin về chiến lược, sáchlược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tìnhhình và khả năng thanh toán Những thông tin này được thể hiện qua những giảitrình của các nhà quản lý, qua Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáothống kê, hạch toán nghiệp vụ

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, khi Phân tích tài chính doanh nghiệp,các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáoquản trị, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai một

số chỉ tiêu tài chính Đây là những nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà phân

Trang 15

tích xem xét, đánh giá được các mặt khác nhau trong hoạt động tài chính một cáchđầy đủ, chính xác Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệu này chỉ được sử dụng trongnội bộ (trừ các chỉ tiêu tài chính công khai)

Trong các dữ liệu khác sử dụng để phân tích hoạt động tài chính, có thể nói,

hệ thống báo cáo kế toán quản trị được sử dụng nhiều nhất Không giống như hệthống báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo nhằm phản ánhchi tiết hơn tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo từng đối tượng cụ thể,tình hình và kết quả từng hoạt động sản xuất, kinh doanh Báo cáo kế toán quản trịcung cấp thông tin chi tiết theo từng đối tượng quản lý cụ thể phục vụ cho nhu cầuquản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với việc công khai tài chính, theo Điều 32, Điều 33 Luật Kế toán năm

2003, các doanh nghiệp có trách nhiệm phải công khai báo cáo tài chính năm trongthời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm Nội dungcông khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh bao gồmcác thông tin liên quan đến tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; kết quảhoạt động kinh doanh; tình hình trích lập và sử dụng các quỹ; tình hình thu nhập củangười lao động Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thứcnhư: Phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản; niêm yết và các hình thức kháctheo quy định của pháp luật Căn cứ vào Bảng công khai một số chỉ tiêu tài chínhtheo quy định, các nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích, xem xét và đưa ra nhậnđịnh về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các thông tin khác liên quan cần thu thập phục vụ phân tích tài chính củadoanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Một số thông tin được công khai, một sốthông tin chỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanhnghiệp Có những thông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, cónhững thông tin chỉ trong nội bộ doanh nghiệp được biết

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng: Những thông tin thu thập được không phải tất cảđều được lượng hóa cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng cụthể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tàichính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ những thông tin thích hợpliên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượngcủa thông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin

1.4 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 16

+ Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giảivà thuyếtminh thực trạng sử dụng tình hình tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình

dự đoán tài chính Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài,những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng

và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tàichính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tíchtài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp

+ Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thuthập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu,ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêuphân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo nhữngmục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyênnhân các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

+ Dự đoán và quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cầnthiết để người sử dụng thông tin dụ đoán nhu cầu và dưa ra quyết định tài chính Cóthể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra quyết định tài chính Đối với chủdoanh nghiệp phân tích tài chính nhằm dưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăngtrưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận Đối với người cho vay và đầu tư vào xínghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì dưa racác quyết định về quản lý doanh nghiệp

1.5 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổnghợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.Về lý thuyết, cónhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụngphương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ

+ Phương pháp so sánh

Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phảithống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán, và

Trang 17

theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc

về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ

kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc sốbình quân; nông dân so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ

xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng haythụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạc để thấy rõ mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của cácdoanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốthay xấu, được hay chưa được

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,

so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượngtương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liêntiếp

+ Phương pháp phân tích tỷ số

Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất một tỷ số là mối quan hệ

tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản Phương pháp phântích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong cácquan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ là sự biến đổi các đại lượng tài chính Vềnguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, đểnhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ củadoanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu Trong phân tích tài chính doanhnghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánhnhững nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là cácnhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm

tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm

tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chínhtrong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựachọn các nhpms chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình Chọnđúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tìnhhình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một sốdấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứuriêng rẽ

Trang 18

+ Phương pháp phân tích Dupont

Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗgiữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính Vì vậy, nó được gọi

là phương pháp Dupont Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đượccác nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi củadoanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sởhữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp

Đây là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉtiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạtcác biến số Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay

hệ số khả năng sinh lời của tài sản (ROA), thành tích số của chuỗi các hệ số cómối quan hệ mật thiết với nhau

Sơ đồ: Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROE

Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữunếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao vàngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ Phương pháp

Trang 19

phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vàocác yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpthấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào

hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhânchính xác Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trongcùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động củadoanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp

có thể sẽ gặp phải Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ vàphương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính

doanh nghiệp Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng

một số phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháptoán tài chính, kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định Trong quátrình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đemlại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả màmỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ vớicác chỉ tiêu khác Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánhgiá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tìnhhình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ sốtổng quát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tàichính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời sosánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả nănghoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao

1.6 Nội dung của phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lời

1.6.1 Phân tích khả năng thanh toán qua nhóm chỉ tiêu

1.6.1.1 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt

và lâu dài của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, nănglực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năngthanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tàichính sẽ kém bền vững

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc tính toán và

so sánh một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được đề cập ở các nội dungtrước (Hệ số thanh toán tổng quát, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số thanh toán nợngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh ), các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số

Trang 20

khả năng thanh toán" sau đây:

Hệ số khả năngthanh toán =

Khả năng thanh toánNhu cầu thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn(khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toántháng tới, khả năng thanh toán quí tới ) Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanhnghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khảquan Trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán" càng lớn hơn 1 thì khả năngthanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc.Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năngthanh toán Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năngthanh toán Khi "Hệ số khả năng thanh toán"  0 thì doanh nghiệp bị phá sản,không còn khả năng thanh toán

Tiếp theo, dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệuliên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng thanh toán) với cáckhoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp Sau đó, sắp xếp cácchỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định Với nhu cầu thanhtoán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanhtoán ngay, chưa cần thanh toán ngay); còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lạiđược xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới ),trong đó có thể chi tiết theo tháng, quí, 6 tháng, năm

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập Bảng phân tíchnhu cầu và khả năng thanh toán Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiếnhành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn(thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toántrong 6 tháng tới ) Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanhnghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề

ra các chính sách phù hợp Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năngthanh toán (khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanhtoán hay trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán" < 1), các nhà quản lý phảitìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếukhông muốn rơi vào tình trạng phá sản

1.6.1.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Trang 21

Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạnbất cứ lúc nào Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu

và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource).Investopedia định nghĩa khả năng thanh toán “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cốđịnh trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển”

a Cân bằng tài chính (financial equilibrium) có thể được xác định từ các luồng tàichính Mọi luồng tài chính đều làm tăng hay giảm số tiền trong quỹ Cân bằng tàichính đạt được tại thời điểm tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản như tiềnmặt (gọi tắt là tiền mặt) vẫn “dương” sau khi đã đủ bù trả cho tất cả các khoản nợđến hạn Ba luồng tài chính chủ yếu quyết định cân bằng tài chính bao gồm:

- Chi phí đầu tư, chủ yếu là chi phí tạo vốn cho sản xuất,

- Số dư từ các hoạt động tài chính (vay, cho vay, hoàn trả),

- Thặng dư từ sản xuất kinh doanh

Ngoài ra, phải tính thêm:

- Biến đổi tài sản có (kho và các khoản phải thu) và các khoản phải trả,

- Chi phí phân bổ giá trị thặng dư cho nhà nước, cho người lao động và cho các cổ đông

- Các khoản nợ ngắn hạn, chủ yếu là tín dụng ngân hàng khi giá trị quỹ không đủ đểduy trì cân bằng, tức là đảm bảo khả năng thanh toán các khoản chi bắt buộc.Ngân quỹ được coi là “dương” nếu lớn hơn giá trị nợ và lớn hơn 0 (>0) Đây là mộtcông cụ điều chỉnh các luồng thu và chi trong ngắn hạn Sự mất cân bằng giữa tàisản có (actifs) và nguồn lực sẵn có tạo ra nhu cầu về tiền cần đáp ứng

b Mức độ tự chủ (autonomy) thể hiện khả năng duy trì tính độc lập của doanhnghiệp, Nếu nhu cầu về tiền của doanh nghiệp không thể được đáp ứng bằng hìnhthức vốn vay, nguy cơ mất cân bằng tài chính đòi hỏi phải được tài trợ dưới hìnhthức vốn góp Rõ ràng lúc này, quyền quyết định sẽ được chia lại theo tỷ lệ góp vốn,doanh nghiệp mất quyền tự chủ Khả năng mất cân bằng tài chính là yếu tố đolường mức độ tự chủ của doanh nghiệp Việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn có thểtăng mức độ tự chủ của doanh nghiệp nhưng số tiền này lại không tham gia vào quátrình sản xuất và không có khả năng sinh lợi

Để đảm bảo tăng trưởng, doanh nghiệp có thể phải giảm tiền mặt nắm giữ vàtăng lượng vốn vay, thậm chí chấp nhận giảm mức độ tự chủ Nhiệm vụ của chứcnăng tài chính là dàn xếp vấn đề này bằng cách duy trì khả năng thanh toán Vì vậy,chức năng tài chính phải kiểm soát được các quyết định sản xuất và thương mại làm

Trang 22

thay đổi cấu trúc tài sản có (rủi ro kinh tế) và làm nảy sinh nhu cầu vốn mới (rủi rotài chính).

Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánhmối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phảithanh toán trong kỳ Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệptới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúnghạn và có thể phải ngừng hoạt động Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”

là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trangtrải được các khoản nợ phải trả hay không Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năngthanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khảnăng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảmđược khả năng trang trải các khoản nợ Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổngquát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanhtoán tổng quát =

Tổng số tài sảnTổng số nợ phải trả

"Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 270)

và "Tổng số nợ phải trả" phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảngcân đối kế toán Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Tổng số tài sản"được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) và "Tổng số nợ phải trả"được phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: "Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn" là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phảithanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh Nếu trị số của chỉ tiêunày xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan Ngược lại, nếu “Hệ số khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các

Trang 23

khoản nợ ngắn hạn Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp

Hệ số thanh toán

nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạnGiá trị "Tài sản ngắn hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu A "Tài sản ngắn hạn"(Mã số 100) và "Tổng số nợ ngắn hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu I "Nợ ngắn hạn"(Mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ sốgiữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh lànhững tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền mặt, chứngkhoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khóchuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán

Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác địnhbằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn haynói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêuđồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho mộtđồng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năngthanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời" là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khảnăng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệpbằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tươngđương tiền Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số khả năngthanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạnTùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp màchỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” có trị số khác nhau Tuy nhiên, thực

Trang 24

tế cho thấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” không nhấtthiết phải bằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; bởi vì,trị số của tử số trong công thức xác định chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tứcthời” được xác định trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng trong khi trị số củamẫu số lại được xác định trong khoảng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Mộtđiều có thể khẳng định chắc chắn rằng: nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năngthanh toán tức thời” quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanhtoán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền và dovậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả

nợ Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” lớn hơn hoặcbằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song dolượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sửdụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh

"Tiền, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn cóthời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành mộtlượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền kể từ ngày muakhoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,chứng chỉ tiền gửi

Hệ số khả năng chi trả: Do các chỉ tiêu như: "Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn" và "Hệ số khả năng thanh toán nhanh" mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuốikỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiềutrường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế Điều này rất dễxẩy ra vì 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranhtài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo Chẳng hạn, muốn nâng caotrị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao cho các khoản tiền

và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống Công việc này thực

sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế toán; chẳng hạn, những ngày cuối

kỳ (cuối quí, cuối năm), mặc dầu hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm đểngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu,nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bùtrừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn

Thứ hai, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo,lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ Tình hình này

Trang 25

thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ Tại những doanhnghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn (dự trữ hànghóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hảisản, thổ sản theo mùa…).

Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, cầnkết hợp với chỉ tiêu "Hệ số khả năng chi trả" Hệ số này sẽ khắc phục được nhượcđiểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụthuộc vào yếu tố thời vụ

Hệ số khảnăng chi trả =

Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ

Nợ ngắn hạn

Số tiền thuần

lưu chuyển

trong kỳ

= (thu vào) trong kỳLượng tiền tăng - Lượng tiền giảm(chi ra) trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mìnhtrong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn hay không Số liệu tử số của công thức trên được lấy từ Báo cáolưu chuyển tiền tệ

1.6.2 Phân tích về khả năng sinh lời qua các tỷ số

1.6.2.1 Phân tích khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưngchưa đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trênmột khoảng thời gian tham chiếu Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trongmọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thểhiện bằng kết quả trên phương tiện Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặcmột tập hợp tài sản

Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắmgiữ Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách:

- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư)

- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay

Trang 26

Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích chia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve) Nếu không tính tới thuế và lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông.

Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinhvấn đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi Nếu khả năng sinh lợikhông đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiềuyếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cânbằng tài chính Cần chú ý là khả năng sinh lợi của tài sản chỉ là một phần vấn đềnảy sinh từ khả năng sinh của các nguồn vốn thực hiện Trên thực tế, rủi ro tronghoạt động của doanh nghiệp do các cổ đông gánh chịu Lợi nhuận mà họ thu đượckhông chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản mà còn phụ thuộc vào chi phí

đi vay Yêu cầu về tỷ lệ sinh lợi tối thiểu phù hợp với khả năng bảo toàn vốn chodoanh nghiệp và trả lợi nhuận đầu tư vốn sẽ kết nối trước hết chức năng tài chínhvới mọi quyết định sử dụng tiền (tức là việc tạo hoặc thay đổi cấu trúc tài sản) Các

kỹ thuật ước lượng và tính toán khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi sẽ được đềcập trong các bài viết sắp tới

1.6.2.2 Tỷ số về khả năng sinh lời

Với một phương án kinh doanh, lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ khi hoạt động có lợi nhuận doanh nghiệp mới

có khả năng thanh toán những khoản nợ mà không ảnh hưởng tới nguồn vốn, mới

có khả năng tái đầu mở rộng sản xuất, khẳng địnhvị trí của mình trong nền kinh tế.Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh, nếu ta chỉnhìn chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu thì dễdẫn đến sai lầm Bởi vì đánh giá lợi nhuận cần so sánh tương quan với chi phí, vớilượng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng và bộ phận vốn chủ sở hữu huy động vàosản xuất kinh doanh Khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sảnxuất kinh doanh, là đáp số sau cùng của quá trình kinh doanh, tỷ số khả năng sinhlời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lýdoanh nghiệp Nó được các nhà đầu tư rất quan tâm và là cơ sở để nhà quản trịhoạch định chính sách Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

Doanh lợi doanh thu (ROS)

Trang 27

Doanh lợi doanh

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Doanh lợi VCSH

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sỡ hữu

Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhậpsau thuế cho vốn chủ sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và

nó được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vàodoanh nghiệp, bởi vì tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem lại mấyđồng lợi nhuận sau thuế Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quantrọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

Doanh lợi tài sản

Doanh lợi tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Doanh lợi tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khảnăng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, nó cho thấy một đồng tài sản bỏ ra tạo đượcmấy đồng lợi nhuận Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà phân tích và phạm vi sosánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận sau thuế hay EBIT để so sánh với tổng tài sản.Sau khi đã xác định được các tỷ lệ tài chính trên, ta tiến hành phân tích và so sánhvới các năm để đánh giá tình trạng của doanh nghiệp Nếu thu thập được tỷ lệ bìnhquân ngành thì ta cũng đem so sánh với các chỉ tiêu ngành để đánh giá tình hình củadoanh nghiệp so với doanh nghiệp khan trong ngành

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRANG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ

NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG GIA

2.1.Tổng quan về công ty TNHH Hoàng Gia

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

CÔNG TY TNHH HOÀNG GIA

Trụ sở chính: 52 – QL1A – Gián Khẩu – Gia Trấn – Gia Viễn – Ninh Bình

Cửa hàng số 1: Cửa hàng dầu mỡ nhờn

Địa chỉ: La Mai – Ninh Giang – Hoa Lư – Ninh Bình

để làm sản phẩm chiến lược kinh doanh Cùng thời điểm này nước ta đang trên đà pháttriển của lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống phân phối và bán lẻ điện thoại

di động Nhận biết được điều này công ty tiếp tục mở thêm cửa hàng độc quyền bán buônbán lẻ các sản phẩm của “ngành công nghệ không dây”

Không dừng lại ở đó vào thời điểm những năm 2006, 2007 sản phẩm

NEB-26 Hoa Kỳ đang được bộ NN và PTNT khuyến cáo đưa vào sử dụng cho cây trồng.Được biết Công ty cổ phần Phú Bắc – Nhà Phân phối độc quyền tại Việt Nam sảnphẩm này đang có nhu cầu tìm nhà phân phối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Qua tìm

Trang 29

hiểu từ những tài liệu do Bộ NN và PTNT cung cấp, cùng với kết quả kiểm chứngcủa Viện Thổ Nhưỡng Trung Du Bắc Bộ Từ năm 2008 Công ty TNHH Hoàng Giaquyết định đưa sản phẩm NEB-26 Hoa Kỳ đến với bà con nông dân Ninh Bình đồngthời trở thành đại lý độc quyền phân phối sản phẩm NEB -26 trên địa bàn tỉnh NinhBình Cùng thời điểm này ban giám đốc cũng chính thức ký hợp đồng đại lý vớiCông ty XNK Xuân Hoà Lúc này công ty có cửa hàng số 2 là đại lý chính thức củacông ty XNK Xuân Hoà Từ giai đoạn này sản phẩm công ty cung cấp chủ yếu làĐạm urê, NEB -26 Hoa Kỳ, Đạm trộn NEB-26 Hoa Kỳ, Lúa giống và các sản phẩmnội thất của Xuân Hoà Giai đoạn năm 2008 – 2011 sản phẩm NEB-26 Hoa Kỳ củacông ty liên tục được UBND tỉnh Ninh Bình chọn làm sản phẩm để hỗ trợ nôngdân, điều này giúp tình hình kinh doanh của công ty khả quan hơn rất nhiều.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng kĩ thuật dân dụng( Mã 42)

- Vận tải hàng hoà đường bộ ( Mã 4933)

- Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm có liên quan (Mã 46613)

- Hoạt động viễn thông có dây ( Mã 61100)

- Hoạt động viễn thông không dây ( Mã 61200)

- Buôn bán giường tủ bàn ghế nội thất và đồ gỗ tương tự ( Mã 46496)

- Buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu và các hoá chất khác sử dụng trong nôngnghiệp ( Mã 43120)

2.1.3 Đánh giá chung tình hình kinh doanh và quản lý

Công ty TNHH Hoàng Gia được đánh giá là một doanh nghiệp trẻ nhưng cótiềm lực phát triển trong huyện Gia Viễn cũng như tỉnh Ninh Bình Từ năm 2008đến năm 2011 sản phẩm NEB-26 Hoa Kỳ của công ty TNHH Hoàng Gia đã đượcUBND tỉnh Ninh Bình lựa chọn để hỗ trợ cho bà con nông dân Mô hình trình diễnNEB-26 Hoa Kỳ trên cây vụ đông năm 2008 được Sở Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Ninh Bình đánh giá cao và khuyến cáo bà con đưa sản phẩm này vàophục vụ cho nông nghiệp Trong nhiều năm liền Đài Phát Thanh và Truyền hìnhNinh Bình liên tục đưa tin về những tác động vượt trội của sản phẩm NEB-26 Hoa

Kỳ giúp bà con nông dân biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn Từ năm 2010công ty TNHH Hoàng Gia vinh dự được ban giám hiệu trường Đại Học Hoa LưNinh Bình lựa chọn làm đơn vị thực tập nghề nghiệp cho sinh viên các ngành kếtoán, quản trị kinh doanh, việt nam học Tuy là doanh nghiệp còn trẻ nhưng đã có

uy tín lớn trong tỉnh Ninh Bình Mặt hàng nội thất Xuân Hoà cũng giúp công ty

Trang 30

ngày càng khẳng định thương hiệu trong ngành nội thất Phòng kinh tế dự án hoạtđộng hiệu quả khi mang lại khá nhiều dự án lắp đặt nội thất cho những doanhnghiệp lớn tại Ninh Bình như Tập đoàn Xi Măng The Vissai Ninh Bình, Công tyxây dựng Phát Đạt, Công ty xây dựng Minh Ngọc, Công ty xây dựng Thiên Phú,Ban quản lý dự án VEC Cầu Giẽ - Ninh Bình, Sở Giao thông Ninh Bình và cáccông trình khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên do các sản phẩm mà công

ty cung cấp còn rất mới mẻ với khách hàng Sản phẩm NEB-26 Hoa Kỳ được đánhhiệu quả nhưng do tâm lý “ngại thay đổi” của bà con nông dân nên sản phẩm còntiêu thụ chậm Mặt khác đây là thời gian đầu hoạt động và cũng là sản phẩm có tínhkhoa học cao nên việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các mô hình trình diễn đã chiếmchi phí cao làm cho lợi nhuận của công ty giảm mạnh 3 năm liên tiếp kết quả hoạtđộng kinh doanh không dương nhưng lãnh đạo công ty nhận thấy tình hình sẽ rấtkhả quan trong tương lai gần

Giám đốc công ty và bộ máy quản lý còn khá trẻ, năng động và hiệu quả Công

ty quản lý nhân viên theo tinh thần tự nguyện, điều này mang lại cho nhân viên tinhthần thoải mái khi làm việc và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc Một sốgiải pháp quản lý có hiệu quả của công ty như:

- Nhân viên được lựa chọn 2 ngày nghỉ trong tháng( không làm ảnh hưởng đếncông việc chung)

- Nhân viên được tự do đề xuất ý tưởng kinh doanh, cải tiến kĩ thuật

- Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ

- Thường xuyên sử dụng đội ngũ cộng tác viên kinh doanh để mở rộng thị trường

- Thưởng bằng tiền mặt và hiện vật mỗi sáng kiến có hiệu quả

- Các chế độ đãi ngộ khác

Công tác quản lý của công ty còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhân viênphân cấp rõ rệt Mặt khác hoàn cảnh gia đình của nhân viên và độ tuổi cũng ảnhhưởng không nhỏ đến cánh thức quản lý của ban giám đốc Ban giám đốc phảithường xuyên giám sát trên tinh thần tự nguyện làm việc của nhân viên Do đặc thùcủa công ty, số nhân viên tham giam gia kinh doanh là chủ yếu chiếm đến 70% nênthời gian lao động và kỉ luật lao động đều dựa trên yếu tố tự giác của mỗi nhân viên.Cách quản lý này của ban giám đốc còn nhiều hạn chế xong cũng khích lệ đượcphần nào tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w