Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triền Hà Nội (Trang 37 - 39)

D N: oanh nghiệp

1.5.1Các nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển thì các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, hạn chế ngày tồn kho bình quân và công nợ của khách hàng, có điều kiện trả nợ vay Ngân hàng đúng hạn và đầy đủ.

Ngược lại, nếu nền kinh tế trong nước đang trong tình trạng suy thoái thì sản xuất bị đình đốn, lạm phát nhanh, thu nhập của bộ phận lớn các doanh nghiệp trong xã hội giảm. Các DNVVN do hạn chế về vốn sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ Ngân hàng. Các khoản nợ quá hạn có xu hướng tăng lên, chất lượng cho vay của các NHTM sẽ bị giảm sút, dẫn đến làm giảm chất lượng của hoạt động cho vay.

Ta có thể thấy, môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới hoạt động cho vay của NHTM. Các NHTM sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế có các cú sốc lớn, vì thế mà vấn đề của Ngân hàng lúc này là làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo những biến đổi của thị trường rồi từ đó nắm bắt cơ hội hay tìm biện pháp thích hợp đối phó.

* Môi trường pháp lý.

Toàn nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng hoạt động đều dưới một môi trường pháp lý nhất định, đó là hệ thống pháp luật và các chính sách, cơ chế quản lý. Pháp luật tạo môi trường pháp lý chung cho các đơn vị, tổ chức kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Cả hai chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay là Ngân hàng và DNVVN đều

phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chúng. Nếu hệ thống pháp luật, môi trường pháp lý có tính đồng bộ, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản, … thì có thể kiểm soát được cách hoạt động của nền kinh tế, hạn chế các rủi ro, và bên cạnh đó tính hiệu quả và lợi ích được đảm bảo.

Chính sách của Nhà nước đề ra nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hoà về cả kinh tế và xã hội. Nếu chính sách thông thoáng, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn trả nợ nhanh cho Ngân hàng. Trong chừng mực nào đó, đôi khi các chính sách của nhà nước không thể tối ưu cho mọi phương diện của nền kinh tế. Ví dụ như, việc NHNN muốn kiềm chế lạm phát đang ngày càng gia tăng, sử dụng các công cụ để điều tiết tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng điều này lại làm thiếu vốn trầm trọng trên thị trường, làm lãi suất tăng lên chóng mặt, Ngân hàng không có vốn cho vay, doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh. Doanh nghiệp không có vốn kinh doanh, không có vốn để đầu tư thì không thể tăng trưởng được kinh tế và điều này cũng khiến các doanh nghiệp khốn đốn trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.

* Môi trường chính trị - xã hội

Tình hình chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có hoạt động Ngân hàng. Tình hình chính trị- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Khi đó, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ, quá đó, tác dộng đến các hoạt động cho vay của Ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn tài trợ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Tình hình chính trị ổn định cũng sẽ tạo điều kiện trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Xuất hiện nhu cầu đầu tư, cũng chính là xuất hiện nhu cầu về vốn, điều này

tạo cơ sở rất tốt cho hoạt động cho vay của NHTM.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triền Hà Nội (Trang 37 - 39)