1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng

50 755 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 444 KB

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU Lời cảm ơn Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ động viên của thầy cô, bạn bè gia đình. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Cô Mai Thị Huyền đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Nghiệp trường Đại Học Hải Phòng. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Vinh Quang – Tiên Lãng – Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng ngày 2/4/2012 Sinh viên Nguyễn Vi Sơn Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa gạo, ngô. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số dân trên thế giới, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ [1]. Việt Nam, dân số trên 80 triệu 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Việc sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành tích lũy phát triển cùng với sự hình thành phát triển của dân tộc. Đến nay, nghề trồng lúaViệt Nam vẫn không ngừng phát triển cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện canh tác hiện nay, nghề trồng lúa vẫn chưa có hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Nông dân có xu hướng sử dụng nhiều phân bón để tăng năng suất. Nhưng hiệu quả của không cao, mặt khác còn làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường Từ các nghiên cứu về phân bón cho thấy, phân N giữ vai trò đặc biệt trong việc tăng năng suất là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa. Các loại phân khác chỉ phát huy tác dụng khi được bón đủ N cân đối theo nhu cầu của cây. Muốn tăng hiệu suất sử dụng phân N thì cần có kĩ thuật liều lượng N phù hợp, tức là bón N đúng cách, đúng lượng. Việc bón phân N không cân đối với các phân khác, phương pháp bón chưa hợp lý sẽ hạn chế năng suất và không phát huy hết tiềm năng của giống. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát tại Vinh Quang, các hộ nông dân thường tập trung vào bón lót, bón thúc lần một, một số hộ không bón lót lần hai. Do vậy, việc sử dụng phân bón chưa có một phương pháp cụ thể, lượng bón mỗi lần chưa thống nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 2 trưởng năng suất lúa Việt Lai 20 vụ mùa năm 2011 tại Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng" 1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất các công thức tham gia thí nghiệm. - Lựa chọn được công thức bón đạm cho năng suất cao, sinh trưởng mạnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Bố trí thí nghiệm đồng ruộng với các công thức tham gia thí nghiệm. - Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển các các công thức tham gia thí nghiệm. Đánh giá được các chỉ tiêu cấu thành năng suất, năng suất lúa hiệu quả kinh tế. - Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VIỆT NAM 2.1.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ gạo trên thế giới Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc). 53°B, Tiệp 49°B, Nhật, Itali, Nga 45°B đến nam bán cầu, New South Wales (Úc): 35°N. Vùng phân bố ở châu Á từ 30°B đến 10°N [1]. Hiện nay trên thế giới có 114 quốc gia trồng lúa phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới, châu Á chiếm 90%. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á-30 nước, Bắc Trung Mỹ-14 nước, Nam Mỹ-13 nước, Châu Âu-11 nước châu Đại dương-5 nước [16]. Sản xuất lúa gạo trong những thập kỉ gần đây có mức tăng đáng kể, nhưng do dân số tăng nhanh nhất là các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn đang là vấn đề phải quan tâm trong những năm trước mắt lâu dài. Diện tích trồng lúa biến động đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp xỉ 4,0 tấn/ha. Diện tích trồng lúa trên thế giới tăng rõ rệt từ năm 1995 - 1980. Trong vòng 25 năm này, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm đạt cao nhất vào năm 1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á (khoảng 90%). Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônessia, Bangadesh, Thái Lan, Việt Nam đứng thứ 6. Năng suất bình quân lúa trên thế giới còng tăng khoảng 1,3 triệu tấn/ha trong vòng 30 năm từ năm 1995 đến năm 1985, đặc biệt là sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 4 giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là các giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kĩ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có hệ thống thủy lợi phát triển hoàn chỉnh đầu tư phân bón, kĩ thuật cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990) [2]. Đến năm 2005, theo thống kê của FAO (2006), dẫn đầu năng duất lúa Mỹ, rồi đến Hy Lạp, EI Salvador, Tây Ban Nha với trên 7 tấn/ha. Trong đó, sản lượng lúa Châu Á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Nam Mỹ- 24.020 triệu tấn (3,88%) ; ở Châu Phi- 18.851 triệu tấn( 3,04%) ; ở Bắc Trung Mỹ- 12.537 triệu tấn (2,03%); ở Châu Âu Châu Đại Dương- 3.684 triệu tấn (0,6%) [16]. Mặc dù năng suất lúa các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa quan trọng cho sản lượng thế giới (trên 90%). Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Inddoneessia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á. Như vậy, có thể nói, Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới [2]. Bảng 2.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới Châu lục 2001-2005 ĐVT: triệu tấn Châu lục 2001 2002 2003 2004 2005 Toàn Thế giới Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương Nam Mỹ Bắc,Trung Mỹ Châu Phi 597.981 544.63 0 3.650 1.164 19.784 12.260 16.493 569.035 515.255 3.210 1.218 19.601 12.195 17.556 584.272 530.736 2.260 1.457 19.973 11.623 18.223 606.268 546.919 2.468 1.574 23.726 12.816 18.765 618.441 559.349 2.340 1.344 24.020 12.537 18.851 (Số liệu thống kê của FAO, 2006) [14] Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 5 Sản lượng lúa thế giới năm 2007 đạt khoảng 652 triệu tấn, tăng hơn 1,4% so với năm 2006. Năm 2008, lượng lúa thế giới đạt 688 triệu tấn (tương đương 459 triệu tấn gạo), tăng hơn 4 % so với năm 2007. Sản lượng lúa thế giới năm 2009 là 681,6 triệu tấn. Về tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới, các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia. Ấn Độ, Trung Quốc là các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất ước khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế giới. Trong đó, Philippines là nước nhập khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới. Ấn Độ Thái Lan là các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Hiện nay tình hình tiêu thụ gạo có xu hướng tăng do biến động của kinh tế thế giới. Do vậy, lúa gạo trở thành mặt hàng rẻ thay thế các loại lương thực, thực phẩm đắt đỏ khác. Dự báo đầu tiên của FAO về sản lượng lúa thế giới trong năm 2010 tăng 4% đến kỷ lục 710 triệu tấn. Tăng sản lượng hàng năm dự kiến tập trung tại các nước châu Á với sản lượng lúa dự kiến 643 triệu tấn, cao hơn 29 triệu tấn so với năm 2009. Ấn Độ dự kiến chiếm phần lớn tăng sản lượng trong khu vực, với hồi phục sản lượng tại Philippines, Sri Lanka Thái Lan. Triển vọng tích cực tại Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia Miến Điện, trong khi Đài Loan Hàn Quốc có thể giảm. Tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm 2010 dự kiến tăng khoảng 1 - 2% đến 454 triệu tấn gạo xay xát. Trong số này, dự kiến 388 triệu tấn được dùng làm lương thực, cao hơn 6 triệu tấn so với năm 2009. Dựa vào các ước tính hiện tại, tiêu thụ gạo đầu người trên toàn cầu trong năm 2010 có thể tăng từ 56,5 kg/người trong năm 2009 lên 56,8 kg, cho thấy tăng tiêu thụ gạo bình quân tại các nước đang phát triển còng như tại các nước phát triển. 2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể coi là các nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế hội của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 6 châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống cả mấy chục triệu người. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông nghiệp từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng trên khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất đã hình thành hai vùng sản xuất rộng lớn đó là Đồng Bằng Châu thổ Sông Hồng vùng Đồng Bằng Châu thổ Sông Cửu Long [4]. Trong năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ sản lượng 16,87 triệu tấn, đến năm 2005 ba con số tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta 35,8 triệu tấn. Tính chung 20 năm qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%. Đến năm 2007, sản lượng lúa tăng trưởng ổn định , duy trì khoảng 34-36 triệu tấn [14]. Đến năm 2008 là 37,74 triệu tấn 38,9 triệu tấn vào năm 2009. Hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dùng cho các giống lúa mới, các giống ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu , kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lí. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng giá trị kinh tế. Diện tích sản xuất lúa hiện nay của Việt Nam xếp hạng thứ 5 thế giới, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 quốc gia vùng lãnh thổ, Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 7 chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu. Lượng lúa gạo được sử dụng trong nước dưới dạng lương thực cho người, thức ăn cho gia súc, để giống cho sản xuất chiếm khoảng 70% tổng sản lượng. Sản lượng thóc tính bình quân đầu người đã đạt 410 kg (tương đương 275 kg gạo) lượng gạo tiêu dùng trực tiếp đạt mức 166 kg/người/năm (sản lượng thóc quy gạo, sau khi đã trừ đi các nhu cầu cho sản xuất, chăn nuôi, hao hụt xuất khẩu ); đây là mức tiêu dùng gạo cao nhất trên thế giới. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ 2000 - 2009 Năm Diện tích (10 6 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (10 6 tấn) Xuất khẩu (10 6 tấn) 2000 7,654 42,5 32,5 3,5 2002 7,5 45,9 34,4 3,24 2005 7,329 49 35,8 5,2 2007 7,2 45,3 36,48 4,3 2008 7,4 46,84 37,74 5 2009 7,1 47 39 6,2 Ngày nay, dân số Việt Nam tăng nhanh, diện tích đất trồng lúa bị giảm, sự phát triển không nhịp nhàng đó cho thấy nhu cầu lương thực vẫn là một nhu cầu thiết yếu. Để giải quyết lương thực cho những năm tới ở nước ta có hai con đường chủ yếu: Mở rộng diện tích canh tác: bằng các biện pháp tăng vụ hay tăng hệ số sử dụng đất. Thâm canh: để có năng suất cao, phẩm chất tốt, con người đã lai tạo tìm ra các giống lúa mới. Nhưng để phát huy hết tiềm năng của giống thì người trồng trọt phải có các biện pháp kĩ thuật nhất định. Trong đó sử dụng phân bón mà nhất là phân đạm có ý nghĩa quan trọng. Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 8 Cả hai con đường này đòi hỏi phải cung cấp cho nông nghiệp một lượng chất dinh dưỡng khá lớn. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra phải nâng cao hơn nữa hiệu quả phân bón để tăng năng suất chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân cho xuất khẩu [3]. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÂY LÚA Toàn bộ đời sống của cây lúa, về mặt nông học có thể chia làm 3 thời kì sinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng sinh trưởng sinh thực thời kì chín. Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng, tính từ lúc gieo hạt nảy mầm đến lúc cây lúa bắt đầu làm đòng (phân hóa đòng). Trong thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh Cây ra lá ngày càng nhiều kích thước lá ngày càng tăng giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, đẻ nhánh chuẩn bị các giai đoạn sau. Trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, ánh sáng thuận lợi, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có lá thứ 5-6. Thời điểm đẻ nhánh tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hay sau thời kì bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn, thời kì này thường biến động mạnh nhất. Thời kì sinh trưởng sinh thực tính từ lúc lúa làm đòng đến trỗ bông trong khoảng 30-40 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay dài ngày thường không khác nhau nhiều, trung bình là 30 ngày. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúa trỗ bông. Trong giai đoạn này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng khối lượng hạt sau này. Thời kì chín bắt đầu từ lúc lúa trổ đến lúc thu hoạch. Thời kì này trung bình khoảng 30 ngày với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 9 nếu đất ruộng nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn ngược lại. Thời kì chín chủ yếu biến động phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời kì này cây lúa trải qua các thời kì sau: Thời kì chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá, vật phẩm quang hợp được vận chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là quang hợp ở giai đoạn sau khi trỗ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa thời tiết từ sau thời kì lúa trỗ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Thời kì chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, vỏ trấu vẫn còn xanh. Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng của chót bông lan dần xuống các hạt từ phần cổ bông nên gọi là "lúa đỏ đuôi", lá già lụi dần. Thời kì chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc thấp hơn, tùy độ ẩm môi trường, lá xanh chuyển màu vàng rụi dần. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống [1,2]. 2.3. ĐẶC ĐIỂM YÊU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA Các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa là: các-bon, ô-xy, hyđrô (từ thiên nhiên) các chất khoáng: nitơ (N), phốtpho (P), kali (K), canxi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh Trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn là: nitơ, phốtpho kali, các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít. 2.3.1. Nitơ Nitơ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất năng lượng còng như các hoạt động sinhcủa cây lúa, là thành phần cấu tạo nên protein, tế bào mô cây, thúc đẩy quá trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ; giữ vai trò quan trong trong hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh cho sự sinh trưởng phát triển của thân lá. Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 10 [...]... để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu gieo trồng luân canh ở các vùng trồng lúa khác nhau Qua kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa Việt Lai 20 tại vụ mùa 201 1 theo các liều lượng đạm khác nhau, chúng tôi thu được bảng sau: Bảng 4.1 Ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn sinh trưởng Công Gieo - Cấy – KTĐN - Bắt đầu KTT - Tổng... THEO DÕI 4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BÓN PHÂN ĐẾN THỜI GIAN ĐỘNG THÁI SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA VL20 CẤY VỤ MÙA 201 1 4.1.1 Thời gian sinh trưởng một số giai đoạn chính của giống lúa VL20 Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động trong khoảng 90 - 180 ngày tùy giống, thời vụ gieo cấy điều kiện ngoại cảnh Việc theo dõi thời gian sinh trưởng của cây lúa là một trong các cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy,... nghiên cứu các nhà khoa học trong ngoài nước đã có một số kết quả về ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng phát triển năng suất của cây lúa Bùi Đình Dinh Nguyễn Văn Bộ cho rằng đạm là yếu tố dinh dưỡng hạn chế lớn nhất đến năng suất cây trồng Murata (1965) Phạm Văn Cường cs, (200 3) cho thấy ảnh hưởng của phân đạm đến quang hợp thông qua hàm lượng diệp lục có trong lá, nếu bón lượng đạm. .. đoạn sau cây lúa thiếu đạm làm rút ngắn thời gian sinh trưởng so với hai công thức còn lại là T2 T3 Điều này cho thấy, đạm ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của lúa, có vai trò kéo dài thời gian sinh trưởng, khi bón đạm thành nhiều lần, cây lúa có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng 4.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến động thái tốc độ tăng chiều cao cây của giống lúa VL20 Thân luôn... quá trình sinh trưởng phát triển phát triển của cây lúa Do vậy, liều lượng đạm cũng ảnh hưởng mạnh tới sự tăng trưởng chiều cao cây lúa Qua theo dõi về động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Việt Lai 20, chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.2 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến chiều cao cây của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi 27 Sinh viên: Nguyễn... hồng, bón 180kg đạm/ ha trong vụ Xuân 150 kgđạm/ha trong vụ mùa xuân chưa thấy lúa lai giảm năng suất trong khi lúa thường chỉ bón 90-110kgđạm/ha, quá ngưỡng này năng suất có chiều hướng giảm Trên đất bạc màu, bón 150 kgđạm/ha cho lúa lai vẫn còn tăng năng suất Tuy nhiên mức độ chỉ bón 120kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất Theo Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên cs, (200 5) khi tăng lượng đạm bón. .. 180 kgđạm/ha thì chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô tích luỹ tốc độ tích luỹ chất khô của lúa lai tăng vượt trội so với lúa thuần đặc biệt ở giai đoạn 4 tuần sau cấy, năng suất của các giống lúa thuần đều tăng tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần Tiềm năng năng suất của các giống lúa chỉ được thể hiện khi được cung cấp đủ lượng phân Nếu thiếu đạm cây lúa sẽ... các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào tổng lượng phân được cung cấp Theo Yoshida nếu rất hạn chế đạm được cung cấp vào 20 ngày trước trỗ Khi lượng đạm vừa phải có thể phân ra làm hai lần lá vào giai đoạn sinh trưởng sớm khoảng 20 ngày trước trỗ Khi lượng đạm dồi dào bón vào giai đoạn sinh trưởng sớm hữu hiệu nhất cho sự tạo hạt Bón vào thời điểm 20 ngày trước trỗ cho hiệu suất sản xuất... giống lúa VL20 ở các công thức tham gia nghiên cứu - Nghiên cứu tính chống chịu tình hình sâu bệnh hại của giống lúa VL20 ở các công thức tham gia nghiên cứu - Nghiên cứu các chỉ tiêu cấu thành năng suất năng suất, hiệu quả kinh tế của giống lúa VL20 ở các công thức tham gia nghiên cứu 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Phương pháp tiếp cận - Phương pháp điều tra thu thập thông tin - Phương pháp... thức T3 là 50% lượng đạm, cây lúa có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn 30 Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 4.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến động thái tốc độ tăng trưởng số nhánh của lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi Sau khi bén rễ hồi xanh, cây lúa bắt đầu bước vào thời kì đẻ nhánh Thời kì này có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa quá trình năng suất sau này . " ;Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn Lớp KSNH K9 2 trưởng và năng suất lúa Việt Lai 20 vụ mùa năm 201 1 tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng& quot;. dụng phân đạm Trải qua nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có một số kết quả về ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lúa. Bùi. suất của các giống lúa thuần đều tăng tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Tiềm năng năng suất của các giống lúa chỉ được thể hiện khi được cung cấp đủ lượng

Ngày đăng: 07/05/2014, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Tề (1997), Giáo trình Cây lương thực, NXB Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cây lương thực
Tác giả: Nguyễn Hữu Tề
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
2. Nguyễn Ngọc Đệ (2006), Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Quốc gia TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP HCM
Năm: 2006
3. Mai Thị Huyền (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa Xuân trên đất phù sa Sông Thái Bình tại Vĩnh Bảo -Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa Xuân trên đất phù sa Sông Thái Bình tại Vĩnh Bảo -Hải Phòng
Tác giả: Mai Thị Huyền
Năm: 2009
4. Nguyễn Văn Luật (2001), Cây lúa Việt Nam thế kỉ 20, NXB Nông nghiệp, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa Việt Nam thế kỉ 20
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
6. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1980
7. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân bón và cách bón phân
Tác giả: Vũ Hữu Yêm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
8. Nguyễn Như Hà (1999), Bón phân cho lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa Sông Hồng, Trường ĐHNN 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cho lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa Sông Hồng
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Năm: 1999
9. Đào Thế Tuấn (1970), Sinh lí ruộng lúa năng suất cao, NXB khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lí ruộng lúa năng suất cao
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB khoa học kĩ thuật
Năm: 1970
10. Trần Thanh Sơn (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân đối với năng suất lúa và độ bạc bụng hạt gạo ở đất phèn tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân đối với năng suất lúa và độ bạc bụng hạt gạo ở đất phèn tỉnh An Giang
Tác giả: Trần Thanh Sơn
Năm: 1998
12. Nguyễn Vy (1995), Hội thảo phân bón, năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo phân bón
Tác giả: Nguyễn Vy
Năm: 1995
13. Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình bón phân cho cây trồng , NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bón phân cho cây trồng
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2006
14. Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, Trung tâm thông tin, Viện chính sách và chiến lược PT NNNT (IPSARD)- Bộ NN & PTNNNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục 2001-2005 - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
Bảng 2.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục 2001-2005 (Trang 5)
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ 2000 - 2009 - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ 2000 - 2009 (Trang 8)
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng số nhánh   của  giống lỳa Việt Lai 20 qua cỏc giai đoạn theo dừi - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng số nhánh của giống lỳa Việt Lai 20 qua cỏc giai đoạn theo dừi (Trang 33)
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá của  giống   lỳa Việt Lai 20 qua cỏc giai đoạn theo dừi - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lỳa Việt Lai 20 qua cỏc giai đoạn theo dừi (Trang 35)
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và các yếu tố cấu   thành năng suất của  giống lúa Việt Lai 20 - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Việt Lai 20 (Trang 44)
BẢNG HIỆU SUẤT PHÂN ĐẠM - nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng,  hải phòng
BẢNG HIỆU SUẤT PHÂN ĐẠM (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w