- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đến khối lượng chất khô tích lũy của giống Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõ
của giống Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi
Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Lượng chất khô trong cây lúa ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận chuyển chất hữu cơ từ thân lá về tích lũy vật chất vào hạt. Chính vì vậy, khả năng tích lũy chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu tích lũy chất khô được thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khối lượng chất khô tích lũy của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi
Đơn vị tính: g/khóm CT Đẻ nhánh Trước trỗ Chín sáp T1 3,52 13,86 19,58 T2 4,12 15,62 21,67 T3 4,55 16,26 22,49 T4 3,10 13,00 18,41 LSD(0,05%) 0,41 0,28 0,28 CV% 1,2 0,9 0,7
Biểu đồ 4.5: Khối lượng chất khô tích lũy qua các giai đoạn theo dõi
Qua kết quả, chúng tôi có nhận thấy: Với các công thức có liều lượng đạm làm ba lần (T2, T3): bón lót, bón thúc đẻ nhánh và nuôi đòng thì lượng chất khô tích lũy đều tăng dần qua 3 giai đoạn theo dõi. Đối với 2 công thức còn lại T1 và T4, tốc độ tích lũy chậm hơn. Giai đoạn đẻ nhánh, lượng tích lũy chất khô chưa cao. Giai đoạn trước trỗ, khối lượng tích lũy chất khô cao hơn, và đặc biệt là giai đoạn chín sáp, lượng tích lũy chất khô tương đối lớn do trọng lượng hạt sau chín sữa tiếp tục tăng lên.
Giai đoạn đẻ nhánh, bộ lá chưa phát triển mạnh nên lượng chất khô tích lũy khá thấp. Ở độ tin cậy 95%, giữa các công thức có sự sai khác về khối lượng chất khô tích lũy. Lượng tích lũy chất khô cao hơn tại 2 công thức T2, T3 với liều lượng đạm làm 3 lần và cao hơn ở công thức có lượng bón lót cao hơn (T3). Còn tại 2 công thức còn lại là T1 và T4 (chỉ bón lót hoặc bón thúc đẻ nhánh), lượng tích lũy chất khô thấp hơn. Điều này chứng tỏ, việc kết hợp bón lót và bón thúc đẻ nhánh có tác dụng làm tăng lượng chất khô tích lũy trong cây trong giai đoạn đẻ nhánh.
Tại giai đoạn trước trỗ, lượng tích lũy chất khô biến động tương tự giai đoạn đẻ nhánh, dao động từ 13g/khóm đến 16,26g/khóm. Lượng chất khô tích lũy giai đoạn này cao hơn giai đoạn đẻ nhánh.
Giai đoạn chín sáp, khối lượng tích lũy chất khô đạt cao nhất trong 3 lần theo dõi, cao nhất là 22,49 g/khóm ứng với liều lượng đạm T3 và thấp nhất là
18,41 g/khóm ứng với công thức T4. Điều này hứng tỏ, việc bón thúc nuôi đòng có tác dụng làm tăng khối lượng tích lũy chất khô của cây. Các công thức có sự sai khác về khối lượng chất khô tích lũy ở độ tin cậy 95%.
Từ kết quả theo dõi chỉ tiêu chất khô tích lũy, chúng tôi nhận xét: Các liều lượng khác nhau thì ảnh hưởng tới khối lượng tích lũy chất khô trong cây. Với liều lượng chia đạm với các lượng khác nhau, bón vào các thời kì sinh trưởng và phát dục quan trọng của cây có tác dụng làm tăng khối lượng tích lũy chất khô của cây (T2, T3). Khối lượng chất khô tích lũy thay đổi theo thời kì sinh trưởng của cây. Do vậy, thời điểm bón đạm cũng khá quan trọng trong việc làm tăng khối lượng tích lũy chất khô.