Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến động thái và tốc độ tăng trưởng số nhánh của lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 31 - 34)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến động thái và tốc độ tăng trưởng số nhánh của lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõ

trưởng số nhánh của lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

Sau khi bén rễ hồi xanh, cây lúa bắt đầu bước vào thời kì đẻ nhánh. Thời kì này có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa và quá trình năng suất sau này. Thời kì đẻ nhánh là thời kì quyết định đến số nhánh hữu hiệu từ đó ảnh hưởng tới số bông sau này.

Thời gian đẻ nhánh dài hay ngắn, số nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính của giống, thời vụ, mật độ cấy, điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, nguồn nước và các kĩ thuật canh tác khác. Kết quả theo dõi về số nhánh của giống lúa Việt Lai 20 được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tăng trưởng số nhánh của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

CT 02SC 04SC 06SC 08SC 10SC 12SC T1 3,0 7,3 9,4 7,5 6,8 6,0 T2 3,2 6,9 9,2 7,0 6,9 6,4 T3 3,5 7,6 10,1 7,7 7,1 6,7 T4 3,7 7,1 9,0 7,4 6,7 5,7 LSD(0,05% ) 0,18 0,11 0,17 0,18 0,13 0,29 CV% 2,7 0,8 0,9 1,2 1,0 2,3

Theo kết quả theo dõi, ta thấy số nhánh lúa tăng trưởng khá nhanh. Số nhánh đạt tối đa ở 6 tuần sau cấy. Sau đó, số nhánh giảm dần, các nhánh vô hiệu lụi đi, và khá ổn định vào giai đoạn 8 tuần sau cấy là giai đoạn hình thành bông hữu hiệu.

Giai đoạn 2 tuần sau cấy, số nhánh giữa các công thức đã có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Đây là giai đoạn sau bén rễ hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh. Số nhánh đạt cao nhất là 3,7 nhánh ứng với công thức 4.

Đồ thị 4.3: Động thái tăng số nhánh lúa qua các giai đoạn theo dõi

Tại giai đoạn 4 tuần sau cấy, số nhánh đạt cao nhất là ở công thức T3 (7,6 nhánh/khóm) và thấp nhất ở công thức T2 (6,9 nhánh/khóm. Các công thức có sự sai khác về số nhánh.

Tại giai đoạn 6 tuần sau cấy, lúc này số nhánh đã đạt tối đa. Số nhánh cao nhất là của công thức T3 - 10,1 nhánh và thấp nhất là T4 - 9 nhánh. Với giá trị LSD0,05 như trên, sự sai khác về số nhánh giữa các công thức là có ý nghĩa.

Từ giai đoạn 8 tuần sau cấy trở đi, số nhánh giảm dần, khá ổn định. Đây là giai đoạn hình thành số bông hữu hiệu, quyết định năng suất lúa. Tại thời điểm 12 tuần sau cấy, ta thấy có sự sai khác về số nhánh hữu hiệu giữa các công thức. Số nhánh thấp nhất là của công thức T4 là 5,7 nhánh và cao nhất là 6,7 nhánh của công thức T3. Đây chính là số nhánh hình thành bông hữu hiệu, quyết định năng suất lúa sau này.

Qua các giai đoạn theo dõi, các công thức đều có sự sai khác về số nhánh tại các giai đoạn 2TSC, 4TSC, 6TSC, 12TSC. Tại các công thức bón theo liều lượng lót toàn bộ đạm (T4), và bón thúc đẻ nhánh toàn bộ đạm (T1), số nhánh tăng trưởng khá mạnh vào giai đoạn đầu; nhưng sau đó lại giảm nhiều, số nhánh vô hiệu lụi cao hơn các công thức còn lại. Hai công thức còn lại T2, T3 có xu hướng đẻ nhánh tăng khi lượng bón lót tăng. Điều này chứng tỏ, việc

bón lót đạm cho lúa có vai trò rất quan trọng thúc đẩy lúa đẻ nhánh nhanh, nhiều hơn.

Tốc độ đẻ nhánh của lúa là một chỉ tiêu theo dõi quan trọng, nó liên quan mật thiết tới sự hình thành nhánh hữu hiệu, hình thành số bông hữu hiệu ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa.Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng số nhánh được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng số nhánh của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

CT 02-04SC 04-06SC 06-08SC

T1 4,3 2,1 1,4

T2 3,7 2,3 1,1

T3 4,1 2,5 1,3

T4 3,4 1,9 1,6

Đồ thị 4.4: Tốc độ tăng số nhánh đẻ giống VL20 qua các giai đoạn theo dõi

Qua kết quả ta nhận thấy, liều lượng khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng số nhánh/khóm. Tốc độ đẻ nhánh tăng mạnh ở giai đoạn 2 - 4 tuần sau cấy. Sau đó, giai đoạn 4 - 6 tuần sau cấy tốc độ tăng giảm. Từ giai đoạn 6 - 8 tuần sau cấy trở đi, số nhánh giảm. Đó là do các nhánh đẻ vô hiệu lụi dần, số bông hữu hiệu dần hình thành.

Giai đoạn 2 - 4 tuần sau cấy, ta có thể nhận thấy, tốc độ tăng nhánh cao nhất là ở công thức 1 - T1 và công thức 3 - T3. Điều này có thể giải thích là do ở công thức T1 được bón thúc đẻ nhánh lượng 100% phân đạm vào 10 ngày sau cấy nên mặc dù sau cấy 2 tuần, tốc độ đẻ nhánh không mạnh do quá trình bén rễ hồi xanh còn chậm. Nhưng khi được bón thúc đợt 1 đẻ nhánh với lượng đạm nhiều thì lập tức đẻ nhánh mạnh. Điều này cho thấy, đạm có hiệu lực cao tại thời kì đẻ nhánh và cây hút đạm nhiều vào thời kì này. Còn ở công thức T3, do được bón lót một lượng 50% phân đạm và thúc 30% lượng đạm còn lại nên cây đẻ nhánh khá mạnh. Tốc độ đẻ nhánh lại thấp nhất ở công thức T4 do chỉ được bón lượng phân bón lót lớn mà không được bón thúc đẻ nhánh, do vậy cây chỉ nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khá hơn các công thức khác vào khoảng 2 tuần sau cấy và sau đó đẻ nhánh kém đi.

Giai đoạn 4 - 6 tuần sau cấy, tốc độ tăng số nhánh của giống từ 1,9 - 2,1. Tốc độ tăng chậm lại và số nhánh đạt tối đa vào 6 tuần sau cấy. Từ 6 - 8 tuần sau cấy, số nhánh giảm dần, giảm nhiều ở công thức T3

Như vậy: Khi không bón lót, cây lúa đẻ nhánh chậm và kém hơn là khi được bón lót. Cây lúa có tốc độ đẻ nhánh nhanh hơn khi lượng bón lót cao hơn. Việc bón thúc đẻ nhánh có tác dụng tăng số nhánh đẻ một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ đạm có hiệu quả cao trong việc làm tăng số nhánh đẻ vào thời kì đẻ nhánh và cây hút đạm nhiều trong thời kì này. Do vậy, việc bón đạm vào thời kì này rất quan trọng đối với việc tăng số nhánh đẻ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w