ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA VL

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 42 - 46)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA VL

THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA VL20

Các kĩ thuật trồng, chăm sóc cho cây lúa từ giai đoạn gieo, cấy, đẻ nhánh, trỗ đến chín như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại...đều nhằm mục đích thu được năng suất lúa cao, hạt gạo tốt. Chính vì vậy, trong thí nghiệm, năng suất có thể được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Từ đó, đánh giá được sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm.

Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc (%) và khối lượng nghìn hạt.

Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau, song

chúng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Để đạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố năng suất hợp lí. Cơ cấu này thay đổi tùy theo các điều kiện cụ thể.

* Số bông

Thời kì quyết định số bông là thời kì đẻ nhánh, trong đó quan trọng nhất là thời kì đẻ nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ trong thời kì này đều có khă năng hình thành bông

Nghiên cứu về chỉ tiêu số bông, chúng tôi nhận thấy: Sự sai khác về số bông/m2 giữa các công thức là có ý nghĩa ở độ chính xác 95%. Với liều lượng đạm chia làm 3 lần bón (bón lót, thúc đẻ nhánh và thúc đón đòng) ở các công thức T2 và T3, số bông cao hơn so với chỉ bón một lần toàn bộ lượng đạm (T4) và đạt cao nhất ở liều lượng lót nửa lượng đạm và bón thúc 2 lần cuối nhẹ (264 bông/m2- công thức T3). Số bông đạt thấp nhất tại công thức chỉ bón lót toàn bộ đạm - 229 bông/m2 ở công thức T4. Như vậy, liều lượng đạm ảnh hưởng tới số bông/m2. Việc bón thúc đòng có tác dụng làm tăng số bông/m2.

* Số hạt/bông

Số hạt/bông trên cây phụ thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số gié, hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kì sinh trưởng sinh thực từ lúc làm đòng đến trỗ bông. Trong đó số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kì đầu và quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng 7-10 ngày).

Qua kết quả theo dõi, chúng tôi nhận thấy: tương tự như với số bông/m2, số hạt/bông cao hơn ở công thức T2 và T3, có giá trị cao nhất là 127 hạt/bông (T3) và thấp nhất là 115 hạt/bông ở công thức T4. Kết quả theo dõi cho thấy, liều lượng đạm chia làm 3 lần bón trong đó có bón thúc đòng giúp kích thích sự phân hóa mầm hoa, làm tăng số hoa hữu hiệu và làm tăng số hạt/bông.

* Tỉ lệ hạt chắc

Tỉ lệ hạt chắc làm trọng lượng bông tăng nên năng suất cuối cùng tăng. Tỉ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kì trước và sau trỗ bông. Yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ hạt chắc:

- Lượng phân bón - Cường độ ánh sáng

- Các điều kiện ngoại cảnh thời kì trỗ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... Qua theo dõi chỉ tiêu tỉ lệ hạt chắc, chúng tôi nhận thấy:

Tỉ lệ hạt chắc có sự sai khác giữa các công thức, cao nhất là của công thức T1 - 86,5% và thấp nhất tại công thức T3 (82,6%) tương tự như số bông/m2. Điều này chứng tỏ liều lượng khác nhau ảnh hưởng tới tỉ lệ hạt chắc, khi lúa được bón thúc đón đón sẽ giúp tăng tỉ lệ hạt chắc của bông.

* Trọng lượng 1000 hạt

Đây là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì trọng lượng 1000 hạt ít biến động, phụ thuộc chủ yếu vào giống. Thời gian quyết định trọng lượng hạt chủ yếu là thời kì sau trỗ đến chín sữa..

Với mức ý nghĩa 0,05%, chúng tôi nhận thấy, liều lượng đạm khác nhau không ảnh hưởng tới chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt, giữa các công thức sự sai khác là không có ý nghĩa.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Việt Lai 20

CT Số bông/m2 Số hạt/bông Tỉ lệ hạt chắc (%) M1000 hạt(g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) T1 234 117,0 84,5 22,5 52,05 46,00 T2 256 121,4 86,0 22,5 60,14 53,00 T3 264 127,0 85,6 22,5 64,57 62,00 T4 229 115,0 83,2 22,5 49,29 60,00 LSD0,05 3,70 1,60 0,77 0,35 1,15 1,18 CV% 0,8 0,7 0,5 0,8 1,0 1,2

* Năng suất lí thuyết: Năng suất lí thuyết được tính dựa trên các chỉ tiêu số bông/m2, số hat/bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng nghìn hạt. Qua kết quả, ta có thể thấy, năng suất lí thuyết đạt cao nhất là 64,57 tạ/ha và thấp nhất là 49,32 tạ/ha. Sự sai khác về năng suất lí thuyết là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Như vậy là với năng suất lí thuyết tăng ứng với liều lượng đạm làm 3 lần (T2, T3) và tăng hơn với lượng bón lót đạm nhiều hơn (T3). Điều này chứng tỏ, lượng đạm bón lót có vai trò quan trọng, tạo cơ sở cho cây lúa phát triển tốt và cũng ảnh hưởng tới năng suất cây lúa sau này.

* Năng suất thực thu:

Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Có thể nói, đây chính là chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được là:

Năng suất thực thu đạt cao nhất của lúa Việt Lai 20 trên nền đạm 60 kg N là 51,3 tạ/ha của công thức T2 và thấp nhất là công thức T1 - 39,37 tạ/ha. Từ kết quả về năng suất thực thu ta có thể nhận xét: Khi cây lúa được bón lót, kết hợp bón thúc đẻ nhánh, bón đón đòng đạm sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi. Việc chia lượng đạm ra hợp lí và bón vào các thời kì quan trọng trong sinh trưởng giúp cây lúa hút đạm đều trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực tạo cơ sở cho việc hình thành năng suất cao. Các thời kì trên cũng ảnh hưởng tới năng suất cây lúa sau này.

Tại công thức T1 (không được bón lót) hay T4 (không được bón thúc), cây lúa cho năng suất thấp hơn, số bông/m2 và số hạt/bông thấp hơn hai công thức còn lại T2, T3.

Từ những kết quả phân tích trên, chúng tôi có nhận xét tổng quát: Đạm có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Khi bón kết hợp bón lót, thúc đẻ nhánh và đón đòng thì số bông/m2, số hạt/bông và năng suất lí thuyết có xu hướng tăng cao hơn với lượng bón lót cao hơn. Điều này chứng tỏ bón lót đạm là rất quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất cây lúa sau này.

Năng suất thực thu cao nhất tại công thức T2 có lượng bón lót 30%, bón thúc đẻ nhánh 50% và bón thúc đón đòng 20% lượng đạm cần bón.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w