Chỉ số diện tích lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 34 - 37)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

4.2.1. Chỉ số diện tích lá

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây trồng nói chung và của cây lúa nói riêng. Các vật chất hữu cơ của cây được tổng hợp đều qua quá trình quang hợp của lá. Đối với lúa, hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp. Do vậy, việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp từ đó ảnh hưởng tới năng suất lúa.

Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lí quan trọng để đánh giá khả năng phát triển bộ lá trong quần thể của ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá thay đổi thay đổi phụ thuộc vào giống (hình dạng lá đứng hay lá rủ), lượng phân bón và mật độ cấy... Việc tăng chỉ số diện tích lá có lợi cho quang hợp và tích lũy chất khô, song trên thực tế nếu diện tích lá quá cao thì chất hữu cơ tạo ra do quang hợp không bù đắp được chất hữu tiêu hao trong hô hấp, nếu duy trì lâu cây sẽ chết. Ngược lại, nếu diện tích lá quá thấp thì lãng phí năng lượng ánh sáng, dẫn đến năng suất thấp. Do vậy, trong sản xuất cần điều chỉnh để có chỉ số diện tích lá phù hợp.

Qua theo dõi ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Việt Lai 20, chúng tôi thu được kết quả dưới đây được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

CT Đẻ nhánh Trước trỗ Chín sáp T1 2,80 3,72 2,25 T2 3,05 3,99 2,55 T3 3,27 4,30 3,00 T4 2,61 3,60 2,00 LSD(0,05%) 0,13 0,11 0,11 CV% 2,2 1,5 2,2

Đồ thị 4.4: Diện tích lá của giống Việt Lai 20 qua các thời kỳ theo dõi

Kết quả theo dõi cho thấy: Chỉ số diện tích lá có chiều hướng tăng dần từ khi bén rễ hồi xanh đến thời kì trỗ bông và đạt tối đa vào thời kì trước trỗ, sau đó giảm dần.

Thời kì đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá cao nhất với công thức T3 là 3,27 m2 lá/m2 đất và thấp nhất là công thức T4 là 2,61 m2 lá/m2 đất. Ở mức ý nghĩa 0,05, giữa các công thức có sự sai khác về chỉ số diện tích lá. Tại các công thức T2, T3 được bón lót đạm và thúc đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá cao hơn các công thức T4 chỉ bón đạm một lần (bón lót).

Ở thời kì trước trỗ, chỉ số diện tích lá đạt trị số tối đa, cao nhất là 4,3 m2 lá/m2 đất (T3) và thấp nhất là 3,6 m2 lá/m2 đất (T4). Chỉ số diện tích lá có sự sai khác giữa các công thức ở độ tin cậy 95%. Đây là thời kì cây lúa trong giai đoạn hình thành 3 lá cuối cùng. Ba lá cuối cùng thường liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới thời kì làm đòng và hình thành hạt, do vậy ảnh hưởng tới sự hình thành năng suất lúa sau này.

Sang giai đoạn chín sáp, diện tích lá giảm xuống với cả 4 liều lượng đạm, điều này hoàn toàn hợp lí với đặc điểm sinh lí của lúa. Ở thời kì này, chỉ số diện tích lá cao nhất là 2,96 m2 lá/m2 đất và thấp nhất là 2,16 m2 lá/m2 đất. Tại các công thức T2, T3 chỉ số diện tích lá cao hơn các công thức còn lại là T1 và T4.

Qua kết quả theo dõi, chúng tôi nhận thấy: Liều lượng đạm làm ảnh hưởng tới chỉ số diện tích lá của cây lúa. Đạm có tác dụng kéo dài tuổi thọ của lá, từ đó duy trì được chỉ số diện tích lá lâu hơn. Khi lúa được bón lót đạm, bón thúc đẻ nhánh và thúc nuôi đòng, thì chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng cao hơn và cao nhất ở công thức T3. Còn đối với các công thức T1, T4 với liều lượng đạm một lần (chỉ bón lót hoặc bón thúc đẻ nhánh toàn bộ lượng đạm), thì chỉ số diện tích lá thấp hơn và thấp nhất ở công thức T4. Do vậy, khi cây lúa được bón thúc đạm vào các thời kì đẻ nhánh và trước trỗ thì sẽ tăng chỉ số diện tích lá lúa hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w