- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠ
BỆNH HẠI
Sâu, bệnh hại trên lúa là một nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới năng suất của lúa. Thậm chí khi ruộng lúa đang chín, sắp đến ngày thu hoạch mà bị sâu bệnh phá hoại cũng làm thiệt hại rất lớn tới năng suất lúa, có thể thiệt hại tới 65-70% năng suất lúa, có khi mất trắng. Một nguyên nhân khá chủ yếu trong việc làm phát sinh dịch sâu, bệnh phá hoại là việc bón phân đạm cho lúa. Việc bón phân đạm quá nhiều và không cân đối khiến thân lá phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển, bộc phát, lưu tồn gây bệnh cho các mùa vụ sau.
Qua theo dõi sâu bệnh hại trên các ô thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu, bệnh hại của giống lúa Việt Lai 20
CT Đơn vị tính Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh khô vằn Bệnh bạc lá T1 Cấp 3 1 3 1 T2 1 1 3 0 T3 1 1 3 0 T4 1 1 3 1
Ghi chú: Đạo ôn và sâu đục thân theo dõi ở giai đoạn đẻ nhánh
Sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bạc lá điều tra ở giai đoạn chín sữa. Tại vụ mùa năm 2011, qua theo dõi, chúng tôi thấy xuất hiện một số sâu, bệnh chủ yếu sau đây:
Sâu đục thân: Sâu đục thân xuất hiện nhiều hơn ở các công thức T1 (3 điểm) và xuất hiện nhẹ ở các công thức còn lại. Đây là công thức chỉ bón một lần là bón thúc 100% đạm vào giai đoạn đẻ nhánh.
Bệnh khô vằn: Do nhiệt độ vụ Xuân năm nay vào giai đoạn chín cao hơn mọi năm nên vào giai đoạn chín có xuất hiện bệnh khô vằn tuy nhiên bệnh nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng.
Sâu cuốn lá: ở các ô thí nghiệm có xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ. Tuy nhiên, mức độ rất nhẹ.
Bệnh bạc lá: Mức độ ảnh hưởng của bệnh nhẹ. Bệnh xuất hiện nhẹ tại các công thức T1, T4.
Qua theo dõi chỉ tiêu sâu bệnh, chúng tôi có nhận xét: Liều lượng đạm khác nhau có ảnh hưởng tới tình hình sâu bệnh của lúa. Tại các công thức T2, T3, với liều lượng lượng đạm cần bón làm 3 lần: bón lót, bón thúc đẻ nhánh và nuôi đòng, không tập trung bón lượng đạm lớn trong một lần thì mức độ sâu bệnh nhẹ hơn các công thức còn lại là T1, T4 (chỉ bón một lần). Lượng đạm bón quá cao trong một lần làm mức độ sâu bệnh cao hơn tại các công thức T1, T4.