PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 47 - 49)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

1. Tại các công thức bón theo liều lượng lót toàn bộ lượng đạm (T4), và bón thúc đẻ nhánh toàn bộ lượng đạm (T1), số nhánh tăng trưởng khá mạnh vào giai đoạn đầu từ 2 - 4 TSC; nhưng từ 4 TSC trở đi, tốc độ đẻ giảm đi, số nhánh vô hiệu lụi cao hơn các công thức còn lại. Hai công thức còn lại T2 và T3 được bón đầy đủ đạm vào các thời kì sinh trưởng quan trọng (với lượng bón mỗi lần mỗi công thức khác nhau), thì có xu hướng đẻ nhánh nhiều hơn và tăng khi lượng bón lót tăng. Sau 12 TSC, số nhánh hữu hiệu biến động từ 5,7 - 6,7 nhánh. Từ kết quả trên, ta kết luận: liều lượng đạm khác nhau ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh và số nhánh đẻ của cây lúa.

2. LAI của cả 4 công thức đều tăng từ đẻ nhánh đến trước trỗ rồi giảm dần ở giai đoạn chín sữa. LAI của công thức T3 (bón lót 50%N + bón thúc đẻ nhánh 30%N + 20%N bón thúc đón đòng) đạt giá trị cao nhất.

3. Lượng chất khô tích lũy của cả 4 công thức đều tăng tăng qua các giai đoạn sinh trưởng và cao nhất tại công thức T3

4. Liều lượng rải đạm làm ba lần tại các công thức T2, T3 làm giảm sâu bệnh hơn khi bón đạm tập trung lượng lớn 1 lần duy nhất (công thức T1 và T4).

5. Năng suất thực thu đạt cao nhất tại công thức T2 với lượng đạm bón lót 30% đạm và bón tập trung vào thời kì đẻ nhánh là thời kì cây lúa hút đạm nhiều nhất. Năng suất hạt biến động từ 39,37 - 51,3 tạ/ha.

5.2. Đề nghị

Qua một thời gian tiến hành làm đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng

của liều lượng Đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa Việt Lai 20 vụ mùa 2011 tại Vinh Quang – Tiên Lãng – Hải Phòng", chúng tôi có một số đề

nghị sau:

Theo kết quả thí nghiệm, để canh tác có hiệu quả tại Vinh Quang - Hải Phòng nên chọn liều lượng đạm như sau: bón lót 30%N + 50%N thúc đẻ

nhánh sau cấy 20 ngày + 20%N thúc đón đòng trước trỗ 20 ngày. Đây là phương pháp cho năng suất thực thu cao nhất.

Bên cạnh việc áp dụng liều lượng thích hợp, việc bón đạm vào đúng thời điểm cũng góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất cây lúa sau này.

Do điều kiện và thời gian thực tập có hạn, đề tài nghiên cứu chỉ được tiến hành trên nền 60N+ 60 P2O5 + 60 K2O/ha. Chúng tôi đề nghị nên tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm trên các nền đạm khác nhau. Ngoài ra, cần nghiên cứu vào các mùa vụ cấy lúa khác nhau để xác định liều lượng đạm thích hợp cho các mùa vụ khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w