CT 02SC 04SC 06SC 08SC 10SC 12SC T120,7537,6449,1361,2973,5584,

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 28 - 31)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

CT 02SC 04SC 06SC 08SC 10SC 12SC T120,7537,6449,1361,2973,5584,

T2 21,00 35,93 47,83 60,70 74,06 85,06 T3 21,54 37,05 49,29 62,50 76,68 88,59 T4 22,95 37,34 48,50 60,34 72,63 82,46 LSD0,05 0,83 1,01 0,32 0,34 1,09 1,14 CV% 1,9 1,4 0,5 0,8 0,7 0,7

Qua số liệu bảng 4.2, chúng tôi nhận thấy: Giai đoạn 2 tuần sau cấy, chiều cao cây tăng chậm. Ở độ tin cậy 95%, ta nhận thấy công thức T4 có sự sai khác về chiều cao với các công thức còn lại. Đây cũng là công thức đạt chiều cao cây cao nhất - 22,95cm. Tại các công thức còn lại là T1, T2, T3, với liều lượng đạm khác nhau không dẫn đến sự sai khác về chiều cao cây. Điều này chứng tỏ, hiệu lực của phân đạm thời kì này ảnh hưởng chưa nhiều tới chiều cao cây.

Tại thời điểm 4 tuần sau cấy, chiều cao cây cao nhất là 37,64cm (T1) và thấp nhất là 35,9cm (T2). Với giá trị LSD0,05 như trên, ta có thể nhận thấy, không có sự sai khác về chiều cao cây giữa các công thức T1, T3, T4. Riêng công thức T2 có chiều cao cây sai khác với các công thức còn lại. Điều này có thể giải thích là do đây là giai đoạn cây mạ vừa bén rễ hồi xanh nên cây tăng trưởng còn chậm.

Sau 4 tuần, cây bắt đầu làm đốt làm đòng, khiến chiều cao cây tăng mạnh. Ta nhận thấy sự tăng trưởng về chiều cao có sự thay đổi. Ở giai đoạn 6 tuần sau cấy, chiều cao cây cao nhất là 49,29cm ở công thức T3 và thấp nhất là 48,50cm tại công thức T4. Tại giai đoạn này, ở độ tin cậy 95%, sự sai khác về chiều cao cây là có ý nghĩa giữa các công thức. Các công thức được bón thúc đẻ nhánh (T1, T2, T3) tăng mạnh về chiều cao hơn công thức T4 không được bón thúc đẻ nhánh.

Tại giai đoạn 8 tuần sau cấy là thời kì cây lúa đang phân hóa đòng, sắp trỗ. Các công thức có sự sai khác về chiều cao cây. Chiều cao cây cao nhất là

62,5cm (T3) và thấp nhất là 60,34cm (T4). Điều này chứng tỏ việc bón thúc đòng cho lúa có tác dụng thúc đẩy tăng chiều cao cây lúa.

Tại giai đoạn 12 tuần sau cấy, đây là giai đoạn chiều cao cây đã ổn định, đạt giá trị cao nhất. Ta có thể nhận thấy, chiều cao cây thấp nhất là 82,46 cm của công thức T4. Chiều cao cây cao nhất (88,59cm) là ở công thức T3 ứng với liều lượng đạm có lượng đạm bón lót cao nhất và bón thúc 2 đợt nhẹ. Điều này chứng tỏ, liều lượng khác nhau đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều cao cây lúa; việc bón lót phân đạm cùng việc bón thúc đẻ nhánh và nuôi đòng (T2, T3) khiến chiều cao cây có xu hướng tăng lên và cao nhất là ở công thức có lượng bón lót phân đạm nhiều hơn (T3); mặt khác khi chỉ bón lót hoặc bón thúc đợt một tổng lượng phân đạm (T1, T4) thì chiều cao cây có chiều hướng tăng ít hơn theo mức phân bón lót lần lượt là không bón lót đạm (T1) và bón lót 100% lượng đạm (T4).

Trong theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao cây, thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một thông số quan trọng theo dõi sự sinh trưởng của cây lúa. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời vụ, giống, nhiệt độ, ánh sáng, phân bón, kĩ thuật gieo cấy và chăm sóc.

Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi theo định kì. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi CT 02-04SC 04-06SC 06-08SC 08-10SC 10-12SC

T1 16,89 11,49 12,16 12,26 10,49

T2 14,90 11,93 13,02 13,21 11,00

T3 15,51 12,23 13,68 13,73 11,91

T4 14,39 11,16 11,93 12,20 9,83

Kết quả theo dõi cho thấy, chiều cao cây của cả bốn công thức đều tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng.

Ở giai đoạn 2 - 4 tuần sau cấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của lúa Việt Lai 20 cao nhất là 16,89cm và thấp nhất là 14,9cm.

Giai đoạn 4 - 6 tuần sau cấy, tốc độ tăng trưởng của công thức T3 lại cao nhất là 12,23cm và thấp nhất ở công thức T4 với liều lượng lót 100% đạm.

Ở các giai đoạn tiếp theo, tốc độ tăng chiều cao cây của lúa Việt Lai 20 có chiều hướng tăng lên tại tất cả các công thức. Tốc độ tăng là cao hơn tại các công thức T2, T3 là các công thức có bón thúc đợt 2 đón đòng một lượng nhẹ và đều đạt cao nhất ở công thức T3. Giai đoạn 6 - 8 tuần sau cấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là 13,68 cm ứng với công thức T3. Giai đoạn 8 - 10 tuần sau cấy, tốc độ tăng cao nhất vẫn là của công thức T3 (13,73cm). Tốc độ tăng thấp nhất vẫn là công thức T4 ứng với liều lượng lót 100% đạm (12,2cm). Giai đoạn 10 - 12 tuần sau cây, chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng, cao nhất tiếp tục là công thức T3 là 11,91 cm và thấp nhất là 9,83cm của công thức T4.

Như vậy, qua kết quả thí nghiệm cho thấy, khi không bón thúc đẻ nhánh, bón đón đòng, hoặc không bón lót và bón thúc đón đòng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm và tăng chậm nhất khi không bón thúc đẻ nhánh và nuôi đòng (T4). Kết quả cũng cho thấy khi bón đầy đủ bón lót, bón thúc đẻ nhánh và làm đòng (T2, T3) thì chiều cao cây có xu hướng tăng ổn định hơn và tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng. Đồng thời, với lượng bón lót cao hơn ở công thức T3 là 50% lượng đạm, cây lúa có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w