Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm tới tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 39 - 41)

- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm tới tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõ

giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

Tốc độ tích lũy chất khô (CGR) là chỉ số quan trọng thể hiện về khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể ruộng lúa. CGR phụ thuộc vào các yếu tố: mật độ, chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là kết quả theo dõi tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Việt Lai 20 qua các giai đoạn theo dõi

CT Đẻ nhánh - Trước trỗ (g/m2) Trước trỗ - Chín sáp (g/m2) T1 10,34 5,72 T2 11,46 6,05 T3 11,71 6,23 T4 9,90 5,41

Đồ thị 4.5: Tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn theo dõi

Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy: Ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến trước trỗ, tốc độ tích lũy tăng với liều lượng tại các công thức T2, T3 (có bón lót, thúc đẻ nhánh và đón đòng) và cao nhất tại công thức T3. Còn với phương pháp chỉ bón một lần đạm (chỉ bón lót hoặc bón thúc đẻ nhánh) T1 và T4, tốc độ tích lũy thấp hơn và thấp nhất ở công thức T4 chỉ bón lót đạm. Tốc độ tích lũy biến động từ 9,9 g/m2 đất/ngày (T4) đến 11,71 g/m2 đất/ngày (T3).

Ở giai đoạn trước trỗ - sau chín, tốc độ tích lũy chất khô có xu hướng giảm ở cả 4 công thức. Tốc độ tích lũy chất khô vẫn biến động tương tự như giai đoạn đẻ nhánh - trước trỗ. Tại công thức T4, tốc độ tích lũy đạt thấp nhất là 5,41 g/m2 đất/ngày và cao nhất là 6,23 g/m2 đất/ngày.

Qua theo dõi tốc độ tích lũy chất khô của giống thí nghiệm, chúng tôi có nhận thấy: Liều lượng đạm khác nhau đều ảnh hưởng có ý nghĩa tới tốc độ tích lũy chất khô của các công thức. Tốc độ tích lũy có chiều hướng tăng từ giai đoạn từ đẻ nhánh tới trước trỗ và chậm lại ở giái đoạn trước trỗ - chín sáp. Khi chia lượng đạm cần bón ra bón vào các thời điểm quan trọng của cây lúa (đẻ nhánh và làm đòng) có tác dụng tăng tốc độ tích lũy chất khô cao hơn là chỉ bón một lần. Làm như vậy giúp cho hiệu lực và tác dụng của phân đạm được phân đều trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Tốc độ tích lũy chất khô của lúa Việt Lai 20 đạt cao hơn khi được bón với liều lượng T2 và T3

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w