1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

69 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Mặc dù chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tích cực xử lý song người dân vẫn phải chịu những tác động đáng kể, cụ thể là trong lúc gần 200ha đất nông nghiệp của

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập và tiếp thu những kiến thức nhất định Để

có được kết quả đó, ngoài sự nổ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được

sự động viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo trong nhà trường, sự giúp đỡ, chia sẽ của các anh chị và bạn bè

Xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị Hồng Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài khoa Khuyến Nông & Phát triển nông thôn đã giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Phú Diên và nhân dân thôn

Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Hai

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- TCVN 6773:2000 : Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.

- QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt

- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

- Bảng 1: Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn ……… 15

- Bảng 2: Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sông……… 18

- Bảng 3: Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰) của một số sông trong một số năm điển hình 18

- Bảng 4: Diễn biến độ mặn trung bình qua một số năm tại một số trạm quan trắc 19

- Bảng 5: Diễn biến mặn dọc theo một số triền sông ……….20

- Bảng 6: Tình hình sử dụng đất tại xã Phú Diên……… 30

- Bảng 7 Số hộ và số nhân khẩu theo các thôn……… 31

- Bảng 8: Diện tích đất nhiễm mặn ở thôn Kế Sung………

32 - Bảng 9: Các nguyên nhiễm mặn ruộng lúa tại thôn Kế Sung… 40

- Bảng 10: Tác động của nhiễm mặn đến tài nguyên đất………44

- Bảng 11: Tác động của nhiễm mặn đến cây lúa……… 45

- Bảng 12: Tác động của nhiễm mặn đến sinh trởng và phát triển của một số vật nuôi………47

- Bảng 13: Các kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn trong trồng trọt tại thôn Kế Sung……… 52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở xã Phú Diên…

……… 30

- Biểu đồ 2: Diễn biến nhiễm mặn qua các tháng trong năm tại thôn Kế Sung … ……… 36

- Biểu đồ 3: Lịch thời vụ của một số loại cây trồng chính ở thôn Kế Sung… ……….37

- Biểu đồ 4: Diễn biến mức độ nhiễm mặn trong thời gian qua tại thôn Kế Sung……….48

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ 29

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với trên 3.260 km đường biển, Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế biển Dân số các tỉnh ven biển chiếm khoảng 60% dân số cả nước Trong những năm gần đây, với chiến lược phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự xây dựng công trình và khai thác tài nguyên ven biển rất sôi động và diễn ra mạnh mẽ

Trong đó, titan được xem là nguồn "vàng đen", tuy nhiên việc khai thác titan bừa bãi, không theo quy hoạch cụ thể trong nhiều năm qua ở Thừa Thiên Huế đã làm phá vỡ cảnh quan môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái và ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển Và chính hoạt động đó đã biến xã Phú Diên, huyện Phú Vang vốn nghèo, nay bỗng trở nên nổi tiếng với diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang xếp hạng nhất nhì tỉnh Mặc dù chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tích cực xử lý song người dân vẫn phải chịu những tác động đáng kể, cụ thể là trong lúc gần 200ha đất nông nghiệp của 600 nông hộ bị bỏ hoang chưa có hướng giải quyết, thì những thửa ruộng lúa ít ỏi còn lại trên địa bàn thôn Kế Sung đang trở thành “ruộng chết” do bị nhiễm mặn trầm trọng [19], đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn

Nhận thức về giá trị của kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là khả năng đóng góp của nó vào phát triển bền vững, xóa đói và giảm nghèo đang dần được nâng cao ngay tại thời điểm mà những kiến thức này đang trong tình trạng bị đe dọa ở mức chưa từng có từ trước đến nay Tuy nhiên trong khi tài chính và khoa học công nghệ tiên tiến của tỉnh còn nhiều hạn chế thì việc nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn của người dân để thích ứng với nhiễm

mặn là giải pháp tối ưu [14] Đó cũng là lý do để tiến hành đề tài “Kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.”

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp

- Tìm hiểu các hình thức thích ứng với nhiễm mặn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu

Trang 7

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Thích ứng

2.1.1 Khái niệm

Đối với IPCC (1996) cho rằng: khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng có thể tự phát hay được chuẩn bị trước [11]

Nghiên cứu của Burton (1998) cho rằng: thích ứng với khí hậu là một quá trình mà con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại [4]

Theo Thomas (2007): thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những thay đổi điều kiện sản xuất [7]

Trong nghiên cứu này, thích ứng là các điều chỉnh trong cộng đồng và

cá nhân, hoặc những điều chỉnh dựa trên cộng đồng để đáp ứng những thay đổi điều kiện tác động theo thời gian Đó là những kinh nghiệm thực tiễn đã

và đang được người dân áp dụng trong điều kiện hiện tại, ngay tại địa phương của họ

2.1.2 Các nhóm phương pháp thích ứng

Có rất nhiều biện pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc đối phó với biến đổi khí hậu Báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm công tác II của IPCC đã đề cập mà miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau [10] Vì thế cần phân loại các biện pháp thích ứng theo khung tổng quát Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm [3]:

1 Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản: “ không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao hơn so với các rủi ro hay thiệt hại có thể

Trang 8

2 Chia sẽ tổn thất: Loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẽ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp Trong

xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay các cộng đồng nhỏ tương tự Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm cá nhân

3 Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường Đối với một số hiện tượng tự nhiên như: lũ lụt, hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đắp đập, đào mương, đắp đê) Đối với biến đổi khí hậu, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển

4 Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng

để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu

5 Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của biến đổi khí hậu làm cho sự tiếp tục các hoạt động kinh tế là không thể được hoặc rất mạo hiểm, người ta

có thể thay đổi cách sử dụng

6 Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là sự thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế Ví dụ, việc di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn với các loại cây trồng trong tương lai [4]

7 Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể phát triển bằng cách nghiên cứu lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng

8 Giáo dục thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi Những hoạt động đó trước đây ít được chú ý đến và ít được ưu tiên , nhưng nay tầm quan trọng của

Trang 9

chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như vậy, sự thích ứng diễn ra cả ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế,

xã hội của con người Thích ứng với biến đổi khí hậu điều quan trọng chính là

sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người ở mỗi vùng miền khác nhau Trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên cứu các tác động và biện pháp thích ứng với nhiễm mặn của cộng đồng ven biển Và nghiên cứu thích ứng ở đây chủ yếu là những hoạt động thực tiễn của nông hộ, những kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng trong điều kiện của vùng nghiên cứu

2.2 Nhiễm mặn

2.2.1 Khái niệm đất nhiễm mặn

Đất nhiễm mặn là đất gây ra do muối trong nước thủy triều hay từ các

mỏ muối, nồng độ các ion Na+, K+, Cl-, SO42-, CO32- trong đất bị nhiễm mặn cao dẫn đến áp suất thẩm thấu tăng, gây hại cho một số sinh vật sống trong đất và thực vật [1]

Khái niệm chung về đất nhiễm mặn: tất cả các loại đất đều có chứa một lượng muối tan nào đó Trong số đó có nhiều loại muối là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Tuy nhiên, khi số lượng các muối trong đất vượt quá một giá trị nào đó, thì sự phát triển, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây đều bị ảnh hưởng xấu, tới một mức độ tùy thuộc vào loại và

số lượng muối có mặt trong đất, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng , vào loại thực vật và các yếu tố môi trường Do đó khi đất chứa một lượng muối có ảnh hưởng đến năng suất thực vật thì đất đó gọi là đất mặn [8]

2.2.2 Nguyên nhân nhiễm mặn

Sự nhiễm mặn đang diễn ra trên toàn cầu do nhiều nguyên nhân Thật đáng ngạc nhiên, khi tưới tiêu chính là nguyên nhân hàng đầu của sự nhiễm mặn [5] Sự bay hơi và thoát hơi nước liên tục của cây cối diễn ra với tốc độ cao là do tưới tiêu Quá trình này đưa muối từ tầng sâu của đất lên trên, làm ô nhiễm đất trồng trọt Ở những vùng khô hạn, việc chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp đã chuyển muối từ nước ngầm vào trong đất Cuối cùng, sự dâng lên của mực nước biển đang làm tràn ngập các dải đất nông nghiệp vùng

Trang 10

duyên hải Hơn 15 năm trước, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong 230 triệu ha đất được tưới tiêu của thế giới có tới 45 triệu ha đất đã cho thấy hàm lượng muối tăng lên đáng kể, tức là gần 20% diện tích đất tưới tiêu toàn cầu

bị tác động bởi sự nhiễm mặn [5]

Mặt khác, một hiện tượng thường có ở các vùng khô hạn và bán khô hạn là sự có mặt của nước ngầm chứa muối Việc khai thác nước ngầm để tưới ruộng ngày càng tăng lên Đây chính là lý do làm đất bị nhiễm mặn Ngoài ra, do việc quản lý tưới tiêu chưa tốt, sau khi tưới mực nước ngầm dâng lên, ở một số khu tưới, mực nước ngầm thậm chí dâng lên với mức độ cao (1-2m/năm) Các loại nước ngầm như vậy thường bị khoáng hóa, sự dâng lên theo mao dẫn đã làm cho đất bị nhiễm mặn Đây là nguyên nhân chủ yếu gây mặn cho những đất được tưới [8]

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, sự thấm nước từ các sườn dốc cao hơn có thể gây mặn cho các vùng dưới dốc, nhất là khi nước trong đất thấm qua tầng đất có nhiều muối hoặc thấm qua các trầm tích biển [8]

Nước mặn xâm nhập là mối quan tâm lớn thường được tìm thấy trong tầng chứa nước ven biển trên khắp thế giới Nguyên nhân là do dòng chảy của nước biển vào tầng chứa nước ngọt chủ yếu bởi sự phát triển nước ngầm gần

bờ biển Trường hợp nước ngầm đang được bơm từ tầng chứa nước có trong kết nối thủy lực với biển, độ dốc có thể gây ra sự di cư của nước mặn từ biển vào đất liền, làm cho nước ngọt cũng không sử dụng được [4]

Nước mặn xâm nhập vào tầng chứa nước ngọt cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như biến động thủy triều, khí hậu lâu dài và thay đổi mực nước

biển trong hình thành đá ven biển và thay đổi theo mùa Hiện tượng nhiễm

mặn đất cũng liên quan đến các đặc tính của đất và môi trường làm mạch

nước ngầm dâng cao lên gần mặt đất [4]

Xâm nhập mặn cũng đã xảy ra tại các khu vực do mực nước bị hạ xuống bởi việc xây dựng kênh mương thoát nước [4]

Sử dụng đất trong nông nghiệp có thể tác động đến chất lượng đất nguyên sinh của nó thông qua ảnh hưởng đến mức độ và động học của muối ở trong đất [4]

Trang 11

Vùng có lượng mưa lớn và thảm thực vật dày có rễ sâu thì muối tích trữ trong đất ít và cho dù điều kiện có thuận lợi cho sự mặn hóa thì cũng không

có muối để phát triển mặn [4] Ngược lại, ở những nơi có khí hậu khô, sự tích trữ muối trong đất nhiều, thảm thực vật lại thưa thớt hoặc không có và rễ cây phát triển sâu và việc phát quang thảm thực vật cũng khó thay đổi được cân bằng nước để dâng mực nước ngầm lên mức cao nguy hiểm

Nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự [14] cho thấy, nguyên nhân nhiễm mặn ở vùng ven sông chủ yếu do hạn, nước biển xâm nhập vào các dòng sông, trong khi đó nhiễm mặn ở vùng cát ven biển là do bão, thủy triều và nước biển dâng theo các khe suối

Bên cạnh những nguyên nhân trên, thì nhiễm mặn còn xảy ra do hoạt động của con người như: [8]

-Xây dựng đường xá, đập, kênh mương, đê điều làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát tự nhiên dẫn đến ngập úng, dâng cao mực nước ngầm và làm đất bị mặn

- Sử dụng nước mặn để tưới nhưng không tiêu nước đầy đủ

- Quản lý tưới tiêu không tốt dẫn đến thấm nhiều, hay tưới quá mức làm đất bị mặn hóa và kiềm hóa

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, ví dụ chuyển từ đất rừng sang đất trồng cây nông nghiệp, chuyển từ đất trồng cây trồng cạn sang trồng lúa nước, hoặc để đất hoang hóa tạo điều kiện bốc mặn và tích lũy muối trên tầng đất mặn

2.2.3 Một số kinh nghiệm của người dân trong việc xác định đất, nước nhiễm mặn

Có thể nhận biết đất mặn ngoài đồng ruộng nhờ: [8]

- Sự có mặt của lớp váng muối màu trắng trên mặt đất ở trạng thái khô Lớp muối mỏng này có thể ướt, mịn hoặc cứng, có màu sáng hoặc tối tùy thuộc vào thành phần của nó Nếu chứa nhiều CaSO4 và CaCO3 thì bề mặt mịn, có bụi, trong khi sự hỗn hợp của NaCl và Na2SO4 tạo nên bề mặt có khối trắng dạng tinh thể MgCl2 góp phần tạo nên lớp váng sẫm, ẩm ướt

- Thực vật tự nhiên chủ yếu là các bụi cây nhỏ và một số thực vật ưa mặn

- Ở các cánh đồng được canh tác các loại cây mọc không đều và chậm phát triển, có màu xanh sẫm hoặc hơi xanh

Trang 12

- Dấu hiệu cây bị héo do thiếu nước ngay cả khi đất có đủ nước.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự thì người dân có thể nhận biết đất mặn ngoài đồng ruộng nhờ vào những kinh nghiệm sau [14]:+ Kinh nghiệm khi quan sát kết cấu, màu sắc và mùi vị của đất và nước

Đất canh tác có váng màu vàng khi có nước và có váng màu trắng khi không

có nước Khi đi trên mặt đất khô, nếu cảm thấy đất xốp hoặc có in bàn chân Màu nước đen và có mùi chua, tanh Nước sông vào ban đêm có ánh bạc lấp lánh Có nhiều bọt trắng trên mặt nước ở hai bên bờ sông Khi hạn, trên mặt đất có lượng muối màu trắng Khi hạn, đất sẽ rốp bề mặt Đất, nước có vị mặn

và mùi tanh của biển

+ Kinh nghiệm khi quan sát cây trồng, cây cỏ và rong rêu

Cỏ chỉ, cỏ gấu ven sông bị ngập nước, vàng úa và chết Có nhiều rêu hai bên bờ sông Nước bị nhiễm mặn tưới cho lúa sẽ làm cây bị úa vàng Đất nhiễm mặn thường chỉ có rau đắng Đất nhiễm mặn thường có các loại rêu Lá cây khoai lang bạc, màu trắng, gốc to và dòn hơn bình thường

+ Kinh nghiệm khi quan sát các sinh vật trong đất, nước

Xuất hiện sứa, nuốt, cua và một số loài tôm, cá nước mặn xuất hiện trên sông, khu vực đất canh tác Đất bị mặn không có giun đất sinh sống Bắt được nhiều con chắt chắt trên sông, nếu chắt chắt nhiều thì sông nhiễm mặn càng cao Xuất hiện nhiều hà ở các gốc tre, gốc cây ngập nước ven sông Trâu bò, thường liếm trên bề mặt đất nhiễm mặn

Ở mỗi vùng miền khác nhau thì người dân lại có các kinh nghiệm xác định đất, nước nhiễm mặn khác nhau, cũng tồn tại những địa bàn dân cư không có những hiểu biết nhất định về việc xác định đất, nước nhiễm mặn

Đó là một trong những khó khăn trong quá trình thích ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của hộ

2.3 Thích ứng với nhiễm mặn

2.3.1 Ngăn chặn nước mặn xâm nhập

Ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào khu vực đất sản xuất bằng việc đắp đập ngăn mặn chắn ngang các dòng sông và các nhánh sông đi qua vùng đất sản xuất Đắp hệ thống đê bao chạy dọc theo các dòng sông để khi nước mặn dâng cao không tràn vào vùng đất đang sản xuất Bên cạnh đó việc đào hồ,

Trang 13

nạo hối dự trữ nước tưới, khoang giếng chống mặn và hạn, bảo vệ các đập ngăn mặn , theo dõi nước tưới lấy cho đồng ruộng là những kinh nghiệm nhằm ứng phó với nhiễm mặn đồng thời cũng tăng cường khả năng thích ứng với nhiễm mặn của người dân [14].

Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng nơi có mưa bão thường xảy ra Người dân thường phải đắp những con đê dài và rộng bao quanh bờ biển để khai hoang các vùng đất mới Những con đê này rộng khoảng 10m và bao quanh những vùng đất khoảng 10.000 ha, dọc theo những con đê này cần đào những con kênh sâu để tránh nước biển thấm vào vùng đất mới khai hoang Trong ba năm đầu ở vùng đất mới khai hoang này người ta trồng những loại cây có tính chịu mặn cao Sau đó người ta trồng lúa khác nhau Việc kết hợp phân hữu

cơ, trấu và các loại silicat hòa tan khác sẽ có hiệu quả cao đối với việc tăng

năng suất lúa [8].

Trên các vùng đất mặn ở xa nguồn nước ngọt bà con nông dân đã đắp những con đê nhỏ (rộng khoảng 0,7-1,4m) bao quanh các cánh đồng khoảng

2-4 ha để kiểm soát sự xâm nhập mặn [8].

Ngăn chặn nước mặn xâm nhập là một việc làm cần thiết để có thể làm giảm độ mặn, đảm bảo cho sản xuất Ở mỗi vùng, mỗi điều kiện sản xuất khác nhau thì người dân lại có các biện pháp ngăn nước mặn xâm nhập khác nhau,

đó cũng là lý do tiến hành đề tài nghiên cứu này

2.3.2 Hạn chế độ mặn và rửa mặn cho đất

Rửa mặn bằng nước mưa hay nước tưới là con đường duy nhất để loại

bỏ muối thừa ra khỏi đất Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu việc tiêu nước thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ các muối tại các vị trí chứa nhiều muối Để thực hiện biện pháp này cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để đưa nước vào các cánh đồng rửa mặn sau đó tiêu nước đi Việc rửa mặn phải được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện về nguồn nước ngọt sẵn có Song song với việc rửa mặn cần tiến hành tiêu nước ngầm,

hạ thấp mực nước ngầm xuống dưới mức cho phép [8]

Ngoài ra, có thể phát triển các giếng bơm (sâu 20-60m) để tận dụng các nguồn nước ngầm để tưới và xây dựng các hệ thống công trình tưới tiêu bao

Trang 14

gồm các dạng kết hợp khác nhau của giếng- mương- rảnh và kênh để có thể rửa mặn cho đất [8]

Mặt khác, có thể sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng [8]

Ở Indramayu, thuộc Indonesia nông dân đã làm các luống đất rộng 1,6m và các luống này cách nhau khoảng 0,5m, giữa các luống là các rảnh có

1,2-độ sâu 0,5-0,6m Người ta cho nước vào rảnh có 1,2-độ sâu khoảng 0,15-0,20m

để các lớp đất trên mặt rảnh không bị mặn Nông dân vùng Sei Kakap cũng áp dụng cách làm tương tự Họ trồng khoai lang trên các luống cách nhau khoảng 1,5-2m Họ trồng cả cây ăn quả trên đất đó Trước khi gieo lúa người

ta phá tất cả các luống đó sang bằng và đốt tất cả cỏ dại Họ trồng lúa mà

không cần làm cỏ, sục bùn [8] Ngoài ra, một hệ thống đê ngăn triều được sử

dụng để kiểm soát nước và độ mặn của nước để mở rộng và thâm canh lúa, đặc biệt là ngô và đậu tương Nước mưa được giữ càng nhiều càng tốt trong hệ thống nhờ ngăn tất cả các dòng chảy ra khỏi đảo nhờ việc xây dựng các đê dọc theo bờ biển và các công trình tràn ở cửa lạch và kênh, có các kênh tưới tiêu riêng biệt để vận hành hệ thống cần có máy bơm để phục vụ tưới và tiêu [8]

Kinh nghiệm phổ biến nhất của người dân theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự là trước khi vào sản xuất, cần cày ải và phơi khô đất, đưa nước vào ngâm 1-7 ngày sau đó tháo ra, việc này được làm khoảng 2-3 lần Khi ruộng lúa bị nhiễm mặn thì trổ nước ngọt vào để rửa mặn Sau đó xới xáo đất và để khoảng từ 1-2 ngày cho mặn bốc hơi Tiếp tục trổ nước vào để rửa mặn 2-3 lần nữa Khi rửa mặn cho đất sẽ làm cho chất dinh dưỡng của đất bị rửa trôi, cây trồng yếu nên phải chú ý chăm sóc Bón phân chuồng, đạm, lân

và vôi kết hợp vun gốc để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, giúp cây trồng phục hồi và sinh trưởng Những năm gần đây người dân còn dùng thêm các chế phẩm sinh học bón phân qua lá để cây chóng hồi phục [14]

2.3.3 Xác định khu vực và thời vụ sản xuất

Thời vụ sản xuất quyết định đáng kể đến năng suất của cây trồng, do nhiễm mặn nặng nhất vào mùa khô nên vào vụ sản xuất này ta phải tính toán

Trang 15

thời điểm xuống vụ hợp lý nhất để hạn chế thiệt hại cho nông hộ đến mức thấp nhất.

Theo GS.Đào Xuân Học thì nông dân ở đồng bằng sông Mêkông đã có thể thu hoạch hai vụ lúa vào mùa mưa kéo dài nhờ trồng hai vụ lúa ngắn ngày bằng cách áp dụng kỹ thuật sạ khô Sau khi thu hoạch lúa vụ hè, đất được cày lên để cắt đứt mao mạch không cho nước ngầm dâng lên Ngay trước khi mùa mưa bắt đầu đất đai được chuẩn bị và chia thành các luống và giữa các luống có các rảnh tiêu nông (sâu 20cm) Bà con nông dân gieo hạt giống Khi có mưa, muối được rửa đi vào các rảnh tiêu và các hạt lúa có thể nảy mầm Vụ lúa thứ hai tiếp theo vào giữa mùa mưa và được thu hoạch vào đầu mùa khô[8]

Xác định khu vực sản xuất là một việc làm quan trọng quyết định năng suất cây trồng, từ thực tiễn luân canh cây trồng vật nuôi tại các tỉnh ven biển miền bắc người ta đã đúc kết công thức kinh nghiệm: lúa lấn cói, cói lấn cá, cá lấn biển Tức là, trên các vùng đất mặn sát biển nhất thì nuôi trồng thủy sản tiếp theo thì trồng cói và các loại cây chịu mặn, trong cùng thì trồng lúa [8]

Theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến ở Quảng Trị cho thấy, do tính đặc thù của mỗi vùng đất sản xuất nên vụ Hè-Thu, người dân đã linh động xuống

vụ sớm hơn 5 ngày so với lịch thời vụ Vào mùa mưa bão, thời điểm nhiễm mặn nặng, người dân không trồng trọt Việc này nhằm tránh các thiệt hại do nhiễm mặn gây ra cho sản xuất [14]

2.3.4 Sử dụng cây trồng, vật nuôi phù hợp

Đi kèm với lịch thời vụ thì các loại cây, con giống thích ứng với mặn cũng được người dân tìm kiếm, lựa chọn để sản xuất Trong việc đa dạng hoá cây trồng vùng ven biển thì bên cạnh biện pháp tích cực ngăn mặn, tiếp ngọt

để duy trì sản xuất nông nghiệp, thì việc bố trí cây trồng phù hợp và hiệu chỉnh kỹ thuật canh tác cũng là một biện pháp rất hữu hiệu, linh hoạt có thể áp dụng nhanh, ít tốn kém và mọi người dân có thể tham gia làm được

Về giống lúa chịu mặn, hiện nay chúng ta đã có một số giống lúa địa phương, mà điển hình là giống lúa một bụi đỏ được nông dân trồng ở các vùng ven biển ĐBSCL theo mô hình tôm – lúa Tuy nhiên, những giống lúa địa phương vùng ven biển chỉ chịu được độ mặn tối đa từ 2-3‰ Do đó, việc nghiên cứu những giống lúa có khả năng chịu mặn cao hơn mà vẫn đảm bảo

Trang 16

được năng suất, chất lượng tốt vẫn đang được nhiều Viện, Trường triển khai thực hiện [16].

Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, đến nay, Viện

đã tìm được trên 30 dòng lúa có khả năng chịu mặn Hiện tại, Viện Lúa đang tiến hành thanh lọc trong nhà lưới và thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Và đã có 15 giống đã được đưa vào sản xuất đại trà tại các tỉnh ven biển thuộc bộ giống OM 5464, 2488, 2818, 6379,

6677, 6074, 4276, 6690, 5651, 6521, 5199ĐB, 576, 2517, 5472, 6561 Qua thực tế cho thấy những giống này có ưu điểm kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, ổn định từ 5 - 7 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt, đạt chuẩn xuất khẩu và đang được Cục Trồng trọt khuyến khích nông dân sử dụng rộng rãi trong điều kiện nước mặn xâm nhập và tình hình khô hạn như hiện nay Nhìn chung, công tác nghiên cứu các giống lúa chịu mặn đang có triển vọng, và chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được những giống lúa có khả năng chịu mặn tới 5-6‰ Đối với những vùng nhiễm mặn không trồng được lúa thì chuyển sang trồng sắn, ớt, ngô

Bên cạnh đó, cây khoai lang sinh trưởng tốt, năng suất cao nên cũng được người dân lựa chọn đưa vào sản xuất Từ kinh nghiệm thực tế người dân

đã lựa chọn được một số giống cây ngắn ngày chống chịu với vùng đất nhiễm mặn nhẹ như khoai Chỉa Đỏ, Đà Nẵng ruột tím, trắng Tân Kỳ Kỹ thuật lên luống để hạn chế tác động của nhiễm mặn và ngập úng cũng được người dân đặc biệt quan tâm [14]

Nhằm phòng tránh diễn biến bất lợi của hiện tượng nhiễm mặn, người chăn nuôi cần phải khắc phục tình trạng thiếu nước Đặc biệt tránh cho gia súc, gia cầm uống nước nhiễm mặn có nồng độ vượt mức cho phép Cần có các biện pháp trữ nước ngọt và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm Trong đó, chúng ta có thể áp dụng một số cách với chi phí thấp, nhưng mang lại hiệu quả cao như [12]:

- Tiến hành nạo vét và đắp bờ bao cục bộ trong ao, mương vườn để chứa dự trữ nước ngọt, hoặc có thể trữ nước ngọt bằng túi nylon để trong mương vườn với kích thước túi tùy theo điều kiện và chiều dài của ao

Trang 17

- Chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát Thường xuyên quét dọn chuồng, có biện pháp thu gom và xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, xây hầm biogas,… Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng và khu vực xung quanh bằng các dung dịch sát trùng như: Biodine, Virkon, Vime-Iodine,… nước vôi hay vôi bột Để phòng chống nắng nóng do nhiệt

độ, ẩm độ cao trong chuồng nuôi chúng ta cần giảm mật độ nuôi so với mật

độ khuyến cáo Đặc biệt là gia súc, gia cầm nuôi nhốt Tăng cường làm mát chuồng nuôi Đối với gia cầm, tránh gây xáo trộn đàn Tăng cường bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần thức ăn Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát,

bổ sung vào nước uống các loại vitamin C, B.Complex, chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt cho gia súc, gia cầm Trong trường hợp nước ngọt không đủ dùng cho gia súc, gia cầm thì người nuôi có thể pha nước ngọt lẫn mặn dưới mức cho phép để vật nuôi sử dụng Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi, nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu khác thường để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời Chủ động tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gia súc, gia cầm theo quy trình vacxin thú y tại địa phương

Như vậy, biện pháp dự trữ nước ngọt và chăm sóc quản lý vật nuôi tốt trong tình trạng nắng nóng và nước mặn xâm nhập và thiếu nước ngọt như hiện nay sẽ mang lại hiệu quả trong chăn nuôi Đồng thời cũng góp phần hạn chế xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi

2.3.5 Thay đổi hệ thống canh tác

Cây trồng được canh tác trong thời điểm có nước ngọt được luân canh với cá, tôm nuôi trong mùa có nước mặn hay lợ Việc luân canh nuôi tôm, trồng lúa vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm và nhiễm mặn, đồng thời, năng suất cũng tăng lên Hiện nay, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thực hiện hệ thống canh tác này như mô hình lúa – tôm sú, lúa – cá nước lợ… đem lại năng suất cao [16]

Canh tác theo hệ thống mới sẽ tạo điều kiện cho người dân đảm bảo sản xuất và thu nhập ổn định, đây cũng hình thức thích ứng đối với tình hình nhiễm mặn ngày càng gia tăng như hiện nay

Trang 18

2.3.6 Trồng loại cây có nhu cầu nước ít

Khi mặn xâm nhập thì nước ngọt phục vụ cho sản xuất trở nên khan hiếm, nên chọn trồng những loại cây có nhu cầu nước ít Chẳng hạn như trồng lúa cần cung cấp nước nhiều gấp hai lần so với trồng cây bo bo hay bắp [16]

Nhiễm mặn không ngừng tấn công vào nội đồng, lượng nước ngọt ngày càng khang hiếm, đã gây không ít khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, do vậy việc thay đổi giống cây trồng có nhu cầu nước ít, đó cũng là một kinh nghiệm thích ứng cần được nhân rộng trong cộng đồng ven biển, nơi mà nhiễm mặn đang là vấn đề gây báo động

2.3.7 Tăng cường khả năng kháng mặn cho cây

Trong trường hợp cây bị nhiễm mặn, bằng biện pháp kỹ thuật canh tác

có thể gia tăng khả năng kháng mặn cho cây như phun một số hóa chất lên lá, bón dưỡng chất đối kháng mặn, cung cấp phân bón qua lá, sử dụng màng phủ nông nghiệp và gia tăng ẩm độ trong vùng sản xuất [16]

Nông dân sống ở vùng ven biển là người trực tiếp chịu tác động của nhiễm mặn, tuy nhiên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, cũng như những công nghệ mới trong sản xuất còn hạn chế Do vậy, công tác tập huấn cần được tăng cường nhằm mục đích làm tăng khả năng ứng phó và thích ứng với nhiễm mặn của người dân

2.4 Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

2.4.1 Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Sự cố của xâm nhập mặn đã được phát hiện vào đầu năm 1845 ở Long Island, New York [4] Và đến năm 1960 các tầng chứa nước ven biển của Trung Quốc đã được nghiên cứu xâm nhập mặn Với một khu vực chuyển tiếp 1,5-6,0 km [4]…

Bên cạnh đó, nhiễm mặn đã tác động đặc biệt đến các quốc gia chậm phát triển ở những vùng khô cằn như Pakistan, Ấn Độ, Ai Cập, Tuynidi, Pêru, Bôlivia, và cả I-rắc [5] Dự báo diện tích nhiễm mặn sẽ tăng gấp đôi sau 25

năm ở tây Australia [4] Do sự có mặt của nhiều muối trong các tầng đất

Trang 19

phong hóa sâu và việc phát quang của thảm thực vật tự nhiên đã làm cho mực nước ngầm dâng rất cao, hình thành tầng chứa nước ở nơi mà trước kia không

hề có và nhiễm mặn mạnh mẽ đang diễn ra tại khu vực này

Như vậy, nhiễm mặn đã có mặt trên hầu hết các châu lục nhưng đến nay vẫn chưa có các số liệu chính xác về diện tích đất mặn trên thế giới mà chỉ có ước tính của các nhà khoa học đất trên thế giới Dregne (1977) đã ước tính có khoảng 2 tỷ ha đất bị nhiễm mặn Massoud (1974) đã ước tính thế giới

có 932 triệu ha đất mặn, trong đó có 316 triệu ha ở các nước đang phát triển Balba (1980) ước tính tỏng diện tích bị mặn hóa và kiềm hóa khoảng 600 triệu ha Theo Dual và Purnell (1986) các đất mặn chiếm khoảng 75 diện tích đất trên thế giới [8]

Ngoài ra, Theo FAO và quản lý đất đai và nhà máy dinh dưỡng dịch vụ thì có trên 6% diện tích đất của thế giới bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm mặn (Bảng 1)

Bảng 1: Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn (triệu ha)

Khu vực

Tổng diện tích

(Nguồn: FAO và Quản lý đất đai nhà máy dinh dưỡng dịch vụ, 1993)

Các muối hạn bị ảnh hưởng liên quan đến đất mặn hoặc đất cát và bao gồm hơn 400 triệu ha, trong đó có trên 6% diện tích đất trên thế giới (Bảng 1) Phần lớn đất đai của thế giới không phải là canh tác, nhưng một tỷ lệ đáng kể của đất canh tác là bị ảnh hưởng muối Trong 230 triệu ha hiện tại của đất tưới tiêu thì 45 triệu ha là bị ảnh hưởng muối (19,5%) và của 1.500 triệu ha

Trang 20

thuộc nông nghiệp vùng đất khô hạn, 32 triệu người bị ảnh hưởng của muối với các mức độ khác nhau (2,1%)

Hầu hết các cây trồng rất nhạy cảm với độ mặn gây ra bởi nồng độ muối cao trong đất Chi phí của độ mặn để sản xuất nông nghiệp ước tính dè dặt được khoảng 12 tỷ USD/năm, và dự kiến sẽ tăng lên khi đất tiếp tục bị ảnh hưởng Bên cạnh chi phí tài chính rất lớn của việc duy trì sản xuất trên đất mặn thì độ mặn còn tác động nghiêm trọng trên cơ sở hạ tầng, nguồn nước, và trên cơ cấu xã hội và sự ổn định của cộng đồng [4] Như vậy, độ mặn là một trong những yếu tố môi trường nghiêm trọng nhất hạn chế năng suất của cây trồng nông nghiệp, sự xuất hiện của nó đã làm tăng đáng kể chi phí sản xuất

Đặc biệt là khi độ mặn tăng sẽ ảnh hưởng đến lượng muối trong các con sông là nguồn nước cho con người và công nghiệp sử dụng [4] Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, lượng nước ngọt ngày càng khan hiếm thì đây là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia

Thiệt hại của nông nghiệp gây ra bởi độ mặn khó có thể đánh giá chung nhưng ước tính được đáng kể và dự kiến sẽ tăng theo thời gian [4]

Một báo cáo gần đây của Úc (1999) ước tính rằng thiệt hại sản xuất do

độ mặn và mực nước ngầm tăng khoảng 84 triệu USD/năm và mất vốn của đất đã được xác định khoảng 450 triệu USD Ngoài ra nông dân phải đối mặt với chi phí dự phòng của đất quản lý Cấp muối tăng đang xảy ra tại nhiều sông suối ở phía nam của lục địa, dẫn đến suy thoái môi trường ước tính khoảng 26 triệu USD và chi phí để xử lý nước trong khoảng 40 triệu USD/năm Thiệt hại cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ và đường ống dẫn được ước tính khoảng 65 triệu USD/năm

Qua đó ta thấy, nhiễm mặn đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp, làm suy thoái môi trường, làm tăng chi phí sản xuất cũng như chi phí tu bổ các công trình Trong phạm vi của nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu nhiễm mặn đã tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp mà cụ thể ở đây là tác động của nhiễm mặn tới trồng trọt, chăn nuôi

Trang 21

2.4.2 Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam

2.4.2.1 Tình hình nhiễm mặn ở Việt Nam

Hiện tượng nhiễm mặn đã xuất hiện và có những tác động ngày càng rõ nét trên nhiều vùng miền của cả nước, tập trung nhiều nhất là ở các vùng ven sông, ven biển

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, năm 2011, độ mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung thấp hơn cùng kỳ năm 2010 Độ mặn cao nhất năm 2011 rơi vào khoảng tháng 3 đến giữa tháng 4 Tại các sông chính vùng này, độ mặn 4‰ (gây hại cây trồng) xâm nhập sâu 30-40 km tính

từ cửa sông

- Về tình hình xâm nhập mặn ( S‰):

+ Đầu tuần dao động triều mạnh (2,4 m – ngày 1/4), cuối tuần dao động triều trung bình yếu (1,5m-ngày 9-10/4), xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn-Đồng Nai đạt đến mức lớn nhất năm, xâm nhập mặn vào các sông rạch vùng hạ lưu Nhà Bè, vùng phía tây huyện Bình Chánh luôn ở mức cao nhất và ít thay đổi.+ Hệ sông Nhà Bè-Đồng Nai: mức mặn 5‰ - 6 ‰ dao động trên vùng cửa sông Sài Gòn-Đồng Nai, mức mặn 5‰ đã xuất hiện xung quanh khu phà Cát Lái từ cuối tháng 2 và luôn ở mức cao

+ Hệ sông Sài Gòn: xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn ở mức cao, độ mặn tại Thủ Thiêm dao động xung quanh 4‰, tại Rạch Tra khoảng (1‰-2‰), độ mặn tại cầu Điện Biên Phủ đến 3,0‰

+ Khu vực Bình Chánh: mức mặn 11‰ vượt qua khu vực cầu Ông Thìn, ổn định ở mức cao và xấp xỉ kỳ cuối tháng 3 Khu vực kênh đôi, kênh Tẻ nhiễm mặn 3-5‰, kênh Xáng, kênh An Hạ, kênh A, B, C nhiễm mặn 2-3‰

+ Khu vực nội thị quận 1, 2, 3 và nội đồng quận 9: do nước nguồn cạn, dao động thủy triều đẩy mạnh hơn nên xâm nhập mặn vào vùng Cát Lái và nội thị xấp xỉ kỳ cuối tháng 3

Trang 22

Bảng 2: Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sông

Sông Trung bình (km) Cực đại (km) Cực tiểu (km)

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)

Như vậy, khoảng cách xâm nhập mặn trên sông Thái Bình là dao động mạnh nhất (từ 5-28km), tuy nhiên ở sông Hồng thì ít dao động hơn (10-14km) Trong khí đó, hệ thống đo mặn vùng đồng bằng sông Hồng có 36 trạm

đo [9] Độ mặn lớn của sông Hồng phần lớn rơi vào tháng 1, còn ở các sông Thái Bình thường vào tháng 3 Bên cạnh đó, trên hầu hết các sông độ mặn trung bình tháng lớn nhất thường xảy ra vào tháng 2 và tháng 3 Đây là thời điểm lưu lượng nước đến nhỏ trong khi nhu cầu nước dùng cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và công nghiệp lại lớn nên lưu lượng còn lại nhỏ, mực nước sông thấp so với nước triều biển cùng thời điểm Do vậy chiều sâu xâm nhập mặn trung bình với độ mặn 1‰ và 4‰ dài nhất là trên các phân lưu của sông Thái Bình, rồi đến sông Ninh Cơ, sông Hồng và sông Đáy [9]

Bảng 3: Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰) của một số sông trong một số năm điển hình

biển (km)1962 1963 1964 1965 1966Sông Hồng Hà Nội (Q m3/s) 1.170 720 1.150 1.000 958Văn Úc Trung Trang 35,00 0,33 2,74 1,27 0,93 3,44Kinh Môn An Phụ 43,00 0,032 4,40 0,81 0,10 0,07Kinh Thầy Cửa Cấm 21,00 23,60 26,00 24,80 23,20 24,70

Cao Kênh 30,00 7,00 19,90 16,90 5,00 19,60Sông Mới Tiên Tiến 21,00 6,91 15,00 9,01 13,90 14,70

Thái Bình Đông Xuyên 8,00 14,10 26,90 21,40 24,20 23,10

Cống Rỗ 23,00 4,46 11,20 6,27 10,01 11,50Lai Vu Quảng Đạt 46,00 0,028 0,16 0,29 0,08 0,20

Trang 23

Sông Trạm đo Cách

biển (km)1962 1963 1964 1965 1966

Định Cư 7,00 13,60 25,30 17,00 25,10 27,50Ngũ Thôn 15,00 1,68 18,35 9,17 8,33 15,00

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)

Bảng 3 cho thấy độ mặn lớn nhất vào mùa khô và các sông càng gần

biển thì độ mặn càng lớn, như sông Trà Lý có trạm đô Định Cư cách biển

7km thì độ mặn cao từ 13,6‰ đến 27,5‰ Còn đối với sông La Vu thì độ

Cửa Cấm Kinh Thầy 5,98 7,29 8,01 8,27 9,38 7,50 4,93 5,17

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)

Bảng 4 cho thấy độ mặn trung bình diễn biến bất thường qua các năm

cụ thể là từ năm 1965 đến năm 1980, cụ thể dao động từ 0,1‰ (sông Luộc,

trạm đo Quý Cao năm 1967) đến 13,8‰ (sông Hồng, trạm đo Ba Lạt năm

1968)

Trang 24

Độ mặn trên các sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa khô và sau đó giảm dần đến cuối mùa Sự thay đổi này có liên quan tới dòng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về Độ mặn trung bình lớn nhất trong mùa kiệt thường xuất hiện vào tháng 3, chiếm khoảng 64,5% các trạm

đo, tháng 1 chiếm 32,2% Độ mặn ở sông Hồng đạt cực đại vào tháng 1, nhưng ở sông Thái Bình, độ mặn cực đại lại xuất hiện vào tháng 3 [9]

Bảng 5: Diễn biến mặn dọc theo một số triền sông (‰)

An Bài Kinh Thầy 0,06 Thuyền Quang Trà Lý 0,03Bến Triều Kinh Thầy 0,65 Ngũ Thôn Trà Lý 0,85

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)

Bảng 5 cho ta thấy cùng một con sông nhưng ở các trạm đo khác nhau thì độ mặn lại diễn biến khác nhau, cụ thể sông Kinh Thầy có 5 trạm đo, độ mặn tại 5 trạm dao động từ 0,06‰ đến 8,44‰, hay nói cahs khác là độ mặn ở trạm đo Cửa Cấm gấp 140 lần độ mặn của trạm đo An Bài, tương tự ở sông Trà Lý độ mặn của các trạm đo cũng chênh lệch khá rõ, 0,03( trạm Thuyền Quang) và 6,41( trạm Định Cư) Tại sông Đáy là khoảng cách chênh lệch về

độ mặn tại các trạm đo có giảm, cụ thể là 0,97( trạm Chắt Thành) đến 2,48 (trạm Phú Lễ) chỉ gấp 2,6 lần

2.4.2.2 Tác động của nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp:

Trang 25

của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước vào đất [18] Cây không hấp thu được nước nhưng quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý.

Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân quan trọng nhất gây hại cho cây trồng trên đất mặn [18]

Mặn ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây:

- Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài…

- Sự tổng hợp xytokinin bị ngừng vì rễ là cơ quan tổng hợp phithormon nay nên cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất

- Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng Do thiếu P nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng

- Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ…

- Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ Quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin

và amit trong cây…

+ Kìm hãm sinh trưởng

Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất Trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng suất nhiều hay ít [18]

Tình trạng mặn xâm nhập sớm và sâu vào đất liền ngay từ những tháng đầu năm đang gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi tôm, cá tra, nhuyễn thể của tỉnh Bến Tre [20] Và theo Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, trong mùa khô năm nay, từ tháng Hai đến tháng Năm, nước mặn xâm nhập sâu 70km tại Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 26

Nước mặn gây hại cây trồng (trên 4‰) đã xâm nhập sâu 30km, đến ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang Ngoài ra, nước mặn gây hại cho cây trồng cũng đã xâm nhập đến khu vực An Thạnh

(Sóc Trăng), sâu 35km [21] Theo ngành trồng trọt, diện tích lúa đông xuân

2010 – 2011 của các tỉnh ven biển là Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn Diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn cao nhất, khoảng 100.000 ha, chiếm 16 % diện tích canh tác lúa của các tỉnh này và chiếm 40% diện tích toàn vùng [22] Nhiễm mặn đã gây những tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, diện tích xâm nhập mặn ngày càng tăng và đi kèm theo đó

là diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ven biển miền trung và Nam Trung Bộ nơi

mà nhiễm mặn và hạn hán đang là vấn đề nổi bật

Theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự [14]: nhiễm mặn làm

mất chất dinh dưỡng, chai cứng và chua Diện tích sản xuất bị thu hẹp Cây trồng kém phát triển Tác động cụ thể của nhiễm mặn đến một số loại cây trồng như sau:

(1) Lúa: lúc còn nhỏ mà bị mặn thì chết; đang sinh trưởng, gặp mặn lá vàng,

rễ kém phát triển và có khi bị chết nếu mặn nặng; khi lúa trổ bị mặn sẽ bị khô đòng, lúa không ngậm sữa, hạt gạo xép

(2) Khoai lang: lá bạc màu, thậm chí khô lá; giảm sinh trưởng và phát triển; rễ

củ không phát triển nên không có củ; mất mùa nếu mặn nặng

(3) Môn: lá chuyển sang màu vàng và thối lá, củ, rễ, thân và chết

(4) Đậu đỏ: lá rất dày, không ra hoa nên không có quả; ra hoa ít, trái ít; có ra hoa, có trái nhưng không có hạt; nếu có trái thì trái bị sâu bệnh; nếu có trái thì trái ngắn

Như vậy, khi mặn xâm nhập sẽ làm giảm đáng kể năng suất cây trồng, đặc biệt vào vụ hè thu, khi mà lượng mưa khan hiếm thì nhiều cánh đồng nhiễm mất trắng vì “chết mặn” Do vậy cần có những năng lực ứng phó và thích ứng với nhiễm mặn để có thể phần nào làm giảm tác động của nó, đảm bảo sản xuất và quan trọng hơn là đảm bảo an ninh lương thực

Tác động đến chăn nuôi:

Trang 27

Đối với vật nuôi, nước uống liên quan đến quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể Nước giúp tiêu hóa thức ăn và bài tiết loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể, giúp vật nuôi tăng trọng và phát triển tốt Vì vậy, chúng

ta cần giải quyết tốt vấn đề nước uống cho vật nuôi về số lượng lẫn chất lượng Theo tổ chức FAO, lượng nước ngọt có độ mặn không quá 1‰ Riêng chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có độ mặn nhỏ hơn 0,4

‰, nếu độ mặn cao hơn 2‰ , thì nguồn nước coi như bị nhiễm mặn Do đó, nước uống dùng trong chăn nuôi, thì giới hạn độ mặn, cụ thể như sau: heo nhỏ hơn 4‰ ; gà, vịt nhỏ hơn 2‰ ; bò nhỏ hơn 7‰ Vì vậy, nếu nước kém chất lượng, nước bị nhiễm mặn, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức đề kháng bệnh của vật nuôi [12]

Ngoài ra, nhiễm mặn làm cho chăn nuôi lợn, trâu, bò thiếu thức ăn như: rau xanh, cỏ các loại, rơm rạ Làm cho gia cầm thiếu nguồn và giảm số loại thức ăn (giun đất, côn trùng) Các vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh

tụ huyết trùng, dịch tả, dịch tai xanh, khi sức khỏe vật nuôi bị giảm sút [14] Như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến trồng trọt, nhiễm mặn còn có những tác động tiêu cực đến chăn nuôi như: làm cho chăn nuôi thiếu nguồn thức ăn, nước uống năng suất chăn nuôi bị giảm

Tác động đến nuôi trồng thủy sản:

Ông Nguyễn Thành Công, Trưởng ban quản lý vùng nuôi tôm ở xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại - một trong ba huyện chịu nhiều tác động mạnh nhất của xâm nhập mặn của tỉnh - cho biết, nồng độ mặn tăng nên làm trể lịch thời vụ thả tôm theo quy định Nguyên nhân là do tình trạng nước mặn xâm nhập Độ mặn trong nước đã lên cao đến 40‰, gấp đôi độ mặn thích hợp cho tôm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, làm tôm chậm lớn, và làm tăng gánh nặng chi phí cho người nuôi mặc dù giá tôm đã tăng trung bình 15-20% trong năm qua

Bên cạnh đó, mặn xâm nhập ngày càng rõ nét với độ mặn ngày càng cao

đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vật nuôi “Cách đây vài năm, người nuôi quảng canh chỉ mất tối đa 4 tháng để tôm lớn đạt cỡ 30-40 con/kg, nhưng nay phải mất đến 6 tháng do mặn xâm nhập Với nuôi tôm công

Trang 28

nghiệp, tình trạng cũng tương tự, thời gian nuôi kéo dài và giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh đã trở thành gánh nặng của người nuôi” ông Công nói.

Như vậy, xâm nhập mặn với nồng độ cao làm kéo dài thời gian sinh trưởng và làm giảm năng suất đã gây ra nhiều khó khăn cho các hộ nuôi

2.4.3 Tình hình chung về nhiễm mặn tại Thừa Thiên Huế

Hạn, xâm nhập mặn là những hiện tượng thường xảy ra hàng năm, nhất

là trong những năm có hiện tượng El Nino ở Thừa Thiên Huế Khoảng cách lớn nhất mà độ mặn xâm nhập vào sông Hương quan trắc được là khoảng 30km Do sông Hương tính ngược từ cửa biển Thuận An, chỉ cách thành phố Huế chừng 10km, nên nước mặn rất dễ xâm nhập Xâm nhập mặn gây hậu quả tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái ở vùng đất thấp ven sông Hương, sông Bồ Diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.000-2.500

ha [2] Tuy không gây ra chết người nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành dân sinh, kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sức khoẻ Vì nó uy hiếp trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của dân cư thành phố và các huyện lân cận

Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như 1977, 1993-1994,

1997-1998, 2002 Đợt hạn năm 1993-1994 đã làm một số sông suối khô nước, cây lưu niên bị chết, nước mặn trên sông Hương xâm nhập sâu vào nội địa đã làm mất trắng 12.710 ha lúa hè thu, ước tính mất 20.000 tấn thóc Trong đợt hạn

2002, nước mặn vượt quá vạn niên lên tới phà Tuần làm nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của tỉnh Nhờ có đập ngăn mặn Thảo Long mà tình hình xâm nhập mặn đến nay đã được khống chế triệt để [2] Qua đó ta thấy các công trình thủy lợi đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt, do đó việc xây dựng cũng như tu bổ các công trình thủy lợi ở những nơi gần phá, gần cửa biển là một việc làm cần thiết

Trang 29

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu:

- Vị trí địa lý vùng nghiên cứu

- Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

3.1.2 Tìm hiểu về thực trạng nhiễm mặn vùng nghiên cứu

- Thực trạng nhiễm mặn tại vùng nghiên cứu: biểu hiện của nhiễm mặn, diện tích nhiễm mặn, mức độ nhiễm mặn…

- Thời gian nhiễm mặn nhằm tìm hiểu mốc thời gian xảy ra nhiễm mặn, mức

độ nhiễm mặn qua các tháng trong năm

- Nguyên nhân nhiễm mặn: nhiễm mặn xảy ra ở địa phương là do những nguyên nhân nào, trong đó nguyên nhân nào là quan trọng nhất

- Xu hướng nhiễm mặn: tìm hiểu xu hướng nhiễm mặn trong thời gian qua (tăng, giảm, không tăng- không giảm) và dựa vào đó để dự đoán xu hướng nhiễm mặn trong thời gian tới

3.1.3 Tác động của nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp của người dân: tìm hiểu những tác động của nhiễm mặn tới sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là trồng trọt và chăn nuôi

- Tác động của nhiễm mặn đến tài nguyên đất

- Tác động của nhiễm mặn đến trồng trọt (cụ thể là tác động của nhiễm mặn đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng chính tại địa phương)

- Tác động của nhiễm mặn đến hoạt động chăn nuôi

3.1.4 Kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn của người dân địa phương

3.1.4.1 Ngăn chặn nước mặn xâm nhập

3.1.4.2 Hạn chế độ mặn và rửa mặn cho đất

3.1.4.3 Xác định thời vụ và khu vực sản xuất

3.1.4.4 Sử dụng giống cây trồng, vật nuôi phù hợp

3.1.5 Những khó khăn và thuận lợi khi ứng dụng các kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn: tìm hiểu xem trong quá trình thích ứng với nhiễm mặn thì người dân gặp phải những khó khăn gì để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp

Trang 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

+ Thu thập những thông tin liên quan đến đề tài được công bố trên các trang báo, tạp chí, trên internet…

3.2.3.2 Thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hộ và quan sát

+ Thảo luận nhóm gồm 5 người sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất lúa bị nhiễm mặn và những người này am hiểu về vị trí địa lý, địa hình của thôn Nội dung của cuộc thảo luận nhóm này là:

Trang 31

Thứ nhất: Sử dụng công cụ bảng đồ để xác định vị trí địa lý của thôn,

hệ thống sản xuất của thôn, vùng bị nhiễm mặn nhất, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi, đê ngăn mặn, vị trí đơn vị khai thác titan

Thứ 2: Tìm hiểu mức độ nhiễm mặn qua các tháng trong năm ở thôn

Kế Sung bằng cách sử dụng công cụ cho điểm từ 1-10 (1 là nhiễm mặn ít nhất, 10 là nhiễm mặn nặng nhất)

+ Phỏng vấn người am hiểu: cán bộ địa phương và một số người am hiểu tại

xã, nông dân có nhiều kinh nghiệm về những thay đổi rõ nét về khí hậu tại địa phương, xu hướng của nhiễm mặn trong thời gian gần đây, các tác động cụ thể của nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu, thời vụ sản xuất các loại cây trồng chính tại địa phương, những thay đổi phương thức canh tác để thích ứng, các mô hình thích ứng đã được triển khai tại địa phương…

Cụ thể:

- Phỏng vấn sâu người phụ trách về mảng nông lâm ngư nghiệp của xã để nắm bắt những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu tại địa phương (điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã, số liệu đo đạc về mức độ nhiễm mặn tại địa phương…)

- Phỏng vấn sâu trưởng thôn Kế Sung về vị trí địa lý, tình hình dân số, sản xuất nông nghiệp, thời vụ sản xuất các loại cây trồng chính tại địa phương và thực trạng nhiễm mặn tại thôn …

- Phỏng vấn sâu một số người am hiểu tại thôn để tìm hiểu sâu về thời vụ gieo trồng của một số loại cây trồng chính; nguyên nhân, thực trạng, thời gian, xu hướng nhiễm mặn…

+ Phỏng vấn hộ 35 hộ theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Nhằm thu thập những thông tin liên quan đến tình hình sản xuất của nông hộ, những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, những biện pháp thích ứng với nhiễm mặn

mà gia đình đã sử dụng: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhận định của hộ về sự thay đổi của chế độ mặn trong thời gian gần đây…

+ Sử dụng công cụ quan sát để kiểm chứng lại nguồn thông tin và có cách nhìn tổng quát về tình hình nhiễm mặn tại địa phương

Trang 32

3.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin: các thông tin, số liệu thô thu được được mã hóa lưu trữ

trên chương trình Excel vision 2007 Kết quả được tổng hợp và trình bày trên các bảng biểu, biểu đồ phù hợp với từng nội dung

Trang 33

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu

4.1.1 Vị trí địa lý vùng nghiên cứu

Phú Diên với là một xã ven biển và ven phía Đông đầm phá thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế Phía Đông giáp với xã Vinh Xuân, phía Tây giáp với phá Tam giang, phía Nam giáp với xã Phú Hải, phía Bắc giáp với biển Đông Phú Diên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Á nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng một phần của khí hậu đại dương Nhiệt độ trung bình năm là 24oC, các tháng có nhiệt độ cao là tháng 5, 6, 7, 8 Nhiệt độ trung bình thấp rơi vào tháng là 12 và 1 Thời tiết ở đây phân làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau Hiện tượng giông biển thường diễn ra vào tháng 8 và tháng 10

Chế độ thuỷ triều tại đây khá phức tạp, thiên về chế độ bán nhật triều đều Hầu hết các ngày trong tháng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, nhưng độ cao triều chỉ đạt khoảng 0,5m Đồng thời trong một tháng có hai lần thuỷ triều lên với chu kỳ 15 ngày dâng một lần

Độ mặn vùng đầm phá dao động từ 5 - 7‰ vào mùa mưa, có nơi lên đến 12 - 22‰ vào mùa khô Độ pH biến đổi theo mùa, dao động từ 6 (vào mùa mưa) đến 8 (vào mùa khô) Nhiệt độ của nước nhìn chung tương đối đồng nhất và thay đổi theo mùa Giữa các tầng nước chênh lệch từ 1-2oC (mùa đông) và 2-3oC (mùa hè) Về mùa đông, nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong khoảng 19-22oC còn mùa hè từ 25-30oC

Trang 34

Hình 1: Vị trí xã Phú Diên trong tổng thể huyện Phú Vang

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

4.1.2.1 Tình hình sử dụng đất vùng nghiên cứu

Xã Phú Diên có tổng diện tích tự nhiên là 1.396 ha, chủ yếu là đất cát pha thịt, đất thịt, đất có hàm lượng mùn thấp Diện tích đất đai sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn hẹp trong khi đó một diện tích rất lớn đất bị bỏ hoang, không canh tác Bên cạnh đó, do yêu cầu phát triển các ngành nên một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển sang các loại đất khác như: chuyển từ đất lúa sang đất trụ sở cơ quan, sang đất giao thông; chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở nông thôn, đất văn hoá, đất y tế, đất giáo dục, đất chợ nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại chiếm một tỷ lệ không lớn (421,74 ha chiếm 30,21%) Chính diện tích đất ít nên việc trồng trọt còn bị hạn chế, chủ yếu trồng cây hàng năm như lúa, hoa màu, ớt, dưa hấu Đó cũng là lý do mà trong những năm gần đây diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên đáng kể và chiếm diện tích chủ yếu của xã (60,62%) bao gồm đất ở (5,01%); đất chuyên dùng (4,05%); đất tôn giáo, tín ngưỡng (0,42); đất nghĩa trang, nghĩa địa (4,53%); đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Điểm nghiên cứu

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Bộ KHCN &MT. Báo cáo tổng hợp đề án “ Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An-Tư Hiền và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai”. Hà Nội, 7-2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An-Tư Hiền và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
[3]. Burtonet, Using indigenous knowledge in Agricultural Development. University of California Press, 1993, trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using indigenous knowledge in Agricultural Development". University of California Press, 1993, trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, "Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị
[4]. Nguyễn Thành Công, Nguyễn Văn Hoàng, Tổng quan nghiên cứu nhiễm mặn đất và nước vùng ven biển và một số kết quả nghiên cứu bước đầu của phương pháp bổ cập nhân tạo nước ngầm và chống xâm nhập mặn bằng đê ngầm, 2001. Viện khoa học và thủy lợi, Bộ NN&PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nghiên cứu nhiễm mặn đất và nước vùng ven biển và một số kết quả nghiên cứu bước đầu của phương pháp bổ cập nhân tạo nước ngầm và chống xâm nhập mặn bằng đê ngầm, 2001
[5]. Trần Khánh Dương, Triển vọng nông nghiệp nước mặn, Theo Mongabay [6]. Văn Hiếu, Khai thác titan làm nhiễm mặn nguồn nước ở xã Phú Diên, Vang, Thừa Thiên - Huế, 14/07/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng nông nghiệp nước mặn", Theo Mongabay[6]. Văn Hiếu", Khai thác titan làm nhiễm mặn nguồn nước ở xã Phú Diên, Vang
[7]. Hồ Thị Thu Hòa, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị
[8]. GS.TS. Đào Xuân Học, Sử dụng và cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng và cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn
[9]. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia. Báo cáo tại Hội thảo “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, Hà Nội 26-29/2/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh
Năm: 2008
[10]. IPCC, Climate Change: Impacts, Adaptation and Vulnerability - Intergovernmental Panel on Climate Change, 1995, Trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Change: Impacts, Adaptation and Vulnerability - Intergovernmental Panel on Climate Change", 1995, Trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, "Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị
[11]. IPCC, “ Summary for Policymakers. Aviation and the Global Atmosphere ”. Cambridge University Press, Cambridge and New York, 1996, Trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Summary for Policymakers. Aviation and the Global Atmosphere ”." Cambridge University Press, Cambridge and New York, 1996, Trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, "Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị
[12]. KS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Các biện pháp ứng phó tình hình hạn, mặn trong chăn nuôi, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp ứng phó tình hình hạn, mặn trong chăn nuôi
[13]. Rosenzweig and Parry, Agricultural Development, 1994, trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agricultural Development", 1994, trích bởi Hồ Thị Thu Hòa, "Kiến thức bản địa thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị
[14]. Võ Chí Tiến cùng cộng sự, “Kiến thức bản địa và thực tiễn của người dân để ứng phó với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven sông và cát ven biển tỉnh Quảng Trị”, 10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức bản địa và thực tiễn của người dân để ứng phó với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven sông và cát ven biển tỉnh Quảng Trị
[16]. PGS TS Nguyễn Bảo Vệ, Đa dạng hóa cây trồng ở vùng đệm ven biển, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng hóa cây trồng ở vùng đệm ven biển
[17]. Theo Baomoi.com, Lúa giống thích ứng và canh tác khôn ngoan, 16/12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lúa giống thích ứng và canh tác khôn ngoan
[15]. Tình hình xâm nhập mặn, diễn biến chua khu vực thành phố Hồ Chí Minh tuần đầu tháng 4 năm 2010, ngày22/4/2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn (triệu ha) - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn (triệu ha) (Trang 19)
Bảng 3: Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰)  của một số sông trong một số năm - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰) của một số sông trong một số năm (Trang 22)
Bảng 4 cho thấy độ mặn trung bình diễn biến bất thường qua các năm  cụ thể là từ năm 1965 đến năm 1980, cụ thể dao động từ 0,1‰ (sông Luộc,  trạm đo Quý Cao năm 1967) đến 13,8‰  (sông Hồng, trạm đo Ba Lạt năm - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4 cho thấy độ mặn trung bình diễn biến bất thường qua các năm cụ thể là từ năm 1965 đến năm 1980, cụ thể dao động từ 0,1‰ (sông Luộc, trạm đo Quý Cao năm 1967) đến 13,8‰ (sông Hồng, trạm đo Ba Lạt năm (Trang 23)
Bảng 3 cho thấy độ mặn lớn nhất vào mùa khô và các sông càng gần  biển thì độ mặn càng lớn, như sông Trà Lý có trạm đô Định Cư cách biển  7km thì độ mặn cao từ 13,6‰  đến 27,5‰ - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 cho thấy độ mặn lớn nhất vào mùa khô và các sông càng gần biển thì độ mặn càng lớn, như sông Trà Lý có trạm đô Định Cư cách biển 7km thì độ mặn cao từ 13,6‰ đến 27,5‰ (Trang 23)
Hình 1: Vị trí xã Phú Diên trong tổng thể huyện Phú Vang 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Hình 1 Vị trí xã Phú Diên trong tổng thể huyện Phú Vang 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 7. Số hộ và số nhân khẩu theo các thôn - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7. Số hộ và số nhân khẩu theo các thôn (Trang 36)
Hình 2: Bản đồ nhiễm mặn thôn Kế Sung - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Hình 2 Bản đồ nhiễm mặn thôn Kế Sung (Trang 39)
Hình 3: Hoạt động khai thác titan ở dải ven biển xã Phú Diên - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3 Hoạt động khai thác titan ở dải ven biển xã Phú Diên (Trang 44)
Bảng 11: Tác động của nhiễm mặn đến cây lúa - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 11 Tác động của nhiễm mặn đến cây lúa (Trang 50)
Bảng 13: Các kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn trong trồng trọt tại thôn - kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 13 Các kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn trong trồng trọt tại thôn (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w