Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Lắp máy điện nước và xây dựng (Trang 46 - 48)

- Chứng từ sử dụng:

2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

2.2.2.2.1. Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp như: tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương và tiền lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc đơn vị, và số tiền lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản. Nó không bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích trên tiền lương của công nhân xây lắp, tiền lương phải trả của cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật, nhân viên quản lí đội công trình và tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình). Trong trường hợp khoản chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí, kế toán có thể phân bổ cho các đối tượng theo các tiêu thức như: định mức hao phí nhân công, tỷ lệ với khối lượng công tác hoàn thành...

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, phải tôn trọng những quy định sau:

- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng theo tiền lương định mức hay gia công định mức.

- Các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp.

Chứng từ kế toán sử dụng là “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng tổ đội lao động, hoặc “Bảng theo dõi công tác ở tổ”, “Giấy báo ca”, “Phiếu khoán”, “Hợp đồng giao khoán”...

Trong giá thành sản phẩm xây lắp thì ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỉ trọng khá lớn. Do vậy, việc hạch toán đầy đủ

và chính xác khoản mục chi phí này không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lí mà còn có tác dụng tích cực đối với người lao động.

Cũng như các Công ty xây dựng nói chung, Trong quá trình thi công các công trình ngoài việc sử dụng lao động trực tiếp và gián tiếp thường xuyên Công ty còn sử dụng cả lao động thời vụ thuê ngoài. Thông thường lao động lành nghề của công ty thường thực hiện các công việc phức tạp có trình tay nghề cao, còn lao động thuê ngoài thời vụ thường thực hiện các công việc đơn giản hơn. Chính vì việc sử dụng hợp lý lao động nên các công trình của công ty thường đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như thẩm mỹ

Hình thức trả lương mà Công ty áp dụng cho công nhân trực tiếp xây lắp là trả lương khoán. Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành (doanh thu thực), căn cứ vào mức lương tạm giao trong hợp đồng giao khoán để trả lương cho người lao động.

Nhân viên kế toán trong Công ty không phải tính lương cụ thể trả cho người lao động. Mà phần này do phòng Tổ chức lao động và tiền lương thực hiện. Ngày 15 đến 20 hàng tháng, kế toán đội phải tập hợp chứng từ lương của tháng trước liền kề, gửi lên phòng Kế toán. Nhân viên phòng này sẽ căn cứ vào đơn giá lương khoán, căn cứ bảng chấm công để tính ra lương phải trả. Sau đó trình lên Giám đốc công ty duyệt chi lương. Khi đó, dựa vào bảng thanh toán lương đã được kí duyệt, kế toán viên hạch toán vào máy.

Kế toán sử dụng tài khoản 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp và phân bổ tiền lương và các khoản trích nộp theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp. Thông thường, khoản mục chi phí này được hạch toán chi tiết cho đối tượng chịu chi phí. Vì thế, khi nhập bảng lương vào máy, phải chỉ rõ là công trình hoặc hạng mục công trình nào.

Để hạch toán chi phí tiền lương kế toán căn cứ vào hai chứng từ chính là bảng lương và bảng thanh toán lương. Bảng lương là căn cứ để kế toán hạch toán chi phí tiền lương Nợ TK622,627/Có TK334, còn bảng thanh toán lương là căn cứ để kế toán chi lương Nợ TK334/Có TK662

CÔNG TY CP LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC & XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Lắp máy điện nước và xây dựng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w