- Chứng từ sử dụng:
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng.
3.2 Nội dung và yêu cầu của việc hoàn thiện:
Công việc đầu tiên của quá trình hạch toán chi phí xây lắp bao giờ cũng đòi hỏi xác định chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Sau đó sắp xếp chúng vào các tài khoản chi phí cho phù hợp với công dụng của các loại chi phí này nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được đầy đủ và chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tìm tòi, vận dụng và hoàn thiện hơn nữa khi áp dụng chế độ tài chính hiện hành như: vận dụng phương pháp hạch toán chi phí xây lắp cho phù hợp, tổ chức hạch toán nói chung theo một trình tự nhất định và thống nhất, tính toán đầy đủ, kịp thời, cung cấp số liệu một cách khách quan cho việc hạch toán chi phí xây lắp. Phạm vi chi phí xây lắp chỉ liên quan đến quá trình thi công công trình, yêu cầu không được nhầm lẫn những khoản chi phí của hoạt động khác vào khoản mục chi phí xây lắp.
Do vậy, để công tác hạch toán kế toán tốt hơn, phù hợp hơn, việc hoàn thiện cần làm rõ nội dung sau:
* Hoàn thiện việc xác định đối tượng tập hợp chi phí xây lắp: là khâu đầu tiên và cần thiết trong quá trình hạch toán chi phí xây lắp cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hoàn thiện việc xác định đối tượng tập hợp chi phí xây lắp cần căn cứ vào:
- Đặc điểm phát sinh và công dụng của chi phí xây lắp
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý doanh nghiệp.
Tóm lại việc hoàn thiện đối tượng tập hợp chi phí xây lắp giúp cho công việc quản lý chi phí xây lắp được nhanh chóng, kịp thời.
* Hoàn thiện quá trình hạch toán ban đầu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được lập chứng từ để làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu trên tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Chứng từ kế toán phải được tập hợp kịp thời, theo đúng quy định về nội dung và phương pháp lập. Bộ tài chính đã ban hành chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998.
* Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản hạch toán chi phí xây lắp: hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống tài khoản hạch toán chi phí xây lắp nói riêng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực đều phải áp dụng thống nhất hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện được sự vận động có tính chọn lọc các chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán có thể không sử dụng một số tài khoản, hoặc chi tiết hơn nữa một tài khoản nào đó cho thuận lợi trong ghi chép, phản ánh và lập báo cáo kế toán cũng như công tác kiểm tra. Kế toán cần hiểu rõ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản mà đặc biệt là hệ thống tài khoản hạch toán chi phí xây lắp để tránh vận dụng sai.
Để cung cấp được các thông tin đó, kế toán chi phí xây lắp sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:
- Tk 621” chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Tk 622” chi phí nhân công trực tiếp” - Tk 623” chi phí sử dụng máy thi công” - Tk 154” chi phí xây lắp dở dang”
• Hoàn thiện công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu trên cơ sở
chứng từ kế toán gốc theo một trình tự nhất định và sau đó làm cơ sở để lập ra các báo cáo kế toán.
Căn cứ vào loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô và đặc điểm của đơn vị, căn cứ theo yêu cầu và trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị tính toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đơn vị mình.
Tổ chức vân dụng hệ thống sổ kế toán về nguyên tắc phải đảm bảo gọn nhẹ, đảm bảo khối lượng công việc của kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm. Số liệu trên sổ phải để tổng hợp, đối chiếu với nhau, phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá.
• Yêu cầu của việc hoàn thiện:
+ Việc hoàn thiện phải phù hợp với chính sách kinh tế tài chính, chế độ kế toán hiện hành và xét đến hướng phát triển trong tương lai. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu luật pháp, quy chế quản lý tài chính về công việc, phần hành kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí xây lắp. Cần hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu nhằm mục đích kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, phát hiện để ngăn chặn kịp thời nhứng hiện tượng trong vi phạm chính sách, chế độ kế toán tài chính ảnh hưởng đến gía thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty. Mặt khác, các biện pháp hoàn thiện phải tuân theo nguyên tắc và thể lệ chung của kế toán do Bộ Tài chính ban hành, được áp dụng thống nhất trong cả nước và toàn ngành. Những cách này có khả năng thực thi trong một thời gian dài, tránh sửa đổi bổ sung liên tục ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kế toán và phù hợp khi có sự thay đổi về chế độ, nghiệp vụ kinh tế trong tương lai.
+ Việc hoàn thiện phải phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của doanh nghiệp xây lắp, kế toán vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản. Thông qua hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ kế toán của Nhà nước, và căn cứ vào quy mô đặc điểm của quá trình thi công, yêu cầu quản lý mà lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp. Để tính toán chính xác các khoản chi phí
phát cinh làm cơ sở tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện việc ghi nhận các loại chi phí đó một cách hợp lý, tránh tình trạng trùng lặp làm tăng chi phí. Kế toán chi phí xây lắp phải cung cấp những số liệu cần thiết, kịp thời và chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Việc hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Do vậy khi áp dụng vào thực tiễn, các bổ sung này phải thực hiện được, không gây xáo trộn nhiều trong hệ thống kế toán chung, cũng như công tác hạch toán chi phí xây lắp. Công ty cần chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước quy định, tổ chức hạch toán, mở sổ sách phù hợp để phản ánh với giám đốc tình hình chi phí. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đạt hiệu quả kinh tế.