1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất khoán rừng tại xã hương bình, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

51 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 392,5 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Cơ cấu sử dụng đất Hương Bình Bảng 2: Cơ cấu thu nhập của Hương Bình Bảng 3: Tình hình chăn nuôi của Hương Bình qua các năm Bảng 4 : Tổng hợp tiến trình các bước thực hiện giao đất lâm nghiệp tại Hương Bình, huyện Hương Trà. Bảng 5: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên tham gia vào quá trình giao đất lâm nghiệp: Bảng 6: Kết quả của việc giao đất lâm nghiệp ở Hương Bình từ năm 2005 – 2007. Bảng 8: Tỷ lệ tham gia và diện tích bình quân trên các nhóm hộ. Bảng 9: Thống kê mô tả giai đoạn trồng rừng Keo thuần loài. Bảng 10: Thông kê mô tả giai đoạn chăm sóc rừng trồng trên 1 ha. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam có trên 60% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này phân bố ở vùng cao thuộc vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Địa bàn rừng núi là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nơi có địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại rất khó khăn, kinh tế - hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu, du canh du cư, Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, hội và môi trường sinh thái của cả nước. Trong nhiều thập kỷ qua, rừng và nghề rừng đã có những đóng góp xứng đáng vào việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh và cung cấp nhiều sản vật cho phát triển nền kinh tế đất nước. Song, cũng do nhận thức chưa đầy đủ về rừng, chúng ta đã khai thác rừng đến cạn kiệt, làm cho trữ lượng rừng giảm sút nhanh chóng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tác động của cơ chế thị trường cũng làm cho tài nguyên rừng của ta suy giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hướng phát triển của lâm nghiệp trong giai đoạn tới là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền lâm nghiệp chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang nền lâm nghiệp nhân dân với trọng tâm là bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, để đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm của rừng; phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ với thiết bị và công nghệ tiên tiến, gắn với vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng; khai thác tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân miền núi, hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư; nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân. Hương Bình, huyện Hương Trà, 2 tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một địa phương mà diện tích chủ yếu của đất đồi núi, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng.Trong những năm qua, đã được sự quan tâm rất lớn của các cấp chính quyền, vì vậy mà đã có nhiều chương trình dự án thuộc ngành lâm nghiệp được thực thi.Ngoài các chương trình của chính phủ về phát triển rừng như chương trình 327…, thì còn có sự đầu tư của các chương trình hỗ trợ của nước ngoài như ADB, ODA, WB3…đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành lâm nghiệp ở địa phương. Trong các chương trình hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp thì chính sách giao đất khoán rừng đã góp phần rất quan trọng vào sự thành công khi thực hiện các dự án. Để có thể đánh giá đúng thực trạng của quá trình thực hiện chính sách, ngoài ra có thể đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách, tôi đã chọn đề tài để thực hiện là: “Đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất khoán rừng tại Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Mô tả tiến trình thực hiện chính sách giao đát khoán rừng tại địa bàn dưới sự hỗ trợ của dự án WB3. - Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giao đất khoán rừng. - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích đất được giao. 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Phát triển nông thôn nói chung và phát triển Lâm nghiệp hội nói riêng ở Việt Nam trước hết là việc quản lý và sử dụng đất đai-một loài tài nguyên vô cùng quý giá cho mọi sản xuất của người dân nông thôn miền núi. Nó là một yếu tố tự nhiên gắn liền với sự phát triển kinh tế hội ở nông thôn với hơn 80% dân số Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp là việc làm không thể thiếu được đối với các hoạt động lâm nghiệp. Với diện tích đất nước Việt Nam có 33.091.093 ha thì diện tích rừng, đất rừngđất chưa sử dụng chiếm hơn 70%, trong đó đất chưa sử dụng đã chiếm tới 37.1%, khoảng 12 triệu ha [10] . Theo tài liệu “Kết quả tổng điều tra Nông thôn và Nông nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 1994, thì tổng diện tích đất đai của Việt Nam là 33.091.093 ha, trong đó đất Lâm nghiệp là 12.055.239 ha chiếm tỷ lệ 36,7%. Đất chưa sử dụng là: 12.168.219 ha chiếm tỷ lệ 37,1%; trong đó đất có khả năng nông lâm nghiệp là 7.795.909,9 ha. Tài liệu này đã phân tích quyền sử dụng đất Lâm nghiệp theo 2 lĩnh vực: Nhà nước (4.938.359 ha) và đất giao cho hộ gia đình quản lý (840.970,5 ha). Tổng của 2 hình thức quản lý này là 5.779.329,5 ha. Theo tài liệu “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” (Tập 1, Tuyển tập báo cáo khoa học của Chương trình Khoa học Lâm nghiệp cấp Nhà nước tại Hội nghị Khoa học về Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều tác giả, Hà nội tháng 9/1995) đã nêu rõ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam và đã đưa ra những nhận xét rất rõ ràng. Theo tài liệu này, tổng quỹ đất của Việt Nam là 33.091.093 ha, xếp thứ 55 trong số 200 nước, nhưng dân số lại xếp thứ 12 trên Thế giới, cho nên bình quân đất đai là 0,46 ha/người, bằng 1/6 mức bình quân của Thế giới, xếp thứ 120/200 nước. Trong tổng diện tích 33.091.093 ha đất thì đang sử dụng vào mục đích Nông Lâm nghiệp/Đất chuyên dùng/Đất thổ cư là 18.881.246 ha (57,04%) còn lại đất chưa sử dụng là 42,96% (14.217.854 ha). Riêng đất Lâm nghiệp, cả nước có 9.641.100 ha, đấtrừng tự nhiên là 8.841.700 ha và rừng 4 trồng là 799.400 ha, chiếm 57,06%. Đất đang sử dụng chiếm 29,12% tổng diện tích đất tự nhiên [8] . Điều này có thể cho thấy rằng: Việt Nam là một nước đất không rộng, người lại đông mà việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đai còn rất hạn chế. Quỹ đất còn rất nhiều, chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả. Quản lý đất lâm nghiệp luôn gắn với tính đặc biệt của sản xuất lâm nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh sau đây: • Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là cây rừng có chu kỳ sinh trưởng và phát triển rất dài, có thể tới hàng chục có thể hàng trăm năm và sở hữu đất đai là của chung. • Địa bàn sản xuất rộng lớn, phức tạp, đi lại khó khăn, do đó việc quản lý tài nguyên cũng như áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lâm nghiêp gặp nhiều khó khăn trở ngại. • Sản xuất lâm nghiệp không những có ý nghĩa mang lại lợi ích kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, quan điểm về quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên rừng đang dần dần quán triệt trên nguyên tắc phát triển bền vững. Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ phát triển nền kinh tế - văn hoá - hội một cách vững chắc nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật , mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống trong đó và dựa vào đó để ổn định bền vững. Đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, đồi núi dốc là đối tượng chủ yếu trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, do đó vấn đề quan trọng trước tiên đặt ra là phải xác định được các biện pháp quản lý và sử dụng thích hợp, từ đó nhằm bảo đảm lợi ích trên tất cả các mặt kinh tế- hội và môi trường sinh thái vì mục tiêu lâu dài. Để đảm bảo sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, ở mỗi nước mỗi khu vực đều tìm tòi lựa chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý thích hợp. Nhìn tổng quát, có xu hướng chung là gắn liền đất đai và tài nguyên rừng với cư dân địa phương, phát triển một nền lâm nghiệp vì con người. 5 2. Hoạt động giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới. Trong những thập kỷ qua, việc quản lý bảo vệ và xây dựng một chiến lược phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia trên thế giới có nhiều chuyển biến, có thể tóm tắt những xu hướng trên thế giới trong những thời gian gần đây như sau: Chuyển từ nền lâm nghiệp khai thác lợi dụng rừngchính sang thực hiện mục tiêu lợi dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế - hội - môi trường sinh thái, chú trọng nhiều hơn mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng. Phi tập trung hoá phân cấp quản lý Nhà nước về rừng chuyển giao dần trách nhiệm quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương xuống cấp địa phương và cơ sở. Đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các hộ nông dân và cộng đồng giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn. Thu hút sự tham gia của các nhóm cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ rừng. Khuyến khích họ tham gia vào công tác quản lý rừng, phát huy rừng, các chương trình lâm nghiệp cộng đồng, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, làng, bản. Giao đất giao rừng cho các chủ thể địa phương là một trong những xu hướng chung của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi nước, vấn đề này được triển khai thực hiện ở một mức độ khác nhau và đem lại những kết quả khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - hội, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà mỗi nước hình thành nên mỗi hệ thống quản lý, sử dụng đất đai khác nhau. * Ở Thái Lan, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân có trách nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Người nông dân nhận đất được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử 6 dụng đất trên đất rừng của Nhà nước ở những nơi phù hợp trồng cây nông nghiệp lưu niên, chính phủ Thái Lan hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trạm y tế Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp phát, đã làm tăng mức độ an toàn cho người thuê đất trong thời gian sử dụng. Do vậy đã ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất. * Ở NêPal, nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn ở vùng núi trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở, thành lập các thành viên uỷ ban về rừng cam kết bảo vệ các khu rừng ở địa phương. * Ở Ấn Độ vào những năm 70 của thế kỷ 20 Ấn độ đã phát triển lâm nghiệp hội năm 1986 Ấn Độ đã hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH ở những bang khác nhau. Ấn Độ coi trọng cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ. * Ở Trung Quốc: Sau 20 năm thực hiện cải cách và mở cửa lâm nghiệp Trung Quốc đã phát triển theo hướng chủ yếu sau: Chuyển dịch từ chế độ kinh doanh lâm nghiệp chỉ dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể sang kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần (Nhà nước, tập thể, cá nhân, hợp vốn kinh doanh, hợp tác ). Phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên rừng, chuyển từ giai đoạn lấy gỗ làm mục đích sang coi trọng các mặt môi trường sinh thái hữu ích hội. Những chính sách đổi mới về lâm nghiệp bao gồm: Cải cách và thay đổi chế độ sản quyền về rừng, từ tháng 3/1981 Trung Quốc đã đề ra chính sách tam định nhằm xác định rõ ba vấn đề : Xác định quyền sử dụng đất đồi núi (sơn quyền); xác định rừng (lâm quyền) và hoạch định diện tích đất lâm nghiệp để lại cho các hộ nông dân sử dụng (tự lưu sơn). Trong đó xác định đất đồi núi là hạt nhân căn bản. Trong 4 năm, đã hoàn thành cơ bản về chính sách “tam định” tiến hành cấp giấy chứng nhận lâm quyền 96,67 triệu ha đất lâm nghiệp, hơn 56 triệu hộ được giao, hơn 31,33 triệu ha được tự lưu sơn, hơn 50,66 triệu đất đồi núi đã được giao đến hộ. Đến cuối 1996 đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận lâm quyền được 192 triệu ha [16] . Trên cơ sở đó đã phát triển nhiều hình thức trao đổi 7 quyền sử dụng đất rừng, để khắc phục tình trạng đất đai, rừng núi bị phân tán Trung Quốc đã ban hành nhiều luật pháp, chính sách kinh tế để tạo điều kiện thực hiện tốt việc lưu chuyển và trao đổi quyền sử dụng đất lâm nghiệp. * Ở Philipin từ những năm 1970 Chính phủ đã quan tâm đến phát triển LNXH. Năm 1982 Chính phủ xây dựng dự án LNXH quốc gia chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng đồng. Một dạng hợp đồng sử dụng của cộng đồng là hợp đồng thuê quản lý rừng được ký với các hộ gia đình, cộng đồng hoặc các nhóm. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng các chủ nhân của hợp đồng thuê quản lý rừng được phép thu hoạch, chế biến sản phẩm, bán hoặc các hình thức sử dụng khác. Một dạng thứ hai của hợp đồng cộng đồng Philipin là công nhận quyền quản lý của dân tộc thiểu số trên mảnh đất tổ tiên họ để lại, người dân được ký hợp đồng với Chính phủ trong 25 năm và cũng có thể kéo dài trong 25 năm tiếp theo. Vấn đề giao đất giao rừng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển có sự khác nhau rất nhiều. Tại các nước phát triển dân số tăng chậm, trái lại năng suất công nghiệp, nông nghiệp lại tăng nhanh nên không có nạn thiếu đất cho nông nghiệp mà trái lại, ở các nước Tây Âu đang có vấn đề rút bớt đất nông nghiệp để trả lại cho lâm nghiệp. Chế độ tư hữu ở các nước đó đã sản sinh ra một tầng lớp tiểu chủ đông đảo về rừng. * Ở Pháp rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha, trong khi đó rừng Nhà nước chỉ chiếm khoảng 4 triệu ha. Trong đó 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nữa thuộc về 1,5 triệu tiểu chủ đồn điền đất đai [12],[13] . * Ở Thụy Điển 25% rừngđất rừng thuộc về Nhà nước, 25% thuộc về các Công ty lớn còn 50% thuộc về tư nhân, cá thể. Ở đây vấn đề giao đất giao rừng cho nông dân không được nêu lên [12],[13] . * Ở Phần Lan có khoảng 2/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc về quyền sở hữu tư nhân, khoảng 430.000 chủ rừng và mỗi chủ rừng ước tính khoảng 33ha, sở hữu cá nhân về rừngđất rừng mang tính truyền thống [12],[13] . 8 3. Các giai đoạn phát triển của chính sách giao đất khoán rừng ở Việt Nam. Chính sách giao đất khoán rừng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý đất lâm nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan trong quản lý tài nguyên rừngđất rừng. Tuy nhiên chính sách luôn luôn thay đổi hoặc chỉnh sữa cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - hội của đất nước, vì vậy chúng ta có thể chia ra các giai đoạn lịch sử để phân tích tác động của chính sách như sau: Thời kỳ 1968 - 1982 Đây là thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao cho hai thành phần kinh tế cơ bản là Quốc doanh và hợp tác (kể cả tập đoàn sản xuất sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng), chưa giao đất cho hộ gia đình. • Các lâm trường quốc doanh là loại chủ rừng chủ yếu, được Nhà nước đầu tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng trồng tập trung theo kế hoạch của Nhà nước • Các hợp tác nông nghiệp (HTXNN) thời kỳ này đã tham gia trồng khoảng 29% diện tích rừng trồng tập trung. HTXNN trồng rừng chủ yếu để nhận tiền công lao động do Nhà nước trả là chính. Chưa có quyền sở hữu rừng trồng và chưa quan tâm đến kết quả rừng mình gây trồng nên. Tuy vậy, cũng có một số ít HTXNN sử dụng nhân lực và nguồn vốn của mình để trồng rừng, nên có quyền sở hữu một số khu rừng và đã có thu nhập từ rừng trồng do hợp tác đầu tư. Thời kỳ 1982 - 1992 Vào những năm đầu 1980 là thời kỳ Nhà nước đang nghiên cứu thử nghiệm cải tiến quản lý hợp tác xã. Trong ngành Lâm nghiệp, Nhà nước ta đã có chính sách giao đất giao rừng cho hợp tác và các hộ gia đình trong hợp tác để sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, chủ trương, chính sách giao đất khoán rừng đến hộ gia đình đã cụ thể và đẩy mạnh hơn. Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 184 về 9 việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng. Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị số 29/CT-TƯ (12/11/1983) về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo nông lâm kết hợp. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1986) Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá gắn với kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, coi kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ. Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của Bộ lâm nghiệp và tổng cục quản lý ruộng đất ngày 6/02/1991 đã hướng dẫn việc giao rừngđất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 15/9/1992 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 32-CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bải bồi ven biển và mặt nước, trong đó ban hành chính sách hổ trợ 40% tổng vốn dầu tư dần cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc không lấy lãi. Việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc có sản phẩm. Ngày 22/7/1992 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Quyết định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân gây trồng cây lâm nghiệp ở vùng định canh định cư, Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn không lấy lãi và cũng từ đây ngành lâm nghiệp đã cùng với các địa phương vận dụng và thực hiện giao đất giao rừng đến các hộ dân, công nhân trong lâm trường. Vì vậy, công tác giao đất, giao rừng trong thời kỳ này đã có những tiếp bộ đáng kể mang lại những khởi sắc cho nghề rừng nước ta. Ở những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất giao rừng, thì rừng đã có người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chung chung mà thực chất là vô chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm đầu tư vào việc kinh doanh rừng và bồi bổ đất đai. Nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi núi trọc đã được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, làm vườn rừng trang trại khá phổ biến ở nhiều địa phương. Qua nhận đất nhận rừng đời sống nông dân được nâng lên khá rõ rệt. Những hộ nông dân và công nhân lâm trường nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vài chục triệu đồng 10 [...]... gian nghiên cứu: Hương Bình, huyện Hưong Trà, tỉnh Thừa Thiên HuếHương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một miền núi Rừng chiếm hơn ¾ diện tích tự nhiên của xã, các hoạt động về lâm nghiệp được chú ý phát triển, nên ở đây thường xuyên được các cấp chính quyền quan tâm Trong những năm qua đã có rất nhiều chính sách, dự án liên quan đến lâm nghiệp đầu tư vào địa phương này 3 Nội... giao đất lâm nghiệp Bước 4: Giao đất lâm nghiệp trên thực địa Bước 5: Thẩm định và phê duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bước 6: Tổng hợp hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bước 7: Tổ chức hội nghị sau giao đất, triển khai kế hoạch đầu tư 28 Bảng 4 : Tổng hợp tiến trình các bước thực hiện giao đất lâm nghiệp tại Hương Bình, huyện Hương Trà TT 1 Các bước thực hiện. .. việc phòng chống dịch bệnh[6] 3 Thực trạng của việc giao đất lâm nghiệp trên địa bàn Hương Bình 3.1 Nội dung các bước thực hiện trong quá trình giao đất lâm nghiệp và sự tham gia của người dân Quá trình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn Hương Bình đã được thực hiện đúng theo nghị định 181 ngày 29 tháng 10 năm 2004 Để hiểu rõ hơn nội dung cũng như các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện giao. .. một cấu thành quá trình đổi mới kinh tế hiện nay Muốn quản lý bảo vệ và phát triển rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ rừng, và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng Thực tế cho thấy: thông qua kết quả giao đất giao rừng cho ở nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ của rừng, tạo các vùng cây công nghiệp, cây... tồn tại trong quá trình thực hiện • Các tổ chức cộng đồng được hình thành: - Số lượng các tổ chức cộng đồng được hình thành - Số người dân tham gia - Diện tích được giao 3.4 Vấn đề và giải pháp • Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý và sử dụng đất, rừng được giao khoán • Nhu cầu của người dân trong việc tham gia vào tiến trình và việc thực hiện chính sách • Các giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách: ... địa chính 6 Họp thôn lần 2 7 Xây dựng bản đồ giao đất - Thể hiện đầy đủ các lâm nghiệp thông tin : + Hiện trạng sử dụng đất + Lập địa và tiềm năng sử dụng đất + Dự kiến giao đất cho từng thôn Tiến hành họp - Thông qua phương án giao đất lâm nghiệp - Tiến hành thủ tục trình duyệt Họp thôn lần 3 - Tiến hành tổng hợp đơn cho các hộ - Dự kiến kế hoạch giao đất ngoài thực địa Tổ công tác xã, địa chính. .. việc phân chia rah giới hành chính các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đường ranh giới hành chính của Hương Bình được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Hương Vân, Hương Hồ, Hương Xuân - Phía Nam giáp Hồng Tiến, Bình Điền - Phía Đông giáp Hương vân - Phía Tây giáp Hương Thọ, Binh Thành 1.2 Địa hình Hương Bình có diện tích tự nhiên 6.337ha, trong đó: diện tích đồi núi chiếm khoảng... Lãnh đạo xã, trưởng thôn, địa chính xã, và các ban ngành liên quan - Tổ công tác - Người dân trong thôn - Trưởng thôn Lãnh đạo xã, tổ công tác, trưởng thôn, địa chính xã, nông dân nồng cốt Tổ công tác xã, 29 trạng đất thái, diện tích và thống kê hiện trạng - Công bố kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất -Thảo luận, lấy ý kiến để bổ sung phương án giao đất lâm nghiệp... giao đất lâm nghiệp, qua quá trình điều tra thu thập thông tin, kết quả được thể hiện như sau: Tiến trình giao đất lâm nghiệp ở Hương Bình, huyện Hương Trà được thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị về tổ chức, hành chính, kỹ thuật, và thu thập thông tin, hồ sơ và bản đồ Bước 2: Điều tra thực địa thu thập số liệu và lập bản đồ hiện trạng đất Bước 3: Lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và phương án giao. .. của dự án trong quá trình thực hiện: - Các hình thức hỗ trợ - Phương thức thực hiện 17 - Kết quả mang lại 3.3 Kết quả thực hiện • Số hộ được giao đất khoán rừng • Bình quân diện tích/hộ • Hoạt động sản xuất trên diện tích đất được giao vào phát triển lâm nghiệp • Tỷ lệ diện tích đất sau khi giao được sử dụng đúng mục đích • Sự tham gia của người dân trong tiến trình thực hiện: - Số người dân tham gia . pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách, tôi đã chọn đề tài để thực hiện là: Đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất khoán rừng tại xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2 nghiên cứu: xã Hương Bình, huyện Hưong Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một xã miền núi. Rừng chiếm hơn ¾ diện tích tự nhiên của xã, các hoạt. tài. - Mô tả tiến trình thực hiện chính sách giao đát khoán rừng tại địa bàn xã dưới sự hỗ trợ của dự án WB3. - Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giao đất khoán rừng. - Đề xuất giải pháp

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w