Nhờ cây dưa hấu mà thu nhập của ngườidân nâng cao, đời sống được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và tiếntới làm giàu, góp phần vào việc chuyển dịch ngành nông nghiệp địa phươ
Trang 1PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước nông nghiệp luôn
là ngành chiếm vai trò quan trọng trong ngành kinh tế - xã hội Nông nghiệpkhông chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội mà nó còn cung cấpnguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, nguồn thu ngoại tệ chođất nước và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Quá trình đổi mới, nôngnghiệp Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định, cơ cấu nội bộ ngànhnông nghiệp càng được chuyển dịch theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệpđang dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
Trong giai đoạn hiện nay phát triển nông nghiệp không chỉ theo thị trường màcần phải coi trọng tính thích ứng của nó với những thay đổi của điều kiện tựnhiên Biến đổi khí hậu nước ta đang diễn biến theo hướng phức tạp vì vậy khitrồng một loại cây trồng cần phải xem xét tính thích ứng của nó với các điều kiệnkhí hậu để mang lại năng suất và tránh những rủi ro khi tiến hành sản xuất.Muốn phát triển ngành nông nghiệp chúng ta cần chú trọng phát triển các tiềmlực đất nước, đặc biệt là tiềm lực nông nghiệp nông thôn
Đất nước ngày càng phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều tiến bộ.Chính những tiến bộ này đã góp phần rất lớn trong việc đưa năng suất của nôngnghiệp đi lên Thực tiễn đã chứng minh trong những năm qua ngành nông nghiệpViệt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, từ một nước phải nhập khẩu gạo trởthành một nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới
Tam Thành là một xã thuần nông của huyện Phú Ninh với những hoạt độngchủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, hiệu quả sản xuất thấp, đời sống của các nông
hộ còn nhiều khó khăn Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồngtheo hướng hợp lý, dưa hấu trở thành cây trồng quen thuộc với người dân địaphương Dưa hấu là một loại cây ngắn ngày, có giá trị kinh tế và giá trị dinhdưỡng cao Xã Tam Thành, huyện Phú Ninh có điều kiện đất đai, khí hậu thíchhợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây dưa hấu Trong thời gian gần đây
Trang 2diện tích trồng dưa hấu đã tăng lên Nhờ cây dưa hấu mà thu nhập của ngườidân nâng cao, đời sống được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và tiếntới làm giàu, góp phần vào việc chuyển dịch ngành nông nghiệp địa phương theohướng giảm độc canh cây lúa nước
Trong những năm gần đây việc trồng dưa đã được địa phương quan tâm nhiềuhơn và để thích ứng được với những sự thay đổi đó người dân trong xã đã hìnhthành nên một phương thức trồng dưa mới với cách bố trí hàng phù hợp và đượcphủ bạc nhằm giảm các ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi, mang lạicho người nông dân nhiều hơn về các giá trị Và để rõ hơn tôi tiến hành nghiêncứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – Trường hợp nghiên cứu tại xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất dưa hấu phủ bạc của xã Tam Thành
Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu phủ bạc trên các mặt: kinh tế, xã hội, môitrường, khuyến nông
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng và đánh giá mô hình
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế
Hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối quan hệ giữa kết quả thựchiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để cókết quả đó trong những điều kiện nhất định Hay nói cách khác hiệu quả chính làkết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu của mình.[3]
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt độngkinh tế, là thướt đo, cơ sở động lực của hoạt động sản xuất Nó phản ánh trình độkhai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý.Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế, tăng cường sử dụng các nguồn lực
có sẵn trong hoạt đông sản xuất là yêu cầu khách quan của mọi ngành sản xuất
xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày càng tăng.[3]
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối Có nghĩa là yếu tố hiện vật và giá trị đều đóngvai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế làmột kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phảnánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trongquá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.[1]
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiếtkiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệuquả kinh tế, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luậtnăng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng caohiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây đượchiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực đồng thời phải baogồm cả chi phí cơ hội.[6]
Trang 4Hiệu quả kinh tế còn biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạtđược với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó Quan hệ so sánh tuyệt đốichỉ có ý nghĩa ở một phạm vi rất hẹp.
Trong thực tế tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kếtquả sao cho phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phảm nhằm đáp ứng nhu cầucủa xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sảnxuất ra nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công kết quảthu được cần phải quan tâm đến lợi nhuận, đối với nông hộ kết quả mà nông hộquan tâm là kết quả thu nhập
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tốđầu vào như: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích nghiêncứu mà chi phí bỏ ra được tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí
Hệ thống quan điểm thứ nhất:
Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữakết quả đạt được với chi phí bỏ ra( các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực) Theo hệthống quan điểm này, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra
Kết quả kinh tế = kết quả sản xuất – chi phí
Hiệu quả kinh tế = kết quả / chi phí
Hệ thống quan điểm thứ hai:
Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế phải được kết hợp cả hiệu quả kỹthuật lẫn hiệu quả phân bổ nguồn lực
Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật * hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp
Hiệu quả phân bổ chỉ đề cập đến sự điều chỉnh các chi phí nguồn lực và sảnlượng để phản ánh các giá cả có liên quan và kỹ thuật sản xuất đã được chọn.[7]
Trang 5Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để xác định được hiệu quả kinh tế cần sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tếnhư giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, năng suất, số lượng…
Việc xác định hiệu quả kinh tế tuân theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, theo nguyêntắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu
Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên các mục tiêucần đạt được Phương án có hiệu quả nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việcthực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiêncứu chủ yếu được trình bày dưới một số dạng cơ bản sau đây:
Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên còn có các chỉ tiêu cận biên như sau:
Trang 6Hb là hiệu quả cận biên
Q là lượng tăng hoặc giảm của kết quả
C là lượng tăng hoặc giảm của chi phí
Công thức (4) thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêmbao nhiêu đơn vị chi phí
Các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế, bởi vìnguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại Nó là cơ
sở để định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập.[6]
2.1.2 Hiệu quả xã hội
Khái niệm hiệu quả xã hội: hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh chiphí bỏ ra và kết quả mà xã hội đã đạt được như giải quyết việc làm và nâng caodân trí, cải tạo và bảo vệ môi trường nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần rútngắn khoảng cách giàu và nghèo….Các kết quả đạt được có thể GDP, GNP, tạoviệc làm, xóa đói giảm nghèo,…Còn các chi phí mà xã hội bỏ ra có thể : nhânlực, vật lực, tài lực
Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kếtquả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội Trường hợp này có thể đạt hiệu quả vềmặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối cùng của phát triểnkinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả kinh tế một cách chungchung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là hiệu quả kinh tế - xã hội.[3]
2.1.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được xem là sự tác động của mô hình tới môi trường nhưthế nào, liệu mô hình đó có thích ứng được với môi trường trong vùng đó không?Khi nói tới hiệu quả môi trường cần cũng xem xét liệu mô hình đó có gây tácđộng gì đến môi trường và những ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào
Để thấy được hiệu quả môi trường của mô hình chúng ta cần phải đánh giá đượccác chỉ số sau: mô hình có gây ô nhiễm cho môi trường không; Mức độ cải tạo
và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp; Khả năng bền vững như thế nào? Kỹthuật có được sử dụng lâu dài hay không? Trong điều kiện biến động của thịtrường và sự ra đời của các kỹ thuật mới.[4]
Trang 72.1.4 Hiệu quả khuyến nông
Hiệu quả khuyến nông của mô hình là xem xét mô hình đó đã được ngườinông dân chấp nhận như thế nào Mô hình có những tác động gì đến đời sốngcủa người sản xuất Khi nói đến hiệu quả khuyến nông của mô hình chúng ta cầnxem xét các vấn đề sau: cái gì tốt của mô hình; người nông dân đã hiểu những gì
và được học những gì từ mô hình; từ mô hình nông dân đã học được những kỷnăng gì; có bao nhiêu người có thể áp dụng mô hình đó vào sản xuất; từ mô hìnhnông dân đã nâng cao được những gì về mặt kiến thức.[4]
2.1.5 Khái niệm mô hình
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mốiquan hệ hay một ý tưởng nào đó người ta thường thể hiện dưới mô hình Cónhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiệnsinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả cácđiều kiện sản xuất khác nhau
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao mô hình trình diễn kỹ thuậtcần có những đặc trưng sau: là hình mẫu tối ưu cho một hình thức sản xuất; phải
có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự; phải ứng dụng được các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất; phải có tính hiệu quả về: kinh tế, xã hội và môi trường
*Các loại mô hình
Mô hình công nghiệp: đây là mô hình tổ chức nghiên cứu từ trên xuống, nóchưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, không gắn liền với sản xuất mà làhình thức áp đặt chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu.[4]
Mô hình tổ chức nghiên cứu từ trên xuống và thông tin kiến thức phản hồi từdưới lên: thực chất của mô hình này là những nghiên cứu đã bắt đầu xuất phát từyêu cầu của thực tế sản xuất và được tiến hành theo từng bước
Bước I: người khuyến nông phải tiếp xúc với người nông dân để nắm bắt đượccác vấn đề của họ
Bước II: những thông tin trên được phản hồi với các cơ quan nghiên cứu lậpchương trình nghiên cứu
Bước III: kết quả nghiên cứu ứng dụng được trao lại cho nông dân.[4]
Trang 8Mô hình trồng dưa hấu là mô hình mà người nông dân đã được tham khảo và
đã được chứng kiến hiệu quả do nó mang lại, là mô hinh được người nông dântin tưởng chứ không đơn thuần là mô hình do áp đặt
*Các phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình
Khi mô hình được thực hiên thành công thì có nhiều phương pháp khác nhau
để đánh giá hiệu quả của nó Đánh giá hiệu quả mô hình trồng trọt thông qua cácchỉ tiêu sau: đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của mô hình; đánh giá về hiệuquả khuyến nông của mô hình; đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường, xã hội
và tính bền vững của mô hình
Mô hình trồng dưa hấu phủ bạc được đánh giá trên các mặt về: kinh tế, xãhội, môi trường và khuyến nông để qua đó cho thấy liệu mô hình đã thật sự đápứng được những yêu cầu về tính hiệu quả hay chưa
2.1.6 Các nhân tố cơ bản để hình thành vùng trồng dưa hấu
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện thời tiết, khí hậu có tính quy luật cho từng vùng, có sự ảnhhưởng lớn đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng,trong đó có cây dưa hấu Do vậy, đây là điều kiện cơ bản quyết định đến sự hìnhthành vùng sản xuất dưa hấu
Cường độ chiếu sáng: ở mỗi thời kỳ khác nhau thời gian và cường độchiếu áng khác nhau
Yêu cầu nhiệt độ: mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhu cầu về nhiệt
độ khác nhau nhưng không chênh lệch quá lớn Ở thời kỳ nảy mầm, tổng tích ônkhoảng 300 – 3250C, nhiệt độ thích hợp từng thời kỳ là 30 – 350C
Về đất đai: cây dưa hấu sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất,nhưng đất thích hợp nhất cho cây dưa hấu là đất pha cát, đất thịt trung bình cótầng canh tác dày 20 – 30 cm Tóm lại là các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ,màu sáng, dễ thoát nước…
Trang 9Điều kiện kinh tế xã hội
Tập quán canh tác: dưa hấu là loại cây trồng xuất hiện khá lâu tại huyệnPhú Ninh nên người dân có đầy đủ kinh nghiệm trong sản xuất và nắm được cácthời kỳ sinh trưởng và phát triển của loại cây trồng này
Thị trường: Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng nên việc tiêuthụ sản phẩm dưa hấu cũng tăng lên và thị trường tiêu thụ dưa hấu hiện nay rấtrộng lớn đặc biệt là Trung Quốc một nước có dân số đông nhât thế giới hiện nay
Vì vậy, thị trường là yếu tố đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và tạo cơ sở hình thànhcác vùng sản xuất dưa hấu
Chính sách: cùng với chính sách bãi bỏ thuế nông nghiệp, tạo điều kiệncho nông nghiệp phát triển, khuyến khích các loại cây trồng mới cho năng suấtcao Với các chính sách như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cácvùng chuyên canh trồng dưa hấu
Chính sách đất đai: đất đai là tư liệu không thể thiếu đối với sản xuất nôngnghiệp Nhận thấy được tầm quan trọng đó, chỉ thị 100 – CT/TW về việc giaođất đến cho người nông dân, cũng như luật đất đai năm 1999 và luật đất đai năm
2005 đã công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân, đất đai có thể cầm
cố thuế chấp…giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất
Chính sách khuyến nông: địa phương rất chú trọng đến công tác khuyếnnông xem đây là hoạt động có mục đích thúc đẩy và hổ trợ sản xuất cho ngườidân về mọi mặt Một số công tác khuyến nông được chú trọng như : tập huấn kỹthuật, chuyển giao công nghệ, trình diễn các mô hình sản xuất thành công, cungcấp các thông tin thị trường… [11]
2.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và đánh giá mô hình
Hệ thống khuyến nông Việt Nam ra đời năm 1993 kể từ đó việc nâng caonăng lực của dịch vụ khuyến nông được quan tâm đầu tư đáng kể, trong đó cóviệc xây dựng mô hình Nó được coi là công cụ then chốt cho quá trình chuyểngiao những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông dân
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ có được đến tận tayngười nông dân hay không thì đòi hỏi một phương pháp khuyến nông cụ thể Nói
Trang 10chung người nông dân muốn tận mắt nhìn thấy thành quả của cách làm ăn mới,những cây con mang lại hiệu quả kinh tế cao có khả năng cải thiện được đờisống của họ và phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay thì người dân sẽ tiến hànhnhư vậy Để làm được điều đó thì các mô hình được thực hiện có hiệu quả vìthông qua việc thực hiện mô hình các tiến bộ kỹ thuật mới của nhà nghiên cứuđược ứng dụng vào sản xuất và đến tận tay người nông dân.[5]
2.2.1 Tình hình xây dựng mô hình trong nước
Tình hình xây dựng mô hình trình diễn bao gồm cả:mô hình trình diễn trênđồng ruộng, nhà xưởng, chuồng trại, về các loại cây con, tiến bộ kỹ thuật, cáckhâu sản xuất, sau thu hoạch, bảo quản, chế biến…Đây là hoạt động bao gồmnhiều hoạt động:tổ chức, thông tin tập huấn trước khi triển khai mô hình, hộinghị đầu bờ, thông tin tuyên truyền sau khi mô hình có kết quả Trong giai đoạn2000-2010 mô hình trình diễn được thực hiện trong các chương trình sau:
Chương trình an ninh lương thực tại chổ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dântộc ít người thông qua chương trình khuyến nông lúa lai, ngô lai và một sốchương trình khác
Chương trình khuyến nông xây dựng mô hình chăn nuôi: để khuyến khích hổtrợ phát triển nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao mà đặc biệt về lợn, bò, gia cầm.Các cơ quan khuyến nông đã tổ chức xây dựng và trình diễn các loại mô hình.(1) Mô hình trình diễn giống lúa mới; (2) mô hình phát triển ngô lai; (3) môhình phát triển cây công nghiệp dài ngày; (4) mô hình chăn nuôi lợn hướng thịt;(5) mô hình cải tạo đàn bò mô hình chăn nuôi bò sữa năng suất cao; (6) mô hìnhchăn nuôi gia cầm; (7) mô hình chăn nuôi gia cầm
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu về tình hình xây dựng mô hình trong nước:Các mô hình trình diễn nông nghiệp đang đóng vai trò rất hiệu quả trong pháttriển nông thôn Hầu hết các mô hình trình diễn đã có những đóng góp đáng kểtrong việc giới thiệu những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao vàchất lượng tốt nhằm tăng cường năng suất nông nghiệp, nhiều kỹ thuật canh tácmới cũng được nông dân áp dụng thông qua các mô hình trình diễn [2]
Trang 11Nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều kinh nghiệm quý và cũng phát hiện đượcnhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình triển khai mô hình trình diễn.
Thành công của các mô hình trình diễn là tập hợp của nhiều yếu tố liên quanđến việc xác định mô hình, công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện…Thông quacác hoạt động như thiết kế, lập kế hoạch tập huấn, tham quan cán bộ khuyếnnông và nông dân đã có sự hợp tác chặt chẽ và điều đó đã tạo ra những đóng gópquan trọng trong việc nâng cao hiểu biết cũng như kỷ năng làm việc của cán bộquản lý dự án và nông dân Điều đó cũng đóng góp quan trọng vào công tác xóađói giảm nghèo và bảo vệ môi trường
Những người tham gia vào mô hình trình diễn đôi khi không được nhữngngười dân địa phương coi là những nông dân chủ chốt do đó các nông dân khác
sẽ rất khó làm theo họ và nhân rộng mô hình
Sự hợp tác không đầy đủ giữa khuyến nông với các đơn vị dịch vị khác nhưcác công ty cung ứng giống cây, các doanh nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụsản phẩm đã không hổ trợ cho sự phát triển tổng hợp của các mô hình trình diễn
và các chiến lược áp dụng mô hình đó
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa phần người dân tham gia vào hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, nên điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khókhăn Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành côngnghiệp và dịch vụ là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn, nguồn thungoại tệ lớn của quốc gia và đảm bảo được an ninh lương thực Do vậy Đảng vànhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, luôn đặt ra những chính sách ưutiên và khuyến khích nông nghiệp phát triển chính điều này thúc đảy năng suất
và sản lượng tăng cao qua các năm, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp,nông thôn, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp phát triểnkinh tế chung của đất nước
Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển củacây dưa hấu, nên diện tích không ngừng tăng lên qua các năm và được canh tác ởnhiều địa phương trong cả nước Dưa hấu là một loại cây trồng ngắn ngày, việc
Trang 12xác định cơ cấu thời vụ là thuận lợi, hiện nay một số khu vực ở phía Nam có thểchia thành bốn vụ và thực hiện việc canh tác quanh năm Trong những điều kiệnthuận lợi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cácloại cây trồng không hiệu quả sang cây dưa hấu, thực tế hiện nay dưa hấu là loạicây trồng đem lại giá trị kinh tế khá cao[10]
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2009
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2009
Hiện nay theo ước tính diện tích trồng dưa hấu của cả nước lên tới vài chụcngàn ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía Nam do có điều kiện thời tiết thuận lợi,thị trường rộng lớn, thường cho năng suất cao hơn nhiều so với khu vực Bắc vàTrung Bộ
Diện tích dưa hấu của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm nhưngđây là cây trồng có độ rủi ro cao, chủ yếu do mất ổn định về giá, có năm đượcmùa nhưng mất giá khiến người sản xuất thua lỗ Do đó cần phải xây dựng đượccông tác dự báo thị trường cho người nông dân, đặc biệt phải tìm kiếm được cácđơn đặt hàng trong nước đảm bảo đầu ra cho người sản xuất
2.2.3 Tình hình sản xuất dưa hấu tại Quảng Nam
Quảng Nam được xem là nơi có diện tích và năng suất cao nhất khu vực miềnTrung, cây dưa hấu đã xuất hiện khá lâu đối với người dân ở đây nên họ có rấtnhiều kinh nghiệm trong sản xuất Tuy nhiên đây là một tỉnh có điều kiện kinh tếphát triển thấp, khả năng đầu tư và hổ trợ cho người sản xuất dưa hấu còn nhiềuhạn chế Sản xuất nhỏ lẽ và manh mún làm ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiến
Trang 13bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tính sản xuất tự phát vẫn diễn ra cao, do
đó diện tích có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm
Bảng 2: Tình hình sản xuất dưa hấu ở Quảng Nam qua các năm
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2006 - 2009
Qua bảng số liệu thì diện tích và năng suất không ngừng tăng lên qua cácnăm qua đó thấy rằng cây dưa đang ngày càng chiếm vị trí trong đời sống sảnxuất của người dân trong tỉnh Đồng thời qua các năm năng suất của cây dưangày càng được nâng cao điều này đã tạo được lòng tin dối những người nôngdân trồng dưa trong tỉnh và cây dưa ngày càng được người dân trong vùng ưachuộng.[9]
Trang 14PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: đề tài dự kiến thực hiện trong 4 tháng
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở xã Tam Thành, huyện PhúNinh, Tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu trên 3 thôn của xã là: thôn 8, thôn 9 và thôn 10( Đây là ba thôn cócác hộ trồng dưa điển hình trên địa bàn xã)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ tham gia thực hiện mô hình trồng dưa hấu tại xã bao gồm các hộkhá, nghèo và trung bình
Số lượng mẫu điều tra: chọn 30 hộ phỏng vấn theo bảng hỏi thiết kế sẵn
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
Điều kiện tự nhiên : (1)vị trí địa lý; (2) đất đai, thổ nhưỡng; (3)thời tiết khíhậu; (4) địa hình; (5) chế độ thủy văn
Điều kiện kinh tế xã hội: (1) dân số; (2) lao động; (3) cơ sở hạ tầng; (4)thương mại, dịch vụ; (5) mức sống, thu nhập
3.3.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn của xã
3.3.3 Đánh giá hiệu quả của việc trồng dưa hấu
Hiệu quả kinh tế: (1)Tổng thu, diện tích, năng suất, giá bán; (2)Tổng chi phí;
(3)Lợi nhuận
Hiệu quả xã hội: Số công bỏ ra
Hiệu quả môi trường: Số lượng thuốc sử dụng
Hiệu quả khuyến nông: (1) số người học được từ mô hình; (2) khả năng nhân
Trang 15công mà phải bỏ ra để mang lại hiệu quả đó; (3) tác động đến môi trường và đờisống.
3.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình
Yếu tố tự nhiên: chế độ nhiệt độ ảnh hưởng ra sao; lượng mưa; thời tiết thayđổi; sâu bệnh; nguồn nước cung ứng
Yếu tố kinh tế hộ bao gồm các yếu tố: (1)năng lực sản xuất; (2) đất đai, laođộng, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất; (3) diện hộ; (4) mức độ đầu tư của từng hộTrình độ dân trí: (1) kiến thức; (2) thái độ, nhận thức; (3) khả năng tiếp nhậncác tiến bộ kỹ thuật của từng hộ
3.3.6 Các giải pháp để mang lại hiệu quả hơn cho mô hình
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Tam Thành là xã có số hộ trồng dưa tương đối lớn trong huyện Phú Ninh
và là xã có các điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây dưa hấu
Để thấy được hiệu quả của việc trồng dưa hấu đề tài tiến hành nghiên cứu và thuthập thông tin từ 30 hộ nông dân thuộc 3 thôn Theo hướng dẫn của cán bộ thôn,thông qua danh sách xã viên được cung cấp theo các mức về tình trạng kinh tế
hộ tiến hành phân loại hộ theo ba cấp: Khá, trung bình, nghèo để thấy đượctương quan so sánh giữa các nhóm hộ này Cách chọn hộ theo phương pháp chọnngẫu nhiên định hướng
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ban ngành của huyện Phú Ninh baogồm: báo cáo sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Ninh qua các năm 2007,
2008, 2009 và 2010
Số liệu thứ cấp thu thập từ các ban ngành của xã bao gồm: tình hình đấtđai, đất sản xuất nông nghiệp của xã; điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, vị trí,địa hình, đât đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất kinh doanh năm gầnđây, báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị của xã, các báo cáo tổng kết về sảnxuất nông nghiệp của xã qua các năm 2007, 2008, 2009 và 2010
Trang 16* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn hộ: điều tra trực tiếp 30 nông hộ hộ thông qua bảng điều trađược thiết kế sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng Đây lànhững nông hộ có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đề tài, phù hợp cho việc đánhgiá hiệu quả của việc trồng dưa hấu trên địa bàn xã Các thông tin điều tra chủyếu liên quan đến đề tài như hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất dưa hấu,công tác chăm sóc, vấn đề ô nhiễm trong hoạt động sản xuất, kinh nghiệm trongsản xuất dưa hấu…
Phỏng vấn sâu cán bộ xã, các ban ngành xã, những người có kinhnghiệm về các vấn đề liên quan đến công tác trồng dưa ở địa phương, hiệu quảcủa mô hình này đối với người dân đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu…Bên cạnh đó còn phỏng vấn sâu cán bộ nông nghiệp huyện về tình hình sản xuấtdưa trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua, các phương pháp thích ứngvới điều kiện thời tiết trong sản xuất dưa như thế nào, dự định trong những nămtới ra sao, tương lai có nhân rộng mô hình này trong toàn huyện hay không.Phỏng vấn cán bô khuyến nông xã với các nội dung về thu nhập của người dântrồng dưa, phương thức bán, quy mô trồng dưa qua các năm, số hộ áp dụng môhình này, tương lai liệu có nhân rộng mô hình…và các vấn đề về tình hình sảnxuất dưa trên địa bàn của xã
3.4.3 Phương pháp xử lý thông tin
* Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: dựa vào các số liệu đã công bố tổng
hợp, đối chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cứu của đề tài.Một số chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu tính toán về hiệu quả, chỉ tiêu về quy mô…đượctính toán dựa trên các thông tin có sẵn
* Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: các thông tin cơ bản về hộ như tuổi,
trình đô, số nhân khẩu, lao động…, số lượng trang thiết bị phục vụ sản xuất, chiphí sản xuất, thu nhập của hộ, lợi nhuận của hộ, cơ cấu lao động của hộ đượctôi tổng hợp, tính toán Số liệu được tổng hợp xử lý qua tính toán và trên máytính với phần mềm Excel
Trang 173.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để tiến hành phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất dưa hấu tôi sử dụng các chỉtiêu sau:
Chỉ tiêu 1: các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ratrong một thời kỳ nhất định của một đơn vị
GO = Pi * Qi
Qi : là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
Pi : là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm
Giá trị gia tăng ( VA): là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trunggian
VA = GO – IC (với IC là chi phí trung gian, bao gồm toàn bộ chi phí vật chấtđược sử dụng trong quá trình sản xuất)
Chỉ tiêu 2: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Hiệu suất GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo rabao nhiêu đồng giá trị sản xuất Hệ số này càng lớn thì sản xuất càng hiệu quả.Hiệu suất VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo rabao nhiêu đồng giá trị gia tăng
Hiệu suất LN/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo rabao nhiêu đồng giá trị gia tăng
Trang 18PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tam Thành
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Tam Thành nằm về phía Bắc của trung tâm huyện Phú Ninh, cách trungtâm huyện theo đường thẳng là là 7 km Là một xã có địa hình dốc từ Đông sangTây, địa hình nhấp nhô đồi núi xen kẻ và đồng ruộng
Vị trí địa lý của xã Tam Thành như sau: Phía Đông giáp với xã Tam An củahuyện Phú Ninh; Phía Tây giáp với xã Tam Lộc của huyện Phú Ninh; Phía Namgiáp với xã Tam Phước của huyện Phú Ninh; Phía Bắc giáp với xã Bình An vàBình Quế của huyện Thăng Bình
Vì đây là một xã vừa xen kẻ núi với đồng ruộng nên nhìn chung vừa pháttriển được các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là cây dưa hấu và bên cạnh đó còn
có thể phát triển các cây trồng nhằm tận dụng các nguồn đất tự nhiên như: chuối,dứa …
4.1.1.2 Địa hình
Địa bàn xã có hai dạng địa hình chính
Địa hình gò đồi: chiếm 25% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung
ở các thôn 10, thôn 7, thôn 1, thôn 4, thôn 5 và một phần nhỏ ở các thôn khác.Địa hình có độ cao tương đối từ 27 đến 120m, độ dốc phổ biến từ 100 đến 250.Dạng địa hình này phù hợp cho việc phát triển các mô hình kinh tế trang trạiNông – Lâm kết hợp
Địa hình đồng bằng: chiếm 75% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố đềukhắp các thôn tập trung diện tích lớn ở thôn 3, thôn 2 thuận tiện cho bố trí sảnxuất thâm canh cây lúa và các cây ngắn ngày khác như: ngô, dưa, lạc…
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Xã Tam Thành có nhiệt độ trung bình năm đạt 270C, nhiệt độ cao nhất trongnăm lên tới 390C tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, nhiệt độ
Trang 19thấp nhất khoảng 150C tập trung chu yếu vào tháng 11 trong năm.Biên độ nhiệtchênh lệch giữa ngày và đêm vào khoảng 7,50C.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tháng 5, 6 thường xảy ra mưarào, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12
Độ ẩm trung bình năm của xã nằm vào khoảng 82%, độ ẩm cao nhất trongnăm vào khoảng 93-95% và độ ẩm thấp nhất là vào khoảng 55% Lượng bốc hơitrung bình trong năm là 2015mm, lượng bốc hơi tối cao trên ngày vào khoảng118mm
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 và thường kết hợp với mưalớn, tốc độ gió thường lớn nằm vào khoảng từ 20 – 25m/s
Với tình hình bão lũ diễn biến phức tạp trên địa bàn xã nên cũng đã gâythiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất dưa hấu
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
4.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1642,58 ha bao gồm các loại đất như sau:
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
ĐVT: Ha
2000
Năm 2005
Năm 2010
Tỷ lệ(%) so với DTTN năm 2010
Tổng diện tích đất NN 903,1563 922,4643 949,2300 57,80
Đất trồng cây hàng năm 169,8531 167,1448 166,1500 10,12Đất trồng cây lâu năm 120,3300 130,6500 144,5000 8,80
Đất nuôi trồng thủy sản 2,3420 2,5400 2,9800 0,18
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai xã Tam Thành năm 2010
Đất nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa là lớn nhất và đây cũng chính làcây trồng chính của xã (thể hiện qua bảng 3) Diện tích trồng lúa nước cơ bản đã
Trang 20được dồn điền đổi thửa nên có quy mô diện tích tương đối lớn từ 1000m2 trở lêntrên thửa và đại đa số đã được chỉnh trang bờ thuận lợi cho việc cơ giới hóa vàđầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm chiếm10,12% trên tổng diện tích tự nhiên của xã được phân bố rải rác trong các khudân cư, trên các sườn đồi và một số xen kẻ trong đất trồng lúa, số đất cây hàngnăm khác còn lại ở trên sườn đồi được nhân dân đầu tư các loại cây trồng như:nén, gừng, đậu, dưa… và chủ yếu là sắn để phục vụ cho công tác chăn nuôi Đấttrồng cây lâu năm chiếm 8,8% trên tổng diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu
là đầu tư thâm canh cho các vườn tiêu và đất còn lại chuyên trồng các loại cây ănquả như: mít, ổi… Đất lâm nghiệp được dùng chủ yếu để trồng cây lá tràm vàđây cúng chính là loại cây trồng được ưa chuộng ở các vùng núi trong xã Đấtnuôi trồng thủy sản hình thành trong quá trình dồn điền đổi thửa sắp xếp cơ cấucây trồng nhưng còn ở tình trạng nhỏ lẽ, manh mún chưa tập trung, sản xuấtchưa có giá trị kinh tế cao
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai xã Tam Thành năm 2010
Biểu đồ 1 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Tam Thành năm 2010
Trong cơ cấu sử dụng đất của xã thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớnnhất với 57,79% và tỷ lệ này cũng khá hợp lý để xã phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 17,88% trongtổng cơ cấu đất của xã trong đó bao gồm nhiều loại đất khác nhau như đất nhà ở,
Trang 21đất cơ quan, đất mặt nước v.v, diện tích đất chưa sử dụng cũng chiếm một tỷ lệkhá lớn với 24,33% đất này bao gồm diện tích đồi núi chưa được khai thác vàtrong tương lai diện tích này sẽ được khai thác để đưa vào sử dụng (thể hiện quabiểu đồ 1)
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tam Thành
4.1.3.1 Dân số và lao động
Kết quả nghiên cứu tình hình dân số ở xã Tam Thành cho thấy như sau: xãTam Thành có 9264 khẩu với 2404 hộ, bình quân nhân khẩu trên hộ là 3,85trong đó dân số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm đến hơn 90% còn lại khoảng10% là làm phi nông nghiệp Tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 4790chiếm tới 51,71% trên tổng số dân của xã Cơ cấu dân số và lao động của xãđược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu dân số và lao động của xã Tam Thành.
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Tam Thành năm 2010
Bảng 4 thể hiện: dân số của xã Tam Thành có số người khá lớn trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫnchiếm chủ yếu bên cạnh đó một số lao động đặc biệt là lao động trẻ có xu hướng lên
Trang 22thành phố tìm việc làm cao do vậy trong những năm gần đây số lượng lao độngtrong lĩnh vực phi nông nghiệp của xã đã tăng lên 25% ở năm 2010.
4.1.3.2 Cơ sở hạ tầng.
Giao thông
Xã Tam Thành có hệ thống đường giao thông gồm đường bê tông ở các thôntrong xã, các thôn đều có đường bê tông phuc vụ cho công tác sản xuất, xã cótuyến đường giao thông chạy ra quốc lộ 1A tuy nhiên tuyến đường này còn chưađảm bảo nên việc lưu thông của các xe lớn là rất khó khăn Hiện nay, tuyếnđường này đang được thi công để phục vụ cho công tác chuyên chở Ở các tuyếnđường nôi đồng vẫn còn là đường đất nên công tác chuyên chở khi đến mùa thuhoạch của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã được đầu tư xây dựng trong năm 2010 nên hiện nayhầu hết các con mương đã được bê tông hóa, phục vụ tốt cho công tác tưới tiêucủa các hộ sản xuất Xã được hồ Phú Ninh cung cấp một lượng nước khá lớn đểphục vụ cho công tác sản xuất
4.1.4 Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã Tam Thành
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm qua luôn đượcduy trì tương đối đồng đều ở các ngành với ngành trồng trọt chiếm vai trò chủđạo và ngày càng có vai trò quan trọng với các loại cây trồng mới đem lại hiệuquả cao
Bảng 5: Cơ cấu nông, lâm, thủy sản của xã qua các năm
ĐVT: % Năm
Trang 23Trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản ngành trồng trọt vẫn là chủ đạo vàchiếm giá trị cao nhất, sau đó là ngành chăn nuôi.
Nhìn vào bảng (5) ta thấy rằng: trên địa bàn xã hoạt động trồng trọt là hoạtđộng chiếm vị trí chủ đạo và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của các hộtrong xã với các loại cây trồng chính là lúa, dưa, ngô, lạc… So với năm 2008ngành trồng trọt đã tăng lên hơn 4% trong đó tăng mạnh về diện tích trồng dưahấu và cây dưa hấu hiện nay đang được ưa chuộng trên địa bàn toàn xã Ngànhchăn nuôi chiếm vị trí thứ hai sau ngành trồng trọt và các loài nuôi chính là trâu,
bò, gà…tuy nhiên trong những năm này tình hình dịch bệnh thường xảy ra nênngười dân đã giảm chăn nuôi xuống để chuyển qua trồng trọt do vậy ngành chănnuôi trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống Ngành lâm nghiệp có
xu hướng biến động nhất khi tăng giảm qua các năm Ngành thủy sản là ngànhkhông có biến động gì nhiều, hoạt động nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra ở mộtvùng nhất định và cơ cấu vẫn không thay đổi qua các năm Cơ cấu các loại câytrồng của xã được thể hiện như sau:
Bảng 6: Diện tích và năng suất của các loại cây trồng chính trên địa bàn xã Loại cây Diện tích
(ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Giá trị (triệu đồng)
Trang 24Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã thì cây lúa là cây trồng đóngvai trò chủ đạo với một diện tích rất lớn 1009,91 ha, xếp sau cây lúa là cây là câydưa hấu và cây lạc với diện tích là 97 ha, ngô chiếm 51 ha trong tổng diện tíchđất nông nghiệp của xã, cây sắn chiếm 60 ha diện tích và các loại cây trồng khácchiếm 67 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Trong cơ cấu nôngnghiệp của xã thì cây lúa là cây quan trọng nhất và đây được xem là cây trồngchính của người dân trong xã, năng suất lúa bình quân của xã là 56,84 tạ/ha vớisản lượng khoảng 5740,56 tấn và ước đạt 29542,31 triệu đồng, cây dưa hấu vớitổng diện tích là 97ha, năng suất là 25,37 tấn/ha, sản lượng vào khoảng 2461 tấn
và giá trị mà cây dưa mang lại là 8373 triệu đồng, cây lạc với tổng diện tích là 97
ha với năng suất khoảng 18 tạ/ha, sản lượng vào khoảng 48,6 tấn và giá trị là1179,4 triệu đồng Cây sắn, diện tích 60ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, sảnlượng 240 tấn, giá trị 1260 triệu đồng, các loại cây khác cũng đóng góp giá trịkhá lớn, khoai lang với diện tích 35 ha và giá trị là 630 triệu đồng, rau các loại15ha và giá trị khoảng 360 triệu đồng, đậu các loại 10ha giá trị mang lại ước đạtkhoảng 60 triệu đồng và các loại cây khác đóng góp khoảng 40 triệu đồng giá trị.Qua giá trị cũng như sản lượng của các loại cây trồng trong xã thì ta thấy câydưa là cây mang lại giá trị cao hơn so với các loại cây khác(thể hiện qua bảng 6)
4.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu
4.2.1 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Phú Ninh
Điều kiện của huyện Phú Ninh là tương đối thích hợp cho sự phát triển củacây dưa hấu Những ngày mới thành lập huyện năm 2005, diện tích cây dưa hấurất ít và được trồng rải rác nhưng cho đến nay diện tích đã tăng lên đáng kể Năm
2010 là 820 ha và hình thành các vùng trồng dưa hấu tập trung có thu nhập cao
dự kiến 80 triệu đồng/ha/năm
Trang 25Nguồn: Báo cáo sản xuất nông nghiệp huyện Phú Ninh năm 2007 – 2010
Biểu đồ 2: Diện tích trồng dưa hấu của huyện qua các năm
Nhìn vào biểu đồ (2) cho thấy diện tích trồng dưa ở huyện có sự thay đổichênh lệch lớn qua các năm và diện tích qua các năm có sự biến động rõ rệt.Năm 2007 diện tích trồng dưa của toàn huyện là 870 ha, tuy nhiên sang năm
2008 diện tích này giảm xuống một cách nhanh chóng với hơn một nữa diện tíchnăm ngoái bị giảm đi và năm 2008 diện tích chỉ còn là 480 ha Nguyên nhân dotrong năm 2007 người nông dân trồng dưa hấu gặp phải điều kiện bất lợi về thờitiết và giá cả của dưa biến động nên người dân trồng dưa trong năm này không
có lợi nhuận, do vậy trong năm 2008 người dân không dám mạnh dạn đầu tư nhưnăm ngoái và một phần tâm lý không tin tưởng vào cây dưa nên diện tích dưanăm này bị giảm sút nghiêm trọng, đến năm 2009 diện tích trồng dưa tăng lên là
713 ha, tăng 233ha so với năm 2008 và nguyên nhân chính dẫn đến diện tíchnăm này tăng là do năm 2008 dưa có giá và người dân có được nguồn thu từ dưamang lại
Ở huyện Phú Ninh có từ 700 – 800 ha đất canh tác cây dưa, riêng vụ ĐôngXuân 2009 - 2010 và Xuân Hè 2010 này có khoảng trên 631 ha canh tác, tậptrung nhiều nhất là ở các xã Tam Thành, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Vinh và thịtrấn Phú Thịnh
Trang 26Bảng 7: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Tam Thành so với các xã khác trong huyện Phú Ninh năm 2010
Chỉ tiêu Diện tích(ha) Năng suất(tấn/ha) Sản lượng(tấn)
Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Phú Ninh năm 2010
Nhìn vào bảng 7 cho thấy rằng: hiện nay hầu như tất cả các xã trong huyệnđều có sản xuất dưa hấu, cao nhất là xã Tam Thành với diện tích 97ha, năng suất
25 tấn/ha Đứng thứ hai là xã Tam Phước với diện tích 95ha, năng suất 26 tấn/ha
Xã Tam Lộc đứng vị trí thứ ba với diện tích 90ha và năng suất 25 tấn/ha Các xãkhác trong huyện cũng đều có năng suất và diện tích tương đối Xã Tam Thành
là xã tiêu biểu cùng với xã Tam Phước và Tam Lộc có diện tích và năng suất đạidiện cho các hộ sản xuất dưa hấu của huyện Phú Ninh Nhìn vào bảng 7 ta thấyrằng diện tích trồng dưa của các xã là tương đối lớn và khả năng diện tích này sẽtăng lên vào các năm tiếp theo
4.2.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn của xã Tam Thành
Điều kiện đất đai, khí hậu của xã Tam Thành thuận lợi cho sự sinh trưởng vàphát triển của cây dưa hấu Dưa hấu hiện nay được đánh giá là một cây trồng cógiá trị kinh tế cao nhất trong số các loại cây trồng ngắn ngày tại địa phương,góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập Những ngày mới đưa cây dưa hấuvào trồng diện tích cây dưa hấu rất ít và được trồng rải rác nhưng cho đến naydiện tích tăng lên đáng kể Năm 2008 diện tích là 43,35ha nhưng cho đến năm
Trang 272010 diện tích đã tăng lên là 97ha Trong xã cũng đã hình thành các vùng sảnxuất dưa tập trung có thu nhập cao dự kiến 80 triệu đồng/ha/năm.
Bảng 8: Tình hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã giai đoạn 2008 – 2010
So sánh(%) 09/08 10/09
Giá trị hàng hóa Triệuđồng 3705,9 5255,4 8373,7 141,8 159,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp xã Tam Thành năm 2008 - 2010
Diện tích trồng dưa hấu năm 2008 là 43,4ha, năng suất 24,7 tấn/ha, tương ứngvới sản lượng là 1069,7 tấn Đến năm 2009 diện tích trồng dưa hấu là 91,4hatăng lên đáng kể so với năm 2008, tăng lên đến 48 ha Nguyên nhân chính củahiện tượng này là do năm 2008 dưa hấu được giá(3500đ) nên các hộ trồng dưahấu từ được lợi nhuận khá lớn, lãi thu được từ 2,5 – 4 triệu đồng/sào/vụ Đếnnăm 2009 diện tích trồng dưa được tăng lên đáng kể, lúc này trên địa bàn xã hìnhthành nhiều vùng trồng dưa tập trung với quy mô lớn đẩy diện tích của năm nàytăng lên gấp đôi so với năm ngoái Năng suất dưa của năm 2009 cũng đã đượcđẩy lên tuy nhiên cũng không chênh lệch lớn so với năm 2008, tuy nhiên trongnăm 2009 giá dưa hạ xuống thấp(2300đ/kg) nên thu nhập của người trồng dưatrong năm này không cao so với năm 2008 mà trong khi đó giá các loại chi phíđầu vào lại tăng lên nên trong năm này mỗi sào dưa người dân lãi chỉ khoảng 1,2– 2 triệu đồng/sào/vụ Sang năm 2010, diện tích dưa hấu của toàn xã là 97ha,tăng lên không đáng kể so với năm 2009 Nguyên nhân do trong năm 2009, diệntích tăng lên quá cao, giá bán sản phẩm thấp ảnh hưởng đến tâm lý người sảnxuất và thu nhập của người nông dân, nên năm 2010 diện tích trồng dưa tăng lênkhông đáng kể Mặc dù vậy, năng suất trong năm này vẫn tăng cao 25,4 tấn/ ha
vì vậy đã đẩy sản lượng của năm này tăng lên 8373,7 triệu đồng, tăng 15,55% so
Trang 28với năm 2009 Trong năm này nhờ giá bán và năng suất cao cho nên các hộ trồngdưa trong địa bàn xã có được mức thu nhập cao và mỗi sào dưa người dân có thểlãi từ 3 – 4 triệu đồng/ sào/vụ (thể hiện qua bảng 8).
Qua bảng (8) cũng cho thấy rằng diện tích trồng dưa của xã Tam Thành cũngkhông ngừng tăng lên qua các năm, diện tích qua các năm cũng tăng lên qua đóthấy rằng người dân trong xã đã có những kinh nghiệm nhất định trong việctrồng dưa vì vậy cây dưa hiện nay đang được người dân xem là cây trồng manglại giá trị cao
Như vậy, với những lợi thế về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội, cùng với sựquan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương hiệu quả mà cây dưa hấu mang lạicho người dân mang lại cho người dân là điều không thể phủ nhận Nhưng mộtthực trạng hiện nay diện tích cây dưa hấu có sự tăng, giảm chênh lệch lớn giữacác năm và cùng với sự mất ổn định về giá cả Do đó, để nâng cao năng suất,hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu, đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải
có kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất trồng dưa hấu hợp lý, hạn chế tình trạngsản xuất tự phát và có biện pháp ổn định được mức giá Song với những yêu cầutrên cần phải đảm bảo về giao thông, thủy lợi, cải tạo hệ thống đê điều cùng vớiviệc xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất thích hợp và tăng đầu tư thâm canhđảm bảo năng suất, chất lượng không ngừng tăng lên và ổn định qua các năm.Qua từng năm năng suất của xã không ngừng tăng lên và đến năm 2010 năngsuất của xã đã gần tương đương với năng suất bình quân trong huyện
Trang 29Nguồn: Báo cáo nông nghiệp của xã và huyện năm 2008 - 2010
Biểu đồ 3: So sánh năng suất dưa bình quân của xã với huyện
Năng suất dưa bình quân của xã Tam Thành và huyện Phú Ninh có sự chênhlệch nhau qua các năm Năm 2008 năng suất dưa bình quân của huyện là 27 tấn/
ha trong khi đó năng suất dưa bình quân của xã chỉ là 24,67 tấn/ha, năm 2009 sựchênh lệch giữa năng suất bình quân giữa xã và huyện cũng tương đối lớn, ởhuyện năng suất bình quân là 28 tấn/ha trong khi đó ở xã chỉ là 25 tấn/ha, quanăm 2010 tỷ lệ này được rút ngắn xuống, ở xã năm này năng suất bình quân là25,37 tấn/ha và ở huyện là 25,5 tấn/ha, đến năm này năng suất bình quân chungcủa xã và huyện và tương đương nhau Qua đó ta thấy rằng sản lượng dưa hấu ở
xã vẫn còn thấp hơn so với bình quân trong toàn huyện trong những 2008, 2009nhưng qua năm 2010 năng suất bình quân của xã và huyện là tương đương nhauqua đó thấy rằng tình hình sản xuất dưa trên địa bàn xã hiện nay đang có nhữngbước tiến trong việc sản xuất ( thể hiện qua biểu đồ 3)
4.3 Điều kiện sản xuất của nông hộ
4.3.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ trồng dưa
Bất cứ một ngành sản xuất nào, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc phải đầy đủ cácnguồn lực mới có thể tiến hành sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất cây dưa hấu nói riêng, để tiến hành sản xuất người nông dân phải cócác yếu tố đầu vào như: Lao động, phân bón, giống, đất đai, vốn…trong khi đó
Năm
28
25,37 25,527
Tấn/ha
Trang 30nguồn lực của hộ như đất đai và lao động là hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất,đảm bảo năng suất và hiệu quả trong sản xuất.
Lao động và đất đai là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảsản xuất dưa hấu, không có đất đai, lao động thì không thể tiến hành sản xuất.Quy mô thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào quy mô diện tích đất đai
và số lượng lao động của từng hộ Quy mô năng lực sản xuất quyết định khảnăng sản xuất cũng như kết quả sản xuất của hộ
Để đánh giá rõ hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân trong xã, thực
tế thu nhập của các hộ, thu nhập của cây dưa hấu mang lại là bao nhiêu trongtổng thu nhập của hộ nông dân, để qua đó thấy được tác dụng của việc trồng dưahấu đối với cuộc sống của người dân trong xã
Bảng 9: Nguồn lực sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra
(n =10)
Thôn 9 (n =10)
Thôn 10 (n =10)
Diện tích cây trồng Sào 11,47 10,60 11,50 12,30
Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011
Nguồn lực về nhân khẩu, lao động và đất đai của các hộ sản xuất dưa được thểhiện qua bảng 9 như sau: Qua kết quả điều tra, bình quân mỗi hộ có 4,77 nhânkhẩu Nhưng chỉ tiêu này có sự khác biệt giữa các thôn Tương ứng với nhân khẩu
là chỉ tiêu lao động, lao động bình quân/ hộ là 1,97 lao động Qua phân tích ở trên
số nhân khẩu bình quân/hộ quá đông, trong khi số bình quân lao động/hộ là 1,97người, nên số người sống dựa vào gia đình còn rất lớn Chính điều này ảnh hưởngđến khả năng đầu tư và tái đầu tư sản xuất dưa hấu của các hộ
Đất đai: Cùng với lao động, diện tích canh tác cũng là nhân tố quan trọnggiúp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân, diện tích canh tác bình quânmối hộ là sào Nhưng khi xem xét chỉ tiêu này giữa các thôn với nhau thì có sự
Trang 31chênh lệch, diện tích canh tác bình quân của thôn 8 là 10,6 sào, của thôn 9 là11,5 sào, của thôn 10 là 12,3 sào Với sự chênh lệch diện tích như vậy, chắc chắn
sẽ có sự chênh lệch về quy mô thu nhập giữa các hộ nông dân ở các thôn
So với diện tích canh tác bình quân/hộ, ta thấy ở địa phương quy mô đất trồngdưa hấu vẫn rất nhỏ, bình quân mỗi hộ trồng 2,87 sào và có sự chênh lệch tươngđối lớn giữa các thôn Tuy cây dưa hấu là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhưngnguyên nhân chính của tình trạng quy mô nhỏ này do việc canh tác dưa hấu gặpnhiều rủi ro của thời tiết, sự mất ổn định của thị trường nên các hộ nông dânchưa dám mở rộng quy mô sản xuất
Ngoài ra các hộ còn trang bị tư liệu sản xuất để phục vụ cho quá trình sảnxuất của mình, tư liệu sản xuất bình quân là 3,82 triệu đồng
4.3.2 Thời vụ sản xuất dưa hấu
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây dưa hấu nói riêng, thời
vụ là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng Do đó cần phảixác định cơ cấu thời vụ sản xuất một cách hợp lý, sao cho phù hợp với điều kiệnthời tiết ở từng thời điểm cụ thể với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển củacây dưa hấu, có như vậy mới hạn chế được những rủi ro trong sản xuất, hạn chếsâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Năm 2010, sản xuất dưa hấu ở xã Tam Thành được chia thành 2 vụ: ĐôngXuân và Hè Thu
Vụ Đông Xuân( gieo hạt khoảng cuối tháng 12 âm lịch thu hoạch vào khoảngđầu tháng 3 âm lịch): Đây là vụ sản xuất dưa hấu chính của xã, do có điều kiệnkhí hậu tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa nên vụ nàynăng suất thường cao và cũng trong vụ này dưa thường được xuất khẩu sang cácnước lân cận
Vụ Xuân Hè (gieo hạt từ đầu tháng 4 âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng
6 âm lịch): Đây cũng được xem là vụ sản xuất chính tuy năng suất chưa cao bằng
vụ Đông Xuân