Ninh năm 2010

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 33)

Tam Phước 95 26,0 2470 Tam Thành 97 25,0 2425 Tam Vinh 88 25,0 2200 Tam Đàn 85 25,0 2125 Tam Dân 41 25,0 1025 Tam Lộc 90 26,0 2340 Tam Thái 8 26,0 208 Tam An 60 26,0 1560 Thị trấn Phú Thịnh 67 26,0 1742 Tổng hoặc BQC 631 25,5 16095

Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Phú Ninh năm 2010

Nhìn vào bảng 7 cho thấy rằng: hiện nay hầu như tất cả các xã trong huyện đều có sản xuất dưa hấu, cao nhất là xã Tam Thành với diện tích 97ha, năng suất 25 tấn/ha. Đứng thứ hai là xã Tam Phước với diện tích 95ha, năng suất 26 tấn/ha. Xã Tam Lộc đứng vị trí thứ ba với diện tích 90ha và năng suất 25 tấn/ha. Các xã khác trong huyện cũng đều có năng suất và diện tích tương đối. Xã Tam Thành là xã tiêu biểu cùng với xã Tam Phước và Tam Lộc có diện tích và năng suất đại diện cho các hộ sản xuất dưa hấu của huyện Phú Ninh. Nhìn vào bảng 7 ta thấy rằng diện tích trồng dưa của các xã là tương đối lớn và khả năng diện tích này sẽ tăng lên vào các năm tiếp theo.

4.2.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn của xã Tam Thành

Điều kiện đất đai, khí hậu của xã Tam Thành thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu. Dưa hấu hiện nay được đánh giá là một cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất trong số các loại cây trồng ngắn ngày tại địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập. Những ngày mới đưa cây dưa hấu

vào trồng diện tích cây dưa hấu rất ít và được trồng rải rác nhưng cho đến nay diện tích tăng lên đáng kể. Năm 2008 diện tích là 43,35ha nhưng cho đến năm 2010 diện tích đã tăng lên là 97ha. Trong xã cũng đã hình thành các vùng sản xuất dưa tập trung có thu nhập cao dự kiến 80 triệu đồng/ha/năm.

Bảng 8: Tình hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã giai đoạn 2008 – 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

So sánh(%) 09/08 10/09

Diện tích Ha 43,4 91,4 97,0 210,9 106,1

Năng suất Tấn/ha 24,7 25,0 25,4 101,3 101.5

Sản lượng Tấn 1069,7 2285,5 2641,0 213,7 115,5

Giá bình quân Đồng/Kg 3,5 2,3 3,2 65,7 139,1

Giá trị hàng hóa Triệuđồng 3705,9 5255,4 8373,7 141,8 159,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp xã Tam Thành năm 2008 - 2010

Diện tích trồng dưa hấu năm 2008 là 43,4ha, năng suất 24,7 tấn/ha, tương ứng với sản lượng là 1069,7 tấn. Đến năm 2009 diện tích trồng dưa hấu là 91,4ha tăng lên đáng kể so với năm 2008, tăng lên đến 48 ha. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do năm 2008 dưa hấu được giá(3500đ) nên các hộ trồng dưa hấu từ được lợi nhuận khá lớn, lãi thu được từ 2,5 – 4 triệu đồng/sào/vụ. Đến năm 2009 diện tích trồng dưa được tăng lên đáng kể, lúc này trên địa bàn xã hình thành nhiều vùng trồng dưa tập trung với quy mơ lớn đẩy diện tích của năm này tăng lên gấp đơi so với năm ngối. Năng suất dưa của năm 2009 cũng đã được đẩy lên tuy nhiên cũng không chênh lệch lớn so với năm 2008, tuy nhiên trong năm 2009 giá dưa hạ xuống thấp(2300đ/kg) nên thu nhập của người trồng dưa trong năm này không cao so với năm 2008 mà trong khi đó giá các loại chi phí đầu vào lại tăng lên nên trong năm này mỗi sào dưa người dân lãi chỉ khoảng 1,2 – 2 triệu đồng/sào/vụ. Sang năm 2010, diện tích dưa hấu của tồn xã là 97ha, tăng lên không đáng kể so với năm 2009. Nguyên nhân do trong năm 2009, diện tích tăng lên quá cao, giá bán sản phẩm thấp ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất và thu nhập của người nơng dân, nên năm 2010 diện tích trồng dưa tăng lên

không đáng kể. Mặc dù vậy, năng suất trong năm này vẫn tăng cao 25,4 tấn/ ha vì vậy đã đẩy sản lượng của năm này tăng lên 8373,7 triệu đồng, tăng 15,55% so với năm 2009. Trong năm này nhờ giá bán và năng suất cao cho nên các hộ trồng dưa trong địa bàn xã có được mức thu nhập cao và mỗi sào dưa người dân có thể lãi từ 3 – 4 triệu đồng/ sào/vụ (thể hiện qua bảng 8).

Qua bảng (8) cũng cho thấy rằng diện tích trồng dưa của xã Tam Thành cũng khơng ngừng tăng lên qua các năm, diện tích qua các năm cũng tăng lên qua đó thấy rằng người dân trong xã đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc trồng dưa vì vậy cây dưa hiện nay đang được người dân xem là cây trồng mang lại giá trị cao.

Như vậy, với những lợi thế về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương hiệu quả mà cây dưa hấu mang lại cho người dân mang lại cho người dân là điều không thể phủ nhận. Nhưng một thực trạng hiện nay diện tích cây dưa hấu có sự tăng, giảm chênh lệch lớn giữa các năm và cùng với sự mất ổn định về giá cả. Do đó, để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu, địi hỏi chính quyền địa phương cần phải có kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất trồng dưa hấu hợp lý, hạn chế tình trạng sản xuất tự phát và có biện pháp ổn định được mức giá. Song với những yêu cầu trên cần phải đảm bảo về giao thông, thủy lợi, cải tạo hệ thống đê điều cùng với việc xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất thích hợp và tăng đầu tư thâm canh đảm bảo năng suất, chất lượng không ngừng tăng lên và ổn định qua các năm. Qua từng năm năng suất của xã không ngừng tăng lên và đến năm 2010 năng suất của xã đã gần tương đương với năng suất bình qn trong huyện.

Nguồn: Báo cáo nơng nghiệp của xã và huyện năm 2008 - 2010 Biểu đồ 3: So sánh năng suất dưa bình quân của xã với huyện

Năng suất dưa bình quân của xã Tam Thành và huyện Phú Ninh có sự chênh lệch nhau qua các năm. Năm 2008 năng suất dưa bình quân của huyện là 27 tấn/ha trong khi đó năng suất dưa bình quân của xã chỉ là 24,67 tấn/ha, năm 2009 sự chênh lệch giữa năng suất bình quân giữa xã và huyện cũng tương đối lớn, ở huyện năng suất bình qn là 28 tấn/ha trong khi đó ở xã chỉ là 25 tấn/ha, qua năm 2010 tỷ lệ này được rút ngắn xuống, ở xã năm này năng suất bình quân là 25,37 tấn/ha và ở huyện là 25,5 tấn/ha, đến năm này năng suất bình quân chung của xã và huyện và tương đương nhau. Qua đó ta thấy rằng sản lượng dưa hấu ở xã vẫn còn thấp hơn so với bình qn trong tồn huyện trong những 2008, 2009 nhưng qua năm 2010 năng suất bình quân của xã và huyện là tương đương nhau qua đó thấy rằng tình hình sản xuất dưa trên địa bàn xã hiện nay đang có những bước tiến trong việc sản xuất ( thể hiện qua biểu đồ 3).

4.3 Điều kiện sản xuất của nông hộ

4.3.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ trồng dưa

Bất cứ một ngành sản xuất nào, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc phải đầy đủ các nguồn lực mới có thể tiến hành sản xuất. Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây dưa hấu nói riêng, để tiến hành sản xuất người nơng dân phải có các yếu tố đầu vào như: Lao động, phân bón, giống, đất đai, vốn…trong khi đó

24,67 25 0 5 10 15 20 25 30 2008 2009 2010 Xã Huyện Năm 28 25,37 25,5 27 Tấn/ha

nguồn lực của hộ như đất đai và lao động là hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất, đảm bảo năng suất và hiệu quả trong sản xuất.

Lao động và đất đai là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất dưa hấu, khơng có đất đai, lao động thì khơng thể tiến hành sản xuất. Quy mô thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào quy mơ diện tích đất đai và số lượng lao động của từng hộ. Quy mô năng lực sản xuất quyết định khả năng sản xuất cũng như kết quả sản xuất của hộ.

Để đánh giá rõ hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân trong xã, thực tế thu nhập của các hộ, thu nhập của cây dưa hấu mang lại là bao nhiêu trong tổng thu nhập của hộ nơng dân, để qua đó thấy được tác dụng của việc trồng dưa hấu đối với cuộc sống của người dân trong xã.

Bảng 9: Nguồn lực sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC Thôn 8 (n =10) Thôn 9 (n =10) Thôn 10 (n =10)

Nhân khẩu Người 4,77 4,90 4,50 4.90

Lao động Người 1,97 2,00 1,90 2,00

Diện tích cây trồng Sào 11,47 10,60 11,50 12,30

Diện tích dưa Sào 2,87 2,70 2,30 3,60

Trang bị TLSX Triệu đồng 3,82 3,45 4,25 3,75

Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011

Nguồn lực về nhân khẩu, lao động và đất đai của các hộ sản xuất dưa được thể hiện qua bảng 9 như sau: Qua kết quả điều tra, bình qn mỗi hộ có 4,77 nhân khẩu. Nhưng chỉ tiêu này có sự khác biệt giữa các thơn. Tương ứng với nhân khẩu là chỉ tiêu lao động, lao động bình quân/ hộ là 1,97 lao động. Qua phân tích ở trên số nhân khẩu bình qn/hộ q đơng, trong khi số bình quân lao động/hộ là 1,97 người, nên số người sống dựa vào gia đình cịn rất lớn. Chính điều này ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và tái đầu tư sản xuất dưa hấu của các hộ.

Đất đai: Cùng với lao động, diện tích canh tác cũng là nhân tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nơng dân, diện tích canh tác bình qn mối hộ là sào. Nhưng khi xem xét chỉ tiêu này giữa các thơn với nhau thì có sự

chênh lệch, diện tích canh tác bình qn của thơn 8 là 10,6 sào, của thôn 9 là 11,5 sào, của thôn 10 là 12,3 sào. Với sự chênh lệch diện tích như vậy, chắc chắn sẽ có sự chênh lệch về quy mơ thu nhập giữa các hộ nơng dân ở các thơn.

So với diện tích canh tác bình qn/hộ, ta thấy ở địa phương quy mơ đất trồng dưa hấu vẫn rất nhỏ, bình qn mỗi hộ trồng 2,87 sào và có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các thôn. Tuy cây dưa hấu là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhưng ngun nhân chính của tình trạng quy mơ nhỏ này do việc canh tác dưa hấu gặp nhiều rủi ro của thời tiết, sự mất ổn định của thị trường nên các hộ nông dân chưa dám mở rộng quy mơ sản xuất.

Ngồi ra các hộ còn trang bị tư liệu sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình, tư liệu sản xuất bình quân là 3,82 triệu đồng.

4.3.2 Thời vụ sản xuất dưa hấu

Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây dưa hấu nói riêng, thời vụ là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng. Do đó cần phải xác định cơ cấu thời vụ sản xuất một cách hợp lý, sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết ở từng thời điểm cụ thể với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu, có như vậy mới hạn chế được những rủi ro trong sản xuất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Năm 2010, sản xuất dưa hấu ở xã Tam Thành được chia thành 2 vụ: Đông Xuân và Hè Thu.

Vụ Đông Xuân( gieo hạt khoảng cuối tháng 12 âm lịch thu hoạch vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch): Đây là vụ sản xuất dưa hấu chính của xã, do có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa nên vụ này năng suất thường cao và cũng trong vụ này dưa thường được xuất khẩu sang các nước lân cận.

Vụ Xuân Hè (gieo hạt từ đầu tháng 4 âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 6 âm lịch): Đây cũng được xem là vụ sản xuất chính tuy năng suất chưa cao bằng vụ Đông Xuân.

4.4 Đánh giá hiệu quả của mơ hình trồng dưa hấu 4.4.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu

4.4.1.1 Mức đầu tư sản xuất dưa hấu

Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây dưa hấu nói riêng ngồi các điều kiện như : thời tiết, khí hậu, đất đai thì các yếu tố đầu vào bao gồm giống, phân bón, lao động, … là nhân tố quyết định đến năng suất, kết quả và hiệu quả sản xuất.

Để phát huy hết khả năng của dưa hấu yêu cầu phải phân bổ các yếu tố đầu vào kịp thời, hợp lý và đầy đủ, các yếu tố đầu vào này được chia làm hai loại: chi phí mua ngồi và chi phí tự có.

Chi phí mua ngồi là tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đầu tư trực tiếp bằng tiền bao gồm: chi phí giống, phân hóa học, bạc tủ, thuốc bảo vệ thực vật, vận chuyển và những khoản chi khác có liên quan.

Chi phí tự có là tất cả các khoản chi phí mà hộ nơng dân tự bỏ ra trong q trình sản xuất, chi phí này khơng tính bằng tiền bao gồm phân chuồng và lao động. Tuy nhiên, để thấy được tổng chi phí đầu tư của người dân thì phân chuồng và lao động cũng được quy đổi thành tiền để thấy được mức độ đầu tư sản xuất dưa hấu của người dân.

Bảng 10: Mức đầu tư sản xuất dưa hấu trên 1 sào của các hộ điều tra.

ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu

BQC Thôn 8 Thôn 9 Thôn 10

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí sản xuất 2311,8 100, 0

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w