Bảng 8: Mức đầu tư sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 44)

0 2343,1 100,0 Chi phí ngồi 1319,4 57,1 1314,5 57,0 1293,0 56,6 350,7 57,7 Phân hóa học 650,0 28,1 640,0 27,7 665,0 29,1 645,0 27,5 Giống 245,8 10,6 235,0 10,2 215,0 9,4 287,5 12,3 Bạc tủ 150,0 6,5 150,0 6,5 150,0 6,6 150,0 6,4 Chi phí khác 21,9 1,0 9,5 0,4 28,0 1,2 28,2 1,2 Thuốc BVTV 251,7 10,9 280,0 12,2 235,0 10,3 240,0 10,2 Chi phí tự có 992,4 42,9 992,4 43,0 992,4 43,4 992,4 42,3 Lao động 750,0 32,4 750,0 32,5 750,0 32,8 750,0 32,0 Phân chuồng 242,4 10,5 242,4 10,5 242,4 10,6 242,4 10,3 Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011

Tổng chi phí bình qn cho một sào dưa hấu là 2362,9 nghìn đồng trong đó bình qn chi phí mua ngồi là 1370,5 nghìn đồng chiếm 58%, bình qn chi phí tự có là 992,4 nghìn đồng , chiếm 42% (thể hiện qua bảng 10). Nhưng khi xem xét theo từng thôn ta cũng thấy rằng mức đầu tư giữa các thôn trồng dưa trên địa bàn của xã cũng khơng chênh lệch nhiều lắm. Bình qn chi phí cho một sào của thơn 8 là 2306,9 nghìn đồng bao gồm ln cơng và phân chuồng tự có của gia đình, của thơn 9 là 2285,4 nghìn đồng và của thơn 10 là 2443,1 nghìn đồng.

Chi phí mua ngồi:

Phân hóa học.

Trong sản xuất nơng nghiệp muốn cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao điều bắt buộc phải sử dụng phân hóa học. Do đó, việc sản xuất ln đi đơi với việc bón phân cho đất, bản thân đất đai khơng cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sinh trưởng của cây và sau mỗi vụ sản xuất lượng phân hóa học vụ trước hầu như đã sử dụng hết, nên yêu cầu bón phân cho cây trồng là cần thiết.

Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng phân hóa học một cách hiệu quả, khơng thiếu mà cũng không thừa làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Nên người nơng dân phải có kế hoạch bón như thế nào, số lượng bao nhiêu, thời kỳ bón phân, bón những loại phân gì là vấn đề quan trọng cần quan tâm giải quyết. Nhưng việc bón phân như thế nào để phù hợp cho cây trồng thì khơng phải hộ sản xuất nào cũng quyết định được lượng phân hóa học này, nó phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của từng hộ gia đình, ngồi ra cịn phụ thuộc vào thói quen, tập quán của người dân trong sản xuất. Vì vậy mà từng vùng khác nhau lượng phân bón sử dụng có thể khác nhau.

Qua bảng 10 ta thấy rằng lượng phân hóa học sử dụng bình qn của hộ là 650 nghìn đồng/sào và giữa các thơn trong xã cũng khơng có sự chênh lệch lớn, qua đó thấy được mức dùng phân hóa học là tương đối ổn định và đảm bảo được điều kiện phát triển của cây dưa.

Giống.

Giống cũng được xem là nhân tố quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm dưa hấu, giống tốt hay không tốt đều cho năng suất và chất lượng khác nhau. Do đó trong sản xuất dưa hấu vấn đề chọn giống cũng đóng vai trị quan trọng, giống đó phải đảm bảo tiêu chuẩn giống, phù hợp với vùng sinh thái, có khả năng chống chịu bệnh tật, giống đó phải có xuất xứ rõ rang và đặc biệt là cho năng suất sản lượng cao. Hiện nay, các hộ nông dân của xã Tam Thành chủ yếu dùng giống dưa lai F1. Chi phí giống bình qn mỗi sào là 245,833 nghìn đồng,

qua đó thấy giống dưa hấu hiện nay trên thị trường đang được tiêu thụ khá tốt và giống này hầu như phù hợp được với đa số các loại đất.

Thuốc BVTV

Dưa hấu là loại cây trồng có nguy cơ bị sâu bệnh rất cao. Do đó để nâng cao sản phẩm dưa hấu, bà con nông dân cần sử dụng thuốc một cách hợp lý, đúng chu kỳ sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh để đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật bình quân cho mỗi sào là 251,667 nghìn đồng.

Bạc tủ

Cùng với các chi phí ở trên, đây là loại chi phí khơng thể thiếu đối với cây dưa trong những năm gần đây. Tác dụng hạn chế sâu bệnh, hạn chế việc thoát hơi nước để giảm lần tưới, giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ngồi các tác dụng trên bạc hiện nay dùng để trồng dưa cịn có tác dụng giảm thiểu được những sự thay đổi của thời tiết.

Chi phí khác.

Ngồi các loại chi phí trên việc trồng dưa cịn có các loại chi phí khác như chi phí tiền xăng dầu để chạy máy bơm nước phục vụ cho công tác nước tưới cho dưa, chi phí vận chuyển, bình qn chi phí này là 21,9 nghìn đồng.

Chi phí tự có

Lao động.

Đây là nguồn lực quan trọng tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất dưa từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đối với sản xuất dưa hấu nhu cầu về lao động rất lớn, thường là lao động tự có của gia đình và đổi công lao động qua lại giữa các hộ. Chi phí lao động bình qn mỗi sào vào khoảng 750 nghìn đồng. Trong những năm gần đây việc lao động làm trong lĩnh vực trồng dưa là tương đối thấp và trong mỗi gia đình chỉ có khoảng 2 người là lao động chính trong các hoạt động sản xuất này.

Phân chuồng.

Đây là loại phân tốt nhất trong khâu cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu, hạn chế sâu bệnh, tăng cường khả năng chống chịu của cây dưa hấu. Đa số các hộ

nông dân trồng dừa trong xã đều có nguồn phân chuồng từ hoạt động chăn ni trâu, bị nên nguồn phân chuồng cung ứng cho hoạt động trồng dưa là tương đối ổn định và hầu hết các hộ gia đình trồng dưa đều tận dụng nguồn phân này. Chi phí bình qn cho phân chuồng trên mỗi sào là 242,4 nghìn đồng..

Bảng 11: Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra.

Chỉ tiêu ĐVT BQC Thôn 8 Thôn 9 Thơn 10

Diện tích Sào/hộ 2,67 2,70 2,30 3,60

Năng suất Tấn/sào 1,31 1,28 1,34 1,32

Giá trị sản xuất bình quân(GO)/sào 1000đ 4716,67 4550,00 4550,00 5050,00 Tổng chi phí bình qn(TC)/sào 1000đ 2311,80 2306,90 2285,40 2343,10 Chi phí trung gian

bình qn(IC)/sào

1000đ 1319,40 1314,50 1293,00 1350,70 Giá trị gia tăng

bình quân(VA)/sào 1000đ 3397,27 3235,50 3257,00 3699,30 Lợi nhuận bình quân(LN)/1 sào 1000đ 2566,67 2700,00 2650,00 2350,00 GO/IC(1 sào) Lần 3,57 3,46 3,52 3,74 VA/IC (1 sào) Lần 2,57 2,46 2,52 2,74 LN/IC (1 sào) Lần 1,95 2,05 2,05 1,74 Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào, người sản xuất cũng mong muốn đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất, kết quả và hiệu quả sản xuất cũng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sản xuất dưa hấu cũng vậy, đây là yếu tố mà bất cứ nhà sản xuất nào cũng quan tâm và đặt nhiệm vụ hàng đầu cần phải đạt được. Ngoải ra, cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực của các hộ sản xuất, công tác tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu tăng góp phần tăng thu nhập của các hộ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì thơng qua mơ hình có hiệu quả, mang lại lợi nhuận thì sẽ được người dân ứng dụng vào sản xuất.

Với mức năng suất bình quân 1310 kg/sào, thì qua bảng số liệu 11 ta thấy giá trị sản xuất bình quân/sào của các hộ điều tra là 4716,67 nghìn đồng/sào, bình qn tổng chi phí là 2311,8 nghìn đồng/sào, chi phí trung gian bình qn 1319,4 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng bình quân là 3397,27 nghìn đồng/sào, sau khi trừ đi các khoản chi phí lợi nhuận bình qn mà các hộ sản xuất dưa thu được 2566,67 nghìn đồng/sào.

Từ bảng số liệu 11, nếu đi xem xét giữa các nhóm hộ thuộc các thơn khác nhau trong xã, các chỉ tiêu nghiên cứu có sự khác biệt nhau.

Đối với thôn 8 của xã Tam Thành giá trị sản xuất 4550 nghìn đồng/ sào, chi phí trung gian là 1314,5 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng 3235,5 nghìn đồng/sào, các chỉ tiêu này cũng tương đương với các thôn 9 và 10 trong xã. Thôn 9 của xã ta thấy giá trị sản xuất bình quân 4550 nghìn đồng/sào, chi phí trung gian là 1293 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng là 3257 nghìn đồng/sào, lợi nhuận thu được là 2650 nghìn đơng/sào. Ở thơn 10 các chỉ tiêu cũng không chênh lệch cao lắm so với thôn 8 và thôn 9, cụ thể giá trị sản xuất bình quân là 5055 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng là 3699,3 nghìn đồng/sào, chi phí trung gian là 1350,7 nghìn đồng/sào và lợi nhuận thu được của người dân là 2350 ngìn đồng/sào.

Như vậy, đối với xã thuần nông như Tam Thành dưa hấu là một loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao, tạo ra thu nhập lớn cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương hiện nay, tức là tiềm năng sản xuất vẫn chưa sử dụng và khai thác hết. Vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực nhằm giúp bà con nơng dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện điều kiện kiện kinh tế của người dân.

Cũng từ bảng số liệu 11, ta thấy cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,57 đồng giá trị sản xuất bình quân, 2,57 đồng giá trị gia tăng bình quân, 1,95 đồng lợi nhuận bình qn.

Từ kết quả tính được ở trên, hoạt động sản xuất dưa hấu có hiệu quả. Cứ tăng chi phí trung gian và chi phí lao động lên thì giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận tăng lên nhưng không phải tăng đến vơ cùng mà hiệu suất sử dụng chi phí trung gian sẽ giảm dần theo quy mơ đầu tư.

Tóm lại, năm 2010 là năm các hộ trồng dưa hấu trên địa bàn xã Tam Thành đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất cao nhất từ trước đến nay, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các nơng hộ, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung cho toàn xã. Tuy nhiên muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu các hộ sản xuất cần phải tăng cường đầu tư thâm canh, tăng cường đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đưa giống mới có năng suất cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt tính tốn được chi phí trong sản xuất là rất quan trọng.

4.4.1.2 Khả năng tiêu thụ dưa hấu của các hộ nông dân

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phả ứng chậm với thị trường, nên khâu tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề khó khăn của các cấp, các ngành, từng địa phương trong cả nước và bản thân của xã Tam Thành cần được quan tâm, giải quyết. Làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra bảo đảm bán với mức giá ổn định, đem lại hiệu quả cao nhất.

Sản xuất và tiêu dùng là hai quá trình của hoạt động sản xuất, khi nói đến sản xuất thì nói đến thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ có vai trị quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa, nơi gặp gỡ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Do vậy, chính sách thị trường là một trong những chính sách được các nhà sản xuất, kinh doanh đặc biệt quan tâm, để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối với các hộ sản xuất dưa hấu, vấn đề mà họ quan tâm nhiều nhất làm sao khi thu hoạch và tiêu thụ dưa hấu kịp thời để đảm bảo chất lượng, lượng hao hụt ít, bán với giá cao thu được lợi nhuận nhiều nhất. Qua việc điều tra thực tế ở địa phương, tơi thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm dưa hấu được thể hiện qua kênh phân phối sau.

Sơ đồ 1: Kênh phân phối của sản phẩm dưa hấu

Nguồn : Phỏng vấn hộ 2011

Qua kênh phân phối, người sản xuất bán sản phẩm dưa hấu của mình chủ yếu theo 4 hình thức.

Thứ nhất: người sản xuất bán cho người thu gom, người thu gom bán cho người bán buôn, người bán buôn bán cho người bán lẽ và người bán lẽ bán cho người tiêu dùng. Qua kênh phân phối này ta thấy sản phẩm dưa hấu phải qua đến 4 lần trung chuyển và với mỗi lần trung chuyển như vậy thì giá dưa lại tăng lên một bậc, qua đó với kênh phân phối này người nông dân thường bán sản phẩm

Người thu gom

Người bán buôn Người bán buôn

Người sản xuất

Người bán lẽ Người bán lẽ Người bán lẽ

Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng

dưa của mình thấp hơn. Với kênh phân phối này người nơng dân phải hạ giá bán của mình xuống và đây là kênh phân phối được người dân bán tương đối lớn với 45% và giá bán ở kênh phân phối này vào khoảng 3300đ/kg (xem bảng 12)

Thứ hai : người sản xuất bán cho người bán buôn, người bán buôn bán cho người bán lẽ và người bán lẽ bán cho người tiêu dùng. Với kênh phân phối này, thì người sản xuất khơng phải qua tay người thu gom nên với kênh này thì người sản xuất sẽ bán được giá cao hơn. Ở kênh phân phối này, người nông dân sẽ bán được giá cao hơn so với kênh phân phối đầu tiên, tuy nhiên với kênh phân phối này thì người nơng dân cũng chịu mất một khoản nhất định vì phải qua hai kênh trung gian nữa. Đây là kênh phân phối được người nông dân thực hiện nhiều nhất với 49% và giá bán ở kênh phân phối này là 3400đ/kg(thể hiện ở bảng 12)

Thứ ba : người sản xuất bán cho người bán lẽ, người bán lẽ bán lại cho người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối người nông dân bán được giá có lợi hơn so với hai kênh tiêu thụ trên với giá bán vào khoảng 3500đ/kg, tuy nhiên kênh phân phối này không được người dân ưa chuộng vì họ sản xuất với số lượng lớn nên nếu bán cho người bán lẽ thì sẽ khơng thể tiêu thụ hết sản phẩm của mình nên đây là kênh phân phối chỉ được các hộ sản xuất với quy mơ ít thực hiện với khoảng 3%(thể hiện qua bảng 12)

Thứ tư : người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Với hình thức phân phối này người nơng dân bán được giá cao nhất vì khơng phải qua khâu trung gian nào, sản phẩm họ làm ra được đưa ngay tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối không được các hộ sản xuất dưa hấu thực hiện vì với kênh phân phối này người sản xuất phải bỏ công và các chi phí vận chuyển của mình để tìm đầu mối tiêu thụ. Thơng thường mỗi vụ có đến hàng tấn dưa nên việc vận chuyển là rất tốn công và tốn nhiều chi phí cho nên đây là kênh tiêu thụ không được các hộ sản xuất ưa chuộng tuy rằng giá bán của kênh này là khá cao.

Từ các hình thức tiêu thụ trên, hình thức thứ tư có lợi nhất đối với người sản xuất, thơng thường với hình thức này người sản xuất thường bán được với giá cao hơn, và tiếp theo là hình thức thứ ba, thứ hai. Cịn với hình thức thứ nhất khơng có lợi cho người sản xuất, vì hình thức này người bán bn phải chia một

phần lợi nhuận cho người thu gom nên mức giá họ mua của người nơng dân thấp hơn. Tuy nhiên, nếu tính trên mức độ hiệu quả của các kênh phân phối thì kênh phân phối thứ hai là có hiệu quả nhất.

Các hộ nơng dân sau khi hồn thành q trình sản xuất của mình thì việc tiêu thụ dưa hấu có ý nghĩa lớn nhất, liệu dưa hấu có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ. Nếu người nơng dân bán dưa được giá thì giá trị thu nhập của họ từ dưa là rất cao. Qua kênh phân phối trên thì giá bán và

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 44)