Hộ nông dân

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)

STT Theo chi phí trung gian(IC) 1000đ Số hộ Tỷ lệ (%) GO (1000đ) VA (1000đ) IC (1000đ) LN

(1000đ) GO/IC VA/IC LN/IC

1 <1250 9 30 4611,11 3417,22 1193,89 2333,33 3,86 2,86 1,95 2 1250 -<1350 11 36,67 4590,91 3270,91 1320,00 2363,64 3,48 2,48 1,79 3 >1350 10 33,33 4850,0 0 3418,3 0 1431,70 3000,00 3,39 2,39 2,10 BQC 30 100 4716,67 3397,27 1319,40 2566,67 3,57 2,57 1,95

Tóm lại chi phí trung gian là nhân tố quan trọng nhất tác động đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân. Lợi nhuận tăng lên tỷ lệ thuận với mức tăng của chi phí, nhưng chỉ tăng theo ở một mức độ nhất định. Ở các mức đầu tư khác nhau thì lợi nhuậ thu được cũng khác nhau nhưng sự chênh lệch này không cao và nếu so sánh với giá trị thu được thì sự chênh lệch này là khơng đáng kể.

4.5.3 Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, khí hậu

Cây dưa là loại cây rất mẫn cảm với các điều kiện thời tiết khí hậu, thời tiết thay đổi thì cây dưa cũng biến đổi theo. Với cây dưa thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh trưởng và phát triển, do vậy trong hoạt động sản xuất dưa hấu yếu tố thời tiết có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cũng như giá bán của loại cây này.

Thời tiết còn ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của người dân, khi đến mùa thu hoạch nếu thời tiết nắng nóng thuận lợi thì giá bán lúc này thường cao, nếu thời tiết khơng thuận lợi thì sản phẩm của người dân làm ra thường bị ép giá, lúc này giá bán thường thấp và sản lượng thường không cao. Như vậy, yếu tố thời tiết ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất dưa của người dân, thời tiết thuận lợi thì hoạt động sản xuất dưa thường mang lợi hiệu quả cao cịn thời tiết bấp bênh thì kéo theo hoạt động sản xuất dưa của người dân thường gặp nhiều rủi ro.

4.6 Định hướng và các giải pháp mang lại hiệu quả hơn cho mơ hình trồng dưa hấu phủ bạc

4.6.1 Định hướng

Để khai thác hết tiềm năng của đất đai, tăng năng suất, sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân và góp phần vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Như vậy, xã cần phải xác định được định hướng phát triển nói chung và hoạt động sản xuất dưa hấu nói riêng trong thời gian tới như sau:

Đảm bảo cho hoạt động sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững, ổn định, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Nâng cao hoạt động sản xuất dưa hấu tại địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất.

Năm 2010, xã có kế hoạch xây dựng và thực hiện mơ hình, cánh đồng sản xuất tập trung có thu nhập cao ( 80 triệu đồng/ha/năm) trong đó có cây dưa hấu.

4.6.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu 4.6.2.1 Giải pháp chung.

Cây dưa hấu là loại cây trồng đang được ưa chuộng hiện nay ở xã Tam Thành do giá trị nó mang lại đối với cuộc sống của người dân là khá lớn. Tuy nhiên, việc trồng dưa hấu còn nhiều vấn đề bất cập do bị nhiều yếu tố chi phối. Và để cây dưa hấu ngày càng đem lại hiệu quả hơn với người dân thì cần phải có những giải pháp chung về đất đai, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, khuyến nông và công nghệ…để làm cho cây dưa hấu ngày càng mang lại giá trị cao hơn đối với người nông dân.

4.6.2.2 Giải pháp cụ thể đối với từng hộ sản xuất

Mở rộng quy mô tăng năng suất, đảm bảo chất lượng dưa hấu, nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người nông dân. Tất cả đều là mong muốn của bất cứ người dân nào, nhưng muốn có được, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Để đảm bảo được năng suất cây dưa hấu, yêu cầu các hộ sản xuất phải thực hiện việc canh tác đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất. Ngồi ra yêu cầu đặc biệt hiện nay là chất lượng dưa hấu, do đó cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mức và tuân theo sự tư vấn của cán bộ khuyến nơng. Sử dụng phân bón đúng quy định, phân chuồng hoai mục, nguyên tắc chung sử dụng hợp lý, đầy đủ các loại phân.

Tăng cường đầu tư thâm canh, công thức thâm canh trên đất trồng dưa hấu ở địa bàn xã thường dùng dưa – dưa – lúa. Đây là biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất và hiệu quả của cây dưa hấu.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ sản xuất dưa hấu, thường xuyên học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau từ các hộ sản xuất và từ các lớp tập huấn của địa phương.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)