Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Triệu Quang Minh
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 62.22.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Lê Thị Lan
2 GS TS Nguyễn Tài Thư
Trang 2HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
2.1 Mục đích 4
2.2 Nhiệm vụ 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5 Những đóng góp mới của luận án 6
6 Ý nghĩa của luận án 6
7 Kết cấu của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
1.1 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận nội dung, đại biểu của nó 14
1.2 Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư 19
Tiểu kết chương 1 24
Chương 2 TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO 26
2.1 Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn 26
2.2 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo 40
2.2.1 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo 40
2.2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo 43
Trang 3Tiểu kết chương 2 89
Chương 3 ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI 90
3.1 Nguyễn Trãi và thời đại của ông 90
3.1.1 Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi 90
3.1.2 Thời đại của Nguyễn Trãi 92
3.2 Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo 96
3.2.1.Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống trong một cộng đồng tự do, một quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt 97
3.2.2 Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con người 103
Tiểu kết chương 3 125
Chương 4 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM 126
4.1 Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống 126
4.2 Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người 131
4.3 Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc 136
4.4 Định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng 141
Tiểu kết chương 4 147
KẾT LUẬN CHUNG 148
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi giới trí thức, khoa học và những người quan tâm đến vấn đềhọc thuật còn đang tiếp tục bàn cãi về tính chất của nền văn minh đương đại thì
có một thực tế không thể chối cãi được là: tiếng chuông cảnh tỉnh về sự sa sútđạo đức, về sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người vớingười, về sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đang gióng lên ở hầukhắp các quốc gia Cùng với đó, nhân loại đang tiếp tục đối mặt với một sự bất
ổn toàn diện về cả kinh tế, chính trị và văn hóa Để khắc phục và giải quyết cácvấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến loài người như chiến tranh, dịch bệnh,đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý tưởng sống…các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân thamgia vào việc thúc đẩy phát triển và phổ biến rộng khắp một nền văn hóa hòabình, dân chủ, tự do, đoàn kết cùng tiến bộ dựa trên cơ sở nhân văn
Trong bối cảnh thế giới khẳng định và đề cao tư tưởng nhân văn, coi đónhư chất keo kết dính, liên kết con người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết cácxung đột, Nho giáo đang được khai thác, vận dụng đang tiếp tục nhận được khaithác và vận dụng không chỉ ở các nước phương Đông – những nước chịu ảnhhưởng trực tiếp của văn hóa Nho giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nướcphương Tây Chính những hành công của một số nước trong việc vận dụng Nhogiáo để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể khai thác Nho giáovới tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn
đề bất ổn của thế giới Do đó, tư tưởng nhân văn của Nho giáo cần được tiếp tụcnghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cụ thể hơn nữa
Tuy giá trị nhân văn Việt vốn có trong truyền thống dân tộc, trong mỗicon người Việt Nam song dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhất là ở giai đoạn
Trang 5Nho giáo cực thịnh, các giá trị đạo đức Việt đã được hệ thống hoá, được khuônvào các tiêu chí mang tính quy tắc để đánh giá phẩm cách con người Việc đánhgiá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể về những ảnh hưởng của tưtưởng nhân văn Nho giáo khi gia nhập vào hệ giá trị nhân văn dân tộc là côngviệc cần thiết để khẳng định những giá trị mang bản chất Việt và tính phổ biếntoàn nhân loại lúc nào cũng vốn có trong các tư tưởng nhân văn Bên cạnh đó,cần thấy rằng Nho giáo ở Việt Nam là kết quả của quá trình tiếp biến Nho giáocho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc Sự tiếp biến này, đối vớicác nhà tư tưởng trong lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau
Trong danh sách các đại biểu tiêu biểu của giới nhân sỹ trí thức được đào tạotheo sách vở Nho giáo, Nguyễn Trãi được biết đến với tư cách một nhà Nho Việttiêu biểu Ông được coi là hiện thân của lương tri Việt, làm rạng danh chủ nghĩanhân văn Đại Việt Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã thể hiện vai trò, sức mạnhcủa tư tưởng trong chính hoạt động thực tiễn vì lợi ích chung của dân tộc, vì conngười của bản thân ông Không những thế, tư tưởng nhân văn ấy còn phát huy tácdụng trong việc định hướng về mặt chủ trương, đường lối chính trị, xã hội đươngthời và lịch sử dân tộc về sau Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi cũng được thựctiễn khẳng định không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với xã hội trong thời đại ông sống
mà còn là một tài sản truyền thống có giá trị của dân tộc Nói cách khác, tư tưởngnhân văn Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởngnhân văn, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:“Tư tưởng
nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi”,
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Trang 6Làm rõ tư tưởng nhân văn trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tưtưởng Nguyễn Trãi, từ đó nêu lên ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãiđối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.
Ba là, phân tích làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong
tư tưởng Nguyễn Trãi và chỉ ra những điểm tiếp thu có chọn lọc, phát triển vàsáng tạo của ông
Bốn là, khái quát và làm rõ và những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng nhân văncủa Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân văn của Nho giáo vàảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử triếthọc bằng cách khảo cứu tưởng nhân văn của Nho giáo (những tư tưởng chính, cơbản thông qua tư tưởng của các đại biểu tiêu biểu của Nho giáo, nhất là Nho giáoTiên Tần) trong các kinh điển Nho giáo, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi (thểhiện rõ sự tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo) được thể hiệntrong các trước tác của ông
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện
chứng, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứulịch sử triết học
Trang 7- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, thống nhất giữa logic và lịch sử Luận án cũngkết hợp phương pháp sử học, chính trị học…
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã tìm hiểu và phân tích một cách chuyên sâu từ phương diệntriết học tư tưởng nhân văn của Nho giáo
- Luận án đã góp phần gợi mở cách tiếp cận những nội dung kinh điểnNho giáo dựa trên mối tương quan, sự liên hệ trong hệ trục so sánh với kháiniệm nhân văn hiện đại
- Luận án đã khái quát và đặt tên cho những tư tưởng nhân văn củaNguyễn Trãi theo ngôn ngữ hiện đại Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và đánhgiá mức độ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi
- Luận án đã khẳng định ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãitrong việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam
6 Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận: Luận án làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhânvăn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồngthời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, pháttriển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam
Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu chuyênsâu và giảng dạy: Lịch sử Triết học, lịch sử tư tưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam.Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liênquan
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương, 9 tiết
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu Nho giáo dưới phương diện học thuyếtchính trị - xã hội, hệ thống quy phạm đạo đức và tôn giáo là vấn đề không mới Từkhi du nhập vào Việt Nam, một mặt nó nhận được sự quan tâm rộng khắp vì đãtồn tại và từng trở thành học thuyết cai trị của bộ máy cầm quyền Mặt khác, luân
lý đạo đức Nho giáo đã được người dân đón nhận trong ứng xử gia đình và xã hộinhờ thế nó tham gia vào nội dung đạo lý của người Việt Nam Điều quan trọnghơn, Nho giáo trở thành nền tảng kinh điển để con người học tập, thi cử trước,trong, sau khi đỗ đạt Nó lại tiếp tục là luận thuyết được những người chưa thànhdanh hoặc những người cáo quan về quê mở trường, lớp dạy học…Vì thế, có thểnói hệ thống sách vở viết về Nho giáo và các vấn đề liên quan là một công trình
vô cùng đồ sộ Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chú trọngvào những khuynh hướng nghiên cứu chủ yếu về Nho giáo có liên quan trực tiếpđến nội dung luận án Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy có một số khuynh hướngnghiên cứu sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn”
Nho giáo ra đời là sản phẩm phản ánh thực tiễn lịch sử xã hội cổ đại TrungHoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc Trong phạm vi nhận thức thời kỳ đó, tất nhiênbản thân vấn đề tư tưởng nhân văn sẽ không thể tìm thấy và lấy thuật ngữ “nhân
Trang 9văn” làm xuất phát điểm bởi lẽ đây là vấn đề của thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu.Song, với nội hàm khái niệm được định vị, một số học giả đã đặt vấn đề trong hệtrục so sánh để có thể tìm thấy các nội dung mang tính nhân văn phổ quát trong tưtưởng của Nho giáo.
PGS Hà Thúc Minh trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa
nhân đạo”, in trên Tạp chí Khoa học xã hội số 7/2006, “Chủ nghĩa nhân văn thế
kỷ XXI”, số 9+10/2007, đã đề cập tới nhân văn phương Đông và cho rằng: “Thay
vì gọi là “chủ nghĩa nhân văn” thì nên gọi là “chủ nghĩa nhân đạo” có lẽ thíchhợp hơn đối với Nho giáo Phương Đông, dựa vào “nhân ái” (đạo đức) để quản lý
xã hội Có lẽ nên xem “chủ nghĩa nhân văn” chỉ là một biểu hiện của chủ nghĩanhân đạo hoặc ít ra cũng không thể đồng nhất với “chủ nghĩa nhân đạo” được”[94, tr.7]
Hà Thúc Minh đã phân tích bản tính thiện của Mạnh Tử và cho rằng “Nhogiáo không gắn bản tính “thiện” của con người với “nhân quyền” nào cả Cũngchẳng cần có “luật” nào để bảo vệ cũng như hạn chế nó Một khi bản tính conngười là “thiện” thì cần gì phải dùng luật pháp để hạn chế nó Còn nếu nó trởthành xấu thì làm thế nào có thể dùng cái bên ngoài để ngăn chặn cái bên trongđược? Cái bên trong phải được điều chỉnh từ cái bên trong Giáo dục đạo đức hay
tự giáo dục mới là biện pháp hữu hiệu, triệt để nhất…hạnh phúc không phải chỉ làthỏa mãn nhu cầu tự nhiên Thỏa mãn nhu cầu tự nhiên đó là sự thực, nhưng hạnhphúc không phải chỉ là sự thực mà là giá trị Cho nên, khi tôi hy sinh lợi ích chongười khác, tức là tôi cho chứ không phải được Giá trị mà tôi có cao hơn sự thật
mà tôi mất Cái mà chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi không phải là nhân quyền mà lànhân cách Nhân quyền đòi hỏi bên ngoài còn nhân cách đòi hỏi bên trong Nhâncách dành cho chủ thể của nó không gian bên ngoài hoàn toàn tự do lựa chọn Khibên trong đã đạt được cảnh giới tối cao thì mọi trở ngại bên ngoài đều không có gìđáng kể Cho dù giầu sang cũng không sa ngã, nghèo khổ cũng không nhụt ý chí,
uy vũ cũng không thể khuất phục” [94, tr.10]
Trang 10Quan điểm của Hà Thúc Minh có tính hợp lý nhất định bởi vì bản thân tồntại xã hội phương Đông nói chung và xã hội Trung Quốc cổ đại nói riêng chưatừng có được các bước cách mạng đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của thuậtngữ “nhân văn” Hà Thúc Minh phân tích lịch sử hình thành chủ nghĩa nhân văn
và chỉ ra rằng ở Phương Đông từ ngữ “nhân văn” đã có từ trước công nguyên.Thuật ngữ này không giống như “humanism” của phương Tây, “nhưng đều dùng
để chỉ về con người và những tiến hóa của con người…Một bên là đầu vào cònmột bên là đầu ra của xã hội phong kiến” [95, tr.9] Hà Thúc Minh cũng chỉ rađiểm gặp nhau không hẹn trước giữa Phương Đông và Phương Tây, về sự giốngnhau giữa “bác ái” của Phương Tây và “nhân ái” của Phương Đông, của Khổng
Tử
Tuy nhiên, những vấn đề mà Hà Thúc Minh đề cập mới chỉ là những tiếpcận ban đầu mang tính gợi mở bởi lẽ để so sánh về chủ nghĩa nhân đạo và chủnghĩa nhân văn là cả một vấn đề lớn, chưa kể giữa chúng có những sự giao thoakhông thể tách biệt tuyệt đối được Trong khi đó, bản thân Hà Thúc Minh cũng
đã khẳng định thuật ngữ “nhân văn” cũng đã xuất hiện ở Phương Đông từ trướccông nguyên và nó có điểm tương đồng, khác biệt với thuật ngữ này ở PhươngTây Tính không đồng nhất trong việc sử dụng thuật ngữ cũng như khoanh vùngnội hàm thuật ngữ có thể khiến cho vấn đề trở nên phức tạp Đương nhiên,không thể khoác cho Nho giáo thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” song có thể thấysuy cho cùng chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân đạo cũng đều giải quyếtcác vấn đề của con người, liên quan đến con người Cho nên, cách tiếp cận của
Hà Thúc Minh là một gợi ý khoa học để triển khai luận án trên cơ sở bám sát nộidung khái niệm chứ không phải truy tìm khái niệm một cách siêu hình, cứng nhắc.Bên cạnh đó, tuy có đề cập song chưa thấy tác giả đi sâu vào phân tích cơ sở tồntại xã hội, nền tảng mà trên đó Nho giáo nảy sinh Đây là vấn đề có tính nguyêntắc trong nghiên cứu triết học Vì thế việc trở lại phân tích mối quan hệ biện chứnggiữa thực tiễn lịch sử và những gì Nho giáo Tiên Tần phản ánh là rất cần thiết
Trang 11Cùng với đó cần trở lại để cụ thể hóa (một cách tương đối) nội hàm khái niệmthuật ngữ “nhân văn” cũng như phân tách nó với các thuật ngữ khác và với bảnthân nó trong từng tầng bậc khác nhau.
Cũng với lối tiếp cận hiện đại, có chiều sâu về mặt học thuật, GS Đỗ DuyMinh ĐH Harvard gọi Nho giáo cổ điển là học thuyết nhân văn Ông cho rằng:
“Sự khó khăn trong việc đạt đến một hiểu biết mang tính chất phân tích về chủnghĩa nhân văn Nho giáo – một trong những truyền thống phức tạp nhất và cóảnh hưởng lớn nhất vẫn tiếp tục tồn tại tại Đông Á – chủ yếu là do lãnh vực quantâm căn bản của Khổng Tử (551 - 479 TCN) – người đã có những tri kiến độcđáo về thân phận con người – có mức độ thống nhất rất cao…Gạt ra ngoài cácvấn đề khởi nguyên và ranh giới, sự xuất hiện của hiện tượng Nho giáo như một
sự đáp ứng đầy ý thức đối với sự suy tàn và sụp đổ của văn minh nhà Chu đãnhằm minh giải cho những vấn nạn (Problematiken) cụ thể mà sau đó chínhnhững vấn nạn này lại trở thành những nét đặc trưng tiêu biểu cho chủ nghĩanhân văn Nho giáo Ba tư tưởng hạt nhân trong tác phẩm luận ngữ chỉ ra ba vấnnạn này là: Khái niệm Đạo (the Way), Học (Learning), và Chính trị (Politics).”
23, tr.239 Quả thực, khi Đỗ Duy Minh đi sâu vào nội dung của Đạo, Học vàChính trị của Học thuyết nhân văn Nho giáo cổ điển có thể thấy rõ tính chấtphức tạp trong việc phân tích về chủ nghĩa nhân văn Nho giáo Đột phá trongcách tiếp cận mới đối với những nội dung kinh điển của Nho giáo như: niềm tincủa Khổng Tử vào khả năng tự hoàn thiện của con người; quan niệm tính thiệnbẩm sinh của Mạnh Tử; quan niệm về cuộc sống của người quân tử, ý niệm vềchính quyền nhân đạo… Đỗ Duy Minh khẳng định: “Niềm tin vào khả nănghoàn thiện (perfectibility) trong bản tính nhân loại thông qua sự tự nỗ lực, nhưmột câu trả lời cho những khuynh hướng phi nhân trong thời đại lịch sử đangbủa vây ông Niềm tin đó hướng dẫn toàn bộ năng lực của ông vào việc chuyểnhóa thế giới nhân loại từ bên trong Thái độ tập trung này đặt căn bản trên niềmxác tín rằng giá trị tối hậu của tồn tại nhân sinh nằm kề sát bên cạnh con người
Trang 12và ước muốn đạt đến nhân tính sẽ dẫn đến sức mạnh cần thiết cho việc hiện thựchóa” [23, tr.243] và “nếu chúng ta không xem kinh điển Nho giáo như nhữngvăn bản viết thuần túy mà xem chúng như thể hiện cái nhìn, thị kiến nhân bảnđược quan niệm một cách rộng rãi, chúng có thể cho chúng ta thấy được phạm vihọc thuật theo tinh thần Khổng giáo thời Cổ đại…Gộp chung lại, chúng thể hiện
sự khai mở một dự phóng toàn diện nhằm cứu vớt ý nghĩa sâu xa của văn minhnhân loại đang trong bối cảnh khủng hoảng” [23, tr.247] Đỗ Duy Minh quy về
“năm thị kiến cơ bản về thân phận con người” và tác giả tự nhận định: “một cánhân cùng lúc là một sinh thể thi ca, một sinh thể chính trị, một sinh thể xã hội,một sinh thể lịch sử và một sinh thể siêu hình Quan điểm cực kỳ cô đọng vàphức tạp này về con người như một hữu thể bao gồm nhiều chiều kích khác nhaukhiến cho chúng ta khó mà thấu hiểu hệ tư tưởng Khổng giáo như một cơ chếthực tiễn (Praxis)”
Như vậy, Đỗ Duy Minh đã tìm cách đi đến tận gốc rễ của Khổng giáo đểthống nhất năm thị kiến căn bản về thân phận con người Năm thị kiến đó cũngchính là các vai trò khác nhau của con người trong cuộc sống, trong xã hội vàtrong lịch sử Đây là cách tiếp cận mang tính phối hợp đem lại sự tương khớpgiữa một học thuyết của thời kỳ cổ đại với học chủ nghĩa Mác (Trong tính hiệnthực của mình, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội) Tuynhiên, khuôn khổ bài viết hạn hẹp, số lượng thuật ngữ mới nhiều, vấn đề được đềcập đòi hỏi sự phân tích sâu rộng và đầu tư công phu…có thể là những nguyênnhân căn bản khiến sự tập trung của tác giả không nhằm vào việc chứng minhtính nhân văn của học thuyết Nho giáo cổ điển Tính nhân văn của học thuyếtNho giáo cổ điển gần như được coi là sự mặc định dùng để chỉ ra mối quan hệthống nhất giữa đạo học và chính trị Sự mặc định này cần được minh chứng mộtcách rõ ràng, thuyết phục hơn
Thấy được vai trò quan trọng của môi trường thực tiễn và coi đó như là mộttrong những nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân văn của Nho giáo về sau
Trang 13không thể phát triển, Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay”
đã khẳng định: “Sự tự giác về tự do trong ý chí đạo đức của Nho gia thời Tiên Tần
là bước ngoặt quan trọng trong quá trình đưa cuộc sống của con người từ đần độnđến sáng sủa Sự tu dưỡng của con người, sự phấn đấu trở thành thánh hiền cũngbắt đầu từ đấy Phát hiện đó chứng tỏ văn hóa Trung Quốc đã từng có sự tự giác
về lý tính Đáng tiếc là về sau, do không có sự phối hợp của các điều kiện văn hóa
xã hội nên phát hiện vĩ đại đó dừng lại ở hình thái biểu hiện tiêu cực và ngày càng
co lại, xơ cứng…Nho gia Tiên Tần có lý tưởng tốt, nhưng điều kiện văn hóa xãhội để thực hiện lý tưởng đó lại là chế độ phong kiến tông pháp ngặt nghèo, dovậy lý tưởng của Nho gia đã trở thành “hoa trong kính, trăng dưới nước” [115,tr.164] Theo Vi Chính Thông, “tư tưởng nhân văn Trung Quốc quá nhấn mạnhphương pháp tu dưỡng nội tâm, tương phản với quan điểm nhận thức khoa học làphải nghiên cứu nhân tố khách quan Phương pháp tu dưỡng nội tâm tất yếu dẫntới xa rời kinh nghiệm, coi thường tri thức Ngay thời kỳ đầu của tư tưởng nhânvăn Nho gia Tiên Tần đã thể hiện xu hướng đó” [115, tr.237]
Tuy nói về hạn chế và một số nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân vănNho giáo không phát triển tương dung được với khoa học nhưng không thấy ViChính Thông chỉ rõ nội dung của tư tưởng nhân văn Nho giáo Ông chỉ khẳngđịnh: “Nho gia thời Tiên Tần quả là có tư tưởng và niềm tin của chủ nghĩa nhânvăn Khổng Tử không nói quái, lực, loạn, thần; Mạnh Tử tôn trọng đạo đức; Tuân
Tử chủ trương “trời và người tách rời” đều là những biểu hiện quan trọng của tưtưởng cổ đại Trung Quốc Nhờ có sự truyền bá những tư tưởng này, văn hóaTrung Quốc mới từ tôn giáo và thần thoại nguyên thủy dần dần đi theo hướngnhân văn; mới khiến cho người Trung Quốc từ sùng bái thượng đế, trời, dần dầnchuyển sang tự thân con người, nhận thức được sức mạnh và trách nhiệm của bảnthân”[115, tr.344]
Không sử dụng thuật ngữ “nhân văn” mà dùng thuật ngữ “nhân bản” song
Tào Thượng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” thực sự đã
Trang 14có cách tiếp cận đạt đến bản chất của vấn đề và mở ra một tiềm năng khai thácsâu rộng hơn nội dung này Theo ông, “Mục đích của học thuyết Nho gia hướngtới là trở thành thánh nhân, ít nhất cũng là lấy việc xây dựng một cõi nhân gian
mà mọi người đều mong đợi làm mục đích Có thể nói, học thyết Nho gia là chủnghĩa giáo dưỡng Đã gọi là giáo dưỡng, tất nhiên là phải lấy con người làm gốc,
từ đó sẽ phát triển thành triết học nhân văn”4, tr.21 Ông cũng khẳng định: “Tưtưởng nhân bản của Nho gia Tiên Tần lấy sự tồn tại xã hội của con người làmtiền đề Nhưng quan niệm về tính xã hội giữa các nhà Nho như Mạnh Tử, Tuân
Tử ít nhiều có điểm khác biệt…Mạnh Tử nhấn mạnh cộng đồng xã hội, cònTuân Tử nhấn mạnh lợi ích xã hội Mạnh Tử chú trọng cá thể tồn tại giữa cácmối quan hệ giữa người với người, vì thế chủ trương tính thiện Còn Tuân Tửchú trọng đến con người sống trong tập thể, cho rằng những chế ước bên ngoàichi phối cả tập thể mang tính tất yếu, không liên quan tới quyền của mỗi cánhân, vì thế mới chủ trương tính ác Nói một cách khác: Mạnh Tử nhấn mạnhphương diện luân lý, Tuân Tử nhấn mạnh phương diện chính trị, hay còn hiểu là
xã hội Khi Nho gia coi con người là tồn tại xã hội, tất nhiên không thể khôngquan tâm đến vấn đề mối quan hệ giữa người với người” [4, tr.22] Đây là quanđiểm có tính hợp lý đã được Tào Thượng Bân khi khai triển để chứng minh tính
nhân bản của học thuyết Nho gia Tào Thượng Bân đã khẳng định Nho học lấy
nhân bản làm tôn chỉ và minh chứng bằng việc chỉ ra sự tỏa sáng của nhân họcKhổng Tử Thông qua sự chuyển hóa tư tưởng nhân bản học trong học thốngnhân văn của Nho giáo Tiên Tần (từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân Tử), TàoThượng Bân còn chỉ ra phương thức thực hành các quy phạm giáo dục mang tínhnhân bản của Nho học Tiên Tần: thi hành giáo dục đạo nhân và thực tiễn chínhtrị nhân bản Theo sự phân tích của ông, “Tư tưởng Nho học thời Tiên Tần – tứchọc thuyết của Khổng Tử, từ đầu đến cuối, luôn lấy con người làm đối tượng vàmục đích cuối cùng, cao cả nhất và trực tiếp nhất Nói cách khác, muốn pháttriển nhân tính, phát huy nhân lực, ủng hộ nhân quyền, bồi dưỡng nhân cách,
Trang 15phải từ trong cuộc sống nhân sinh thể hiện ra chân lý, nên gọi là chủ nghĩa nhânvăn Ý nghĩa tinh túy của triết học Nho gia là đem niềm hy vọng của nền vănminh xây dựng trên sự hoàn thiện cá nhân Về phương diện này chủ nghĩa nhânvăn của triết học Nho gia và phương Tây dường như thống nhất…Mọi họcthuyết khiến cho con người ngày càng hoàn mỹ hơn đều được coi là chủ nghĩanhân văn (humanism), nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn này là sự thểhiện của ý thức chỉ thú lấy con người làm bản vị” [4, tr.140 -141].
Như vậy, Tào Thượng Bân đã khẳng định những nội dung mang tính nhânbản có trong học thống nhân văn Nho giáo Tuy sử dụng cả “nhân bản” và “nhânvăn” nhưng chưa thấy Tào Thượng Bân phân tách một cách rõ ràng phạm vi,tầng bậc giữa hai thuật ngữ này Trong sự phân tích của ông, tư tưởng nhân bảncủa Nho học khiến cho con người hoàn mỹ hơn và vì thế học thuyết này đượccoi là chủ nghĩa nhân văn Do đó, vấn đề này cần được tiếp tục luận chứng, lýgiải một cách cụ thể và chi tiết hơn
Tóm lại, từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” để nghiên cứu Tư tưởngnhân văn của Nho giáo có thể thấy thành tựu căn bản là có một sự thống nhất khi
đề cập đến tính nhân văn của Nho giáo Minh chứng, phân tích và hệ thống cácnội dung mang tính nhân văn có trong Nho giáo đã bước đầu đạt được những kếtquả nhất định Song đó mới chỉ là những tiếp cận phái sinh trong một nội dunglớn khác hoặc chỉ là cách gọi tên rồi minh chứng bằng một vài trích dẫn kinhđiển Bên cạnh đó, hầu hết các học giả ít khi khoanh vùng nội hàm khái niệm.Đôi khi, nhân văn, nhân bản, nhân đạo cũng có sự phân tách tương đối songchưa cụ thể Các nội dung mang tính nhân văn được khai thác nếu không ômtrùm toàn bộ nội dung Nho giáo thông qua các đại biểu chính thì cũng là sự chọnlọc mang tính cá biệt Tồn tại xã hội với tư cách là yếu tố làm nảy sinh và ảnhhưởng đến tư tưởng nhân văn của học thuyết gần như chưa được phân tích…Đây
là những vấn đề mà luận án cần tiếp tục kế thừa và làm rõ
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ
Trang 16hướng tiếp cận nội dung, đại biểu của nó
Các công trình nghiên cứu về nội dung, đại biểu Nho giáo là hệ thống tàiliệu đồ sộ Thông qua việc khảo cứu các tư liệu này có thể thấy, các tư tưởngnhân văn của Nho giáo đã được đề cập ở những mức độ nhất định Sự thể hiệncác tư tưởng này thông qua các đại biểu chính của Nho giáo như Khổng Tử,Mạnh Tử, Tuân Tử cũng đã được khai thác Tuy nhiên, trong các công trình này,
tư tưởng nhân văn của Nho giáo không được nghiên cứu với tư cách là nội dungđộc lập mà là tư tưởng đơn lẻ, nằm đan xen hoặc tư tưởng phái sinh từ việc phântích các tư tưởng khác
Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” đã đánh giá về những cống hiến
chủ yếu đáng được nêu lên với xã hội cũ của Nho giáo và khẳng định: “Nho giáo
đã có những cống hiến lớn bền bỉ và những cống hiến tích cực trong việc khuyênbảo dạy dỗ cho con người thương yêu đồng loại, cho người và người có quan hệtốt với nhau, sống yên vui hòa thuận với nhau: Đạo đức nhân nghĩa lễ trí, đạođức hiếu đễ trung tín, đạo đức yêu người, yêu thương rộng rãi mọi người…vvtuy có phần mơ hồ do sự hạn chế của những điều kiện lịch sử và xã hội đươngthời, biểu thị rõ tinh thần và ý chí tốt lành, tha thiết mong muốn làm cho conngười tránh được, bớt được đau khổ, cùng nhau sống trong “bốn bể đều là anhem” Phản đối giết chóc, căm ghét chiến tranh, Nho giáo đặt giáo dục đạo đức đểthuyết phục và cảm hóa lên trên chính trị và hình phạt, và thường ước mơ đi tớicảnh “thiên hạ đại đồng” trong đó mọi chuyện bất công, bất bình, oan ức, tội lỗi
sẽ không còn, và hạnh phúc yên vui sẽ đến với mọi người” [24, tr.458]
Nguyễn Thị Tuyết Mai trong “Quan niệm của Nho giáo về con người, về
giáo dục và đào tạo con người” cũng đặt vấn đề: “Giá trị nhân sinh, thái độ nhân
sinh và trách nhiệm nhân sinh của nhà nho còn được triển khai thành một vấn đề
có tính nhân văn căn bản hơn, thiết dụng với mỗi cá nhân, đó là vấn đề sống đểlàm gì? Nói cách khác mục đích nhân sinh ra sao? Nêu lên mục đích nhân sinh là
Trang 17trình độ nhận thức riêng của con người Con vật dù thông minh đến mấy cũngchỉ biết sống theo bản năng, sống theo tự nhiên, đến đâu hay đến đó” [89, tr.146]
GS.Trần Đình Hượu trong “Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông” cho
rằng: “Chủ nghĩa nhân đạo của Nho giáo quả thật là cao cả vì nó yêu thương conngười Thử nghĩ mà xem, cách đây 25 thế kỷ mà đã nói: người nào lần đầu tiênlấy hình con người mà tạc ông bù nhìn là xúc phạm con người, người đó khôngnên có con cái Hoặc người nói rằng tôi không phải là chim, tôi không phải là thú
mà tôi là con người, nếu con người không đau khổ thì tôi chạy vạy làm gì Điều
đó thì hết sức nhân đạo, là một tình cảm hết mực yêu thương con người Nhưng
ở đây có 3 điều mà tôi lưu ý:
- Một là không đặt vấn đề đấu tranh cho công bằng, tự do và bình đẳng
- Hai là không đấu tranh cho hạnh phúc
- Ba là không dựa vào trí tuệ và sức lao động
Như thế, rốt cuộc chủ nghĩa nhân đạo của Nho giáo chỉ là lòng thương vôbổ…Nhưng cũng không phải vì thế mà nói Nho giáo phản động; nó là nhân đạonhưng cái nhân đạo của nó không thể phát triển” [53, tr.266]
Như vậy, Trần Đình Hượu đã đặt ra vấn đề về mặt trái của chủ nghĩa nhânđạo Nho giáo và lý do chủ nghĩa nhân đạo này không thể phát triển được Tấtnhiên, ngoài những nguyên nhân nằm sẵn trong bản thân học thuyết, còn cónhững nguyên nhân khách quan khác Vì thế, để hiểu được thực chất của vấn đềphải đặt Nho giáo trong bối cảnh lịch sử của chính nó Đây là nguyên tắc căn bản
để khai thác những tư tưởng nhân văn của Nho giáo của luận án
GS.Nguyễn Tài Thư trong “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay” dành một chương bàn về “Nho giáo sơ kỳ
và ảnh hưởng của nó đối với con người Việt Nam hiện nay” và cho rằng: “Có
một vấn đề liên quan mật thiết với việc xác định và nhận diện ảnh hưởng củaNho giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, đó là ảnh hưởng của Nho giáotrong quan niệm về hạnh phúc của con người và về phương thức đạt tới hạnh
Trang 18phúc đó Bởi vì xét toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại thì từ xưa tới nay, quanniệm về hạnh phúc và phương thức đạt tới hạnh phúc đó của con người vốn đãchi phối cuộc đời của con người từ lối sống đến tâm linh, từ hành vi mưu sinhcho đến văn hóa ứng xử với đồng loại , với cả chính mình…Những vấn đề vừanêu ở trên lại liên hệ với vấn đề các giá trị phổ biến toàn nhân loại trong Nhogiáo sơ kỳ” 131, tr.34-35
Bảng các giá trị toàn nhân loại của Nho giáo được khẳng định trong tácphẩm bao gồm: Thứ nhất, giá trị nhân văn trong việc phụng dưỡng cha mẹ, trongcác khái niệm “hiếu” và “từ”, về “gia đình”; Thứ hai, trong yêu cầu phải biết tôntrọng sự sống và giá trị sự sống của con người; Thứ ba, trong việc chấp nhận khátvọng hạnh phúc của con người và cố hết sức tìm cách đáp ứng khát vọng hạnhphúc của con người
Việc đạt đến các giá trị toàn nhân loại này còn mang một ý nghĩa nhân vănsâu sắc bởi vì: “Dù trong Nho giáo sơ kỳ, khát vọng hạnh phúc của con người bịchế ước nặng nề trong lễ giáo tôn pháp đến thế nào đi chăng nữa, nhưng ở thời đạichúng ta khó có thể phủ nhận tính nhân văn mang giá trị toàn nhân loại của nó ởnhững điều cơ bản vừa phân tích trên Bởi vì đó là những bước chập chững đầutiên rất khó nhọc của sự tiến hóa của con người và loài người trong quá trình nhậnthức về hạnh phúc và quá trình tìm kiếm phương thức đạp ứng khát vọng hạnhphúc vốn là bẩm sinh của con người” [131, tr.54]
Có thể thấy, những giá trị nhân văn của Nho giáo đã được nhận diện vàbước đầu đi vào phân tích chứng minh bằng những luận cứ trích từ kinh điển.Đây thực sự là kết quả nghiên cứu có giá trị Dùng bảng giá trị này làm để soitìm, hoàn toàn có thể phát hiện các tư tưởng nhân văn của Nho giáo Tuy nhiênchưa thấy các tác giả xâu chuỗi, hệ thống hóa tiến trình hình thành và phát triểncác giá trị toàn nhân loại này trong Nho giáo Các dẫn chứng kinh điển cònmỏng Điều kiện hình thành hay vấn đề thực tại của tính toàn nhân loại này (theocách nói của chính các tác giả) tuy có được đề cập nhưng lại thiên về sự khảo sát
Trang 19ý thức hệ, sự tự nhận thức, sự suy tư chứ không phải là vai trò hay tác động củathực tiễn lịch sử xã hội lúc bấy giờ đối với các quan niệm của con người về sinhmệnh, gia đình, khát vọng hạnh phúc…Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiêncứu.
Khi đi vào từng đại biểu của Nho giáo, nói như Lý Tường Hải trong
“Khổng Tử”: “Nho học là một loại “học vấn của đời sống”, sức sống nội tại của
nó không thể không gắn liền với Khổng Tử, người sáng lập ra Nho học Trong
xã hội truyền thống, Khổng Tử được người ta suy tôn là thánh nhân, không chỉbởi ông là một người thầy lớn có mặt từ rất sớm trong lịch sử Trung Quốc, mà làngười thầy vĩ đại dẫn người Trung Quốc hoàn thành sinh mệnh riêng của mình.Mấy nghìn năm lại đây, Nho gia sở dĩ được lưu truyền như thế, không chỉ bởimọi người khâm phục học vấn của Nho gia mà quan trọng hơn là, người ta kínhtrọng nhân cách Nho gia ở Khổng Tử, tiến đến gắn bó với Nho gia trên ý nghĩasinh mệnh tồn tại Khổng Tử đã để lại cho lịch sử nhân loại một tấm bia lớn vềcon người và nhân ái” 43, tr.11-12
Nguyễn Hiến Lê trong “Khổng Tử” cũng khẳng định: “Muốn đánh giá
công của một triết gia nào phải đặt họ vào thời đại của họ, xét xem họ đã làmđược gì hơn người trước, gợi ý được gì cho người sau, chứ đừng xét học thuyếtcủa họ, một hai ngàn năm sau, còn hợp thời hay không; theo nguyên tắc đó thìchúng ta phải nhận rằng công của Khổng Tử rất lớn, nhất là về phương diện luân
lý Khắp thế giới ai cũng trọng ông là một luân lý gia có tinh thần nhân bản(humanisme) cao Ông yêu con người, tin ở bản tính con người có thể cải hóađược; ông trọng sự nhân ái, sự công bằng, tặng nhân loại một hệ thống luân lýhợp tình người, để lặp lại trật tự xã hội, thay đổi thế giới” [74, tr.225]
Phạm Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo
dục đạo đức ở nước ta hiện nay” đã chỉ ra rằng: “Học thuyết tính thiện của
Mạnh Tử, tuy cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng nếu gạt bỏ những hạn chế vềđiều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp…, nó vẫn còn có những giá trị
Trang 20toàn nhân loại phổ biến nhất định: Một là, đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp củacon người – bản tính thiện và tin tưởng, về bản chất ai cũng có thể trở thànhthánh thiện Điều đó có ý nghĩa xã hội tích cực và tính nhân văn sâu sắc…Rõràng với sự cố gắng khắc phục và vượt qua đẳng cấp danh phận xã hội ở chừngmực nhất định và sự khẳng định rằng co người sinh ra vốn bình đẳng về bản tính,Mạnh Tử đã đặt niềm tin vào sự vươn lên của con người…”[ 29, tr.154-155].Phạm Đình Đạt tập trung vào việc phân tích nguồn gốc, nội dung cơ bản tronghọc thuyết tính thiện của Mạnh Tử để minh chứng về ý nghĩa của nó đối với việcgiáo dục đạo đức con người Việt hiện nay Chính trong quá trình ấy, bản tínhthiện của con người và khả năng quay về với bản tính thiện ấy được thể hiện nhưmột tư tưởng nhân văn vì con người Điều này hoàn toàn có cơ sở để tiếp tụckhai thác bởi lẽ từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân Tử đều bàn về bản tính
Như vậy, khi đi vào nghiên cứu các nội dung của Nho giáo qua từng đạibiểu riêng biệt, các tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã được tiếp cận và nhậndiện ở những phạm vi nhất định Nếu việc nghiên cứu các đại biểu riêng lẻ chỉđem lại sự nhặt nhạnh một vài tư tưởng nhân văn để khẳng định tư tưởng nhânvăn Nho giáo có tồn tại thì việc nghiên cứu nội dung của Nho giáo qua các ấnphẩm kể trên về cơ bản đã hệ thống được các giá trị nhân văn mang tính phổquát Tuy vậy, cơ sở nảy sinh, diễn tiến thay đổi và phát triển các tư tưởng nàycũng như các minh chứng kinh điển của chúng chưa được đề cập hoặc chỉ mới ởmức độ rất hạn chế Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để đạtđến những chất lượng cao hơn
1.2 Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng nhân văn của Nho giáo nói riêng trong tư tưởng Nguyễn Trãi
Tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng như công lao của ông trong lịch sử đãđược giới nghiên cứu khai thác từ sớm trong tiến trình lịch sử Tuy nhiên, nóinhư GS.Trần Văn Giàu, mặc dù “Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng được nhiều ngườinghiên cứu và đã được nghiên cứu từ hàng chục năm nay, nhưng việc nghiên
Trang 21cứu đó ta chưa thể xem là xong rồi Nếu nói rằng chúng ta bắt đầu thì có lẽ đúnghơn”40, tr.506 Sự bắt đầu này hoàn toàn có thể đi đến thành công nhờ có mộtkhối lượng tư liệu đồ sộ Đặt trọng tâm ở việc khảo cứu sự ảnh hưởng của tưtưởng nhân văn của Nho giáo trong tưởng Nguyễn Trãi, luận án chỉ khoanh vùng
ở những tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp chứ không khảo cứu toàn bộtài liệu về Nguyễn Trãi
Trong cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” GS Nguyễn Tài Thư chủ biên,
các tác giả dành hẳn một chương để khảo cứu về “Nguyễn Trãi – Nhà tư tưởng vĩđại của thế kỷ XV và của lịch sử tư tưởng dân tộc” và khẳng định: tư tưởng củaNguyễn Trãi đã đạt đến tầm cao của thời đại, đã khái quát lên được những vấn đề
có tính quy luật của công cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra được tầm quantrọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy dân tộclên một trình độ mới Những lý luận của ông vừa có ý nghĩa đối với đương thời,vừa có tác dụng sâu xa về sau 128, tr.259 Nói cách khác, những tư tưởng củaNguyễn Trãi không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử mà còn vượt qua giới hạn khôngthời gian để tỏ rõ sức mạnh định hướng, chỉ đạo của lý luận đối với thực tiễn
Nhìn chung, từ những góc độ học thuật khác nhau như triết học, sử học,đạo đức học…song các học giả đạt được sự thống nhất khá lớn trong việc khẳngđịnh vị trí, giá trị lịch sử và những đóng góp của Nguyễn Trãi cho lịch sử tư tưởngViệt Nam cũng như yếu tố Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi Chẳng hạn, Võ
Xuân Đàn với “Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam”
nhận định: “Dấu ấn về Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi khá đậm nhưng nó lànhững nội dung tích cực, “cách mạng” của học thuyết Khổng Mạnh nguyên thủy.Nguyễn Trãi đã tiếp thu và vận dụng nó trong điều kiện thực tế Việt Nam và đãmang lại những giá trị lớn lao trong quá trình giành độc lập và xây dựng tổ quốc”
27, tr.16; “Nguyễn Trãi là sỹ phu phong kiến duy nhất lên án chiến tranh phinghĩa và thiết tha với hòa bình” 27, tr.85 Tuy nhiên, do tiếp cận từ góc độ lịch
sử nên tác giả chưa khái quát hóa, trừu tượng hóa và phân tích trên lập trường triết
Trang 22học những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại có thể tìm thấy trong tư tưởngNguyễn Trãi Vấn đề kế thừa, vận dụng Nho giáo của Nguyễn Trãi cũng chỉ được
đề cập mà chưa được đi vào khai thác
Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi và sự chịu ảnh hưởng của nó từ tưtưởng của nhân văn Nho giáo chưa thấy được đề cập với tư cách một nội dung độclập mà thường chỉ được bàn tới trong phạm vi hẹp hoặc thông qua các nội dung
căn bản khác của ông Chẳng hạn, PGS.Trần Nguyên Việt trong “Tư tưởng nhân
văn của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập” đã khẳng định: “Tư tưởng
nhân văn của Nguyễn Trãi dựa trên những nguyên lý cơ bản của học thuyết chínhtrị - đạo đức Nho giáo để phản bác lại tư tưởng Hoa Hạ và chính sách xâm lượctàn bạo của nhà Minh Tư tưởng đó được thể hiện ở những điểm căn bản sau: Mọihoạt động của con người, sự thành bại của nó phải dựa trên nguyên lý đã đượckhẳng định hàng nghìn năm là “nhân nghĩa”; Phạm trù “nhân nghĩa” trong bốicảnh xã hội loạn lạc phải được xem xét, vận dụng như thế nào để minh chứngđược tính hợp lý của nó trong cuộc chiến tranh “trừng phạt”; Mối quan hệ giữa
“nhân nghĩa” với “quyền mưu” phải như thế nào trong cuộc chiến tranh nói trên,khi bất đắc dĩ phải dùng đến quyền mưu để thực hiện mục đích an dân; Chiếntranh “trừng phạt” không đồng nghĩa với chiến tranh xâm lược, tức là phải bảotoàn tính mệnh cho dân thường, không làm ảnh hưởng đến đời sống và tổ chức đờisống của nhân dân…Trong mọi trường hợp, bằng mọi hình thức đấu tranh, nhữngbậc vương giả trước hết phải nghĩ đến tình cảnh con người trong chiến tranh màsớm chấm dứt xung đột để nhân dân được bình yên, thiên nhiên được bảo vệ”[163, tr.38]
Tuy đã khẳng định Nguyễn Trãi kế thừa Nho giáo song như chính TrầnNguyên Việt đã khẳng định, bàn về tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi mà chỉ
thông qua “Quân trung từ mệnh tập” thôi thì chưa đủ Cho nên, một mặt phải trở
lại với tư tưởng của nhân văn của Nho giáo, lấy đó làm hệ trục để đối sánh vớiNguyễn Trãi, tìm ra và khẳng định mức độ tiếp thu, kế thừa, phát triển của
Trang 23Nguyễn Trãi Mặt khác, từ những khái quát về tư tưởng nhân văn của NguyễnTrãi một cách khu biệt trong một tác phẩm, cần mở rộng khảo cứu các tác phẩmkhác của Nguyễn Trãi để từ đó, khái quát lên những tư tưởng nhân văn cơ bản
của ông Vấn đề này, về sau đã được chính tác giả tiếp tục triển khai trong “Tư
tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện nó ở Nguyễn Trãi” Trên cơ sở
phân tích khái niệm khoan dung, tư tưởng khoan dung của Khổng Tử, khoandung trong tư tưởng Nguyễn Trãi, tác giả kết luận: “Tư tưởng khoan dung củaNguyễn Trãi thấm đậm đạo đức nhân nghĩa của Nho giáo, nhờ đó ở ông chủnghĩa nhân văn được biểu hiện một cách rõ nét, đó là tình thương yêu con người.Lòng trắc ẩn của ông đã vượt ra khỏi phạm vi yêu thương con người thân tộc,ruột thịt của Khổng Tử để cứu dân binh hai nước thoát khỏi chiến tranh đẫmmáu, thực hiện mục đích “Hồ Việt nhất gia”” [167, tr.16]
Trường Lưu trong “Chủ nghĩa nhân văn và văn hoá dân tộc” đã dành một
phần để phân tích “Chủ nghĩa nhân văn Đại Việt qua tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi” Ông cho rằng: “Đó là tinh thần tiếp thu những yếu tố tích cựctrong tư tưởng Nho giáo trên cơ sở những đặc điểm đời sống tinh thần của dântộc ta, từ đó mà đề ra một chủ nghĩa nhân văn lành mạnh, lấy nhân nghĩa làmgốc, lấy văn trị làm phương châm xây dựng thái bình, và lấy ý thức tự cường vănhóa dân tộc làm cơ sở dài lâu cho việc bảo tồn và phát triển văn hiến, văn minhdân tộc…Tư tưởng nhân văn và tư duy triết lý đã bao trùm toàn bộ các tác phẩmvăn học thiên tài của Nguyễn Trãi” [85, tr.82-83]
GS Nguyễn Tài Thư khi bàn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãicũng khẳng định: “Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng hơn,vượt ra ngoàichủ trương và đường lối, và ở mức độ cao hơn, vượt lên trên những vấn đề cụthể, trở thành cơ sở của đường lối và chuẩn mực của đối xử; nguyên tắc tronggiải quyết sự việc Nhân nghĩa đó thực sự đã đạt tới một nền tảng phương phápluận của suy nghĩ và hành động” [128, tr.267] Tác giả chỉ ra rằng: “Cứu nướctrước hết phải cứu dân đó là nét nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trang 24Trãi” [128, tr.268]; “Lòng thương người, tình người, sự chân thành, sự khoandung độ lượng để có thể cảm hóa được những kẻ lầm đường, những người trộmcắp và kẻ địch đã đầu hàng là nét độc đáo trong tư tưởng nhân nghĩa của NguyễnTrãi” [128, tr269]; “Đất nước thái bình, no đủ, bên trên thì vua thánh tôi hiền,bên dưới thì không còn tiếng hờn giận oán sầu là lý tưởng nhân nghĩa của ông”[128, tr.270]; “Yêu hòa bình là nét đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi” [128, tr.271]
Như vậy, mặc dù các công trình nghiên cứu trên đây, từ những góc tiếpcận khác nhau đã có những đóng góp đáng kể Các khái niệm nhân nghĩa, nhânđạo, nhân bản, nhân văn…đã được khai thác và so sánh ở những mức độ nhấtđịnh Bên cạnh đó, như một sự mặc định, các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu vềNguyễn Trãi đều coi ông là nhà nho song nền tảng Nho giáo, yếu tố tư tưởngnhân văn của Nho giáo trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đến đâu thìmới được khai thác ở mức độ hạn hẹp Cũng đã có một số công trình tiếp cận nộidung chủ nghĩa nhân văn Nho giáo, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi song cho tớinay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng nhân văn của Nhogiáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi từ giác độ triết học
Tựu chung lại, một sự khảo cứu khá toàn diện và chi tiết đã cho thấy rằngcác nhà nghiên cứu đi trước đã đưa ra những nhận định mang tính gợi mở về vấn
đề tư tưởng nhân văn của Nho giáo và sự ảnh hưởng cũng như nền tảng Nhogiáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi Song, vì những lý do chủ quan và khách quan,các công trình nghiên cứu này còn có những hạn chế, khiếm khuyết nhất định
Khi triển khai đề tài “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của
nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, dựa trên những luận cứ khoa học của các nhà
nghiên cứu đi trước, luận án có nhiệm vụ đi sâu làm rõ hơn nữa các vấn đề căn
bản sau: Một là, khoanh vùng, định vị khái niệm nhân văn được sử dụng, nội
hàm khái niệm tư tưởng nhân văn cũng như tương quan giữa nó trong hệ trục so
sánh với các khái niệm gần như: nhân bản, nhân đạo Hai là, phân tích cơ sở xã
Trang 25hội cho sự ra đời và khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Nhogiáo có minh chứng bằng những luận điểm từ các tác phẩm kinh điển của Nho
giáo Ba là, làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo trong tư tưởng của Nguyễn Trãi Bốn là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, làm rõ
ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tưtưởng nhân văn ở Việt Nam
Tiểu kết chương 1
Khảo cứu, đánh giá hệ thống các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếpđến đề tài “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởngNguyễn Trãi” có thể rút ra một số kết luận căn bản sau:
1 Bản thân luận thuyết Nho giáo là một luận thuyết đồ sộ và có lịch sửlâu dài, tư tưởng nhân văn của Nho giáo đã bước đầu được đề cập và khai thác.Tuy nội dung tư tưởng nhân văn của Nho giáo có xuất hiện trong một số côngtrình nghiên cứu song chủ yếu là tư tưởng phái sinh hoặc chỉ là những nhận định,những kết luận mang tính gợi mở về mặt khoa học Chưa thấy có công trìnhnghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng tiếp cậnhiện đại của thuật ngữ này trên phương diện triết học một cách hệ thống
2 Tư liệu về Nguyễn Trãi khá đồ sộ, công trình nghiên cứu chuyên biệt
về Nguyễn Trãi cũng khá nhiều, có thể đáp ứng yêu cầu khảo cứu của các nhànghiên cứu Các nội dung chính cũng như ảnh hưởng của Nho giáo đến NguyễnTrãi cũng đã được các chuyên gia khai thác, phân tích ở các cấp độ và phạm vikhác nhau Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, nằm trong lộ trình chung đócũng đã bước đầu được khai thác Tuy nhiên, chưa thấy có công trình chuyên vềảnh hưởng của tư tưởng nhân văn Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi từ góc độtriết học
3 Nghiên cứu “tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nótrong tư tưởng Nguyễn Trãi” là một sự trở lại để gạn đục khơi trong và khẳngđịnh giá trị toàn nhân loại khởi phát trong học thuyết Nho giáo cũng như sự vận
Trang 26dụng, nâng tầm của Nguyễn Trãi Để đạt được kết quả nghiên cứu, trên cơ sởnhững thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án cần tiếp tục
đi sâu làm rõ trên phương diện triết học những vấn đề cơ bản: nội hàm khái niệm
tư tưởng nhân văn; cơ sở xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhânvăn của Nho giáo; sự ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong tư tưởngNguyễn Trãi; làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối vớiviệc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam
Trang 27Chương 2
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO
2.1 Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn
Nói tới nhân văn, như một sự mặc định hay một hằng số cho trước, là nóitới con người với tư cách là trung tâm của mọi vấn đề, là những giá trị tốt đẹp vềcon người, phục vụ con người Với tư cách là một khái niệm thuộc hệ giá trị tưtưởng, cũng như các khái niệm khác thuộc hệ thống, nhân văn là sản phẩm phảnánh tồn tại xã hội trên từng chặng đường của lịch sử Nói cách khác, nhân vănđược hình thành và phát triển cùng với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể vàdưới sự tác động của hiện thực khách quan, nó nằm trong sự vận động, phát triểnkhông ngừng Cho nên, về mặt thuật ngữ, nội hàm và ngoại diên khái niệm nhânvăn dù mang tính phổ quát vẫn đôi khi xuất hiện và được sử dụng không đồngnhất Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí của bản thân thuậtngữ nhân văn mà trên bình diện khái quát, có thể xem đó là biểu hiện song trùngcủa tính thống nhất và tính đa dạng, phổ biến của bản thân khái niệm Theo đó,việc xem xét nội dung thuật ngữ nhân văn trong quan niệm của Phương Đông,Phương Tây và trong mối tương quan với các thuật ngữ gần khác như nhân đạo,nhân bản là rất cần thiết để khoanh vùng, xác định tiệm cận gần nhất của tâm vấn
đề
Thuật ngữ “nhân văn” có gốc tiếng Latinh là “homo” tức con người, gắnliền với nó là một loạt thuật ngữ mang tính dịch nghĩa, bổ trợ: Humanus tứcthuộc về con người, hay bản tính, bản chất người hoặc coi trọng con người;Humanitas tức khoa học nghiên cứu về con người (bản chất, cá tính, vị trí, giátrị…) và tự nhiên; Humanism, dịch nghĩa là chủ nghĩa nhân văn, nhân văn học,
Trang 28… sau này được dùng phổ biến hơn cả Thời cổ đại, ở Âu châu, khái niệm nhântính gắn với con người đã được sử dụng, con người đã sớm được đưa vào khuvực trung tâm của triết học Những nhân tố của chủ nghĩa nhân văn đã từng tồntại trong đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc thời cổ Ngay trong chế độchiếm hữu nô lệ của Hy Lạp- La Mã bên cạnh việc khẳng định nguồn gốc tôngiáo của con người thì con người cũng được đề cao về trí tuệ, phẩm giá và đượccoi như chủ thể trong việc kiến tạo một xã hội tốt đẹp của con người.
Sang thời Trung cổ, dưới sự thống trị của tôn giáo và giáo hội Trung cổ ởtất cả các lĩnh vực và khu vực (thế tục và thượng giới), khái niệm về nhân tínhcủa thời cổ đại ấy đã bị đánh bật ra khỏi vị trí mà nó vừa xác lập Vì thế, “Cáitôi” vốn là biểu trưng đầy hào quang của tính nhân bản thời kỳ hoàng kim củavăn hóa Hy Lạp – La Mã đã phải nhường chỗ để tôn vinh Chúa Mặc dù thuyết
về sự bình đẳng, về tình yêu giữa người với người vẫn được rao giảng nhưngthực chất con người bị hạ thấp, trở thành con chiên dưới sự chăn dắt của Chúa,trở thành đối tượng phụ thuộc, phục tùng Bản thân con người khi sinh ra đãmang sẵn tội tổ tông và cuộc sống ăn năn, sám hối, không lối thoát dưới sự chỉbảo của Chúa chỉ là cách tồn tại tạm thời
Lịch sử phát triển ở Châu Âu phải đến thời kỳ phục hưng thì chủ nghĩanhân văn mới xuất hiện và được biết đến với tư cách là một hệ thống quan điểm
lý luận, đánh dấu mốc sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn từ đó về sau Vềđịa bàn, chủ nghĩa nhân văn hình thành ở Ý vào thế kỷ XIV sau đó phát triển vàlan rộng sang các nước khác với các tên tuổi của các nhà nhân văn chủ nghĩa nổitiếng như: Pê-tơ-rác và Bô- ca-ri-ô (Ý), Mông-téc-nhơ và Ra-bơ-le (Pháp), Sếch-xpia (Anh)…
Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng ra đời là một kết quả tất yếu đểphản kháng lại tư tưởng thần học cực đoan của nhà thờ và giáo hội thời kỳ trung
cổ Xuất phát điểm của nó là khôi phục lại nền văn hóa mang tính nhân văn của
Hy Lạp - La Mã cổ đại và phổ biến các thành tựu, tư tưởng tiến bộ rộng khắp tới
Trang 29các tầng lớp nhân dân Các nhà nhân văn chủ nghĩa coi con người là một bộ phậncủa tự nhiên, sống chết theo quy luật của tự nhiên và như vậy phải tôn trọng tựnhiên, phải trả con người về với tự nhiên để nó phát triển theo tự nhiên Họ lấycâu nói của Tê-răng-xơ - nhà văn cổ đại Hy lạp làm châm ngôn: Tôi là một conngười, không có cái gì có tính chất người lại xa lạ với tôi
Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng thực sự tạo ra một cuộc cách mạngkhi trả lại cho con người các quyền tự nhiên căn bản như được sống, được hưởngthụ tại chính thế giới hiện tại bên này Con người không còn là cái bóng củathượng đế mà là con người hiện thực với khát vọng đến với các giá trị tự do cánhân, chinh phục và làm chủ tự nhiên…Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ này đã nhậndiện ra và đánh thẳng vào tâm điểm của giáo lý giáo hội, đánh trực diện vào chế
độ phong kiến đương thời để chính thức mở ra một thời kỳ lịch sử mới cho conngười Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại, các nhà nhân văn chủ nghĩa lúc này
ảo tưởng rằng chỉ cần phá được cái gông cùm của chế độ phong kiến và giáo lýnhà thờ để xác lập xã hội mới, xã hội tư bản là con người có được hạnh phúcthực sự trong khi chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang ngày càng giatăng tính chất và khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn với hiện thực
xã hội Thậm chí, sự phát triển của phương thức sản xuất mới từng là công cụthức tỉnh loài người sau đêm dài trung cổ, còn góp phần chính vào công cuộclàm cho con người phát triển méo mó, phiến diện, biến họ thành công cụ tìmkiếm lợi nhuận cho chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của thời kỳ Phục hưng thế kỷ XV, nhưngđến tận thế kỷ XIX thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn mới được định hình là sự kháiquát phong trào nhân văn phương Tây lấy con người – tự nhiên làm đối tượngnghiên cứu, nó là cách biểu thị các thái độ có thiện chí đối với con người, thái độthẳng thắn khẳng định giá trị tự do và phẩm giá vốn có của bản thân con ngườikhông hề phụ thuộc vào vị trí, vai trò, chức năng xã hội hay mức độ hoàn thànhcông việc ở các vị trí mà anh ta đảm nhận Ở đó, con người nằm chính giữa các
Trang 30mối quan hệ, trở thành yếu tố quyết định độc lập của những năng lực sáng tạo.Chủ nghĩa nhân văn ca ngợi cuộc sống tự do, hạnh phúc trần tục, ca ngợi sự sángtạo của con người, coi tri thức về bản tính của bản thân con người là tri thức caonhất, đóng vai trò quyết định các tri thức Khoa học tự nhiên và khoa học triếthọc
Cũng đặt con người vào vị trí trung tâm song ở Phương Đông, diễn tiếncủa khái niệm “nhân văn” không gặp phải nhiều bước thăng trầm như phươngTây và nội dung cũng không trùng khít với “humanism” mà Phương Tây vẫn sửdụng Theo các nhà nghiên cứu, do điều kiện lịch sử cụ thể, tính chất vùng miền
và văn hóa khu vực nên tư tưởng nhân văn xuất hiện sớm trong lịch sử tư tưởngPhương Đông và thể hiện tập trung trong các giáo lý của các tôn giáo lớn nhưnghiếm khi nào người ta đặt vấn đề định nghĩa xem cụ thể nhân văn là gì Nói mộtcách khác, không phải chờ đến khi thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn được ra đời vàđịnh vị về nội hàm, ngoại diên thì con người Phương Đông mới biết đến nhân văn
mà ngay từ khi có con người, dưới hình thức này hay hình thức khác, các vấn đểliên quan đến con người, thuộc về con người đều đã được đề cập chỉ khác nhau vềphạm vi, mức độ, cách tiếp cận và biểu đạt Có khác chăng, nếu ở Phương Tây,các tư tưởng vì con người xuất hiện từ thời cổ đại rồi lại không có cơ hội xuất hiệntrong suốt đêm trường trung cổ thì ở Phương Đông, giống như một hằng số chotrước, mang tính ổn định, con người vẫn luôn là tâm điểm, là đối tượng, là mụcđích của những suy tư triết học và các luồng trào lưu tư tưởng trong suốt tiến trìnhlịch sử
Thuật ngữ “nhân văn” ở Phương Đông cũng xuất hiện từ trước côngnguyên Theo văn tự Hán cổ, Văn có nghĩa là xăm hình, xăm mình hay hình xămtrang trí giống như đồ trang sức bên ngoài mà nói theo ngôn ngữ khoa học hiệnđại thì đó là biểu hiện ra bên ngoài của cái nội dung, bản chất, phong cách bêntrong Cho nên, Thiên văn, Địa văn, Nhân văn theo hướng đó mà giải thích thì làbiểu hiện ra bên ngoài của Tam tài: trời, đất, người Vì thế mà mọi hoạt động của
Trang 31con người dường như luôn đòi hỏi gắn kết ba mắt xích: thiên thời, địa lợi, nhânhòa Cho nên “nhân văn (biểu hiện bên ngoài của con người) phải phỏng theo
“thiên văn” (biểu hiện của trời) Soán từ của quẻ bí trong kinh dịch chép: cươngnhu giao thác, thiên văn dã, nghĩa là biểu hiện của trời, văn lý của trời là sự hòahợp âm dương, cương nhu; Văn minh dĩ chỉ nhân văn dã, nghĩa là biểu hiện bênngoài sáng sủa, lịch sự của con người phải phù hợp, phải dừng lại ở lễ giáo;quan hồ thiên văn dĩ sát thì biến; quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ, nghĩa
là xem ở nơi thiên văn mà xét được thì tự cải biến Lại xem ở nơi nhân văn màgiáo hóa thành tựu cho thiên hạ.[xem Sào Nam – Phan Bội Châu, Chu dịch.NXB Văn học, 2010, tr263] Tư tưởng khá tiêu biểu về quan trắc thiên văn, nắmvững biến hóa của thời gian; quan sát nhân tình thế thái, phong tục, tập quán, tínngưỡng, thi hành giáo hóa, cải tạo xã hội nhân luân của Kinh dịch cho thấy thuậtngữ và giá trị nhân văn được xem xét ở một phổ rộng trong tương quan với văn
lý của con người, với cương, nhu, âm dương, văn minh, lễ giáo, thời thế…
Qua đó có thể thấy rằng nghĩa của thuật ngữ nhân văn ở đây không giốngnhư Humanis của Phương Tây, nhưng đều dùng để chỉ về con người và sự tiếnhóa của con người Sự tiến hóa của con người ở Phương Đông trước côngnguyên và chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XV ở Phương Tây đương nhiên khác nhau
xa Một bên là ở đầu vào còn một bên lại ở đầu ra của xã hội phong kiến Nếuđầu ra của xã hội phong kiến phương Tây phát hiện ra giá trị con người thì cũng
có thể cho rằng đầu vào của xã hội phong kiến Phương Đông đã phát hiện ra conngười” 95, tr.9
Chính vì phát hiện ra con người và đặt con người vào các vị trí trang trọngcho nên các trào lưu tư tưởng và các tôn giáo lớn ở Phương Đông bên cạnh nhữnghạn chế, đều mang tính tích cực từ khởi nguyên với các tư tưởng nhân văn Điểmtương đồng này giống như một chất kết dính để gần như suốt chiều dài lịch sửPhương Đông, các trào lưu tư tưởng cùng song tồn mà ít có các cuộc tranh biệnthanh trừ Ngay trong luận thuyết Nho giáo nguyên thủy cũng có không ít các tư
Trang 32tưởng mà bằng ngôn ngữ hiện đại có thể gọi là những tư tưởng vì sự tồn tại vàphát triển con người Chẳng hạn tư tưởng thành danh khuyến khích thái độ sốngtích cực, có trách nhiệm với cộng đồng, mục tiêu xây dựng một xã hội đại đồng lýtưởng no đủ, hòa mục, không cướp bóc, quan niệm “Tác tận kỳ năng, tất đắc kỳsở” (làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu)…gần với quan điểm xã hội cộng sản
sơ khai
Cũng khuyên con người mở rộng không giới hạn tình yêu thương củamình, lý thuyết “Kiêm ái” của Mặc gia là một hình thức mở rộng không giới hạnphạm vi bao quát của tôn giáo nhưng tính nhân văn của nó là ở chỗ tôn trọng, đềcao giá trị con người và kêu gọi mọi người hãy yêu thương đồng loại như yêuchính bản thân mình Khác với Mặc gia, lý thuyết Đạo giáo đề cao tính tự do tựtại của con người, kêu gọi mọi người sống thuận theo tự nhiên, trả các giá trị vềnguyên nghĩa vốn có của nó Mặc dù dựa trên tính duy tâm thần bí song khihướng con người tới việc giải quyết mối quan hệ giữa họ với tự nhiên một cáchhài hòa, hai chiều, sống hòa vào tự nhiên, không làm gì (theo nghĩa không pháhoại) nhưng không gì không làm (theo nghĩa tham gia vào mọi hoạt động chung)
rõ ràng là một định hướng nguyên tắc sống rất hợp lý, đó là một thái độ ứng xửnhân văn không chỉ với người mà với cả vạn vật Tính nhân văn trong quan niệm
an nhiên này gần với các thuật ngữ hiện đại như xã hội hài hòa, môi trường thânthiện
Phật giáo không hướng con người đến một sự giải thoát ở thế giới bên kia
mà đặt trọng tâm hướng về phía những người nghèo khổ, xấu số, cô đơn và có vịtrí thấp hèn trong xã hội Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật giáo khiến nó dễ chạmđến và hòa vào tâm thức của đối phương Theo Phật, không có đẳng cấp trongdòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn.Mỗi người sinh ra không phải mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấutilka (dấu hiệu quý phái của dòng Bàlamôn) giữa trán Mọi sinh linh đều có cảmgiác, từ con người cho đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau; là ước vọng
Trang 33mãnh liệt thúc đẩy ta phải giải thoát mình và chúng sinh ra khỏi khổ đau, là tinhthần bình đẳng sơ khai Phật giáo dạy con người ta phải loại bỏ “Tam độc” tứctham sân si hay tham lam, giận dữ, ngu độn, dạy chúng sinh phải “tu nhân tíchđức”… Phật giáo giống như một sức mạnh tích cực đưa ta đến với mục đích loạitrừ mọi thể dạng của khổ đau, mọi cội rễ của khổ đau, buộc ta phải hành động.Triết lý nhập thế của Phật giáo và pháp ấn lý vô ngã khuyên con người gắn mìnhvào cuộc sống thực tại để suy nghĩ, hành động và cống hiến cho những đạo lý tốtđẹp của xã hội
Nhìn chung, trong các giáo lý của các tôn giáo lớn ở Phương Đông, mặc
dù chứa đựng các tư tưởng nhân văn từ khởi nguyên nhưng cũng giống như tưtưởng nhân văn ở Phương Tây, chúng không tránh khỏi những hạn chế thời đại.Nếu con người trong văn hóa Phương Tây vừa được giải phóng và tìm được vịtrí của mình trong chủ nghĩa nhân văn Phục hưng thì lập tức bị chìm nghỉm, bópméo, biến thành công cụ lao động ngay trong nền văn hóa tư sản, thì con ngườitrong lịch sử văn hóa Đông phương dường như luôn tồn tại nhưng ở một vị trí rấtnhỏ bé, trong tình trạng bị vo tròn và ném vào xã hội mà họ chỉ chấp nhận, ít khithắc mắc xem nguyên nhân thực sự là gì Trong thế cục chung, nhân cách cánhân thường bị hạ thấp, nằm ở vị trí yếm thế trong khi tất cả vẫn mải miết đi tìm
và xây dựng một xã hội chung chung lý tưởng Trong khi đó, chủ thuyết của chủnghĩa nhân văn phục hưng thì rất rõ tính lý trí nhưng bản thân lý tưởng nhân vănnày lại không thể tự tìm được phương án triển khai, cuối cùng tính ảo tưởng lạilấn át tính lý trí Đó là kết quả tất yếu của sự bất lực trước thực tế khách quanthời đại Bởi lẽ, trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, con người khôngnhững không được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công, ràng buộc mà còn bịbóc lột nặng nề và tinh vi hơn Cho nên, cần có một chủ nghĩa nhân văn mới, caohơn và đối lập với tính chất nhân văn tư sản
Chủ nghĩa Mác đã mở ra một thời đại mới cho chủ nghĩa nhân văn khi chủtrương con người phải cải tạo hoàn cảnh và thông qua đó mà cải tạo chính mình,
Trang 34xóa bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa để trả lại bản chấtngười cho con người Chủ nghĩa Mác coi mối quan hệ giữa cá nhân và cộngđồng là mối quan hệ biện chứng Một cá thể không thể tồn tại và phát triển khikhông gắn với tập thể nhưng trong tập thể ấy, vị trí, vai trò, quyền lợi của cánhân phải được xác lập với tư cách là “quyền và nghĩa vụ” Nói như C.Mác vàPh.Ăngghen, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa nhữngquan hệ xã hội” 88, tr.11 và “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiệncho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” 87, tr.569 V.I.Lênin đã hiện thựchóa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen khi kết thúc thắng lợi cách mạng vô sản,bắt tay cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tiến hành cải tạo và nâng cao chấtlượng giáo dục, đưa nhân dân lên địa vị chủ thể của xã hội Tính chất cách mạng
và nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa nhân văn Mácxít không vì sự sụp đổ của Liên
Xô và Đông Âu mà mất đi vị trí của mình Đó có thể coi như biểu hiện của bướcthoái trào tạm thời, là bước thụt lùi tương đối trong tiến trình phát triển chung
Có thể thấy rằng, ở một góc độ nhất định, chủ nghĩa nhân văn trong quátrình tự tìm tòi, bổ sung và phát triển cũng giống như mọi phạm trù, khái niệmkhác, nó nhanh chóng vượt khỏi nghĩa ban đầu để đến với một phạm vi mangtính khái quát cao hơn Trên thực tế, theo nghĩa rộng của từ thì chủ nghĩa nhânvăn là thừa nhận, khẳng định, phát triển các giá trị người Nhưng quan niệm cụthể về nhân văn, các nhân tố thuộc chủ nghĩa nhân văn hay đánh giá, nhận diệncác tư tưởng nhân văn của Phương Đông, Phương Tây còn chịu ảnh hưởng củarất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Vì thế, chỉ có thể tìm thấy sự tươngđồng về mặt ngữ nghĩa, nội dung nhân văn chứ không thể đòi hỏi một sự trùngkhít hoàn toàn Vấn đề nhân văn ở Việt Nam không nằm ngoài hoàn cảnh chungđó
Ở Việt Nam, tính chất công xã với tư cách là đặc trưng của xã hội ĐôngPhương được thể hiện đậm nét trong văn hóa làng xã, dòng tộc của người Việt.Thêm vào đó là lịch sử dân tộc với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên
Trang 35tiếp đã góp phần làm cho mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng trởnên rất bền chặt Đây là mảnh đất mầu mỡ để làm nảy sinh và nuôi dưỡng lòngyêu thương, tinh thần nhân ái, đoàn kết, sự bao dung…Những tư tưởng nhân văn
ở Việt Nam biểu hiện dưới các dạng thức như truyền thống dân tộc, ca dao,truyện cổ, thơ văn bác học và bình dân, thần tích…chứ chưa được định hìnhthành một chủ nghĩa nhân văn theo đúng nghĩa là một hệ thống lý luận về conngười và vị trí của con người
Theo khảo cứu của các nhà nghiên cứu, khái niệm nhân văn lần đầu tiênđược Đào Duy Anh khoanh vùng, định nghĩa và đưa vào “Giản yếu Hán – Việt
từ điển” năm 1973 với nội dung: Chủ nghĩa nhân văn là một thứ chủ trương củahọc giả Âu châu hồi thế kỷ XV, là hồi văn nghệ Phục hưng bài xích cái cũ khôngtưởng của cơ đốc giáo mà lấy nhân loại làm đối tượng nghiên cứu, họ chủ trươngnghiên cứu văn nghệ Hy Lạp xưa Quan niệm này của Đào Duy Anh được nhiềunhà nghiên cứu đồng thuận và sử dụng về sau nhưng cũng có ý kiến cho rằng đóchỉ là khái niệm chủ nghĩa nhân văn của thời kỳ Phục hưng chứ không phải chủnghĩa nhân văn nói chung
Đôi khi thuật ngữ nhân văn được định nghĩa theo lối bẻ từ, chiết tự Nhân
là người (ý nói mang đặc trưng bản chất người), văn là văn hóa, văn minh Nhânvăn theo đó là mang những nét thuộc bản chất con người kết hợp với nó là trithức văn hóa, văn minh Chẳng hạn, theo Từ điển tiếng Việt thì “Nhân văn: vănhóa loài người”…Cũng ở khía cạnh khái quát, theo Từ điển Triết học giản yếu,chủ nghĩa nhân đạo (nhân văn), nghĩa rộng: bao gồm tất cả những cố gắng, tưtưởng và trào lưu lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, xuất phát từ sự tôntrọng giá trị con người, tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, yêu conngười và cuộc sống trần gian Chủ trương phát triển mọi tài năng con người và
xã hội Như vậy, nếu đã từng có quan điểm cho rằng chủ nghĩa nhân đạo là nghĩathứ hai của chủ nghĩa nhân văn thì ở đây, chủ nghĩa nhân văn chính là chủ nghĩa
Trang 36nhân đạo Trong khi đó, Đại Từ điển Tiếng Việt, 1998 lại có sự phân chia khácrạch ròi:
“- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người
- Chủ nghĩa nhân văn: Trào lưu tư tưởng và văn hóa thời phục hưng ởChâu Âu, nhằm giải phóng cá nhân con người khỏi sự đè nén tinh thần của chế
độ phong kiến, của chủ nghĩa kinh viện và giáo hội
- Chủ nghĩa nhân bản: Luận điểm triết học coi con người là trung tâm, làđối tượng cơ bản của triết học nhưng quan niệm con người chỉ là một thực thểsinh học, không xét đến tính chất xã hội và lịch sử của nó
- Chủ nghĩa nhân đạo: Khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, bảo vệ phẩm giá,quyền tự do và phát triển toàn diện của nhân cách cá nhân trong quan hệ xã hội”
140, tr.392
Vậy phải chăng có sự mâu thuẫn lớn trong các quan niệm? Thực ra, nhânvăn trong mối tương quan với nhân bản và nhân đạo cho thấy điểm chung là đềuđặt trọng tâm ở vấn đề đối xử với con người Với tính chất văn hóa phươngĐông và ngôn ngữ Việt Nam, đôi khi, ba lớp khái niệm này được dùng nhưnhau, thay thế nhau Song, nguyên tắc của ngôn ngữ học và quan điểm nhận thứcluận duy vật biện chứng không cho phép đồng nhất các khái niệm khác nhau để
sử dụng Cho nên, nhân văn, nhân bản, nhân đạo một cách tương đối, tuy đồngnghĩa nhưng không đồng nhất Có thể hình dung chúng như những vòng trònlogic của tư duy, không thể đòi hỏi tách bạch hoàn toàn nhưng cũng không thểcoi là một
Về cơ bản, “Nhân bản (thái độ nhân bản, chủ nghĩa nhân bản) là quanniệm không phải xem con người là thần thánh, mà là một thực thể sinh vật, cónhu cầu của cuộc sống, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên…Đó là thái độkhoa học đối với con người, con người như một thực thể của cõi sống, hay nóicách khác – đó là nhận thức về cái “CHÂN” của con người “Nhân đạo” hay
“chủ nghĩa nhân đạo” là nói đến lòng thương người, đến sự mẫn cảm trước nỗi
Trang 37đau bất hạnh của đồng loại, mong muốn những điều tốt lành, những niềm hạnhphúc đến với mỗi người, vì cuộc sống vốn nhiều bất hạnh…Có thể nói chủ nghĩanhân đạo là thái độ đạo đức đối với con người như là đối tượng của tình thươngyêu Chủ nghĩa nhân đạo chân chính không chỉ thương xót hay thương yêu màcòn đòi hỏi con người phải được sống tốt đẹp hơn Con người không phải là siêuphàm nhưng phải vươn lên cuộc sống của phần “Người”, xa rời thế giới loài vậtcàng nhiều càng tốt Chủ nghĩa nhân bản xác lập cái “CHÂN”, chủ nghĩa nhânđạo xác lập cái “THIỆN”
Để sống đúng với vị thế và danh hiệu “Người”, con người không chỉ sốngthực, sống tốt mà còn sống Đẹp – cái Đẹp chân chính bao gồm cái thực và cái tốtbên trong, tức là sống thực, sống tốt chưa đủ mà còn phải đấu tranh cho hạnh phúcchân chính của con người Đây mới là lĩnh vực “nhân văn”, “chủ nghĩa nhân văn”– đây là giang sơn của tư tưởng triết học, của văn hóa, văn chương nghệthuật…”25, tr.3 Nói cách khác, sự thống nhất giữa Chân, Thiện và Mỹ chính là
sự thống nhất giữa những giá trị nhân văn cơ bản Cái Chân, cái Thiện biểu hiện rachính lại là cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp trong cuộc sống
Như vậy, ở chiều cạnh nhất định mà xét, giữa nhân văn, nhân bản, nhânđạo có mối quan hệ mật thiết, trong khái niệm này có bóng dáng của khái niệmkia Thực tế là, trong lịch sử tư tưởng Phương Đông nói chung và Việt Nam nóiriêng, trong khi tính chất duy lý ít ảnh hưởng đến các phạm trù đạo đức thì sựcùng tồn tại của các tôn giáo lớn và tính chất Văn, Sử, Triết bất phân càng làmdầy thêm dải tầng mờ giữa các khái niệm Chính sự giao thoa của chúng chothấy tính phức tạp, phong phú của các lớp khái niệm Cho nên, chúng tôi tánthành quan điểm phân chia ranh giới tương đối giữa các khái niệm tương cậnnhư trên Nghĩa là, nhân bản coi trọng con người hiện hữu, thiên về khía cạnhbản thể hiện thực của con người; nhân đạo kêu gọi con người đi đúng trên conđường đạo lý, tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người hay đó là hành độngtrân quý và bảo vệ nhân phẩm, quyền tự do và phát triển toàn diện của nhân cách
Trang 38cá nhân Còn nhân văn, có thể coi là khái niệm rộng nhất trong ba khái niệm, nóbao trùm và thể hiện ra thông qua nhân bản và nhân đạo.
Không những thế, trong khi vấn đề con người, vì con người đã, đang vàtiếp tục là trung tâm của các vấn đề và con người không phải là con người chungchung, trừu tượng mà là con người hiện thực với khát vọng sống, thể hiện,hưởng thụ…thì chắc chắn con người đó phải thuộc một dân tộc, một giai cấp,một khu vực xác định Tính chất vùng miền, dân tộc, quan điểm giai cấp…có thể
sẽ làm cho bản thân vấn đề nhân văn giảm đi tính phổ biến toàn nhân loại của
nó Cho nên, không thể tránh khỏi những quan điểm khác biệt khi đưa ra mộtkhái niệm Mọi đòi hỏi về sự thống nhất tuyệt đối đều rơi vào siêu hình Với xuấtphát điểm như vậy, khi khảo cứu vấn đề nhân văn với tính cách là phạm trù rộnghơn nhân bản, nhân đạo, chúng tôi chấp nhận tính phong phú đa dạng của bảnthân khái niệm như một sự tất yếu, song chúng tôi cũng cố gắng tìm ra sự tươngđồng, thống nhất nhiều nhất có thể trên quan điểm khách quan, toàn diện
Chúng tôi nhất trí với đa số các quan điểm của các nhà khoa học trong vàngoài nước coi chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của thời kỳ Phục hưng ở Châu
Âu với chủ trương giải phóng con người khỏi sự đè nén, ràng buộc của giáo hội,của chủ nghĩa kinh viện, của chế độ phong kiến Song, chúng tôi cũng đồng quanđiểm với các ý kiến cho rằng nghĩa vừa nêu của chủ nghĩa nhân văn chỉ là mộtlớp nghĩa, là một giai đoạn trong quá trình phát triển hay chỉ là chủ nghĩa nhânvăn theo nghĩa hẹp Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nội hàm chủ nghĩa nhân văntrong tuyên bố về chủ nghĩa nhân văn (Tuyên ngôn Amterdam 2002) “Chủnghĩa nhân văn là sản phẩm truyền thống lâu dài của tư tưởng tự do đã đượcnhiều nhà tư tưởng lớn và nhiều nhà sáng tạo nghệ thuật thế giới nêu ra và tự nó
đã phát triển thành một khoa học Chủ nghĩa nhân văn hiện đại bao gồm các yếu
tố cơ bản sau:
1- Chủ nghĩa nhân văn mang tính đạo đức Nó khẳng định giá trị, sự tônnghiêm và tính tự chủ của cá nhân, khẳng định quyền của mọi người đối với tự do
Trang 39lớn nhất có thể khi quyền đó tương hợp (không mâu thuẫn) với quyền lợi ngườikhác…
2- Chủ nghĩa nhân văn mang tính chất lý tính Nó tìm cách sử dụng khoahọc một cách sáng tạo chứ không phá hoại Nhà nhân văn tin tưởng rằng conđường giải quyết của các vấn đề thế giới nằm trong suy nghĩ và hành động củacon người hơn là sự can thiệp của thần thánh…
3- Chủ nghĩa nhân văn ủng hộ dân chủ và quyền con người Mục tiêu củachủ nghĩa nhân văn là sự phát triển đầy đủ nhất theo khả năng mỗi người Chủnghĩa nhân văn luôn chủ trương rằng dân chủ và phát triển con người là bản chấtcủa quyền con người Nguyên tắc dân chủ và quyền con người không đi ngượclại với chính sách của chính phủ
4- Chủ nghĩa nhân văn chủ trượng tự do cá nhân đi đôi với trách nhiệm xãhội Chủ nghĩa nhân văn nỗ lực xây dựng một thế giới dựa trên cơ sở ý tưởng vềcon người tự do có trách nhiệm xã hội, con người chấp nhận sự lệ thuộc và tráchnhiệm của mình đối với giới tự nhiên Chủ nghĩa nhân văn không giáo điều vàcũng không áp đặt giáo điều cho những người tin theo Chủ nghĩa nhân văn Vìthế Chủ nghĩa nhân văn đặt toàn tâm vào một nền giáo dục tự do không giáo hóa
5- Chủ nghĩa nhân văn là một đáp ứng đối với yêu cầu rộng rãi nhằm thaythế cho những tôn giáo giáo điều Những tôn giáo lớn trên thế giới đều khẳngđịnh là được đặt nền tảng của những chân lý vĩnh hằng và luôn tìm cách áp đặtthế giới quan của mình lên tất cả mọi người Chủ nghĩa nhân văn nhìn nhận rằngnhững hiểu biết chân thực về thế giới và bản thân con người có được từ quá trìnhliên tục quan sát, đánh giá và rà soát điều chỉnh
6- Chủ nghĩa nhân văn coi trọng sáng tạo nghệ thuật và trí tưởng tượng,thừa nhận sự chuyển đổi sức mạnh nghệ thuật Chủ nghĩa nhân văn khẳng địnhtầm quan trọng của văn học, âm nhạc, nghệ thuật hình ảnh, sân khấu đối với sựphát triển và thành đạt của con người
Trang 407- Chủ nghĩa nhân văn là cách sống nhằm đạt đến sự thành đạt lớn nhấttrong khả năng có thể bằng cách trau dồi một cuộc sống đạo đức và sáng tạo,cung cấp những phương tiện đạo đức và hợp lý đối với những thử thách của thờiđại chúng ta Chủ nghĩa nhân văn có thể là một cách sống cho tất cả mọi người ởtất cả mọi nơi.” 12, tr.72
Cuối cùng, sau khi lược khảo khái niệm nhân văn ở Phương Đông,Phương Tây và bày tỏ sự nhất trí, tán thành với một số quan điểm về nhân văn,
chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân văn hiện đại, chúng tôi cho rằng: Chủ nghĩa
nhân văn theo nghĩa rộng nhất, là hệ thống quan điểm triết học - đạo đức, chính trị - xã hội về con người và các giá trị người Chủ trương yêu thương con người
và cuộc sống hiện thực ở trần gian; trân trọng sinh mệnh của con người và tin tưởng rằng: con người sẽ được giải phóng khỏi mọi áp bức khổ đau để thụ hưởng hạnh phúc, tư tưởng và hành động của con người chứa đựng con đường giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến con người; ủng hộ, đấu tranh cho dân chủ và quyền con người với mục tiêu phát triển toàn diện con người, xây dựng
xã hội vì con người trên nguyên tắc tự do cá nhân đi đôi với trách nhiệm xã hội.
Đây cũng chính là nội hàm khái niệm nhân văn được chúng tôi sử dụng trongluận án
Khi sử dụng nội hàm khái niệm nhân văn như trên, chúng tôi cũng đặcbiệt lưu ý đến sự khác nhau giữa chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng nhân văn Mặc
dù, không thể tránh khỏi tình trạng đôi khi bị sử dụng như nhau song tư tưởngnhân văn không thể đồng nhất với chủ nghĩa nhân văn Tư tưởng nhân văn, với
tư cách là một thành tố của ý thức thường được dùng để chỉ các quan niệm tíchcực về con người, cách sống của con người, xã hội loài người được biểu hiệnthành những tư tưởng yêu thương, tôn trọng, chăm lo, che chở, giáo dục, bảo vệ
về thể lực, trí lực của con người và ước vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp vì conngười