Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 44 - 91)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.2.2Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo

7. Kết cấu của luận án

2.2.2Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo

Thực tiễn chứng minh rằng, diện mạo của các tư tưởng triết học thường được nẩy sinh từ chính những nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội đương thời vì tư tưởng chính là sự phản ánh hiện thực thơng qua các lăng kính khác nhau. Phần lớn các tư tưởng và ý thức hệ với tư cách là cái phản ánh hiện thực khách quan nên sẽ phải chấp chịu sự quy định của điều kiện tồn tại cụ thể và tuân theo quy tắc đào thải bởi chính thực tiễn. Tuy nhiên, cũng theo quy luật, sự đào thải hay bác bỏ các hình thái ý thức xã hội hoặc các thành tố trong từng hình thái đó khơng phải theo lối siêu hình, sạch trơn mà ln có một phần của ý thức hệ quá khứ sẽ tiếp tục tồn tại như một sự đóng góp tất yếu vào sự phát triển ý thức hệ sau. Tính kế thừa của các hình thái ý thức xã hội góp phần khẳng định tính độc lập tương đối và khả năng tác động ngược trở lại tồn tại xã hội của ý thức xã hội.

Với tư cách là một học thuyết tồn tại hàng nghìn năm lịch sử, khơng thể phủ nhận rằng Nho giáo có lý do để xác lập chỗ đứng cho mình. Nó có lý do để tồn tại là bởi giống như các triết thuyết khác, nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan, căn bản của xã hội, của con người trong thời đại lịch sử đó. Những tư tưởng nhân văn của Nho giáo chưa từng được trình bày trong các kinh điển Nho giáo thành từng phần hay từng chương mục mà có hiện tượng nằm rải rác hoặc đan xen với các nội dung khác. Song, khái quát lại, những nét chủ đạo, xuyên suốt các tư tưởng nhân văn của Nho giáo thể hiện tập trung ở những nội dung chính sau:

Thứ nhất, quan niệm về trân trọng sinh mệnh, sự sống con người

Vì sinh mệnh con người là đáng quý, đáng trân trọng cho nên Nho giáo luôn đặt sự tồn tại của con người ở vị trí trung tâm. Luận ngữ, “Hương đảng đệ thập” có chép lại câu chuyện nhà nuôi ngựa của Khổng Tử bị cháy, Khổng Tử ở triều về mới biết việc, ơng hỏi xem có người nào bị thương khơng chứ khơng hỏi đến ngựa. Bản thân Khổng Tử cũng khẳng định ba việc mà Khổng Tử thận trọng hơn hết là trai giới, chiến tranh và bệnh tật [150, tr.343]. Như thế, có thể thấy hai trong ba điều Khổng Tử thận trọng đều liên quan đến sự sống chung của con người. Tư tưởng nhân văn này của Khổng tử khởi phát trong một xã hội mà chiến tranh và bệnh tật đang là mối đe dọa chính đối với cuộc sống của con người. Cho nên, đây không chỉ là sự quan tâm đến tính mạng con người mà cịn là sự ưu tư của Khổng Tử đối với thế cục đương thời. Khổng Tử hằng mong “thắng tàn khứ sát” tức là loại bỏ được hiện tượng tàn bạo trong xã hội và người cầm quyền chẳng cần dùng đến tội hình xử giết nữa. Trước đây, có lần “Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính sự, rằng: Nếu như giết những kẻ vô đạo, để mọi người đi tới hữu đạo thì có nên khơng? Khổng Tử đáp: Ngài cai trị dân, cần gì dùng sự chém giết? Ngài muốn thiện thì dân sẽ thiện. Đức của người quân tử (nhà cầm quyền) như gió. Đức của kẻ tiểu nhân (dân chúng) như ngọn cỏ. Gió thổi trên cỏ thì cỏ tất rạp xuống” [150, tr.427]. Hàm ý căn bản của Khổng Tử ở

nội dung này chính là khuyên người cầm quyền nên tránh dùng hình phạt, chém giết (cho dù là giết kẻ vơ đạo).

Khơng chấp nhận con người có bất cứ hành vi nào coi thường sinh mệnh và sự an nguy của bản thân, Khổng Tử cịn nhấn mạnh rằng, sẽ khơng sử dụng những người không tiếc sự sống của mình như trong sách Luận ngữ có chép lại rằng khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử là “Nếu thầy chỉ huy ba quân, thì thầy chọn ai theo? Khổng Tử nói: Những người đánh hổ bằng tay khơng và lội mà qua sơng, chết khơng tiếc thân, thì ta chẳng chọn để theo giúp ta. Ắt phải chọn người vào việc biết lo lắng, biết mưu tính để thành cơng” [150, tr.343]. Quan niệm này của Khổng Tử thể hiện một cách nhìn rất thực tế, nhân văn. Bản thân con người phải biết quý sinh mạng của mình thì mới gìn giữ nó. Có gìn giữ được sinh mạng của bản thân mới có thể mưu sự giúp người khác, giúp đời. Khơng những thế, nếu khuyến khích mọi người làm mọi việc khơng màng đến sự sống chết, chết cũng khơng tiếc thân thì là những cái chết vơ ích.

Khổng Tử cịn mở rộng triệt để quan điểm này khi kịch liệt phản đối các thể dạng tuẫn táng theo người đã khuất bằng hình người gỗ. Ông đặc biệt dùng lời lẽ nặng nề đối với những người đồng tình, cổ vũ hoặc làm việc này. Ông gọi họ là “phường vơ hậu” (tức khơng có người nối dõi). Ơng cũng xem việc giữ gìn thân thể con người là một trong các tiêu chí của đạo hiếu: “Mạnh Võ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: làm cha mẹ chỉ lo con mang bệnh tật (vì vậy con phải biết giữ gìn thân thể khỏe mạnh, tránh nỗi lo cho cha mẹ, thế là hiếu)” [150, tr.245].

Nhấn mạnh việc phải giữ gìn thân thể, Khổng Tử cịn chỉ rõ rằng kể cả trong những trường hợp đau thương nhất như tang gia cha mẹ, người thân cũng khơng nên vì thương q thương tiếc người đã khuất mà không coi trọng bản thân mình. Sách Hiếu kinh chép: “Chẳng vì thác mà hồi thân sống. Vậy chẳng nên đói đúng ba ngày” (Tam nhựt nhi thực, giáo dân vô dĩ tử thương sanh) [66, tr.58]. Thế nhưng quan điểm nhân bản coi trọng sự tồn tại thực này đôi khi cũng

bị các môn đệ Nho gia bỏ qua, việc thờ thác bị đẩy lên cao tuyệt đối, làm cho rườm rà, phức tạp.

Thông suốt lời dạy của Khổng Tử, Tăng Tử luôn nhất quán với quan điểm của thầy coi việc giữ gìn thân thể mình để duy trì sự sống như một yêu cầu bắt buộc đối với con người. Đó là lý do giải thích vì sao thầy Tăng Tử đến cả trước khi nhắm mắt vẫn nhớ gọi bảo học trò mở thân thể, tay chân của mình ra kiểm tra, thấy cịn ngun mới bảo yên tâm về đạo hiếu của mình bấy lâu. “Hãy mở chân ta ra xem! Hãy mở tay ta ra xem! Kinh Thi có câu: “Chiến chiến căng căng, như lâm thâm uyên, như lý bạc băng” (phải e dè răng chừng phòng bị, như đến bên vực sâu, như đi trên băng mỏng). Từ đây về sau, ta mới biết rằng ta (đã giữ được tấm thân ta) thốt khỏi tật nguyền đó các trị ạ” [150, tr.359].

Mạnh Tử khi phát triển quan điểm của Khổng Tử ở nội dung này đã nhấn mạnh lại rằng: “Trong các việc phụng sự của mình, việc nào là trọng đại hơn hết? Tức việc phụng sự cha mẹ là trọng đại hơn hết. Trong các việc giữ gìn của mình, việc nào trọng đại hơn hết? Tức việc giữ gìn thân thể là trọng đại hơn hết. Người biết giữ gìn thân thể, chẳng hủy hoại nó một cách vơ lý, mới có thể phụng sự cha mẹ hết tình. Kẻ chẳng biết giữ gìn thân thể, hãm hại mình trong các cuộc sa mê cho đến mang bệnh vướng tật, thế mà có thể thờ cha mẹ chí hiếu ta chưa từng nghe vậy bao giờ. Ở trong xã hội, việc nào chẳng phải là việc mình phụng sự? Nhưng việc phụng sự cha mẹ là gốc vậy. Ở tại thế gian, việc nào chẳng là việc mình giữ gìn? Nhưng việc giữ gìn thân thể là gốc vậy” [92, tr.31]. Theo đó mà xét, con cái phải chăm lo cơ thể của mình tốt thì mới có thể thực hành tốt đạo làm con. Thủ thân chính là cần kiên trì các ngun tắc bảo vệ thân thể, trân trọng mạng sống. Cho nên, “Con người ta đối với thân thể mình, bộ phận nào cũng yêu quý. Bởi đều u q nên đều phải bồi dưỡng. Khơng có một tấc da nào khơng u q, nên khơng có một tấc da nào khơng bồi dưỡng” [107, tr.746]. Mạnh Tử cịn chỉ ra sai lầm của con người khi khơng biết chăm sóc bản thân. Ơng phân tích: “Cây đồng, cây tử có loại lớn vừa một ơm, có loại nhỏ bằng nắm tay. Người

muốn cho nó sinh trưởng tốt, đều biết cách trồng và chăm sóc nó. Nhưng cịn cái thân họ thì họ chẳng biết cách bồi dưỡng, như vậy chẳng lẽ họ khơng u mình bằng yêu cây đồng, cây tử sao? Đó là sự thiếu suy xét hết sức nghiêm trọng vậy” [107, tr.745-746].

Bàn về vấn đề này, Tuân Tử cũng từng khuyến cáo rằng: “Người hay tranh cạnh, quên thân mình, quên cha mẹ mình, quên vua của mình. Chỉ vì một lúc tức giận mà chơn vùi cả đời mình, cho nên gọi là quên bản thân mình. Nhà mình bị tan nát đã đành mà thân thích cũng bị liên lụy, cho nên gọi là quên cha mẹ mình. Vua chúa ghét bỏ, hình phạt cấm đoán, cho nên gọi là quên vua. Người quên bản thân mình, quên cha mẹ mình, quên cả vua thì hình pháp nhất định khơng tha, thánh nhân cũng khơng dung dưỡng nữa” [139, tr.66]. Nghĩa là, những người được cha mẹ sinh ra, được sống trên đời ln phải gìn giữ thân thể mình, khơng được nhất thời vì tức giận mà chẳng tiếc tấm thân đến nỗi mất đi mạng sống quý giá. Khơng chỉ mất mạng mình mà cịn làm ảnh hưởng, liên lụy đến gia đình mình, họ hàng mình. Một mặt, diễn tiến trong lời chỉ dạy của Tuân Tử chỉ ra hệ lụy tất yếu của những con người khơng biết trân trọng tính mạng bản thân. Mặt khác, từ quan điểm của Tuân Tử có thể nhận thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa thân, nhà, quốc theo quan điểm của Nho giáo nói chung. Theo đó, việc thủ thân khơng chỉ vì bản thân mà cịn vì gia đình, họ hàng, xã tắc. Về điểm này, Tuân Tử đồng nhất với Khổng Tử khi thấy được tính biện chứng khi xử lý mối quan hệ giữa các đối tượng trong xã hội.

Như vậy, từ sự tương đồng trong quan niệm của các đại biểu Nho giáo Tiên Tần, có thể nhận thấy nếu hiếu đạo được Nho giáo đề cao tột bậc thì yêu cầu người con phải giữ gìn thân thể mình cịn được hiểu như một quy tắc bắt buộc. Đây là một tư tưởng mang tính nhân văn phổ quát. Một mặt tính nhân văn bộc lộ thông qua những nguyên lý tất yếu mang tính nghĩa vụ: con cái là do cha mẹ sinh ra, hình hài, tóc tai…đều do mượn của mẹ cha cả chứ khơng phải của mình nên tự mình khơng có quyền hủy hoại nó. Mặt khác, tư tưởng này cho thấy

mối liên hệ không thể tách rời giữa các lớp người thuộc các thế hệ khác nhau. Tấm lòng bao dung, nhân ái của cha mẹ và các bậc bề trên ln mong muốn con em mình được sống mạnh khỏe, khơng mang bệnh vướng tật. Làm người phải quý trọng sinh mệnh mình.

Giữ gìn trọn vẹn sinh mệnh mình chính là nối tiếp sinh mệnh của cha mẹ, ông bà và tổ tiên đồng thời là cơ sở khởi đầu sinh mệnh của một thế hệ tiếp nối trong dòng tộc. Thực chất việc coi trọng sinh mệnh hiện thực theo nghĩa này xuất phát từ lý luận dưỡng thân truyền thống của Trung Quốc. Nói cách khác là sinh mệnh thực tại dù sao cũng hữu hạn, do đó, dưỡng thân địi hỏi sự chăm lo ngay trong hiện tại. Quý trọng sự sống của cha mẹ cho nên phải phụng dưỡng cha mẹ cũng là tuân theo cái nguyên lý ấy. Sách Hiếu kinh chép: “Dụng thiên chi đạo, phân địa chi lợi, cẩn thận tiết dung, dĩ dưỡng phụ mẫu, thử thứ nhân chi hiếu dã” (dùng đạo của trời, sới lợi của đất, cần kiệm chi tiêu để phụng dưỡng cha mẹ, đức hiếu của dân ta là như vậy) [66, tr.31]. Phụng dưỡng cha mẹ là để duy trì cái sinh mệnh đang tồn tại, khơng chỉ lo cho mặt ăn uống mà còn phải lo đến tuổi tác, bệnh tật, sức khỏe của cha mẹ. Khổng Tử bảo: “Phụ mẫu chi niên, bất khả dã, nhất tắc hỷ, nhất tắc dĩ cụ” (Tuổi tác cha mẹ không nên không biết. Một là để mừng, một là để sợ) [150, tr.282]. Bởi vì tuổi tác cha mẹ có giới hạn, bệnh tật là cái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng mà tuổi cao ắt có bệnh. Cho nên, làm con cần biết tuổi cha mẹ, trước là để mừng vui vì cha mẹ trường thọ, sau là sợ bệnh tật tìm đến cha mẹ mà đề phịng cho cha mẹ. “Tăng Tử bảo: “Đã mất đi mà khơng thể có lại được ấy là cha mẹ. Cái mà khơng thể có thêm ấy là tuổi tác. Thế cho nên dù có mổ bị để tế mộ cha mẹ cũng không bằng phụng dưỡng chu đáo lúc cha mẹ còn sống” [139, tr.116]. Đây rõ ràng là một thái độ đầy lý trí, hiện thực và nhân văn.

Khẳng định giá trị quan trọng bậc nhất của sinh mệnh để yêu cầu cá nhân gìn giữ sinh mệnh bản thân, báo hiếu cha mẹ để gìn giữ sinh mệnh cha mẹ, Nho giáo cũng khẳng định cần tiếp tục kế tục sinh mệnh. Quan hệ vợ chồng chính là

mối quan hệ được xác lập với ý nghĩa tái tạo, kéo dài hệ sinh mệnh. Hạn chế của Nho giáo ở điểm này chính là thái độ là trọng nam, khinh nữ và đẩy việc có con nối dõi tơng đường lên cực điểm. Tuy vậy, điểm tích cực là ở chỗ, từ quan điểm kế tục sinh mệnh, Nho giáo làm khởi phát lý luận về tình yêu thương nhân loại. Trong hệ thống chằng chịt của các mối quan hệ xã hội, theo chiều dọc, quan hệ cha con đứng đầu tiên, quan hệ vợ chồng đứng liền sau, trước và sau có mới tương liên chặt chẽ, khó tách dời bởi tùy vào giai đoạn chia tách mà quan hệ vợ chồng có trước hoặc có sau. Khi dịch chuyển theo hướng ngang của sinh mệnh, từ nguồn gốc của sinh mệnh sẽ làm xuất hiện quan hệ anh em bởi sinh mệnh anh em đều từ cha mẹ mà ra. Cho nên yêu quý bản thân thì cũng phải yêu quý các sinh mệnh cùng do cha mẹ sinh ra. Theo diễn tiến ấy mở rộng ra, phái sinh từ quan hệ hơn nhân đầu tiên thì ngồi cha mẹ anh em trong gia đình, cịn có đồng họ, đồng tơng tức anh em, họ hàng, thân tộc…Không những thế, quan hệ thầy trị, bè bạn cũng có thể được xem là khởi phát từ sinh mệnh. Cứ như vậy mà xét, nguyên lý giữ gìn, bảo vệ sinh mệnh sẽ đến gần với chân lý mọi người đều chung sinh mệnh nên đều có tình cảm và u thương nhau. Cách móc xích các mối quan hệ xã hội như vậy của Nho giáo rất đậm tính nhân văn khi đưa các cá thể vào một hệ quy chiếu mà ở đó họ khơng chỉ có trách nhiệm gìn giữ sinh mạng của mình mà cịn có nghĩa vụ đối với sự sinh tồn của cộng đồng về cả hai mặt: sinh mệnh bản thể và sinh mệnh tinh thần.

Có thế thấy rằng, “Trước khi sự sống và giá trị sự sống của từng con người được xác định như một quyền sống gắn liền với quyền con người và được ghi nhận ở hai văn bản tuyên ngôn ra đời trong cách mạng Tư sản Hoa Kỳ (1776) và cách mạng tư sản Pháp (1789) thì khơng thể khơng thừa nhận rằng u cầu coi trọng sinh mệnh, coi trọng sự sống của con người trong Nho giáo sơ kỳ thực sự mang tính nhân văn và có một giá trị phổ biến tồn nhân loại, chạy suốt trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ cổ đại đến hiện đại” [131, tr.66]. Sau Nho giáo Sơ kỳ, sự sử dụng Nho giáo với tư cách là công cụ để gia tăng quyền lực áp

bức của giai cấp thống trị phong kiến đã khiến cho tính chất khắc nghiệt của Nho giáo che phủ những tính nhân văn vốn có của nó. Nhưng ngay cả khi ấy, chẳng hạn trong Nho giáo đầy tính thần bí của Đổng Trọng Thư, việc tính tốn âm dương, tế lễ quỷ thần…cũng bao hàm trong đó mục đích cầu phúc cho con người sống lâu, sống n, bảo tồn tính mạng. Bởi thế, có thể nói, vấn đề coi trọng sinh mạng, sự sống của con người vẫn được đề cập đến trong các dạng thức Nho giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 44 - 91)