Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 104 - 127)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận án

3.2. Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo

3.2.2. Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa quyền con ngườ

hóa quyền con người

Trong luận thuyết Nho giáo, nhân là để cho được yên và vui, nghĩa là để cho biết điều trung chính mà làm. Khơng những thế, nhân cịn phải được hiểu là cái thể tĩnh lặng, dễ cảm ứng với thiên luân (lý trời, đạo trời) và nhân ln. Cho nên, người có nhân thì thường có trực giác mẫn tuệ, thông suốt đạo lý mà không cần dùng lý trí hỗ trợ. Khi chủ trương đức trị, tư tưởng nhân văn khởi phát của Nho giáo được thể hiện thông qua quan điểm coi trọng sinh mạng con người, coi lẽ sống của con người là hướng thiện và tin vào khả năng trùng phục bản tính

thiện của con người. Nho giáo chấp nhận và tìm cách đáp ứng khát vọng hạnh phúc của con người bằng cách khoanh vùng, định vị các mối quan hệ xã hội buộc con người theo lễ mà giữ gìn phẩm hạnh, đạo đức, từ đó mà hiệu chỉnh hành vi của mình. Giá trị nhân văn ở đó thể hiện ở những vành đai an tồn để con người tồn tại và phấn đấu để trở thành người nhân. Nhân nghĩa được coi như chuẩn mực đạo đức để xem xét các hành động ở cả hai phạm vi cá thể và tập thể. Nó cũng là chủ trương về mặt chính trị, là lý tưởng xã hội để định hướng cho con người.

Nguyễn Trãi thẩm thấu và vận dụng nhân nghĩa của Nho giáo. Ông ý thức được sức mạnh của nhân nghĩa khi được vị vua trí tuệ sử dụng. Bởi thế, trong cuộc đời của mình, trung thành với lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thực hiện đạo nhân, Nguyễn Trãi cũng không ngừng nhắc nhở các bậc bề trên và tướng sỹ về nhân nghĩa. Hơn thế nữa, đạo nhân nghĩa trong Nho giáo chính thống được ơng phát triển, bổ sung và trở thành cái mang tính phổ quát, tiến gần hơn với bản chất của thuật ngữ nhân nghĩa. Tuy trong tư tưởng của Nguyễn Trãi khơng tìm thấy những thuật ngữ hiện đại về các vấn đề liên quan tới quyền con người nhưng tồn bộ tư tưởng của ơng về nhân nghĩa đều cho thấy ông coi nhân nghĩa là công cụ, biện pháp, con đường để không chỉ đạt được mục tiêu giải phóng nhân dân, giải phóng dân tộc mà cịn duy trì và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Thứ nhất, nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi là con đường để góp phần hiện thực hóa được quyền sống của con người.

Nguyễn Trãi đã vận dụng và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo truyền thống thành một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước. Nó được sử dụng như một trong những vũ khí chủ yếu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, được coi là ngọn cờ, là mục đích của khởi nghĩa Lam Sơn. Cùng với binh lực, việc thực thi các chính sách, phương pháp mang mục đích và nội dung nhân nghĩa là cơng cụ góp phần giải phóng nhân dân ta, kết thúc chiến tranh, hiện thực hóa quyền được tồn tại, được sống trong một cộng đồng tự do.

Nhân nghĩa trong tư duy và quan niệm của Nguyễn Trãi được mặc định là hành động vì lẽ phải, vì cái thiện nói chung. Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc khi ông đặt niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và sức mạnh chuyển dịch thế cục của con người. Nguyễn Trãi tâm sự: “Gắng làm điều nhân, gấp hơn cứu đuối/ Giận hung đồ chưa giết hết, nghĩ việc nước còn gian truân” [152, tr.65]. Trong hồn cảnh ấy, ơng vẫn khẳng định: “Voi uống nước cạn hết nước sơng/ Gươm mài đá, mẻ mịn núi đá” [152, tr.66] để khẳng định sức mạnh của con người với lịng kiên kì, bền bỉ với mục tiêu đã đặt ra. Nguyễn Trãi đã kế thừa ở Nho giáo tư tưởng đòi hỏi con người làm bất cứ điều gì cũng phải ln dụng tâm, nỗ lực, khơng vì thất bại nhỏ trước mắt như thấy một gáo nước không dập được lửa mà cho rằng nước không dập tắt được lửa, khơng vì thấy điều ác mà cho rằng cái thiện là khơng thể lập được…Nguyễn Trãi cũng có niềm tin vào sức mạnh vô địch của nhân nghĩa và sự trùng phục bản tính thiện của con người. Cho nên, trong chiến tranh với tinh thần nhân nghĩa, ông chủ trương đánh vào lịng người. Nhờ thế, nhân nghĩa qua thơng qua chiến lược tâm công của Nguyễn Trãi đã trở thành công cụ, biện pháp, con đường để hiện thực hóa quyền được sống trong một cộng đồng tự do của người dân Việt Nam.

Đối với quân giặc, ông kiên trì phương pháp binh vận, kêu gọi hịa hỗn, kết thúc chiến tranh trên tinh thần nhân nghĩa. Cùng một cơng cụ với cùng một mục đích nhưng tùy từng đối tượng mà Nguyễn Trãi sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, đối với người đứng đầu tức vua thiên triều Trung Hoa thái độ, lời nói và cách xử lý điển tích nhân nghĩa của ơng khác với khi ơng thư từ với tướng giặc tại trận tiền. Trong Bài biểu tiến cống, tâu trình tạ tội, với một thái độ hợp lễ giáo của thiên triều, những mong tránh, dừng được kiếp nạn chiến tranh để dân khỏi lưu li khốn khổ, Nguyễn Trãi đã sử dụng tư tưởng nhân văn của Nho giáo về việc đòi hỏi vai trị, trách nhiệm của ơng vua đối với dân. Ơng viết: “Kính nghĩ, hồng đế bệ hạ, như thiên địa chở che; như nhật nguyệt soi sáng. Như mùa xuân nuôi sống, như đáy biển thênh thang, tỏ ra lượng cả bao dung, như áng mây kéo

phủ, như hạt mưa thấm nhuần, rày khắp ơn trên đào tạo. Cho là tổ tiên của thần hết lòng trung nghĩa, mà trèo non vượt biển không ngại xa xôi; thương đến dân của nước thần, khơng mắc tội tình mà khốn khổ lầm than, khơng may đụng độ. Xá lỗi, tha tội, rộng suy hiếu sinh đức tốt; nghĩ bình yên dân, dùng đến chỉ qua Vũ thuật”. [152, tr.164].

Trong khi đó, dựa trên lý luận của Nho giáo, nhân tiện Vương Thơng - một người tự cho là mình giỏi Thi Thư, thơng thuộc lẽ đạo đời của tiên nhân mà dùng lời lẽ xảo biện để trách nghĩa quân Lam Sơn là đã làm trái đạo lý nước nhỏ thờ nước lớn, trái với đạo trời…, Nguyễn Trãi đã dùng chính vũ khí ấy để quay mũi giáo về phía địch khiến cho chính Vương Thơng bị mắc kẹt trong cái đạo lý mà hắn tự cho là mình rất thơng suốt. Nguyễn Trãi nhấn mạnh rằng, phía Đại Việt hoàn toàn theo đúng thứ tự lễ nghĩa, nước nhỏ kính nhường nước lớn, khơng dám trái thiên mệnh hay đi ngược lại đạo nhân. Có chăng, cái tội làm trái với thiên triều, làm trái đạo vương sư hiện nay “là tội lỗi của tôi, cố nhiên không thể chối cãi được” [152, tr.147]. Ngay ở đó, Nguyễn Trãi đã khơn khéo đánh tráo khái niệm để thu hẹp phạm vi mang tính quy kết cái tội không thể chối cãi được vào đối tượng mang tính cá thể “tơi”. Khơng những thế, với một lý luận chặt chẽ và biện chứng, một mặt Nguyễn Trãi khẳng khái thừa nhận việc chống lại thiên triều của nghĩa qn, mặt khác, ơng cũng tìm cách lý giải cho việc làm của nghĩa quân là tuân theo triết lý nhân quả tất yếu, hợp quy luật đã từng có điển tích trong lịch sử: “Kính nghĩ: đánh kẻ có tội, cứu vớt nhân dân, là thánh nhân làm việc đại nghĩa, dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt là vương giả có lịng chí nhân. Xét từ đời xưa vẫn thường có điển” [152, tr.163].

Dù tấu chương của quân ta đi cùng cống phẩm về thiên triều, dù thư ngoại giao với tướng giặc đã chỉ rõ thành ý của ta nhưng không phải lúc nào kết quả cũng như ý. Nguyễn Trãi khơng vì thế mà nản chí chuyển sang chỉ dùng binh lực. Trong suốt thời gian tham gia kháng chiến ông đã dùng lý luận, dùng ngôn ngữ như một phương tiện hữu hiệu để vừa khuyên răn, vừa dụ dỗ, vừa đe dọa

quân giặc. Nhờ vậy, nghĩa quân Lam Sơn đã thu được nhiều thành mà không phải đổ nhiều máu. Những khi tướng giặc cùng binh, quyết nghe theo hiệu lệnh thiên triều mà liều chết, nghĩa quân ta đồng lịng dốc sức mà đánh đuổi qn giặc, kiên trì mục tiêu đánh giặc cứu nước, giải phóng dân tộc.

Trong kháng chiến, nếu nhân nghĩa là công cụ để chiến đấu trên mặt trận tư tưởng với giặc để đạt được những thắng lợi, từng bước hiện thực hóa quyền được sống trong một cộng đồng tự do của nhân dân ta thì đối với quân và dân ta, nhân nghĩa cũng là công cụ để động viên tinh thần, khơi dậy quyết tâm và đoàn kết lực lượng đi đến cùng mục tiêu kháng chiến. Trong khi lương cạn, quân ít chủ trương của Nguyễn Trãi và chủ soái Lê Lợi là: binh sỹ một dạ cha con, mai phục và đánh bất ngờ để lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều với chiến lược “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn lấy chí nhân mà thay cường bạo” [152, tr.65]. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi rất có ý nghĩa trong hồn cảnh lịch sử nước nhà lúc bấy giờ vì trước đó, nhà Trần suy vi khiến dân khổ nạn, nhà Hồ tiếp quản triều chính, uy hiếp lịng người, chưa kịp làm gì cho dân thì giặc Minh xâm lược, tàn phá, bóc lột nặng nề lên dân ta. Trong diễn tiến ấy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn thực sự là lời hiệu triệu, động viên lòng yêu nước, làm cho lòng dân phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhờ đồn kết được qn dân, có chiến lược quân sự hợp lý, nghĩa quân Lam Sơn đã kết thúc chiến tranh với thắng lợi vẻ vang, giải phóng đất nước, nhân dân.

Thứ hai, nhân nghĩa là một con đường duy trì và mở rộng phạm vi thực hiện quyền con người

“Nếu chủ nghĩa nhân văn của thời kỳ phục hưng ở phương Tây vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI đã khẳng định niềm khát vọng và quyền của mỗi con người được phát triển nhân cách của mình một cách tự do, thì chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam, qua nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ngay hồi đầu thế kỷ XV, đã hiên ngang khẳng định quyền độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc trong mối quan hệ bình

đẳng, hiếu hòa với các dân tộc khác. Và trong khi đề cập tới con người nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng đã ý thức được rằng, phải hướng trước hết về quần chúng nhân dân lao khổ” [144, tr.259].

Nguyễn Trãi chỉ ra rằng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân cứu nước trước cần trừ bạo” [152, tr.63] và “Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian. Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an” [152, tr.263]. Nhân nghĩa theo đó vẫn đi theo nguyên lý cơ bản của cái thể tĩnh như trong quan niệm của Khổng Tử, nhưng bản thân nó lại vượt ra ngồi khn khổ của thể tĩnh ấy để hướng đến thể động theo nghĩa có động rồi mới có tĩnh. Do đó, an dân, an quốc vừa là xuất phát điểm vừa là mục đích của đạo nhân nghĩa. Mặt khác, cái thể tĩnh của nhân nghĩa khi chưa thể chạm đến sự cảm ứng nhân luân và thiên luân thì rõ ràng cái thể động cần được khai phá và phát huy tác dụng. Nguyễn Trãi đã sử dụng nhân nghĩa như một cơng cụ, biện pháp khơng chỉ hiện thực hóa, mở rộng mà cịn để duy trì quyền con người. Khẳng định tâm ý hiếu sinh bằng việc tha chết cho hàng binh, bảo tồn tính mạng cho họ để tắt mn đời chiến tranh, giải phóng dân tộc…chính là đã hiện thực và mở rộng quyền con người. Nhưng đòi được quyền sống và sống trong một cộng đồng tự do thơi thì chưa đủ. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa còn phải là hành động lo cho dân sinh về đời sống thực của họ để duy trì sự tiếp nối của việc thực hiện quyền con người.

Tư tưởng này hàm chứa một nhận thức chân thực về vai trò thực tiễn của nhân dân: “Thường nghĩ những quy mô lớn lao lộng lẫy đều do sức lao khổ của dân và quân” [153, tr.196] cho nên “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” [152, tr.438]. Nói cách khác, khái niệm “nhân dân” trong tư tưởng Nguyễn Trãi là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, là lực lượng chính trong cơng cuộc giữ nước cho nên họ là đối tượng cần được biết ơn, ca ngợi. Tính chất chủ thể lịch sử của nhân dân khiến cho việc “an dân” trong tư tưởng của Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở phạm vi phương tiện, mục đích chính trị nữa mà thực sự được đặt đúng ở vị trí chủ thể của nó.

Đặt mục tiêu, quyền lợi của dân chúng là trọng tâm của công cuộc kháng chiến, coi “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội” [153, tr.153] , “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân” [153, tr.153] có thể xem Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng “quân vi khinh, dân vi quý” [150, tr.758] của Nho giáo nguyên thủy. Kẻ sỹ được ông mặc định theo tư tưởng Nho giáo với những trách nhiệm lớn lao, trong đó có việc lắng nghe tiếng nói của nhân dân và hành động theo ý nguyện của nhân dân: “Đọc sách thì thơng địi nghĩa sách/ Đem dân mựa nữa mất lòng dân” [153, tr.457].

Nguyễn Trãi luôn nhắc nhở các bậc quân vương phải làm cho dân được no đủ bởi hơn ai hết ông thấy được mối quan hệ giữa “Nhân nghĩa”, “an dân” với trị an, xã hội bình trị, triều đại được củng cố. Có lần, vua Thái tơn giao cho Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng trông nom, thẩm định nhã nhạc và xe loan, Nguyễn Trãi tâu: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn: Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song cây khơng có gốc thì khơng thể đứng vững, khơng có văn thì khơng thể lưu hành. Hịa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lịng u thương và chăn ni mn dân khiến cho trong thơn cùng xóm vắng, khơng cịn một tiếng hờn giận ốn sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc”[152, tr.16].

Chăn ni dân để thơn cùng xóm vắng, khơng cịn một tiếng hờn giận ốn sầu không phải chỉ bằng các khẩu hiệu hay lời cổ vũ, động viên mà phải bằng việc làm, với tính thực tiễn, Nguyễn Trãi trực tiếp quan tâm đến đời sống vật chất của dân bởi ông hiểu rõ: “Đói rét thiết thân thì khơng đối hồi đến lễ nghĩa” [153, tr.147]. Tư tưởng về vai trò của kinh tế, của đời sống vật chất đối với đạo đức đã được các đại biểu Nho giáo đặc biệt là Nho giáo Nguyên thủy đặt vấn đề. Kế thừa và phát triển tư tưởng này, đặt dân vào vị trí quan trọng và chỉ ra rằng để xã hội trị an thì phải làm cho dân khơng đói khổ, thốt khỏi tình trạng cửi canh lạnh lẽo, khơng cịn thiếu đồ mặc, đói cái ăn, Nguyễn Trãi chủ trương: “Dẹp xong quân tàn khấu, sẽ chia nửa quân về làm ruộng” [153, tr.143].

Trong lịch sử dân tộc ta, chính sách thân dân trước Nguyễn Trãi khơng phải chưa từng xuất hiện, chẳng hạn chính sách khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mà Trần Hưng Đạo căn dặn vua Trần Anh Tông trước lúc lâm chung. Tuy nhiên, ngay cả trong quan điểm của Trần Hưng Đạo cũng còn mang nhiều hạn chế của lối tư duy chế độ điền trang thái ấp vì lợi ích của bộ phận giai cấp thống trị. Cho nên, nếu trong Hịch tướng sỹ có thể thấy lịng u nước và ý chí căm thù giặc sâu sắc của binh sỹ ta thì lại khơng hề xuất hiện phạm trù nhân dân.

Bản thân quan điểm nhân nghĩa với tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi cũng là sự kế thừa và phát triển Nho giáo. Là một trí thức Nho học lại có lịng u nước nồng nàn, ý thức rõ về vai trò của nhân dân, cho nên Nguyễn Trãi đã vượt lên trên lối tư duy truyền thống của Nho giáo. Trong Nho giáo, sinh mệnh tuy được trân trọng song chủ yếu là nói về sinh mệnh cá thể của các hạng người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội. Bên cạnh đó, tuy các nhà kinh điển Nho giáo cũng có nói đến dân, sức mạnh của dân, chăm dân, huệ dân. Nghĩa là chăm sóc,

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 104 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w