Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 137 - 142)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận án

4.3. Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc

huy văn hóa dân tộc

Tư tưởng nhân văn truyền thống việt Nam thể hiện rõ nhất tính nhân văn khi đặt niềm tin vào sức mạnh hiện thực của con người khi cải tạo tự nhiên và xã hội. Sức mạnh đó được thực tiễn lịch sử dân tộc xác nhận và chứng minh. Tin vào con người, tư tưởng nhân văn truyền thống trước thời kỳ độc lập tự chủ biểu hiện ở: ý thức về cộng đồng người Việt và chủ quyền đất nước, ý thức chống Hán hóa, yêu thương đồng bào, đồng loại, khát vọng sống trong hịa bình. Những giá trị nhân văn này là sự phản ánh hiện thực sống còn, là quan điểm phải có theo yêu cầu nhân đạo hóa đời sống con người. [51, tr.39, 43]. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, tư tưởng nhân văn thời Lý Trần cũng tiếp tục xuất phát từ cuộc sống hiện thực của con người và tin tưởng vào sức mạnh hiện thực của con người. Trong tư tưởng nhân văn đó, con người có ý thức tranh đấu để bảo vệ bản thân mình, non sơng và dân tộc mình, có ý thức về sự bình đẳng giữa quốc gia đại

Việt với các quốc gia phong kiến phương Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua tư tưởng của các đại biểu như: Lý Công Uẩn, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Sang thế kỷ XV, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi cho thấy ông đã tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam để củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng và cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Có thể nói, khi đề lên cao nhất vấn đề tự do, hạnh phúc cho con người, bản thân tư tưởng nhân văn với giá trị phổ biến toàn nhân loại đã mang một sức mạnh vốn có. Cho nên, trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, dễ dàng tìm thấy một sức lan tỏa và tinh thần hiệu triệu đối với con người nói chung. Trong hoàn cảnh chiến tranh, nước mất nhà tan, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi không những không trở nên bất lực, khơng tưởng mà cịn bám sát thực tiễn và có tác dụng củng cố niềm tin vào cái thiện, vào chiến thắng tất yếu của khởi nghĩa, chiến thắng của dân tộc.

Trước khi đến với Lê Lợi và dâng Bình Ngơ sách, niềm tin của Nguyễn Trãi đặt vào việc tìm được một vị minh quân hết mình vì lợi ích của dân tộc. Có ý kiến cho rằng, xuất phát điểm ấy, Nguyễn Trãi còn nặng tinh thần Nho giáo song thực tế, kế sách mà ông viết trong những năm tháng ông sống cùng nhân dân là một sự tổng kết, đúc rút và kết hợp giữa thực tiễn dân tộc và những gì ơng được học qua sách vở. Nói rằng Nguyễn Trãi mong tìm được một vị minh quân thì đúng nhưng bảo ơng chỉ mong dựa vào vị minh qn ấy thơi thì sai. Hơn một lần, Nguyễn Trãi vượt qua quan niệm trung quân Nho giáo bởi ông đặt lên trên hết lợi ích quốc gia xã tắc. Hơn ai hết ông hiểu được sức mạnh của con người và vai trò của người cầm đầu phong trào. Niềm tin của Nguyễn Trãi chính là tin tưởng vào khả năng thay đổi vận mệnh dân tộc, cuộc sống của con người.

Triết lý nhân sinh của Nguyễn Trãi phù hợp với triết lý sống thuần hậu của người Việt cho nên dễ lay động lòng người, tạo dựng được niềm tin. Đây cũng là điểm khác biệt căn bản của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Tư tưởng nhân văn Nho giáo tuy thể hiện sự trân quý

sinh mạng của con người, tin vào khả năng trùng phục bản tính thiện của con người nhưng niềm tin ấy vẫn nằm trong những lý luận mà khơng có thể bước vào thực tiễn. Thành thử, niềm tin vào nhân tính của con người, đơi khi bị chính thực tiễn phũ phàng bác bỏ. Điều này làm cho tính định hướng bị giảm tác dụng. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi thì khác, khơng né tránh thực tế đau thương mà từ chính thực tế ấy để chỉ ra tính quy luật, nguyên lý tất yếu của việc con người phải phản kháng để giành lại cuộc sống tự do của mình. Nguyễn Trãi đã dùng lịch sử làm minh chứng, dùng sức mạnh thiên nhiên để so sánh, dùng giá trị vật chất và tinh thần để động viên, dùng mơ hình lý tưởng để làm mục tiêu hướng đến…cho nên tư tưởng nhân văn của ơng có giá trị củng cố niềm tin và xây dựng lý tưởng cho con người.

Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi cịn chứng minh tính vượt trước dẫn đường của lý luận và tính thống nhất trong đa dạng của các giá trị nhân văn phổ biến tồn nhân loại. Nói như GS.Trần Văn Giàu: “Do chiến thắng mà rửa được nỗi nhục ngàn thu, do chiến thắng mà giành được thái bình mn thủa, do chiến thắng mà có non sơng đổi mới, ba ý đó của Nguyễn Trãi gắn bó với nhau, khơng thể bớt đi một ý nào mà không làm nghèo, làm mất tư tưởng của vĩ nhân. Rửa nhục nghìn thu là độc lập mãi mãi; thái bình mn thủa là tắt nạn binh lửa, thực hiện hịa bình giữa các dân tộc; non sơng đổi mới là đem lại tiến bộ xã hội cho nhân dân… Độc lập dân tộc, non sông đổi mới trong một thế giới mn thủa thái bình như thế đã là rõ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam phù hợp biết mấy với giá trị tinh thần phổ biến của nhân loại ngày nay” [144, tr.309].

Có thể nói, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đã tác động đến ý thức của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội dựa trên tiêu chí lấy lợi ích dân tộc nhân dân làm trọng. Cho đến thời đại Hồ Chí Minh sau này, lý tưởng vì dân tộc, vì nhân dân phục vụ vẫn là lý tưởng cách mạng trong sáng và khoa học nhất. Nó có sức cổ vũ, động viên con người phấn đấu vì một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc, một xã hội của dân, do dân và vì dân và một quốc gia muốn làm bạn với

tất cả các nước trên tinh thần tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn về lãnh thổ, phong tục, tập qn và văn hóa, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chính ở điểm này, Nguyễn Trãi đã cổ vũ và tham gia vào dịng chảy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhân văn là sự biểu hiện sâu sắc của văn hóa. Việc kế thừa giá trị nhân văn truyền thống dân tộc luôn nhằm bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, bản thân văn hóa là một vấn đề mang tính nhân loại cho nên bảo vệ văn hóa truyền thống khơng phải là chống lại, đóng cửa và cự tuyệt với các nền văn hóa khác mà là bảo vệ trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại

Trước và trong thời kỳ lịch sử của Nguyễn Trãi, văn hóa truyền thống dân tộc nằm trong mối liên hệ với Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đồng thời gắn liền với giá trị Việt để chống lại xu hướng Hán hóa của phong kiến phương Bắc. Cho nên, việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn truyền thống gắn liền với việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trên cơ sở kế thừa những giá trị nhân văn, nhân bản của Nho giáo, Phật giáo. Bản thân Nguyễn Trãi kế thừa những tư tưởng nhân văn của Nho giáo đồng thời “Nguyễn Trãi đã chứng kiến âm mưu tiêu diệt văn hóa Đại Việt của giặc Minh, cho nên ơng là người đầu tiên trong lịch sử ta nhận thức được vai trị to lớn của văn hóa. Khơng phải ngẫu nhiên mà định nghĩa nước Đại Việt, ông nêu yếu tố văn hiến lên đầu, và trong Quân trung từ mệnh tập ông luôn luôn chứng minh hành động văn hóa của nhân dân Việt Nam và dạy cho giặc Minh một bài học về văn hóa và nhân nghĩa…”[144, tr.282].

Nguyễn Trãi đã coi văn hóa là vấn đề sống cịn của dân tộc, là cơng cụ để xây dựng xã hội thái bình. Ơng ý thức được mối hiểm họa của việc bị thủ tiêu nền văn hóa nguy hiểm khơng kém việc mất nước. Cho nên, trong tư duy biện chứng của ơng, khơng có sự tách biệt giữa độc lập dân tộc, bảo tồn văn hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người. Tư tưởng này của ông thực sự đã

vượt qua giới hạn của lịch sử để chạm đến tư tưởng thời hiện đại vì cuộc sống đích thực của con người. Đến thời hiện đại hôm nay, giá trị văn hóa Việt vẫn tiếp tục là nhân tố định vị bản chất Việt trong xu thế tồn cầu hóa. Nếu làn sóng tồn cầu hóa về kinh tế cùng với những thành tựu đang kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng thì tồn cầu hóa về văn hóa cũng đang trở thành nguy cơ xóa nhịa mọi ranh giới vì một mục đích bá chủ của một, một số hay một nhóm quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Trong xu thế ấy, mỗi nền văn hóa trong q trình tiếp thu, kế thừa tinh hoa của các nền văn hóa khác đều phải thận trọng để tránh bị hịa tan, thơn tính. Muốn vậy, mỗi dân tộc buộc phải gìn giữ và phát huy giá trị vốn có của mình và lấy đó làm cơ sở để tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Như vậy, khi lược bỏ những hạn chế mang tính chủ quan cá nhân và hạn chế lịch sử, dùng hệ không thời gian để xem xét tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi chúng ta vẫn thấy giá trị củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng và cổ vũ cho tinh thần gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Về mặt khơng gian, một tinh thần đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ của mỗi quốc gia vẫn đang là khẩu hiệu để xây dựng ngôi nhà trái đất chung. Về mặt thời gian, trong xu thế toàn cầu hóa, các giá trị nhân văn như yêu nước, độc lập dân tộc, văn hóa truyền thống…vừa là di sản quý báu của dân tộc, vừa là hành trang không thể thiếu trong q trình hội nhập. Khơng những thế, phát huy truyền thống nhân văn của văn hóa dân tộc cũng là cách sản sinh và nuôi dưỡng kháng thể văn hóa vì: “Với ý thức độc lập, tự chủ khi các phương tiện thông tin hiện đại đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu mà bất cứ ai cũng có thể giao lưu, tham khảo chúng ta sẽ tránh được sự dao động trước các biện pháp tuyên truyền phản nhân văn của các xu hướng chính trị thù địch, và hơn nữa, nhận thức được chính mình để trên cơ sở đó, đặt và giải quyết các vấn đề cấp bách, thiết thực nhằm khắc phục nguy cơ tụt hậu” [162, tr.122].

Nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn đề ra các chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa thích ứng và phù hợp

với định hướng phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập: “Phát triển văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa vừa phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính…” [28, tr.40].

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w