1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của luận án
3.1. Nguyễn Trãi và thời đại của ông
3.1.2. Thời đại của Nguyễn Trãi
Thời đại của Nguyễn Trãi chứng kiến nhiều biến động có tính chất bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Đó là thời đại gắn liền với nhu cầu về đường lối giải phóng dân tộc khỏi áp bức, nơ dịch và xây dựng đất nước.
Trong lịch sử dân tộc, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV được coi là thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập. Từ vương triều Ngô, trải qua Đinh, Tiền Lê và suốt trong quãng thời gian hai triều đại Lý - Trần, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thiết lập trật tự xã hội, phát triển kinh tế, củng cố chính trị, tư tưởng. Cũng trong khoảng thời gian ấy, bên cạnh công cuộc dựng nước, tất cả các thành phần trong xã hội đều tham gia vào công cuộc giữ nước. Đáng kể nhất là vào thời Trần, nhân dân ta đã ba lần
chiến thắng quân Nguyên Mông. “Thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là nguồn gốc và là cơ sở cho sự phát triển tư tưởng chính trị và xã hội nước ta lúc này. Vì thế mà tư tưởng chính trị và xã hội Lý – Trần đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và mang trong mình cái hào khí của một dân tộc đã nhiều phen chiến thắng kẻ thù” [128, tr.230]. Đến nửa sau thế kỷ XIV, tình hình kinh tế xã hội của dân tộc trở nên biến động theo chiều hướng xấu. Nạn đói xảy ra thường xuyên trên diện rộng khiến nền kinh tế vừa kịp khởi sắc không đủ sức chống đỡ. Sử sách ghi lại nạn đói lớn vào năm 1358, 1362, 1370, 1375 như một minh chứng cho việc suy yếu của chế độ quản lý kinh tế theo kiểu điền trang thái ấp của chế độ quý tộc nhà Trần. Khi khẩu hiệu của triều đình kêu gọi nhà giàu lộ phủ giúp người nghèo chưa thấy có tác dụng thì khởi nghĩa nơng dân nơng nơ đã nổi lên khắp nơi. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, kinh tế đình đốn, đất nước rơi vào khủng hoảng như một hệ lụy tất yếu của quá nhiều mâu thuẫn, bất cập trong xã hôi. Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, các chính sách cải cách tiếp tục được thi hành song thành quả vẫn chưa rõ nét, xã hội vẫn tiếp tục khủng hoảng. Năm 1406, giặc Minh xâm lược nước ta, chỉ vài tháng cầm cự, nhà Hồ nhanh chóng thất bại, đất nước rơi vào tay giặc. Nhà Minh đổi nước ta thành Quận Giao Chỉ coi như một đơn vị hành chính quận huyện của Trung Quốc, thả sức đàn áp, cướp bóc và giết hại nhân dân ta. Trước tình cảnh nguy nan của dân tộc, giai cấp quý tộc nhà Trần cũng nổi lên đánh giặc nhưng các cuộc đấu tranh nhỏ lẻ của họ đều thất bại. Thất bại của họ cho thấy tầng lớp quý tộc đã hết vai trị lịch sử của nó.
Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 chiến hữu thân cận lập đàn kết nghĩa anh em, cùng thề quyết chí đánh giặc. Năm Mậu Tuất, 1418, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo bắt đầu tiến hành đấu tranh vũ trang, mở đầu sự nghiệp giải phóng dân tộc. Biết đồn kết qn dân, có phương sách phù hợp, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, mở rộng phong trào…10 năm sau, trải bao khó khăn, mất mát về mọi mặt, tháng 12/1427 khởi nghĩa Lam Sơn hồn tồn thắng lợi, đất nước được giải phóng, mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Năm
1428, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế mở đầu triều đại Lê Sơ. Nhà nước phong kiến Lê Sơ tiếp tục kế thừa những cải cách kinh tế còn dở dang trong triều đại nhà Hồ để vực dậy quan hệ sản xuất, tạo đà để nền sản xuất phát triển. Nhà Lê triển khai thực hiện chế độ quân điền. Chế độ quân điền được mở đầu từ Lê Lợi đến Lê Thánh Tơng thì hồn chỉnh. Theo đó, ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhà nước thu tô thuế và chia lại ruộng đất công làng xã định kỳ 6 năm một lần. Đây cũng chính là cơ sở kinh tế để triều đình có thể can thiệp chi phối văn hóa tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là văn hóa địa phương làng xã. Trong thế kỷ XV, chính sách trọng nơng, bỏ tiền giấy đúc tiền đồng, quy định đơn vị đo lường thống nhất, lập khu Bách tác (chuyên đúc tiền, vũ khí, làm các đồ dùng cho vua quan), quy định chợ phiên… làm cho kinh tế tiểu nông khá ổn định, đời sống nhân dân tương đối đầy đủ, phân hóa xã hội bị hạn chế. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt ý thức hệ, triều đình nhà Lê Sơ hạn chế phát triển các hoạt động kinh tế hàng hóa.
Về chính trị, văn hóa xã hội và tư tưởng, thời Lê Sơ có những thay đổi nhất định. Chuyển dịch cơ cấu giai cấp diễn ra theo hướng ngày càng xác lập hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nơng dân. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân, họ được chia ruộng công, được phép khai hoang và thực hiện nghĩa vụ tô thuế với nhà nước. Thời Lê Sơ, giáo dục thi cử rất phát triển. Nội dung giáo dục chủ yếu vẫn thông qua các sách Tứ Thư, Ngũ kinh, Thơ phú…nhưng có bổ sung thêm các phần thi liên quan đến năng lực chính trị, thái độ nhân sinh và hiểu biết thực tiễn của người dự thi. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc phổ cập và định vị vai trò của Nho giáo trong thời kỳ này. Cùng với việc củng cố và mở rộng chế độ khoa cử, triều đình nhà Lê cũng tập trung tổ chức lại các cấp chính quyền tạo ra sự thống nhất trên cả nước. Chế độ phong kiến quan liêu tập quyền Lê Sơ phát triển lên đến đỉnh cao tạo điều kiện thuận lợi để Nho giáo được xác lập vị trí như một cơng cụ đắc lực nhất chi phối tư tưởng xã hội. Triều đình Lê Sơ đẩy Nho giáo lên hàng độc tôn, loại trừ kiểu thức tam giáo. Các
tư tưởng trung, hiếu, nhân nghĩa… của Nho giáo đã từng được triều đình Lý – Trần sử dụng tiếp tục được triều Lê Sơ duy trì và phát triển. Nhà nước phong kiến Lê Sơ thường xuyên ban hành các điều lệnh quy định về nghi thức, lễ giáo trong các mối quan hệ xã hội buộc các quan chức địa phương phải trau dồi học thuyết Nho giáo để giảng giải và theo dõi việc thực hiện của cấp dưới. Các xã trưởng cũng phải thực hiện nhiệm vụ đọc và giảng giải các quy định của Nho giáo cho nhân dân…Ảnh hưởng của Nho giáo vì thế mà ngày càng mạnh mẽ. Lực lượng Nho sỹ ngày càng được mở rộng, Nho giáo được nhiều tầng lớp trong xã hội sử dụng…chính là tiền đề để giai cấp thống trị có thể củng cố cho địa vị của họ. Tuy vậy, không phải ai trong hàng ngũ quan lại, Nho sỹ cũng tiếp nhận một cách thụ động, phổ biến một cách rập khn nội dung Nho học. Khơng ít người trong giới Nho học biết tìm cách cải biến văn hóa Nho giáo, dung hịa nó với các giá trị tinh thần, truyền thống dân tộc. Điển hình là Nguyễn Trãi.
Ảnh hưởng và chi phối trong việc Nguyễn Trãi vận dụng sáng tạo Nho giáo không chỉ đơn giản là lập trường giai cấp, cá nhân hay sản phẩm của một hệ thống đào tạo thi cử mà là tổng hợp của nhiều yếu tố. Cá nhân ông được coi là nhân chứng lịch sử của các cuộc chuyển giao quan trọng: từ triều đại nhà Trần sang nhà Hồ; nhà Hồ để đất nước rơi vào tay giặc và sự giành lại độc lập, tái thiết lập đất nước của triều Lê. Được giáo dưỡng trong môi trường Nho học với những người thân đều là những người có nhãn quan chính trị, lịng yêu nước. Được tắm mình trong thực tiễn thăng trầm của dân tộc, tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nỗi thống khổ của người dân…Tất cả những điều đó tạo nên Nguyễn Trãi với một nhân cách, một tư tưởng vĩ đại. Ơng đã sống và cống hiến tồn bộ tâm sức của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, cơ sở kinh tế xã hội, truyền thống gia đình, xu thế vận động của lịch sử, nguyện vọng của nhân dân, lý tưởng của giai tầng kẻ sỹ, …đã tác động và thôi thúc Nguyễn Trãi quyết định chọn Nho giáo như một xu thế tất yếu. Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự vận dụng uyển chuyển, sự nâng tầm
và thẩm thấu các giá trị Việt nói chung và khẳng định nét riêng có của cá nhân Nguyễn Trãi.