Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 41 - 44)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận án

2.2.1 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo

Mỗi học thuyết, mỗi hệ tư tưởng, về nguyên tắc bao giờ cũng nảy sinh trên một mảnh đất hiện thực nhất định. Với tư cách là một yếu tố thuộc ý thức xã hội, chúng là sự phản ánh chính thực tiễn tồn tại xã hội mà ở đó chúng được sinh ra. Một mặt, các học thuyết, tư tưởng phản ánh những vấn đề nào đó của xã hội đương thời, mặt khác, chúng cũng có thể bao gồm các tư tưởng của xã hội cũ, xã hội hiện tại và lý tưởng về một xã hội mới trong tương lai. Cho nên, muốn hiểu được thực chất của các triết thuyết, các tôn giáo, hệ tư tưởng, phải tìm hiểu về mối quan hệ song trùng giữa bản thân chúng với điều kiện vật chất khách quan hay hồn cảnh lịch sử mà trên đó tư tưởng được hình thành. Nghiên cứu Nho giáo nói chung và tư tưởng nhân văn của Nho giáo nói riêng cũng tuân theo nguyên tắc khoa học đó.

Khơng những thế, vấn đề nhân văn cũng giống như nhân đạo, nhân nghĩa…hay những vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức khác, thực chất chỉ trở nên quan trọng và được chú ý nhiều khi xảy ra tình trạng phi nhân văn, bất nghĩa, bất nhân, vơ nhân đạo…Cho nên, với tình trạng kinh tế tuy có phát triển song chưa đủ sức vực dậy một xã hội cịn lạc hậu thì chính tình trạng xã hội rối ren, bất ổn, cướp bóc, chiến tranh xảy ra liên miên đã khiến cho con người mất phương hướng, mất lịng tin. Nhiệm vụ của các triết thuyết chính là tạo ra một niềm tin vào một xã hội tương lai có trật tự, thịnh trị với các giá trị người được coi trọng. Có lẽ vì lý do này mà gần như hầu hết các học thuyết, các luồng tư tưởng nảy sinh trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đều cố gắng đưa ra các lý thuyết, biện pháp nhằm bình ổn cục diện xã hội và phát triển con người. Nhờ thế, từ khởi nguyên, một cách tất yếu, những tư tưởng nhân văn đã nằm trong lý thuyết của

Nho giáo. Dù Nho giáo với tư cách là công cụ của giai cấp thống trị khó có thể đặt trọng tâm vào việc nâng đỡ những con người nhỏ bé trong xã hội, song cũng chính vì sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng mà giai cấp thống trị không thể tước đi tính nhân văn vốn có của nó, buộc phải chấp nhận và sử dụng theo cách của họ.

Thời kỳ hình thành Nho giáo, thời Xuân Thu - Chiến Quốc, là thời kỳ xã hội Trung Quốc chuyển mình mạnh mẽ với một sự quá độ toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tạo tiền đề để con người giảm bớt và bứt ra khỏi ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan thần thoại, tôn giáo, bước đầu tiếp cận thế giới quan khoa học.

Về kinh tế, công cụ lao động được thay đổi từ đồ đồng sang đồ sắt cộng thêm các phát minh mới trong việc khai thác, cải tiến, sử dụng đồ sắt trong kỹ thuật nông nghiệp đã tạo ra bước nhảy vọt. Công cụ lao động mới được đưa vào sản xuất, kỹ thuật canh tác, thủy lợi, vỡ hoang giúp cho các công việc này ngày càng đạt kết quả cao hơn, sức người được giải phóng nhiều hơn. Việc dùng trâu bò làm sức kéo trở nên phổ biến, tiết kiệm được sức lao động của con người. Diện tích đất canh tác cũng được mở rộng, năng xuất lao động tăng lên, hệ thống thủy lợi tưới tiêu phát triển… Sản phẩm thủ công nghiệp được nâng lên về cả số lượng, chất lượng và quy mô các ngành nghề. Trong khi đó, thương nghiệp tuy khơng được chú trọng nhưng cũng có tiến triển nhất là việc xuất hiện tiền tệ bằng kim loại khác. Tiền tệ bằng kim loại ra đời thúc đẩy lưu thông nhiều và nhanh hơn.

Về mặt xã hội, những thay đổi về mặt lực lượng sản xuất như trên dẫn đến những thay đổi tất yếu của quan hệ sản xuất để phù hợp với quy luật vận động phát triển của xã hội. Việc thừa nhận sở hữu ruộng đất một mặt nó tạo động lực để kích thích sức lao động vỡ hoang của nơng dân, mặt khác nó tạo ra sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ vì những người có tiền của tranh thủ tư hữu được ruộng đất. Mặc dù người dân được thừa nhận sở hữu như những giai cấp khác

trong xã hội song trên thực tế, tính sở hữu này chỉ chiếm một phần nhỏ tổng sở hữu của xã hội. Trong khi đó, sự chuyển đổi từ chế độ quý tộc chủ nô sang chế độ phong kiến hay từ chế độ lãnh chúa phân quyền sang chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã gia tăng thêm sức ép đối với người dân lao động. Họ phải đóng sưu thế nặng nề, đi phu phen, lao dịch, buộc phải tham gia các chiến tranh lớn nhỏ…

Chiến tranh liên miên, bất bình đẳng ngày càng rõ nét, sức dân kiệt quệ, nạn đói khắp nơi, đồng ruộng bị bỏ hoang, trật tự lễ nghĩa bị đảo lộn, đạo đức suy đồi…Thực trạng xã hội làm lòng người bất an, cuộc sống của con người trở nên tù túng, ngột ngạt, sự sống với cái chết trở nên rất gần. Trong khi người dân ở tầng lớp dưới trong xã hội lo chết đói, chết vì bệnh tật, chết trận thì tầng lớp trên trong xã hội lo tranh thủ bóc lột người làm, vơ vét, tích trữ lương thực của cải.

Trong khi người nơng dân ngày càng bị bần cùng hóa biến thành tá điền, cố nơng, sống trong đói nghèo, khơng ruộng đất, bị bóc lột sức lao động và bị xung quân…thì đối lập với họ là những vương hầu, địa chủ giàu có và quyền lực. Mâu thuẫn sâu sắc giữa các gia tầng xã hội cũng đẩy đến một vài cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ nhưng đều khơng trở thành cuộc cách mạng vì đều tự phát, khơng đưa lại kết quả gì đáng kể. Người dân khơng thể thay đổi được số phận sau những phản kháng đơn lẻ, yếu ớt nhưng những cuộc nổi dậy này lại khiến cho bộ phận tầng lớp trên trong xã hội cảm thấy địa vị, lợi ích của họ bị đe dọa. Hệ lụy là một mặt họ tranh thủ vơ vét của cải, bóc lột nhân dân…mặt khác, họ cũng bắt tay vào việc củng cố địa vị thống trị của mình bằng cách mị dân. Họ tập trung dựa vào và sử dụng những luận thuyết tư tưởng để giáo hóa và tác động vào ý thức, tinh thần của dân nghèo.

Điều kiện kinh tế xã hội với những biến đổi có tính chất bước ngoặt của thời kỳ Xn Thu – Chiến Quốc đã trở thành tiền đề tồn tại xã hội kéo theo đòi hỏi sự thay đổi của ý thức xã hội. Việc xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng

trong thời kỳ lịch sử này của Trung Hoa lục địa là sản phẩm tất yếu phản ánh thực tại khách quan, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Nói cách khác, “Chính trong thời đại lịch sử biến đổi tồn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị, xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao…kích thích lịng người, khiến các bậc tài sỹ đương thời quan tâm lý giải, để tìm ra các phương pháp giải quyết cứu đời, cứu người, làm nảy sinh một loạt nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn.” [13, tr.42].

Gạt sang một bên những hạn chế mang tính thời đại của Nho giáo, có thể tìm thấy trong đó những tư tưởng nhân văn khởi nguyên, những tư tưởng đã khiến cho Nho giáo tự tìm được sự tồn tại cộng sinh nhiều hơn là tranh đấu sinh tồn và cũng khiến cho Nho giáo tồn tại lâu hơn trong lịch sử với các giá trị mang tính phổ biến tồn nhân loại. Có điều, nếu sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn Phương Tây là sản phẩm tất yếu ra đời do sự đấu tranh chống lại áp bức đè nặng lên con người trong đêm dài Trung cổ, thì tư tưởng nhân văn trong Nho giáo phản ánh tâm thế, ước vọng của con người trước thực tiễn xã hội rối ren, trước nội chiến liên miên suốt thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w