1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của luận án
2.1. Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn
Nói tới nhân văn, như một sự mặc định hay một hằng số cho trước, là nói tới con người với tư cách là trung tâm của mọi vấn đề, là những giá trị tốt đẹp về con người, phục vụ con người. Với tư cách là một khái niệm thuộc hệ giá trị tư tưởng, cũng như các khái niệm khác thuộc hệ thống, nhân văn là sản phẩm phản ánh tồn tại xã hội trên từng chặng đường của lịch sử. Nói cách khác, nhân văn được hình thành và phát triển cùng với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể và dưới sự tác động của hiện thực khách quan, nó nằm trong sự vận động, phát triển không ngừng. Cho nên, về mặt thuật ngữ, nội hàm và ngoại diên khái niệm nhân văn dù mang tính phổ qt vẫn đơi khi xuất hiện và được sử dụng khơng đồng nhất. Tuy nhiên, điều đó khơng ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí của bản thân thuật ngữ nhân văn mà trên bình diện khái qt, có thể xem đó là biểu hiện song trùng của tính thống nhất và tính đa dạng, phổ biến của bản thân khái niệm. Theo đó, việc xem xét nội dung thuật ngữ nhân văn trong quan niệm của Phương Đông, Phương Tây và trong mối tương quan với các thuật ngữ gần khác như nhân đạo, nhân bản là rất cần thiết để khoanh vùng, xác định tiệm cận gần nhất của tâm vấn đề.
Thuật ngữ “nhân văn” có gốc tiếng Latinh là “homo” tức con người, gắn liền với nó là một loạt thuật ngữ mang tính dịch nghĩa, bổ trợ: Humanus tức thuộc về con người, hay bản tính, bản chất người hoặc coi trọng con người; Humanitas tức khoa học nghiên cứu về con người (bản chất, cá tính, vị trí, giá trị…) và tự nhiên; Humanism, dịch nghĩa là chủ nghĩa nhân văn, nhân văn học, … sau này được dùng phổ biến hơn cả. Thời cổ đại, ở Âu châu, khái niệm nhân
tính gắn với con người đã được sử dụng, con người đã sớm được đưa vào khu vực trung tâm của triết học. Những nhân tố của chủ nghĩa nhân văn đã từng tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc thời cổ. Ngay trong chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp- La Mã bên cạnh việc khẳng định nguồn gốc tôn giáo của con người thì con người cũng được đề cao về trí tuệ, phẩm giá và được coi như chủ thể trong việc kiến tạo một xã hội tốt đẹp của con người.
Sang thời Trung cổ, dưới sự thống trị của tôn giáo và giáo hội Trung cổ ở tất cả các lĩnh vực và khu vực (thế tục và thượng giới), khái niệm về nhân tính của thời cổ đại ấy đã bị đánh bật ra khỏi vị trí mà nó vừa xác lập. Vì thế, “Cái tơi” vốn là biểu trưng đầy hào quang của tính nhân bản thời kỳ hồng kim của văn hóa Hy Lạp – La Mã đã phải nhường chỗ để tôn vinh Chúa. Mặc dù thuyết về sự bình đẳng, về tình yêu giữa người với người vẫn được rao giảng nhưng thực chất con người bị hạ thấp, trở thành con chiên dưới sự chăn dắt của Chúa, trở thành đối tượng phụ thuộc, phục tùng. Bản thân con người khi sinh ra đã mang sẵn tội tổ tông và cuộc sống ăn năn, sám hối, khơng lối thốt dưới sự chỉ bảo của Chúa chỉ là cách tồn tại tạm thời.
Lịch sử phát triển ở Châu Âu phải đến thời kỳ phục hưng thì chủ nghĩa nhân văn mới xuất hiện và được biết đến với tư cách là một hệ thống quan điểm lý luận, đánh dấu mốc sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn từ đó về sau. Về địa bàn, chủ nghĩa nhân văn hình thành ở Ý vào thế kỷ XIV sau đó phát triển và lan rộng sang các nước khác với các tên tuổi của các nhà nhân văn chủ nghĩa nổi tiếng như: Pê-tơ-rác và Bô- ca-ri-ô (Ý), Mông-téc-nhơ và Ra-bơ-le (Pháp), Sếch- xpia (Anh)…
Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng ra đời là một kết quả tất yếu để phản kháng lại tư tưởng thần học cực đoan của nhà thờ và giáo hội thời kỳ trung cổ. Xuất phát điểm của nó là khơi phục lại nền văn hóa mang tính nhân văn của Hy Lạp - La Mã cổ đại và phổ biến các thành tựu, tư tưởng tiến bộ rộng khắp tới các tầng lớp nhân dân. Các nhà nhân văn chủ nghĩa coi con người là một bộ phận
của tự nhiên, sống chết theo quy luật của tự nhiên và như vậy phải tôn trọng tự nhiên, phải trả con người về với tự nhiên để nó phát triển theo tự nhiên. Họ lấy câu nói của Tê-răng-xơ - nhà văn cổ đại Hy lạp làm châm ngôn: Tôi là một con người, khơng có cái gì có tính chất người lại xa lạ với tôi.
Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng thực sự tạo ra một cuộc cách mạng khi trả lại cho con người các quyền tự nhiên căn bản như được sống, được hưởng thụ tại chính thế giới hiện tại bên này. Con người khơng cịn là cái bóng của thượng đế mà là con người hiện thực với khát vọng đến với các giá trị tự do cá nhân, chinh phục và làm chủ tự nhiên…Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ này đã nhận diện ra và đánh thẳng vào tâm điểm của giáo lý giáo hội, đánh trực diện vào chế độ phong kiến đương thời để chính thức mở ra một thời kỳ lịch sử mới cho con người. Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại, các nhà nhân văn chủ nghĩa lúc này ảo tưởng rằng chỉ cần phá được cái gông cùm của chế độ phong kiến và giáo lý nhà thờ để xác lập xã hội mới, xã hội tư bản là con người có được hạnh phúc thực sự trong khi chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang ngày càng gia tăng tính chất và khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn với hiện thực xã hội. Thậm chí, sự phát triển của phương thức sản xuất mới từng là công cụ thức tỉnh lồi người sau đêm dài trung cổ, cịn góp phần chính vào cơng cuộc làm cho con người phát triển méo mó, phiến diện, biến họ thành cơng cụ tìm kiếm lợi nhuận cho chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của thời kỳ Phục hưng thế kỷ XV, nhưng đến tận thế kỷ XIX thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn mới được định hình là sự khái quát phong trào nhân văn phương Tây lấy con người – tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, nó là cách biểu thị các thái độ có thiện chí đối với con người, thái độ thẳng thắn khẳng định giá trị tự do và phẩm giá vốn có của bản thân con người khơng hề phụ thuộc vào vị trí, vai trị, chức năng xã hội hay mức độ hồn thành cơng việc ở các vị trí mà anh ta đảm nhận. Ở đó, con người nằm chính giữa các mối quan hệ, trở thành yếu tố quyết định độc lập của những năng lực sáng tạo.
Chủ nghĩa nhân văn ca ngợi cuộc sống tự do, hạnh phúc trần tục, ca ngợi sự sáng tạo của con người, coi tri thức về bản tính của bản thân con người là tri thức cao nhất, đóng vai trị quyết định các tri thức Khoa học tự nhiên và khoa học triết học.
Cũng đặt con người vào vị trí trung tâm song ở Phương Đơng, diễn tiến của khái niệm “nhân văn” không gặp phải nhiều bước thăng trầm như phương Tây và nội dung cũng không trùng khít với “humanism” mà Phương Tây vẫn sử dụng. Theo các nhà nghiên cứu, do điều kiện lịch sử cụ thể, tính chất vùng miền và văn hóa khu vực nên tư tưởng nhân văn xuất hiện sớm trong lịch sử tư tưởng Phương Đông và thể hiện tập trung trong các giáo lý của các tôn giáo lớn nhưng hiếm khi nào người ta đặt vấn đề định nghĩa xem cụ thể nhân văn là gì. Nói một cách khác, không phải chờ đến khi thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn được ra đời và định vị về nội hàm, ngoại diên thì con người Phương Đơng mới biết đến nhân văn mà ngay từ khi có con người, dưới hình thức này hay hình thức khác, các vấn để liên quan đến con người, thuộc về con người đều đã được đề cập chỉ khác nhau về phạm vi, mức độ, cách tiếp cận và biểu đạt. Có khác chăng, nếu ở Phương Tây, các tư tưởng vì con người xuất hiện từ thời cổ đại rồi lại khơng có cơ hội xuất hiện trong suốt đêm trường trung cổ thì ở Phương Đơng, giống như một hằng số cho trước, mang tính ổn định, con người vẫn ln là tâm điểm, là đối tượng, là mục đích của những suy tư triết học và các luồng trào lưu tư tưởng trong suốt tiến trình lịch sử.
Thuật ngữ “nhân văn” ở Phương Đông cũng xuất hiện từ trước công nguyên. Theo văn tự Hán cổ, Văn có nghĩa là xăm hình, xăm mình hay hình xăm trang trí giống như đồ trang sức bên ngồi mà nói theo ngơn ngữ khoa học hiện đại thì đó là biểu hiện ra bên ngồi của cái nội dung, bản chất, phong cách bên trong. Cho nên, Thiên văn, Địa văn, Nhân văn theo hướng đó mà giải thích thì là biểu hiện ra bên ngồi của Tam tài: trời, đất, người. Vì thế mà mọi hoạt động của con người dường như ln địi hỏi gắn kết ba mắt xích: thiên thời, địa lợi, nhân
hịa. Cho nên “nhân văn (biểu hiện bên ngồi của con người) phải phỏng theo “thiên văn” (biểu hiện của trời). Sốn từ của quẻ bí trong kinh dịch chép: cương nhu giao thác, thiên văn dã, nghĩa là biểu hiện của trời, văn lý của trời là sự hòa hợp âm dương, cương nhu; Văn minh dĩ chỉ nhân văn dã, nghĩa là biểu hiện bên ngoài sáng sủa, lịch sự của con người phải phù hợp, phải dừng lại ở lễ giáo; quan hồ thiên văn dĩ sát thì biến; quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ, nghĩa là xem ở nơi thiên văn mà xét được thì tự cải biến. Lại xem ở nơi nhân văn mà giáo hóa thành tựu cho thiên hạ.[xem Sào Nam – Phan Bội Châu, Chu dịch. NXB Văn học, 2010, tr263]. Tư tưởng khá tiêu biểu về quan trắc thiên văn, nắm vững biến hóa của thời gian; quan sát nhân tình thế thái, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, thi hành giáo hóa, cải tạo xã hội nhân luân của Kinh dịch cho thấy thuật ngữ và giá trị nhân văn được xem xét ở một phổ rộng trong tương quan với văn lý của con người, với cương, nhu, âm dương, văn minh, lễ giáo, thời thế…
Qua đó có thể thấy rằng nghĩa của thuật ngữ nhân văn ở đây không giống như Humanis của Phương Tây, nhưng đều dùng để chỉ về con người và sự tiến hóa của con người. Sự tiến hóa của con người ở Phương Đơng trước công nguyên và chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XV ở Phương Tây đương nhiên khác nhau xa. Một bên là ở đầu vào còn một bên lại ở đầu ra của xã hội phong kiến. Nếu đầu ra của xã hội phong kiến phương Tây phát hiện ra giá trị con người thì cũng có thể cho rằng đầu vào của xã hội phong kiến Phương Đông đã phát hiện ra con người” [95, tr.9].
Chính vì phát hiện ra con người và đặt con người vào các vị trí trang trọng cho nên các trào lưu tư tưởng và các tôn giáo lớn ở Phương Đông bên cạnh những hạn chế, đều mang tính tích cực từ khởi nguyên với các tư tưởng nhân văn. Điểm tương đồng này giống như một chất kết dính để gần như suốt chiều dài lịch sử Phương Đông, các trào lưu tư tưởng cùng song tồn mà ít có các cuộc tranh biện thanh trừ. Ngay trong luận thuyết Nho giáo nguyên thủy cũng có khơng ít các tư tưởng mà bằng ngơn ngữ hiện đại có thể gọi là những tư tưởng vì sự tồn tại và
phát triển con người. Chẳng hạn tư tưởng thành danh khuyến khích thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng, mục tiêu xây dựng một xã hội đại đồng lý tưởng no đủ, hịa mục, khơng cướp bóc, quan niệm “Tác tận kỳ năng, tất đắc kỳ sở” (làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu)…gần với quan điểm xã hội cộng sản sơ khai.
Cũng khuyên con người mở rộng khơng giới hạn tình u thương của mình, lý thuyết “Kiêm ái” của Mặc gia là một hình thức mở rộng khơng giới hạn phạm vi bao qt của tơn giáo nhưng tính nhân văn của nó là ở chỗ tơn trọng, đề cao giá trị con người và kêu gọi mọi người hãy yêu thương đồng loại như u chính bản thân mình. Khác với Mặc gia, lý thuyết Đạo giáo đề cao tính tự do tự tại của con người, kêu gọi mọi người sống thuận theo tự nhiên, trả các giá trị về nguyên nghĩa vốn có của nó. Mặc dù dựa trên tính duy tâm thần bí song khi hướng con người tới việc giải quyết mối quan hệ giữa họ với tự nhiên một cách hài hòa, hai chiều, sống hịa vào tự nhiên, khơng làm gì (theo nghĩa khơng phá hoại) nhưng khơng gì khơng làm (theo nghĩa tham gia vào mọi hoạt động chung) rõ ràng là một định hướng nguyên tắc sống rất hợp lý, đó là một thái độ ứng xử nhân văn không chỉ với người mà với cả vạn vật. Tính nhân văn trong quan niệm an nhiên này gần với các thuật ngữ hiện đại như xã hội hài hịa, mơi trường thân thiện.
Phật giáo không hướng con người đến một sự giải thoát ở thế giới bên kia mà đặt trọng tâm hướng về phía những người nghèo khổ, xấu số, cơ đơn và có vị trí thấp hèn trong xã hội. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật giáo khiến nó dễ chạm đến và hịa vào tâm thức của đối phương. Theo Phật, khơng có đẳng cấp trong dịng máu cùng đỏ như nhau, khơng có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người sinh ra không phải mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tilka (dấu hiệu q phái của dịng Bàlamơn) giữa trán. Mọi sinh linh đều có cảm giác, từ con người cho đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau; là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải giải thốt mình và chúng sinh ra khỏi khổ đau, là tinh
thần bình đẳng sơ khai. Phật giáo dạy con người ta phải loại bỏ “Tam độc” tức tham sân si hay tham lam, giận dữ, ngu độn, dạy chúng sinh phải “tu nhân tích đức”… Phật giáo giống như một sức mạnh tích cực đưa ta đến với mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau, mọi cội rễ của khổ đau, buộc ta phải hành động. Triết lý nhập thế của Phật giáo và pháp ấn lý vơ ngã khun con người gắn mình vào cuộc sống thực tại để suy nghĩ, hành động và cống hiến cho những đạo lý tốt đẹp của xã hội.
Nhìn chung, trong các giáo lý của các tôn giáo lớn ở Phương Đông, mặc dù chứa đựng các tư tưởng nhân văn từ khởi nguyên nhưng cũng giống như tư tưởng nhân văn ở Phương Tây, chúng không tránh khỏi những hạn chế thời đại. Nếu con người trong văn hóa Phương Tây vừa được giải phóng và tìm được vị trí của mình trong chủ nghĩa nhân văn Phục hưng thì lập tức bị chìm nghỉm, bóp méo, biến thành cơng cụ lao động ngay trong nền văn hóa tư sản, thì con người trong lịch sử văn hóa Đơng phương dường như ln tồn tại nhưng ở một vị trí rất nhỏ bé, trong tình trạng bị vo trịn và ném vào xã hội mà họ chỉ chấp nhận, ít khi thắc mắc xem nguyên nhân thực sự là gì. Trong thế cục chung, nhân cách cá nhân thường bị hạ thấp, nằm ở vị trí yếm thế trong khi tất cả vẫn mải miết đi tìm và xây dựng một xã hội chung chung lý tưởng. Trong khi đó, chủ thuyết của chủ nghĩa nhân văn phục hưng thì rất rõ tính lý trí nhưng bản thân lý tưởng nhân văn này lại khơng thể tự tìm được phương án triển khai, cuối cùng tính ảo tưởng lại lấn át tính lý trí. Đó là kết quả tất yếu của sự bất lực trước thực tế khách quan thời đại. Bởi lẽ, trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, con người không những khơng được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất cơng, ràng buộc mà cịn bị bóc lột nặng nề và tinh vi hơn. Cho nên, cần có một chủ nghĩa nhân văn mới, cao