1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của luận án
4.1. Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Tư tưởng nhân văn của Trãi là sự tiếp tục truyền thống nhân văn của một dân tộc coi trọng tình người, yêu thương đồng bào, đồng loại, khát vọng hịa bình…đồng thời là tư tưởng phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh nguyện vọng chính đáng của con người trong bối cảnh xã hội lúc đó. Từ chính thực tiễn của dân tộc, với mạng người như cỏ rác, thây chất thành núi, máu chảy thành sơng, xóm làng lặng lẽ cửi canh…Nguyễn Trãi đã khái quát lên một bức tranh toàn cảnh về đất nước trong thời điểm lịch sử cụ thể lúc đó. Bức tranh khơng chỉ làm thức tỉnh lòng yêu nước của những người dân Việt mà còn khơi dậy sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người để cùng lên án chiến tranh.
Nguyễn Trãi sống vào thời kỳ chuyển giao của triều đại, ông hẳn đã kế thừa được những tư tưởng nhân văn trong tư tưởng thời Lý Trần – những tư tưởng nhân văn được phản ánh qua xu thế đi lên của giai cấp quý tộc và việc quan tâm đến các vấn đề của con người sau khi đất nước thốt khỏi ách nơ lệ. Có thể nói, Hào khí Đơng A và các vị anh hùng dân tộc như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn…đều đã đánh dấu tư tưởng nhân văn thời Đại Việt và ước mơ giải phóng con người khỏi những khổ đau của cuộc đời. Nguyễn Trãi vừa thẩm thấu được những tư tưởng nhân văn trong hệ tư tưởng Nho giáo vừa kế thừa vừa tích lũy được từ các giá trị truyền thống những nền tảng tư tưởng nhân văn đặc thù của dân tộc để đưa những tư tưởng nhân văn ấy lên một tầm cao mới. Đó là “tinh thần tiếp thu những yếu tố tích cực trong tư tưởng Nho giáo trên cơ sở những đặc điểm đời sống tinh thần của dân tộc ta, từ đó mà đề ra một chủ nghĩa nhân văn lành mạnh, lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy văn trị làm phương châm xây dựng thái bình, và lấy ý thức tự cường văn hóa dân tộc làm cơ sở lâu dài cho
việc bảo tồn và phát triển nền văn hiến, văn minh dân tộc” [85, tr.82- 83]. Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi, vì thế gia nhập một cách tất yếu vào chủ nghĩa nhân văn truyền thống của dân tộc Việt Nam để tiếp nối và phát triển chính những tư tưởng nhân văn đó.
Nguyễn Trãi đã cùng dân tộc trải qua hai mươi năm đô hộ của giặc Minh. Mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết lúc đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và kẻ thù xâm lược. Trong thực tiễn dân tộc đó, yêu cầu lịch sử tất yếu đối với một dân tộc đang bị xâm lăng là quyền con người được gắn liền trước tiên với quyền được sống, sống trong một đất nước tự do, độc lập. Bản thân Nguyễn Trãi luôn tự hào với lịch sử hào hùng của dân tộc ta song với cái nhìn khách quan, biện chứng và cách đánh giá thế cục một cách toàn diện, Nguyễn Trãi đã tổng kết lịch sử để thấy rõ được tính chất bất lực tầng lớp quý tộc cuối thời Trần, sự mất lòng dân dẫn đến bại vong của nhà Hồ, sự thất bại của các cuộc nổi dạy nhỏ lẻ và những tư tưởng bi quan của kẻ sỹ trước thế cục…Chính từ thực tiễn khách quan với việc tổng kết lịch sử, dự đoán sự vận động và phát triển, bằng tâm thức của một nhà tư tưởng với nhiều tư tưởng nhân văn, Nguyễn Trãi đã khái quát lên những vấn đề có tính chất quy luật của cơng cuộc cứu nước, dựng nước để góp phần phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước lấy tính cố kết cộng đồng, lịng tự tơn dân tộc làm cơ sở.
Xét trong bối cảnh lịch sử, dân tộc ta từ lúc hình thành đã đứng ở một vị trí dư địa chính trị đặc biệt với hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược. Một dân tộc sớm phải đoàn kết để tự bảo vệ quyền tồn tại trước sự xâm lược của ngoại bang chính là mơi trường ni dưỡng một cách tự nhiên lịng u nước và tinh thần tự tơn dân tộc. Trong lịch sử dân tộc, sử sách đã ghi lại khơng ít chiến cơng oanh liệt của dân tộc ta trước kẻ thù xâm lược như minh chứng cho sức mạnh lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Chẳng hạn: khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh giặc Hán, bà Triệu đánh giặc Ngô, Ngô Quyền giành lại quyền độc lập tự chủ cho dân tộc ta
sau một ngàn năm Bắc thuộc…Lịng tự tơn dân tộc cũng là nguồn sức mạnh đưa đến ba lần chiến thắng qn Ngun Mơng và cũng chính tính tự tơn dân tộc đã vang lên đầy nhuệ khí trong Nam Quốc Sơn Hà như một thông báo đến các quốc gia láng giềng về quyền bất khả xâm phạm bờ cõi nước Nam… Đến Nguyễn Trãi, kế thừa và phát huy truyền thống u nước, lịng tự tơn, tự hào dân tộc ơng đã hẳng định thêm một lần nữa và đề cập tới sự tồn vẹn khơng chỉ về mặt địa giới mà cịn tồn vẹn về phong tục, tập qn, văn hiến. Ơng được lịch sử ghi cơng đầu trong việc xác lập các nguyên tắc, phạm vi chủ quyền dân tộc một cách khá đầy đủ. GS.Nguyễn Tài Thư cho rằng: “Quan niệm về quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc ta ở Nguyễn Trãi là một quan niệm có giá trị khoa học, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử. Ở đó đã đề cập đến các yếu tố hình thành dân tộc mà khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc đến. Đó là văn hóa phát triển (“nước văn hiến”), lãnh thổ riêng biệt (“Bờ cõi sông núi đã riêng”), phong tục riêng (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử anh hùng (“Bắc Nam mỗi bên làm đế một phương”). Ở đó đã tạo được một cơ sở tư tưởng vững chắc cho dân tộc ta đấu tranh cho độc lập, tự do. Quan niệm đó một mặt là kế thừa, nâng cao và hoàn thiện ý thức dân tộc của các thế kỷ trước, một mặt là đối lập với hệ tư tưởng bá quyền của phong kiến phương Bắc, với các tư tưởng “Hoa –Di”, “thiên tử - Chư hầu”, “nước nhỏ sợ mệnh trời ở nước lớn”..vv. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc đến Nguyễn Trãi được nâng lên một bước, từ ý chí, tâm lý, xúc cảm thiết tha với giang sơn đất nước và giống nòi nâng lên thành lý trí với những lý lẽ sắc bén và tư thế hiên ngang” [144, tr.264- 265].
Khi dùng lịng tự tơn dân tộc làm cơ sở cho chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Trãi hẳn đã dự tính được sức mạnh hiệu triệu và tính đồn kết cao sẽ được tạo dựng, bồi đắp để liên kết và tập trung vào một mục tiêu cách mạng chung. Tự hào dân tộc là sức mạnh nền tảng để cứu nước, bởi vì một dân tộc tự ti trước kẻ địch thì chưa đánh đã thua. Cho nên, ở điểm này, Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện tinh
thần u nước mà cịn có cống hiến to lớn trong việc hoạch định về mặt phương hướng bồi dưỡng và phát huy tính tự tơn tự hào dân tộc, biến nó thành sức mạnh trong giữ nước và dựng nước. GS.Trần Văn Giàu khẳng định: “Tự hào dân tộc của ta là cái ý thức về khả năng và nhiệm vụ trong lịch sử nước mình, về quá khứ anh hùng và tương lai rực sáng của dân mình trong sự hịa đồng của một nhân loại tự do và bình đẳng. Ngày nào ta cịn nói đến tự hào dân tộc, ngày ấy ta cịn phải nhớ đến đóng góp lớn của Nguyễn Trãi vào tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam” [144, tr.305].
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước truyền thống lấy bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu
Nguyễn Trãi, bằng tư tưởng nhân văn của mình đã củng cố thêm cho triết lý chính trị tất thắng của chính nghĩa. Cũng phản đối chiến tranh nhưng khi chiến tranh là điều không thể tránh khỏi, Nguyễn Trãi chọn cách đối diện trực tiếp với nó và cố gắng giảm thiểu thương vong thiệt hại ở mức độ nhiều nhất có thể. Ơng coi việc đấu tranh chống giặc ngoại xâm là hành động chính nghĩa, coi mọi hành động xâm chiếm, chiến tranh xâm lược là phi nghĩa. Nguyên lý cái thiện tất thắng được xem như một dự đốn, trù liệu về tính tất yếu hợp quy luật, cổ vũ cho mọi hành động vì cái thiện, vì chính nghĩa. Điều này cũng làm cho chủ nghĩa yêu nước không chỉ dừng ở nội hàm và ngoại diên của một lý luận hàn lâm mang tính dẫn đường mà lý luận này gắn với thực tiễn, gắn với hành động tự giác của con người. Yêu nước là phải hành động vì đất nước: tố cáo tội ác của giặc, đấu tranh cho quyền sống trong một cộng đồng tự do, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc…Như thế cũng có nghĩa là chủ nghĩa yêu nước đã được chuyển thể thành sức mạnh vật chất hiện thực để tham gia cuộc chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự bành trướng và thù địch của quân giặc. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng của ông không phải thứ lý luận mơ hồ, một sự hô hào hay cổ vũ chung chung mà có những tiêu chí cụ thể để phân loại và có thể vận dụng và biểu hiện ngay trong hành động của con người. Dùng hành động
yêu nước làm hệ chuẩn, Nguyễn Trãi đã đưa ra tiêu chuẩn vừa mang tính răn đe đối với cướp nước và bọn bán nước cầu vinh vừa mang tính kêu gọi, thơi thúc, hiệu triệu đối với những thành phần khác nhau trong xã hội. Thậm chí, qua cách xử lý của Nguyễn Trãi, hành động đầu hàng, rút lui của quân giặc còn được xem như hành động nghĩa hiệp, hợp ý trời và yêu nước (yêu sự bình yên và bảo toàn sinh mệnh của nhân dân nước họ). Trong khi đó, hành động yêu nước của con dân Việt được đặt trong mối quan hệ không tách rời với vận mệnh gia đình, dịng họ, quốc gia xã tắc và có giá trị tinh thần và tâm linh sâu sắc.
Tóm lại, Nguyễn Trãi đã từ tinh thần nhập thế của một nhà Nho có trách nhiệm với thời cuộc để đến với tinh thần của một công dân yêu nước, thương dân sinh. Từ các tư tưởng nhân văn còn trừu tượng, mơ hồ và chung chung của Nho giáo nguyên thủy, với một sự vận dụng linh hoạt và nâng tầm, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho sự nghiệp ngày càng mở rộng lòng yêu nước, thương dân ấy đến các giai tầng xã hội khác nhau. Không những thế, vấn đề phát huy chủ nghĩa yêu nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước luôn là yêu cầu cấp bách của thời đại. Việc trở lại với di sản truyền thống mang tới giá trị giáo dục truyền thống sâu sắc bởi vì hiểu về lịch sử hào hùng của cha ông, thấy được tầm vĩ đại của các nhà tư tưởng…là tiền đề để khơi dậy, động viên tinh thần cống hiến của những cơng dân Việt vì một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Ngay trong xã hội hiện đại hôm nay, rất nhiều quốc gia, trong xu thế hội nhập vẫn cố gắng tập trung bồi dưỡng lòng tự tơn dân tộc để khơi dậy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm ở mỗi một công dân. Điều này cho thấy, một tư tưởng khơng chỉ đóng góp vào lịch sử cụ thể tại thời điểm nó phản ánh, dẫn đường mà tư tưởng ấy cịn có sức sống tiềm tàng và sự thể hiện trở lại trong những quan niệm về sau. Chủ nghĩa yêu nước lấy tự tôn, tự hào dân tộc làm cơ sở, lấy bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu trong tư tưởng Nguyễn Trãi là một hệ thống quy chuẩn khá đầy đủ, hiệu chỉnh các đối tượng khác nhau và mang tính chất nhân văn với những đặc điểm mang tính phổ biến tồn nhân loại. Hơn thế nữa, lý
luận về chủ nghĩa u nước của Nguyễn Trãi khơng mang tính khu biệt mà nó được vận dụng khơng chỉ để bình Ngơ mà cịn để xây dựng và phát triển đất nước trong mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.
Sau này, chính việc sử dụng mẫu số chung của dân tộc là lịng u nước, tinh thần tự tơn dân tộc mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được và phát huy sức mạnh của dân tộc để giành độc lập tự do về cho tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, để bảo vệ và củng cố thành quả cách mạng, bên cạnh việc khẳng định quyền làm chủ của nhân dân cần tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh của lòng yêu nước, tự hào dân tộc bằng việc giáo dục lý tưởng, nâng cao nhận thức về giá trị bất hủ của chân lý: Khơng có gì q hơn độc lập tự do.