Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 91 - 93)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

3.1.1.Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

7. Kết cấu của luận án

3.1.1.Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

3.1. Nguyễn Trãi và thời đại của ông

3.1.1.Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Mẹ là bà Trần Thị Thái, là con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha là Nguyễn Ứng Long (sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh), là người học rộng biết nhiều, thi đỗ Bảng nhãn, được cử làm quan Kiểm Chính, sau cịn được mời ra nhậm chức quan phục vụ triều đình Hồ Q Ly.

Trịn 20 tuổi, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh trong khoa thi đầu tiên của nhà Hồ và được bổ làm quan Ngự sử đài với chức Chánh chưởng. Hai cha con ơng đều phụng sự triều đình nhà Hồ và giúp Hồ Quý Ly thi hành chính sách cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa được 6 năm thì phong kiến nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống giặc Minh thất bại, cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần, tướng lĩnh trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị giặc bắt và đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan với ý định theo hầu hạ cha già trong lúc bị tù đày. Đến Nam Quan, Nguyễn Trãi theo lời cha trở về Đơng Quan tìm kiếm cơ hội rửa nhục được cho nước, trả thù được cho cha. Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt và giam lỏng ở Đông Quan trong gần 10 năm. Đây chính là khoảng thời gian ơng nung nấu kế sách bình Ngơ. Nhiều năm lưu lạc, trốn tránh sự truy bắt của giặc, Nguyễn Trãi chuyển chỗ nhiều nơi như Sơn Tây, Thanh Hóa, Hải Dương…và ln nhận được sự đùm bọc của nhân dân. Sống cùng dân, thấu hiểu nỗi khổ tận cùng của người dân mất nước chịu ách đô hộ, chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ bị dập tắt, nhiều tấm gương nghĩa sỹ hy sinh vì nước như Đặng Dung, Nguyễn Biểu…càng thơi thúc Nguyễn Trãi tìm đường cứu nước. Ơng đã nghiên cứu về chính trị,

qn sự, để tìm ra một phương hướng, sách lược đúng đắn mong cứu nước, cứu dân thốt khỏi biển khổ của ách đơ hộ nhà Minh.

Năm 1417, thấy được sự dịch chuyển thế cục, Nguyễn Trãi đã từ bỏ lập trường giai cấp quý tộc để đến với giai cấp bình dân, tham gia vào phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi dâng “Bình Ngơ sách” để vạch chiến thuật đánh giặc Minh lên cho Lê Lợi. Nhận thấy tài thao lược của Nguyễn Trãi, Lê Lợi rất tin dùng, trọng dụng ông và phong cho ông chức “Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ” ln cùng ơng bàn tính mưu kế đánh giặc.

Nhờ đường lối đúng đắn, đoàn kết được nhân dân, sau mười năm kháng chiến, khởi nghĩa Lam Sơn tồn thắng. Chiến thắng Lam Sơn, có một phần đóng góp khơng nhỏ của Nguyễn Trãi với tư cách là khai quốc công thần, là quân sư trên mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ ban thưởng và giao cho giữ chức “Nhập nội hành khiển” kiêm “Thượng thư bộ Lại”. Trong khoảng này, dưới triều Lê, Nguyễn Trãi được giao soạn nhiều chiếu biểu thay vua Lê Thái tổ. Đến thời vua Lê Thái Tông, cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Lê đã dẫn tới vụ án Lệ chi viên. Án chu di tam tộc đã đặt dấu chấm hết cuộc đời và phủ nhận công lao của Nguyễn Trãi - con người đã cống hiến toàn bộ tinh thần và thể xác cho sự hưng thịnh của nước nhà.

Trải nghiệm những nốt thăng giáng trong cuộc đời Nguyễn Trãi, sẽ thấy Nguyễn Trãi thực sự dùng số phận của mình đánh dấu một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Hệ thống di sản đồ sộ mà Nguyễn Trãi để lại cho thấy diện mạo khá đầy đủ của tình trạng xã hội đương thời và lòng người trong khoảng thời gian từ lúc cịn chịu kiếp nơ lệ mất nước cho tới những ngày đầu độc lập tự chủ. Ơng đã xây dựng một hệ thống quan điểm chính trị, đạo đức, quân sự, nghệ thuật…đầy tính triết lý nhân sinh. Thơng qua đó, tính nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng của một trí thức hết lịng vì dân, vì nước được thể hiện như một sự nối tiếp tất yếu hợp quy luật khách quan. Ông đã trở thành “người đặt nền móng tư tưởng văn học nghệ thuật cho thời đại Nho giáo thịnh trị, đặc biệt trong buổi ban đầu

còn rực ánh hào quang của tinh thần phục hưng dân tộc và ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả” [108, tr.266].

Là một người có tư chất thơng minh, được giáo dục trong mơi trường Nho học, Nguyễn Trãi sớm có cái nhìn của một nhà Nho đầy trách nhiệm với cuộc đời và vận mệnh dân tộc. Song, tư chất Nho học trong Nguyễn Trãi không dừng ở vịng cương tỏa dập khn của ý thức hệ phong kiến mà lòng yêu nước, thương dân đã giúp ông khái quát, vận dụng một cách sáng tạo những yếu tố tích cực của Nho giáo để nâng tầm và xác lập những giá trị mới cho chúng. Bởi thế, trong tư tưởng Nguyễn Trãi, các phạm trù, khái niệm của Nho giáo vừa tồn tại như một minh chứng về sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với tư tưởng Nguyễn Trãi vừa minh chứng cho sự tiếp biến của tư tưởng Nho giáo trong Nguyễn Trãi. Trong sự ảnh hưởng đó, có thể thấy rõ tác động của các tư tưởng nhân văn của Nho giáo đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Kết quả là, Nguyễn Trãi khơng chịu sự tác động đó một cách thụ động mà bằng trí tuệ hơn người, từ nền tảng tư tưởng nhân văn của Nho giáo, ông đã kết hợp chúng với giá trị truyền thống dân tộc để vừa xây dựng luận thuyết của mình, vừa tìm cách biến tư tưởng ấy thành vũ khí hiện thực sử dụng trong quá trình kháng chiến giành độc lập và xây dựng tổ quốc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 91 - 93)