Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 132 - 137)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

4.2.Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người

7. Kết cấu của luận án

4.2.Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người

Vấn đề giải phóng dân tộc trong tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam được quy định bởi điều kiện thực tế lịch sử từ những ngày đầu dựng nước. Hệ quả của nước mất là nhà tan nên thương người phải như thể thương thân và vì hạnh phúc của con người gắn liền với hạnh phúc cộng đồng nên phải đoàn kết để chống giặc ngoại xâm. Xét trong mối quan hệ đó, con người là những con người hiện thực, nhân dân trong mối quan hệ xã hội nói chung cũng chính là con người. Cho nên, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân cũng chính là giải phóng con người. Nói cách khác, trong tư tưởng nhân văn truyền thống dân tộc, tư tưởng nhân văn có tính chất khái qt nhất, đặc sắc nhất chính là giải phóng con người khỏi kiếp nơ lệ, khỏi nỗi nhục mất nước để con người được sống, được xây dựng hạnh phúc, được bảo vệ quyền lợi và phẩm giá trong một đất nước độc lập tự chủ. Bên cạnh đó, giải phóng con người khơng chỉ dừng ở giải phóng dân tộc mà cịn là giải phóng con người khỏi những khó khăn, khổ đau trong đời sống vật chất và tinh thần. Cho nên từ nền tảng giải phóng dân tộc, sau chiến tranh vẫn phải tiếp tục giải phóng con người. Ở cả hai vế của vấn đề này, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi thực sự có ý nghĩa sâu sắc trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn Việt Nam.

Từ thực tiễn dân tộc, tổng kết lịch sử dân tộc ta, trăn trở suy xét lẽ hưng phế của các triều đại, Nguyễn Trãi đã phê phán nhà Hồ chỉ lo rào lim ngăn sóng biển, khóa sơng bằng xích sắt, cậy sức dân mà khơng lo cốt được lòng dân nên dẫn đến bại vong [153, tr.281]. Cịn nhà Trần, theo ơng cũng vì lý do tương tự mà sụp đổ. Nguyễn Trãi nhận ơn tri ngộ của họ Hồ, là dòng họ ngoại của họ Trần, cho nên, nếu nói vì theo Lê Lợi mà ơng bài xích, phê phán các triều đại trước thì khơng chính xác. Tinh thần nhập thế của một nhà Nho chưa khi nào dừng thôi thúc Nguyễn Trãi cống hiến. Nhưng, Nguyễn Trãi chưa từng rơi vào mâu thuẫn lựa chọn đạo trung với triều đại nào vì đối với ơng giá trị dân tộc được ông đặt cao hơn hết thảy. Thực tế là, Nguyễn Trãi đã trải nghiệm và quan sát thế cục suốt một thời gian dài. Ông đã phải đợi cả chục năm để gặp được một phong trào với một người dẫn đầu gắn với quần chúng nhân dân. “Từ khi quân Minh vào nước ta đến khi Lê Lợi phất cờ cũng là mười năm. Ý chí lớn, khơng đủ, cịn phải có thời cơ; ý chí và thời cơ khơng đủ, cịn phải có phương lược. Lê Lợi và Nguyễn Trãi gặp nhau là sự gặp nhau của một ý chí lớn và một phương lược đúng để tạo nên thời cơ thuận lợi nhất cho cuộc giải phóng dân tộc được thực hiện” [144, tr.287-288].

Nguyễn Trãi đã xác định đúng mục đích, lực lượng và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Xuất phát điểm, khi dâng Bình Ngơ sách lên Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã tỏ rõ tính tồn diện và triệt để khi không đi vào chi tiết để hạ thành mà đưa ra biện pháp để động viên, đoàn kết nhân dân bao gồm sỹ phu yêu nước, hào kiệt, quý tộc và chủ yếu là “manh lệ”… Manh lệ bốn phương trong tư tưởng Nguyễn Trãi chưa từng có được vị thế như vậy trong diễn tiến lịch sử trước ơng. Ngay đến hào khí Đơng A của thời Lý Trần, thì lực lượng nhân dân cũng chưa bao hàm những thân phận thấp hèn nhất trong xã hội. Sự phân biệt đẳng cấp khiến cho việc hành xử của bề trên đối với kẻ dưới giống như sự ban ơn, chiếu cố. Vai trò của dân, lịng dân ở một khía cạnh nào đó mà xét mới chỉ được chú trọng với vai trị là cơng cụ khi tiến hành cách mạng. Thành

thử, việc khoan thư sức dân, xây dựng đội quân cha con…cũng giống như chiến thuật trong quá trình bình trị để tận dụng tối đa lòng trung thành của nhân dân. Đối với Nguyễn Trãi, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước sau thời chiến đều là vì dân. Lực lượng tiến hành cơng cuộc ấy cũng là dân. Lịng dân được Nguyễn Trãi coi ngang hàng thậm chí cao hơn mệnh trời đã cho thấy sự tin tưởng vào sức mạnh nhân dân, sức mạnh của con người nói chung. Tính nhân dân đã gắn kết vấn đề giải phóng dân tộc với giải phóng con người nói chung. Ở thời điểm lúc bấy giờ, tư tưởng này khơng chỉ đặc biệt riêng có ý nghĩa bởi sự kết tinh giữa tinh thần yêu nước và tinh thần cố kết cộng đồng mà thực sự trở thành nguồn lực nội sinh của cuộc cách mạng với sức liên kết và lan tỏa mạnh mẽ. Nó biểu trưng cho tính đồn kết dân tộc và sức mạnh của sự thống nhất giữa mục đích của cuộc khởi nghĩa, của chiến tranh với nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, của con người.

Nhận thức được bản chất và quy luật của chiến tranh, Nguyễn Trãi đã hoạch định và tổ chức được một cuộc chiến tranh toàn dân. Đây là điểm mấu chốt đưa đến thắng lợi giải phóng dân tộc. Sợi chỉ đỏ, sức mạnh của lòng yêu nước đã trở thành chất keo kết dính các thành phần, lực lượng, giai tầng xã hội. Dựa vào dân để khởi nghĩa, để tiến hành chiến tranh, trong lịch sử trước Nguyễn Trãi khơng phải chưa từng có nhưng tính chất và phạm vi của nó trong chừng mực nhất định chưa đạt đến sự phát triển rộng rãi như vậy. Tính chất “thân dân” trước đây vốn đã được ghi trong kinh điển Nho giáo và cũng đã được các bậc đế vương nối nhau sử dụng. Nó cũng được các thủ lĩnh dùng để tập hợp lực lượng trong các cuộc khởi nghĩa …Nhưng, khi đến Nguyễn Trãi, trong tình thế “khơng phải mỗi tầng lớp nhân dân đều hăng hái chống xâm lăng, kiên trì chống xâm lăng, có bọn theo giặc, có kẻ trùm chăn, có nhóm chỉ đi được một đoạn đường rồi bỏ cuộc; trong một tình hình chính trị như vậy, Nguyễn Trãi nhận ra rằng dùng sức mạnh của “bốn phương manh lệ” thì đưa được kháng Minh đến thành cơng; kháng Minh thành cơng, giải phóng đất nước cũng là nhằm cứu dân, cứu

“dân đen”, “con đỏ”, cứu những tầng lớp lao khổ, nạn dân đông đảo nhất; tư tưởng này ta chỉ thấy trong Nguyễn Trãi, chớ trước đó và sau đó khơng thể tìm ra ở nơi khác, mãi cho đến khi nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi lịng dũng cảm tuyệt vời của “dân xóm dân lân”, một thứ manh lệ của thời khác hơn thời Nguyễn Trãi” [144, tr.295].

Sau khi đất nước thái bình, bắt tay vào việc xây dựng đất nước, Nguyễn Trãi luôn nhắc nhở nhà cầm quyền phải chăm lo cho dân, yêu dân như con. Mặc dù, chưa đạt đến tầm khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội trong đó nhân dân là lực lượng chính. Hay, cũng chưa khái quát đến mức đưa nhân dân vào nội hàm khái niệm quần chúng nhân dân với vai trò là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Song, với việc coi những cơng trình quy mơ lộng lẫy đều là do sức lao khổ của dân, đặt chí ở nơi dân, thì chúng ta có thể thấy dù trong bối cảnh nào Nguyễn Trãi vẫn đặt người dân ở vị trí quan trọng và trang trọng. GS Trần Văn Giầu khẳng định: “Trước sau, Nguyễn Trãi vẫn trung thành với tư tưởng vì dân, chống tư tưởng xem dân như gà vịt để nuôi chim ưng, chim cắt. Nguyễn Trãi chết oan, có lẽ chính vì tấm lịng chung thủy với dân; nhưng từ Nguyễn Trãi thì tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam khơng cịn có thể tách rời tư tưởng yêu dân, xem dân là gốc nước. Tư tưởng lớn này, người ta tưởng chừng đâu phải đến thời hiện đại mới có, mà thực sự đã xuất hiện với Nguyễn Trãi, cách đây 600 năm” [144, tr.297].

Chiến thắng của dân tộc là minh chứng rõ ràng nhất cho tính hợp lý của chủ trương, đường lối đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất và sử dụng sức mạnh tổng hợp ấy. Cho nên, có thể khẳng định rằng, trên nền tảng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Trãi đã đặt nền móng cho một phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân dựa trên mặt trận đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nói cách khác, “Trong số những nhà tư tưởng yêu nước của nửa đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi là người xuất sắc nhất. Tên tuổi của ơng sáng chói trên cuốn sử vàng dân tộc. Có được vị trí đó, khơng những là do

cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân vì nước của ơng, mà quan trọng hơn là do tư tưởng của ông đạt tới tầm cao thời đại, ông đã khái quát lên những vấn đề có tính quy luật của cơng cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới. Những lý luận của ơng vừa có ý nghĩa đối với đương thời, vừa có tác dụng sâu xa về sau” [128, tr.259].

Gắn giải phóng dân tộc với giải phóng con người, chủ nghĩa yêu nước đã được Nguyễn Trãi phát triển lên một trình độ mới. Khơng những thế, nó cịn vượt qua giới hạn, phạm vi của một lý luận hàn lâm mang tính lý thuyết để gắn với hoạt động tự giác được đánh giá thông qua thực tiễn dân tộc. Từ tác dụng soi đường của vũ khí tinh thần, tư tưởng nhân văn truyền thống gắn với chủ nghĩa yêu nước được chuyển thể thành sức mạnh vật chất hiện thực đưa dân tộc ta đến độc lập tự do và mở rộng nguyện vọng giải phóng ấy khơng chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả Trung Quốc nói riêng, con người nói chung. Nói cách khác, tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng con người (đại diện là nhân dân) Nguyễn Trãi đã làm cho tính dân tộc này khác xa với thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hiếu chiến, chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Bởi lẽ, khi tự hào tự tôn dân tộc, khẳng định quyền được sống trong một quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt, Nguyễn Trãi cũng đã bày tỏ tinh thần hòa hiếu của một dân tộc hiếu sinh, mong ước hịa bình cho con người nói chung. Tư tưởng của Nguyễn Trãi thực sự đã chạm tới vạch biên của tư tưởng hịa bình thời hiện đại. Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có nền văn hiến và lịng tự tơn của mình. Đó là chân lý cho phép họ cầm vũ khí chống lại mọi thế lực thù địch mà không đi ngược lại với giá trị nhân văn. Đó cũng là cơ sở để họ không chỉ bảo vệ dân tộc mình mà cịn tơn trọng biên giới lãnh thổ, văn hóa, phong tục…của dân tộc khác trên tinh thần hịa hiếu. Quan niệm đó, gần với thuật ngữ hiện đại là làm bạn với các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau. Đó cũng là tinh thần nhân văn xuất phát từ con người và vì con người.

Giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong điều kiện hiện nay chính là giải phóng con người khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khỏi những bất công và lệ thuộc về vật chất và tinh thần. Bởi lẽ, tuy hầu hết các quôc gia trên thế giới đã giành được độc lập nhưng trên thực tế cuộc đấu tranh cho một nền độc lập thực sự vẫn chưa chấm dứt. Rất nhiều quốc gia, phần lớn là thuộc thế giới thứ ba, trong đó có Việt Nam vẫn đang chịu sự chi phối, ràng buộc về mặt kinh tế, chính trị của các nước tư bản phát triển. Do đó, vấn đề giải phóng dân tộc gắn với giải phóng con người vẫn là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trong điều kiện hiện nay song cần được hiểu một cách biện chứng, tồn diện. Theo đó phải kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng để kiên định con đường chủ nghĩa xã hội để giải phóng một cách hiện thực, toàn diện cho con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 132 - 137)