1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của luận án
4.4. Định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng
Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam được hình thành trong quá trình đấu tranh chống thiên nhiên, chống sự thống trị và nô dịch của ngoại bang, chống lễ giáo và chuyên chế phong kiến…Tư tưởng nhân văn đó đã góp phần đồn kết cộng đồng, đồn kết con người để làm nên nhiều thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trước thời đại của Nguyễn Trãi, lịch sử ghi nhận sức mạnh tập hợp thể hiện rất rõ trong tư tưởng nhân văn thời Lý - Trần. Đến cuối thời Trần, giai cấp quý tộc thể hiện rõ sự bạc nhược và bất lực trước vai trò mà lịch sử giao cho. Trước tình hình ấy, Nguyễn Trãi đã đánh giá đúng tính chất thời cuộc và sức mạnh từ tư tưởng nhân văn truyền thống. Chính vì thế, tư tưởng nhân văn của ơng có ý nghĩa nhất định trong việc định hướng tư duy, hành động và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng. Đó là quy luật tất yếu vì những giá trị nhân văn vì con người khơng bao giờ bị lịch sử vùi lấp mà ln tìm được chỗ đứng, bằng cách này hay cách khác trong hồn cảnh mới và thể hiện vai trị của mình với những giá trị mang tính phổ biến tồn nhân loại.
Bản thân tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi với giá trị khái quát thực tiễn, tổng kết lịch sử, phát triển chủ nghĩa yêu nước, giá trị củng cố niềm tin, xây
dựng lý tưởng và cổ vũ cho tinh thần gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc (như phân tích ở trên) đã bao hàm giá trị trị định hướng tư duy, hành động và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng. Một sự tách biệt hoàn toàn các giá trị này sẽ dẫn đến quan niệm siêu hình. Tuy nhiên, với quan điểm biện chứng duy vật, trong sự tách biệt tương đối, một sự xác lập ranh giới mờ là cần thiết để làm nổi rõ tính chất và tác dụng của các giá trị nhất định. Sự lặp lại, nếu có, có thể được xem như một sự trở lại hợp quy luật của vận động phát triển mang tính kế thừa góp phần làm rõ hơn vai trị thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng.
Trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, hòn đá tảng Nhân nghĩa bao giờ cũng thể hiện vị trí riêng có, đặc biệt của nó. Cũng ở nội dung này, giá trị định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng thể hiện rõ nét hơn cả. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Riêng về lĩnh vực tư tưởng, ông đã để lại cho thời đại, cho lịch sử những tư tưởng cực kỳ quý báu. Nó là ánh hào quang của lịch sử dân tộc suốt gần sáu thế kỷ qua…Tư tưởng nhân nghĩa là nét đặc thù của tư tưởng Nguyễn Trãi. Ông đã mượn khái niệm này từ Nho giáo để đưa vào đó nội dung tiến bộ, phong phú mang đậm tính dân tộc. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung rộng lớn, đó là sự biểu hiện cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và hịa bình. Nhân nghĩa ở tư tưởng Nguyễn Trãi, là đường lối chính trị, là chiến lược cứu nước, dựng nước và còn hơn thế nữa đạt tới một nền tảng của phương pháp luận của tư duy và hành động. Giá trị vĩ đại của tư tưởng nhân nghĩa đã được khẳng định: là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội đương thời” [27, tr.139].
Nguyễn Trãi tiếp thu và vận dụng tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Tư tưởng nhân văn của Nho giáo chú trọng vào phương pháp thu phục lịng người. Trách nhiệm ấy là của bậc chính nhân qn tử. Vì rằng, bản tính con người xuất phát vốn thiện hoặc cuối cùng đều có thể quay về thiện nên Nho giáo tin tưởng vào khả năng trùng phục và mở rộng bản tính thiện ấy. Trong tư tưởng Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân đạo
của Việt Nam. Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có một phạm vi rộng lớn, nó là đường lối cứu nước và dựng nước, là lòng yêu nước, thương dân, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả, luôn hướng về cái thiện, cái chính nghĩa và đấu tranh chống lại cái phi nghĩa, cái ác” [27, tr.145].
Điểm khác biệt giữa nhân nghĩa của Nho giáo và nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khơng chỉ ở tính chất và mức độ trong việc ủng hộ cái thiện, lên án cái ác mà còn ở chỗ: nhân nghĩa của Nho giáo nguyên về nguồn gốc thiên mệnh còn nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lấy điểm xuất phát là an dân, yên dân. Hơn thế nữa, đối với xã hội đương thời nhân nghĩa của Nho giáo dường như bất lực và trở nên khơng tưởng cịn nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đem lại những kết quả hiện thực. Tư tưởng ấy trở thành nền tảng phương pháp luận tư duy và hành động có tác dụng định hướng, thu phục và cổ vũ lịng người. Khơng những thế, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam để từ đó về sau nhân nghĩa trở thành biểu tượng của nếp sống Việt. Nói cách khác, Nguyễn Trãi để tác động tới nhân dân thì sau này, giá trị thẩm thấu tự thân của nó được tiếp nhận vào sinh hoạt thường ngày và trở thành một bộ phận trong tư duy hành động của người Việt.
Có thể nói, giá trị định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã được minh chứng bằng thắng lợi vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi, bằng ngịi bút, khơng chỉ bút chiến với kẻ thù mà phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội cụ thể của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Để động viên, cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến đến cùng, sự phản ánh của Nguyễn Trãi vẫn ln dựa trên ngun tắc tơn trọng khách quan. Chính thực tiễn đầy sinh động không bị phản ánh mờ hay phản ánh thái quá đã cho thấy thái độ khách quan đầy nhân tính từ con mắt của một người dân mất nước. Thay vì thái độ chán nản, thất vọng giống như khơng ít kẻ sỹ trước thế cục hay thái độ hằn học đối với kẻ thù, những lý luận của Nguyễn Trãi cho thấy một cách xử lý đầy tính nhân bản. Chính điều này đã góp phần thức tỉnh nhân tính và bản năng
cộng đồng của con người. Có lẽ, khi đưa ra những tư tưởng của mình, mục đích trước nhất của Nguyễn Trãi là giúp chủ soái tập hợp được lực lượng ngày một nhiều, động viên đội quân ấy kháng chiến…song rõ ràng hiệu quả của tư tưởng đã vượt ra ngoài phạm vi ấy để động viên, cổ vũ mọi người tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của chính nghĩa.
Khơng có cách thuyết phục nào hợp lý hơn về vai trò của lý luận bằng việc xem xét về kết quả thực tế của nó. Tất nhiên, nếu chỉ dựa vào chiến thắng của dân tộc tại thời điểm lịch sử lúc đó thơi thì sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế song rõ ràng tinh thần nhân văn trong các văn kiện bang giao, trong các bản cáo, chiếu… do Nguyễn Trãi soạn thảo đã động viên, thơi thúc khơng chỉ qn lính binh sỹ mà các tầng lớp khác nhau trong xã hội đồn kết nhất trí vì một giá trị cộng đồng chung. Trong tính biện chứng ấy, chưa khi nào thấy Nguyễn Trãi tách biệt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung mà ln đặt chúng trong sự gắn bó. Một sự gắn bó đủ để khơng làm mờ các lợi ích cá nhân theo hướng khơng tưởng hóa lợi ích tập thể mà vẫn động viên được tinh thần tự giác, tự nguyện của con người nói chung.
Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, vì thế, được khoanh vùng, định vị tính chân lý bằng những kết quả thực tiễn được lịch sử ghi nhận. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đã nêu cao mục đích vì con người, trước hết là con người được sống, sống trong tự do, độc lập, được tôn trọng và bảo vệ trong cộng đồng (dân tộc). Nhìn theo khía cạnh tồn diện, khách quan, điều này khơng chỉ đúng với dân tộc ta mà có ý nghĩa tương tự đối với cả quân xâm lược vì Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng của mình thơng qua các dạng thức thư từ, cáo, chiếu…để làm thay đổi tư duy, hành động của cả hai phía trong cuộc chiến.
Quan niệm về sự bình đẳng giữa Đại Việt và phong kiến phương Bắc có thể coi là quan niệm sơ khai của quan hệ bình đẳng giữa người với người trong tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi, vấn đề này từng được nêu thành văn và trở thành tuyên ngôn qua “Nam quốc sơn hà”, “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sỹ” …Đến Nguyễn Trãi, không chỉ tuyên bố mà ơng cịn đưa ra
các tiêu chí cụ thể khẳng định quyền độc lập dân tộc về mặt thực tiễn pháp quy. Hơn thế nữa, nguyện vọng giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc, bình đẳng với các dân tộc khác… của Nguyễn Trãi còn tiệm cận gần sát đến nội dung của lý tưởng nhân văn hiện đại vì con người trên tinh thần đồn kết quốc tế.
Có thể nói, một tinh thần hiếu sinh vì hịa bình ln là gốc rễ của tư tưởng nhân văn quốc tế vì con người. Trong tính triệt để này, có thể thấy rõ giá trị định hướng tư duy, hành động và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng ở đây đã khơng cịn giới hạn trong một phạm vi hay một khuôn khổ cụ thể nữa bởi lẽ, chính Nguyễn Trãi đã đóng góp khơng chỉ cho lịch sử dân tộc mà ơng cịn đóng góp cho lịch sử tư tưởng chính trị thế giới vào nửa đầu thế kỷ XV.
Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi gia nhập vào chủ nghĩa nhân văn truyền thống dân tộc, về sau, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, dưới sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nó vẫn cịn được tiếp tục phát triển rộng thêm nữa. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “đề cao tinh thần dân tộc, nhân nghĩa, khoan dung…để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội” [28, tr.240]. Trong định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân nhân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới” [70, tr.25]
Tóm lại, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi bao trùm và thể hiện khá thống nhất trong hệ thống những tác phẩm mà ơng để lại. Triết lý nhân văn vì con người của ông không bị ngăn cách bởi các lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao, qn sự, văn hóa…Khơng những thế, tư tưởng của ơng ln nằm trong sự gắn kết biện chứng với thực tiễn. Một mặt, tư tưởng ấy xuất phát từ chính thực tiễn khách quan và ấy được vận dụng vào thực tiễn để biến thành sức mạnh vật chất hiện thực thông qua nhân tố con người. Mặt khác, chính thực tiễn xác định tính đúng đắn và tiếp nhận giá trị định hướng của lý luận đó.
Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi, một mặt, là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo, mặt khác, nó là sự tiếp nối, sự bổ sung, phát triển những giá trị quý báu vốn có của dân tộc. Từ trong truyền thống, kết hợp với những sáng tạo, vận dụng, hiện thực hóa tư tưởng nhân văn của Nho giáo, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đã khơng chỉ chứng minh vai trị của lý luận đối với thực tiễn bằng những kết quả hiện thực được lịch sử ghi nhận mà còn đưa tư duy lý luận của dân tộc lên một tầm cao mới và tiếp tục dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Nói một cách khác, tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã khiến cho dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc tiếp tục với những bước ngoặt mới về chất. Đóng góp của Nguyễn Trãi, vì thế được ghi nhận khơng chỉ với tư cách một nhà tư tưởng hay một nhà quân sự đại tài… mà là với tư cách một người cống hiến tồn bộ tâm sức cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
1. Đối với Nguyễn Trãi, sự tiếp biến của Nho giáo nói chung và tư tưởng nhân văn của Nho giáo nói riêng là kết quả tất yếu bởi sự kết hợp của cả hai yếu tố: điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nhờ vậy, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được xem là một hiện tượng trong dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn dân tộc. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam. Ý nghĩa này thể hiện tập trung ở một số nội dung: Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần lấy cố kết cộng đồng, tự tôn dân tộc làm cơ sở, lấy bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu; Giải phóng dân tộc, giải phóng con người; Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc; Định hướng tư duy, hành động, bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng.
2. Xuất phát điểm, khi nêu tư tưởng và quan điểm của mình, mục đích của Nguyễn Trãi là tập hợp được lực lượng mạnh mẽ để kháng chiến giành thắng lợi, giải phóng dân tộc nhưng giá trị mà nó mang lại vượt qua phạm vi của một cuộc kháng chiến để đến gần hơn với việc xác lập cách xử lý các mối quan hệ của con người, giải phóng con người khỏi áp bức bất cơng, hướng đến và xây dựng một mơi trường xã hội giàu nhân tính hơn. Khơng những thế, từ ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam có thể thấy nhiều nội dung vẫn cịn giá trị trong điều kiện hiện nay. Đây có thể xem như là kết quả phái sinh tất yếu có nguồn gốc từ tính phổ biến tồn nhân loại của các giá trị nhân văn – điểm giao nhau và gặp gỡ của các tư tưởng vì con người và cuộc sống đích thực của con người. Những di sản mà Nguyễn Trãi để lại cịn trở thành cơ sở để hậu thế có quyền tự hào vì ngay trong dịng chảy của tư tưởng nhân văn Việt Nam đã có những người con mà tư duy của họ đã đạt đến tầm thời đại.
1. Tư tưởng nhân văn là thành tố cấu tạo nên chủ nghĩa nhân văn, được dùng để chỉ các quan niệm tích cực về con người, cách sống của con người, xã hội loài người. Nhìn chung các tư tưởng nhân văn nảy sinh đều gắn với chính cuộc sống của con người. Cho nên, điều kiện thực tiễn khách quan là yếu tố đầu tiên quy định sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của các tư tưởng vì con người. Nho giáo chính là học thuyết cho thấy tồn cảnh xã hội và thân phận con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Khơng khó để tìm thấy các tư tưởng nhân văn của Nho giáo. Những tư tưởng, theo một khía cạnh nhất định mà xét khơng chỉ giúp Nho giáo trong việc dễ được tiếp nhận trên những lãnh địa mà nó đặt chân mà