1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay

161 3,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 808,5 KB

Nội dung

Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC

TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học

Mã số : 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Nguyên Việt

Trang 2

Hà Nội – 2014 MỤC LỤC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5

1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói riêng 5

1.2 Các công trình nghiên cứu về việc kế thừa và phát huy các giá trị của Nho 16

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2 SỰ RA ĐỜI CỦA NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU CỦA NÓ 27

2.1 Bối cảnh ra đời của Nho giáo 27

2.2 Nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong lịch sử Nho giáo 30

2.2.1.Quan niệm của các nhà sáng lập Nho giáo nguyên thủy về đạo đức trung, hiếu 30

2.2.1.1 Về đạo trung của Nho giáo nguyên thủy 31

2.2.1.2 Quan niệm về đạo hiếu của Nho giáo nguyên thủy 41

2.2.2.Quan niệm của các nhà nho thời Hán về đạo đức trung hiếu 55

2.2.3.Quan niệm của các nhà nho thời Tống về đạo đức trung hiếu 62

Tiểu kết chương 2 66

CHƯƠNG 3 ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO Ở VIỆT NAM .68

3.1 Một số yếu tố cơ bản quy định sự tiếp biến của Nho giáo ở Việt Nam 68

3.2 Một số nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam 77

3.2.1 Quan niệm về đạo trung của các nhà nho Việt Nam 77

3.2.2.Quan niệm về đạo hiếu của các nhà nho Việt Nam 93

3.3 Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo ở Việt Nam được luật hóa và gắn với nghĩa để quy định nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của con người 102

Tiểu kết chương 3 111

Trang 3

Chương 4 Ý NGHĨA CỦA ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU ĐỐI VỚI VIỆC

GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 113

4.1 Những giá trị căn bản của đạo đức trung, hiếu trong xã hội Việt Nam hiện đại 113

4.2 Những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức trách nhiệm trên nền tảng đạo 118

4.2.1 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với chính bản thân 120

4.2.2 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình 126

4.2.3 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội 131

4.3 Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức trách nhiệm trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 138

Tiểu kết chương 4 144

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, các dân tộc đều đứng trước đòi hỏitất yếu khách quan, đó là vừa phải hòa mình vào bối cảnh chung, vừa phải khẳngđịnh các tính chất riêng có của quốc gia, dân tộc mình Với tư cách là cái bản chấtđịnh vị vai trò, chỗ đứng của các dân tộc, giá trị văn hóa truyền thống luôn là hệchuẩn nhận diện sức sống và tương lai phát triển của chính dân tộc ấy Do đó, việcnghiên cứu lý luận nhằm tiếp tục làm rõ vai trò của các giá trị truyền thống với tưcách hình thành nên bản sắc văn hóa là điều cần thiết và có ý nghĩa đối với đất nước

ta hiện nay

Trong không khí ấy, các giá trị văn hóa tinh thần Đông phương, trong đó cóNho giáo đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều sự đóng góp của nó vào sựhình thành các giá trị đó trong thời kỳ lịch sử lâu dài Chính những thành công củamột số nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã chứng tỏ điều đó.Không chỉ trong lịch sử, mà ngày nay Nho giáo nói chung, học thuyết đạo đức của

nó noia riêng đang tiếp tục tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần của nhiềudân tộc Do đó, vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì ở Nho giáo và vậndụng nó như thế nào cho phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa Khôngnhững thế, yêu cầu này còn xuất phát từ thực tiễn vì mục đích xây dựng xã hội lànhmạnh, hài hòa và phát triển

Việc kế thừa và phát huy đạo đức truyền thống nói chung và các giá trị đạođức Nho giáo nói riêng hiển nhiên không phải là sự lựa chọn mới, mà là một tất yếukhách quan “Từ xưa đến nay, bất luận dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng,dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thếgiới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốcnữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lêntrên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình”[134, tr.2] Vấn đề xây dựng đạo đức mới hiện nay đang trở nên quan trọng và cấpthiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ, những tác động tiêu cực nảy sinh từ sự chuyển đổi thể

Trang 5

chế kinh tế ở nước ta diễn ra trong vài thập niên gần đây đã tạo môi trường thuận lợicho cái cũ, cái lạc hậu có cơ hội phục hồi, cái bệnh hoạn, suy đồi, biến thái đượcdung dưỡng Tình trạng lao dốc của đời sống đạo đức tỷ lệ nghịch với sự tăngtrưởng các điều kiện vật chất, sức mạnh đồng tiền đã khiến xã hội đối mặt với thựctrạng vô đạo đức, phản văn hóa ngày càng gia tăng Nhiều người thừa tiền nhưngsống thiếu văn hóa, giàu về vật chất nhưng hủ bại về đời sống đạo đức Không ítđạo lý vốn được coi là chân lý sống bị đảo lộn: người già bị bạc đãi, con trẻ bị bỏrơi, con người cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, không ít ngườikhông thực hiện trách nhiệm của một người làm con đối với cha mẹ, quên đi tráchnhiệm của một công dân đối với tổ quốc…

Khi Việt Nam đã và đang tiếp tục đối mặt với những thách thức về suy thoáiđạo đức, thì việc trở lại với những giá trị đạo đức căn bản như hiếu, trung để giáodục ý thức trách nhiệm cho con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Tuynhiên, việc nghiên cứu đạo đức trung, hiếu của Nho giáo từ khía cạnh lịch sử triếthọc có nhiệm vụ gạn đục khơi trong để tìm lấy ở đó những giá trị hợp lý có thể vậndụng trong điều kiện mới là việc làm không chỉ mang tính học thuật thuần túy, màcòn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đối với xã hội hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đạo đứctrung, hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm

ở Việt Nam hiện nay”, cho luận án tiến sỹ triết học của mình với mong muốn đượcđóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn hai phạm trù đạođức đó của Nho giáo cũng như cho việc hoạch định phương hướng giải quyết cácvấn đề thực tiễn cấp bách nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nướctrong điều kiện hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích: Từ việc phân tích nội dung căn bản của đạo đức trung, hiếu của

Nho giáo và sự tiếp biến của nó ở Việt Nam, luận án làm rõ ý nghĩa của đạo đứctrung hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

Nhiệm vụ:

- Phân tích bối cảnh ra đời và những nội dung của đạo đức trung, hiếu trongtiến trình lịch sử của Nho giáo

- Phân tích sự tiếp biến và đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam

- Phân tích về ý nghĩa của trung, hiếu đối với việc giáo dục ý thức tráchnhiệm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo

Phạm vi nghiên cứu:

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nhogiáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đạibiểu nho học chọn lọc Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục

ý thức trách nhiệm cá nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duyvật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới

- Phương pháp nghiên cứu: Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sửtriết học, luận án đặt toàn bộ vấn đề nghiên cứu dưới ánh sáng của chủ nghĩa Duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vì vậy ngoài việc sử dụng các phươngpháp: từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích, tổng hợp, so sánh luận án còn quán triệtnguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc khách quan, toàn diện trong quá trình triểnkhai đề tài

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án trình bày khái quát được nội dung đạo đức trung, hiếu của Nho giáo

ở Trung Quốc đồng thời chỉ ra được sự tiếp biến của đạo đức trung, hiếu trong Nhogiáo ở Việt Nam và nhận định được về ý nghĩa của đạo đức trung, hiếu đối với việcgiáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

Trang 7

6 Ý nghĩa của luận án

Về mặt lý luận: Luận án luận giải những nội dung cơ bản của đạo đức trung,

hiếu Nho giáo và sự tiếp biến ở Việt Nam Làm rõ ý nghĩa của nó đối với việc giáodục ý thức trách nhiệm cho cá nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ nghiên cứu chuyên sâu và giảng

dạy lịch sử triết học Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho cácchuyên ngành có liên quan

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án đượcchia thành bốn chương, chín tiết

Trang 8

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói riêng

Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc Sự tồn tại,hưng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã nhận được sự quan tâm rộngkhắp của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.Các công trình nghiên cứu về Nho giáo trong những thập niên gần đây tăng nhanh

và khó có thể có được con số thống kê cụ thể, chi tiết Vì vậy, một sự khảo sát, đánhgiá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài chỉ là phác những nét cơ bản thông quanhững công trình liên quan trực tiếp để từ đó chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu vàđạt được những bước tiến cũng như kết quả nhất định

Bản thân Nho giáo với tư cách là học học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáoluôn mang trong mình tính đa nghĩa ở mỗi một vai trò mà không có sự tách biệthoàn toàn Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế cũng không tách bạchmột cách siêu hình với việc nghiên cứu các nội dung khác Nho giáo Trong tínhthống nhất tương đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và đạo đức trung,hiếu của Nho giáo nói riêng đã được khai thác ở những tầng bậc khác nhau

Trần Văn Giầu trong “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám, tập 1, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử” cho rằng: “Trong quan niệm Nho giáo, đạo đức là một khái niệm

có rộng hơn là đạo đức ta thường nói hàng ngày tức là những nguyên tắc, nhữngquy phạm để đánh giá, nhận định xem đâu là tốt, xấu, đâu là phải, trái, đâu là nên,chăng Khái niệm đạo đức của Nho giáo còn là sự biểu hiện của “tính”, của “thiêntính”, của “đạo”, nó chẳng những là tính riêng của con người mà cũng là tính chungcho cả trời đất Nhà Nho và Nho giáo nhìn cái gì cũng nhìn theo con mắt đạo đức:trời, người, lịch sử, không coi trọng tính khách quan của sự vật Hơn nữa đạo đứctrong Nho giáo lại là phương châm, phương hướng lớn của việc trị nước…Nho giáokhông chú trọng nghiên cứu thiên nhiên Nho giáo chú trọng con người, đạo đức

Trang 9

Sách Nho giáo về đạo đức nhiều hàng chục xe, cô đọng lại chỉ hai chữ luân thườnghay cương thường Tuy luân thường hay cương thường không phải là tất cả đạo đứcNho giáo song luân thường là cốt tủy của Nho giáo, là cái chung nhất của Nho giáo

dù là Nho giáo ở Trung Quốc hay Việt Nam, dù là Nho giáo thời Xuân Thu – ChiếnQuốc hay Nho giáo Hán Đường, hay Nho giáo Lê Nguyễn…Ngũ luân là quan trọngnhất trong Nho giáo, trung hiếu là quan trọng nhất trong ngũ luân” [47, tr.218-220].Trong khi phân tích về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung hiếu của Nhogiáo nói riêng, Trần Văn Giầu cũng đặt ra và giải quyết vấn đề quan hệ giữa hiếu vàtrung Ông chỉ ra rằng: “Sau chữ trung thì chữ hiếu là điều quan trọng đặc biệt củangũ luân Lắm khi chữ hiếu được đặt trước cả chữ trung, đạo hiếu được xem là nềncủa đạo trung” [47, tr.241] Trần Văn Giàu khẳng định: “trung hiếu là hai đức tính

cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi một cách nghiêm khắc Đánh giácon người, nhận xét hành vi, tất thảy đều lấy trung hiếu làm tiêu chuẩn” [47,tr.246] Ông cho rằng: “Cái chính yếu nhất của Nho giáo là đạo đức Đạo đức Nhogiáo cuối cùng là nhằm phục vụ sự trị nước: trị quốc, bình thiên hạ là cái đích caocủa sự thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia Như vậy mối quan hệ giữa đạo đức và trịđạo là điều dễ thấy trong Nho giáo” [47, tr.112]

Có thể thấy trong khi đặt và giải quyết vấn đề đạo đức Nho giáo nói chung,đạo đức trung hiếu của Nho giáo đã được Trần Văn Giầu phân tích và có sự so sánhnhất định giữa các thời kỳ của Nho giáo, giữa các đại biểu của nó và sự vận dụng đadạng của các nhà Nho Việt Nam Tuy nhiên, do chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trongtác phẩm nên đạo đức trung, hiếu mới chỉ được đề cập ở những nội dung căn bản

mà chưa đi sâu vào chi tiết Quan điểm và những phân tích của Trần Văn Giầu vìthế mở ra một khả năng khai thác sâu rộng hơn nữa vấn đề trung, hiếu mang tínhxâu chuỗi lịch sử trên bình diện Triết học

Bàn về đạo đức Nho giáo, Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” khẳng

định “Khổng Khâu và các đồ đệ trực tiếp hoặc gián tiếp của “Phu Tử” dành côngphu nhiều nhất vào sự giảng dạy trau dồi các đức hiếu đễ, đức nhân và đức lễ Đi từđáy tháp lên tới đỉnh tháp, chúng ta sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu chung tất cả các

Trang 10

đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ, nhân và lễ…Nếu

ta coi đức nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức khác, thì chúng ta cóthể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi đức nói chung…Hiếu đễ không phải chỉ là đức tốt của người làm con làm em mà còn luyện cho conngười trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước trong thiên hạ nữa” [30, tr.130] Nhà

nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ Thư…và nhiều

tài liệu diễn giải của những danh nho về sau để nêu lên mấy nguyên lý lớn nhất củachữ hiếu: sự thân và thủ thân gắn liền với nhau; suốt đời thiện kế, thiện thuật;dương danh hiển thân, cách báo hiếu tốt nhất [30, tr.178]

Ngoài hiếu đễ, Quang Đạm cũng đề cập tới các mối quan hệ khác trong giađình và trong phạm vi nhà Mối quan hệ quân thần được tác giả đề cập trong phầnquan hệ trên dưới Tuy nhiên trong mối quan hệ vua tôi, ít thấy tác giả đề cập tớiđạo trung mà chủ yếu nói về đường lối cai trị và cách xử thế của vua Điểm đánglưu ý là trong cách tiếp cận, phân tích, chứng minh của Quang Đạm, tính kháchquan được quán triệt khá triệt để cho nên có thể thấy được cả ưu điểm và nhượcđiểm của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức chung của xã hội

Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” cũng góp một

cách nhìn về đạo đức Nho giáo nói chung và một số phạm trù đạo đức cụ thể của nónói riêng Dành riêng một phần bàn về “Căn bệnh đạo hiếu”, Vi Chính Thông chorằng “Nho gia đã dựa vào hiếu để nói về đạo đức, quả là cách tiếp cận thuận lợi”[123, tr.101] Theo tác giả, kết quả của việc coi mọi biểu hiện của đạo đức conngười đều đã thể hiện ở hiếu, cứ từ hiếu mà suy ra là “Khi hiếu đã thay thế cho mọibiểu hiện của đạo đức, người ta sẽ rơi vào “phiếm hiếu chủ nghĩa”…Về sau, đạohiếu trở thành công cụ duy trì nền chuyên chế chính là xuất phát từ đó “Phiếm hiếuchủ nghĩa” trở thành tệ nạn phổ biến” [123, tr.102] Cách đánh giá này có nhữngđiểm hợp lý nhất định vì rõ ràng, khi đẩy bất cứ một nguyên lý đạo đức nào lên mộtcách thái quá, kết quả cũng sẽ là sự thiên lệch, siêu hình Tư tưởng biện chứng đòihỏi phải xem xét toàn diện cả ưu khuyết điểm của cùng một vấn đề Vấn đề đặt ra

là, có phải trong suốt tiến trình lịch sử Nho giáo, đạo hiếu luôn ở vào hoàn cảnh bị

Trang 11

đẩy lên thái quá như vậy không? Đây là vấn đề mà đề tài cần tiếp tục đi sâu làm rõ

Trong phần “Tư tưởng hiếu đạo Trung Quốc – Diễn biến và vấn đề”, ViChính Thông đã đi theo tiến trình diễn tiến thay đổi của hiếu đạo Trung Quốc vàbước đầu đưa ra nhiều vấn đề với dẫn chứng minh họa từ kinh điển Ông cũng đãkhái quát những nội dung chính “Tư tưởng hiếu đạo của Khổng Tử” thành: duy trìtrật tự trên dưới; chuẩn mực về đạo đức luân lý; hiếu và nhân; hiếu và trung Trong

đó, tác giả cũng khẳng định: “Vì từ sau Tần, Hán, hiếu trung bị lẫn lộn nên đã làmcho tư tưởng hiếu đạo bị méo mó đi nhiều Những nhân sỹ chống Nho gia thời kỳđầu dân quốc đã từng cho rằng đó là một trong những luận cứ chứng minh tư tưởngNho gia có lợi cho nền chuyên chế Nhưng trong tư tưởng hiếu đạo của Khổng Tửthể hiện trong “Luận ngữ” thì không có hiện tượng lẫn lộn giữa hiếu và trung…Trong ngôn luận của Khổng Tử nói về quan hệ trung hiếu không chỗ nào có ý nghĩatrung quân như người đời sau nói” [123, tr.255] Đây là nhận định rất quan trọng và

có ý nghĩa định hướng đối với việc nghiên cứu đạo đức trung hiếu

Trong phần “Mạnh Tử phát huy tư tưởng hiếu đạo”, Vi Chính Thông chorằng Mạnh Tử đã có nhiều phát triển về mặt hiệu quả tư tưởng tập trung ở một sốđiểm: Đề ra nguyên tắc “thân thân” (thương yêu người thân); Mở rộng ý nghĩa củahiếu đễ; Vô vi (không vi phạm); Tạo ra những điển hình về người con có hiếu.Những nội dung được đề cập khá quan trọng nhưng do thời lượng nhỏ nên chưakhai thác sâu được nhiều luận cứ trong kinh điển Nho giáo “Sự mở rộng tư tưởnghiếu đạo từ sau Mạnh Tử” được Vi Chính Thông khảo sát qua thư tịch cổ như: Đạihọc, Trung Dung, Lã Thị Xuân Thu, Đại đới lễ ký Qua những thư tịch cổ này, ởnhững vấn đề chính các sách đều có lặp lại và những nét tương đối riêng biệt.Thông qua diễn biến của tư tưởng hiếu đạo từ Khổng Mạnh tới Tần Hán, Vi ChínhThông cũng phát hiện ra hai vấn đề xuất hiện là: vấn đề lẫn lộn giữa trung và hiếu

và vấn đề giữa tình riêng và phép nước Ông cho rằng: “sự lẫn lộn giữa hiếu vàtrung rất có thể liên quan tới chế độ cha truyền con nối Dưới chế độ cha truyền connối, thế tử và vua cha là quan hệ cha con, nên con phải tận hiếu với cha Đối với thế

tử, tận hiếu cũng là tận trung, giữa hiếu và trung rất khó phân biệt.Chính trị quý tộc

Trang 12

là cha truyền con nối, chính thể chuyên chế cũng cha truyền con nối” [123, tr.272].

Đề cập nhiều nội dung liên quan đến hiếu đạo và bước đầu đi vào lý giải nguyênnhân lẫn lộn giữa hiếu và trung song Vi Chính Thông gần như không đề cập tới đạotrung Chính vì vậy, cần có sự khảo sát kỹ hơn nữa để tìm hiểu xem diễn biến đạođức trung hiếu của Nho giáo

Đi theo lối truyền thống và mở ra một triển vọng khai thác vấn đề trung hiếu

ở cấp độ sâu hơn phải kể đến tác phẩm “Chữ hiếu trong nền văn hoá Trung Hoa”

của Tiêu Quần Trung Với bốn chương, Tiêu Quần Trung đã đề cập tới khởi nguồn,diễn biến, ý nghĩa của đạo hiếu và bước đầu nêu lên những suy nghĩ về lịch sử củahiếu đạo với các giá trị đương đại Theo ông, từ Khổng Tử đến Hiếu kinh là hoànthành lý luận hiếu đạo của Nho gia Về sau nhà Hán dùng hiếu trị thiên hạ Còn vănhóa hiếu đạo thời Ngụy, Tấn, Tùy, Đường là loại suy tôn và biến dị Tác giả cũngđưa ra nhận định về đỉnh cao ngu hiếu thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh Trên cơ sở

đó, Tiêu Quần Trung đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hiếu đạo và việc báo hiếu,không chỉ chỉ ra tác dụng lịch sử của hiếu đạo mà còn khẳng định giá trị hiếu đạotrong quan hệ gia đình, xã hội, quốc gia và dân tộc Ông khẳng định: “Hiếu đạotrong xã hội cổ đại Trung Quốc đã phát huy tác dụng lịch sử của nó chủ yếu là tácdụng làm ổn định, hòa mục gia đình đến 9 họ và duy trì ổn định xã hội Phát huyảnh hưởng trọng yếu của nó không gì thay thế được Bản thân hiếu đạo là đạo đứcgiao tế điều hòa quan hệ cha con, họ tộc Hiếu đạo là một cử chỉ thân tình tự nhiên,song cũng lại là công cụ giáo dục nghĩa vụ con người…Hiếu đạo không trực tiếpthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, song nó có tác dụng làm cho gia đình và xã hội ổnđịnh, như vậy là đã gián tiếp làm cho xã hội phát triển” [135, tr.373]

Nhìn chung, những nhìn nhận và đánh giá của Tiêu Quần Trung là khá sâusắc Tuy nhiên, có thể do nghiên cứu từ góc độ và phương pháp tổng hợp của vănhóa nên tính chất tổng hợp lý tính trừu tượng mang tính triết học trong tác phẩm còn

mờ nhạt Chưa thấy Tiêu Quần Trung phân tích về cơ sở tồn tại xã hội, cái mà trên

đó văn hóa hiếu đạo nảy sinh và phản ánh Cho nên, tuy diện mạo của hiếu đạotrong nền văn hóa Trung Hoa thì đã được phác họa song lý do cư bản để nó nảy

Trang 13

sinh, tồn tại và biến dịch trong quá trình vận động thì chưa được đề cập Đây là khuvực có thể tiếp tục bổ sung, khai thác và nghiên cứu ở một cấp độ chi tiết hơn.

Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã

phân tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đông – Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồnglàm mặt ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đươngnhiên phải chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa Nho giáo Việt Namcũng bàn luận nhiều về hiếu trung Nhưng tư tưởng trung của Việt Nam không phải

là nét chính yếu (như người Nhật)” [29, tr.98] “Hiếu vốn là tinh thần, là nội dungcủa đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phongtục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lýNho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội Cácnhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình…lấy hiếu làmchuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách, lấy hiếu đểràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luậthóa, chính sách hóa” [29, tr.144] Phan Đại Doãn đã nhận định về vấn đề nhà nướcpháp luật hoá những quan niệm hiếu nghĩa để rút ra những nội dung cơ bản của đạohiếu ở Việt Nam, đồng thời khẳng định: Hiếu là nhân cách con người, là gốc củanhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng

họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình Đạo hiếu thểhiện trước hết ở việc con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ Đây là yêu cầu tốithiểu đối với mỗi thành viên trong gia đình [29, tr.156] Không những thế, theoPhan Đại Doãn, “hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm trù tínngưỡng, một tín ngưỡng thế tục, hiếu còn là điều luật xã hội mọi người phải tuânthủ” [29, tr.175] “

Quan điểm của Phan Đại Doãn như trên khá sâu sắc và mang tính gợi mởcao Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý hóa tư tưởnghiếu hay tông pháp hóa gia đình và dòng họ là một thực tế lịch sử Nhưng sự tôngpháp hóa đó ảnh hưởng đến tư duy, hành động và việc hình thành nhân cách conngười Việt Nam như thế nào cần có sự luận giải và minh chứng rõ hơn nữa

Trang 14

Gần đây tác phẩm “Đối thoại với tiên triết về văn hoá phương Đông thế kỷ XXI” của Trần Chí Lương đã được dịch ra tiếng Việt Trong công trình này, với lối

viết đối thoại hiện đại, tác giả đã mượn lời của các tiên triết để nói về tư tưởng của

họ và ý nghĩa của nó trong thế kỷ 21 Trong phần “Hiếu với nguyên tắc nhân luânhiện đại”, Trần Chí Lương khẳng định: “Trung và hiếu là hai phạm trù cực kỳ quantrọng trong văn hóa truyền thống Nho gia và văn hóa truyền thống Trung Quốc,được xem là thể hiện trực tiếp của đạo lý trong trời đất Trung và hiếu có sự chuyểnhóa lẫn nhau, chỉ có thực hiện được đạo hiếu mới có thể thực hiện được đạo trung…Ngày nay, chúng ta tiến hành nhận thức lại trung hiếu phải đứng trên độ cao pháttriển của thế kỷ XXI, có sự đánh giá so sánh để có thể hiểu biết và phát huy mớihơn” [86, tr.140] Trần Chí Lương dẫn lời của Khổng Tử về ba tầng thứ bậc, bamức độ của hiếu gồm tiểu hiếu, trung hiếu và đại hiếu trong đó: (1) Kính dưỡng làbiết kính trọng nuôi dưỡng cha mẹ gọi là đạt tiểu hiếu (2) “Bất nhục chi hiếu” làlàm người con không để lại điều gì nhục nhã cho cha mẹ gọi là đạt trung hiếu (3)

“Đại đạo chi hiếu” là làm người con phải lấy vợ lấy chồng để có nối dõi tông đường

và biết thuận ứng đại đạo lý, thuận ứng quy luật khách quan gọi là đại hiếu [86,tr.142]

Trần Chí Lương đặt vấn đề lý giải ngụ ý trong lời dạy của các tiên triết nhưKhổng Tử, Mạnh Tử, Vương Dương Minh, Chu Hy… theo lối phát vấn Chẳng hạn,khi bàn về “hiếu với sinh tồn của nhân loại”, có đoạn: “Lục Ngọc Lâm: Khổngthánh nhân! Phải kính dưỡng cha mẹ, đó là điều tất nhiên Nhưng đem đạo hiếunâng lên thành nguyên tắc cơ bản của nhân loại trong đối xử nhân thế, sẽ khiến chohành vi của con người trở nên bảo thủ bó tay, bị ràng buộc quá nhiều, xã hội chỉ biếttông theo tông pháp khó mà tiến lên được Khổng Tử: Hiếu với sự phát triển xã hội

là nhất trí, thống nhất với nhau Hơn nữa hiếu còn có thể yêu cầu làm rạng danh tổnghiệp, lập công danh hiển hách, soa lại nói hiếu cản trở sự tiến lên của xã hội, saolại nói xã hội bị dẫm chân tại chỗ, bảo thủ được Bản chất của hiếu là sinh, có nghĩa

là luôn làm cho sự nghiệp phát đạt, xã hội sôi động phát triển tưng bừng” [86,tr.153] Trần Chí Lương còn đặt vấn đề hiếu là nguồn gốc của lòng yêu nước và ý

Trang 15

nghĩa của hiếu đối với thế kỷ XXI là nêu ra được phương pháp tư duy mới: “Hiếuđem trời gọi là cha, đem đất gọi là mẹ, xem người và vạn vật là một thể Đây là mộtphương thức tư duy mới Con người đối với cha mẹ như thế nào thì đối với tự nhiênnhư thế ấy, cùng chung sống với tự nhiên” [86, tr.169]

Với cùng một cấu trúc phát vấn, nhiều vấn đề liên quan đến đạo hiếu củaNho giáo đã được đề cập và giải thích theo tư duy hiện đại tích cực Bàn về trung,tác giả cũng áp dụng phương pháp tương tự để nói về: bản chất của trung, các tầngbậc và mức độ trung, bất trung, trung thần… Trần Chí Lương cũng đặt vấn đề “Ýnghĩa hiện đại của trung”: “trung là trung với nước, trung với dân tộc, trung với sựnghiệp Trung là công chính vô tư, khiêm chính, liêm công, cần kiệm xây dựng sựnghiệp Ở thời hiện đại, trung không những là nguồn gốc sinh ra lòng yêu nước màcòn sinh ra tinh thần quốc tế cao cả để các nước trên thế giới hợp tác, hòa hợp vớinhau” [86, tr.171]… Cách tiếp cận của Trần Chí Lương là cách tiếp cận mới, hiệnđại hóa vấn đề dựa trên kinh điển được hiểu như một sự thông diễn hay cách ngôn.Các vấn đề về trung hiếu của Nho giáo được đề cập đều được Trần Chí Lương đặttrong sự đa nghĩa để luận bàn Điều này có cơ sở từ trong bản chất của Nho giáo vìbản thân các đại biểu của nó thường không đưa ra khái niệm hay hệ chuẩn khép kíncho một vấn đề mà tùy hoàn cảnh, trường hợp sẽ có sự giải đáp Tuy nội dung chínhcủa trung, hiếu trong tác phẩm của Trần Trí Lương dựa vào những lời nói của “tiêntriết” (theo cách gọi của tác giả) song vấn đề để đi sâu vào nội dung này thì cần phảiđược trở lại tìm hiểu từ trong tài liệu mang tính kinh điển của Nho giáo một cách hệthống để làm minh chứng

Phùng Hữu Lan trong “Lịch sử triết học Trung Quốc” đã dành một chương

để bàn về Nho gia đời Tần Hán trong đó có phần “Lý luận về hiếu” và khẳng định:

“Đạo hiếu có hai mặt: nhục thể và tinh thần Về mặt nhục thể, đạo hiếu có ba điều:Phải nuôi dưỡng cha mẹ; Phải nghĩ rằng thân thể của mình là do tinh huyết cha mẹlưu lại nên phải bảo vệ, không được hủy hoại; Phải tạo ra “cái tôi mới” khác nữa(tức là lấy vợ sinh con) để nối tiếp sinh mệnh của cha mẹ…Về phương diện tinhthần, khi cha mẹ còn sống, con cái phải thuận theo ý chí của cha mẹ chứ không chỉ

Trang 16

biết nuôi dưỡng vật chất mà thôi Khi cha mẹ có sai lầm thì con cái phải khuyên lơncha mẹ sửa chữa Sau khi cha mẹ qua đời, con cái phải cúng tế và tôn kính tưởngnhớ để cha mẹ trở nên bất hủ trong tâm trí của mình…Mặt khác, con cái phải nốitiếp sự nghiệp của cha mẹ, hoàn thành chí hướng còn dang dở của cha mẹ, hoặc bảnthân người con có những tạo tác và những thành tựu khiến mình nổi danh, nhờ đócha mẹ được tiếng thơm, đạt được sự bất hủ trong ký ức và mến mộ của mọi người”[71, t.1, tr.489-490]

Phùng Hữu Lan cũng khẳng định hiếu về phương diện tinh thần là đại hiếu,chí hiếu và nó quan trọng hơn hiếu về mặt nhục thể Những nhận định này của ôngPhùng Hữu Lan là khá chính xác và cùng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác

Ông cũng dẫn luận minh chứng bằng kinh điển Nho giáo (chủ yếu là trong Lễ Ký, Hiếu Kinh và Kinh Thi) và cho rằng: “Theo đó mà nói, hễ có hiếu hạnh thì ắt có mọi

đức hạnh Cho nên hiếu là căn bản của đạo đức Vào đời Hán, học thuyết này ảnhhưởng rất mạnh Hễ ai hiếu đễ thì được trọng thưởng Thụy hiệu của các vua đờiHán đều có chữ Hiếu Như vậy có thể thấy hiếu rất được xem trọng vào thời đó”[71, t.1, tr.493] Tuy khẳng định vị trí của hiếu và phần luận bàn được đặt trongphần Nho gia đời Tần Hán song không thấy Phùng Hữu Lan bàn trực tiếp về tưtưởng hiếu của các Nho gia thời kỳ này mà chỉ tập trung vào Nho giáo nguyên thủy

Do đó, cần tiếp tục có sự nghiên cứu, so sánh để làm rõ sự tương đồng cũng nhưkhác biệt trong quan niệm về hiếu của các nho gia ứng với từng thời kỳ trong lịch

sử tồn tại và phát triển Nho giáo

Cũng có những nhà nghiên cứu đi sâu hơn vào đạo đức trung, hiếu của Nho

giáo và đánh giá sự tiếp biến của nó trong xã hội Việt Nam trong phạm vi nghiêncứu hẹp và đưa ra nhiều nhận định có giá trị Chẳng hạn:

Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” phân

tích sự cực đoan, siêu hình và tầm thường hóa các quan niệm đạo đức trung, hiếucủa những người ông gọi là hủ nho: “Một bọn hủ nho mắc cạn vẽ rắn thêm chân,đem những tư tưởng rất nông nỗi truyền bá ra để trói buộc dân gian Như là: “Quầnthần chí nghĩa bất khả đào ư thiên địa chi gian” nghĩa là mình sinh ra ở xứ này phải

Trang 17

đôi ông vua lên đầu…, “thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu” nghĩa là trong trời đấtkhông có cha mẹ nào quấy” [134, tr.5] Phan Chu Trinh còn phân tích việc cườngđiệu một cách hình thức khi treo tranh Nhị thập tứ hiếu và chỉ ra rằng: “cha con xem

ra chỉ còn thấy những kẻ chân lấm tay bùn còn biết cắm cúi lo làm để nuôi cha mẹ,chứ như bọn thượng lưu, trung lưu thì ta không còn thấy chữ hiếu nữa Bọn ấythường nhiều mượn những lốt lễ nghĩa rất kỳ khôi của bọn tà nho mang vào để chemiệng thế gian, chớ không có một chút gì gọi là hiếu thuận cả Nào là nằm đường,nào là chống gậy, nào là khóc mả, nào là ở dơ” [134, tr.5] Phan Chu Trinh chỉ rarằng luân lý của ta có thời kỳ chỉ ở trong vòng chật hẹp của vua và tôi “Vua làngười cầm quyền chính trong nước, là người đầu sỏ trong bộ lạc ấy…là người lấyquyền người làm quyền mình, lấy công quyền làm quyền tư…Tôi là người phụctùng vua (vua chư hầu) Đem mình ra đầu tên mũi đạn đổi lấy một mảnh giấy vàng,một dấu ấn đỏ…Tôi là người tôi mọn, bán rẻ vừa linh hồn lẫn thể xác cho vua…dânchỉ biết tôn quân mà không biết nghĩa ái quốc, gặp vua tử tế làm nhiều công bình thìdân thương, dân liều chết mà đánh giặc giúp vua, gặp vua bạo tàn thì dân ghét,muốn rửa hờn mở cửa thành cho giặc vào” [134, tr.6] Phan Chu Trinh cũng nhấnmạnh, đạo Khổng Mạnh không phải là cách chuyên chế của các vua và vì nhiềungười ở ta hiểu lầm lạc cho nên dẫn đến cái bệnh chuyên chế, cho nên ông chủtrương đem “cái chân văn minh Âu Tây hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông”

Tuy những phân tích và chủ trương của Phan Chu Trinh được đưa ra từ năm

1925 trong khuân khổ bài diễn thuyết và từ đó đến nay lịch sử dân tộc đã trải quachặng đường phát triển dài song những ý kiến của ông cho thấy tính chất phức tạpcủa việc nhận thức và vận dụng đạo đức Nho giáo ở Việt Nam Tính chất phức tạpnày, cùng với những nhận thức không đầy đủ hoặc thái quá đã khiến cho Nho giáonói chung và đạo đức trung hiếu của Nho giáo nói riêng phải gánh chịu nhiều tộitrạng trong lịch sử Đây là căn cứ định hướng quan trọng trong việc tiến hànhnghiên cứu đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi dunhập vào Việt Nam

Hà Thúc Minh với các bài viết “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng

Trang 18

đạo đức Nho giáo về hoà mục và trung- hiếu”; “Biến thiên của gia đình và chữ hiếu” Ông đã cho rằng: “chữ hiếu có cái lý của nó bởi vì nó dựa vào gốc rễ của tự

nhiên, đồng thời nâng con người lên khỏi tự nhiên, nhưng một khi nó chỉ là công cụcủa quyền lực thì lại hạ con người xuống, biến thành ngu trung, ngu hiếu…chữ hiếucòn thì gia đình phương Đông còn, chữ hiếu mất thì gia đình phương Đông mất”[96, tr.7] Nhận định này có thể cần phải được luận giải, minh chứng một cách cụthể hơn, song trong chừng mực nhất định, đó là những nhận định sâu sắc, mang tínhđịnh hướng, gợi mở cho công việc nghiên cứu

Trần Nguyên Việt với bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã

luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tưtưởng Việt Nam Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã đểlại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đạinào không biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước vàđặc biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” [161, tr.36] và “chủ trương lấyhiếu trị thiên hạ, “lấy trung làm hiếu” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếutrở thành cái chủ đạo trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạođức trong văn hóa ứng xử xã hội mang tính luân lý người Việt” [60, tr.41]…Trên cơ

sở đó, Trần Nguyên Việt rút ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam: đạo hiếuthiên về hoạt động thực tiễn hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởngcủa nhiều học thuyết triết học, chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa;thừa nhận đạo hiếu như một lẽ tự nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việcluật pháp hóa các hành vi đạo đức, coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháphóa ấy như những chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đứccủa mình; đạo hiếu Việt Nam có thể nhìn theo hai chiều chính: chiều đứng dọc vàchiều bằng ngang

Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Namnhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp, ông chưa có điều kiện để đề cập

và khai thác sâu các khía cạnh như: bổn phận, trách nhiệm của người làm con, tínhthống nhất và mâu thuẫn giữa hiếu và trung ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể Cho nên,

Trang 19

nếu dùng hệ chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi của đạođức trung hiếu theo lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa toàn diện vừa mangtính lịch sử cụ thể Đây là một cách cửa, một lối đi đã được mở để tiếp tục bướctiếp

Có thể nói, các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung và đạođức trung, hiếu của Nho giáo nói riêng đã khai thác vấn đề ở nhiều chiều cạnh khácnhau và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu,góc tiếp cận và nhiều yếu tố khác nên những phân tích, luận giải trên bình diện triếthọc về vấn đề này còn ít và đối khi bị che lấp nhiều bởi bình diện lịch sử, văn học.Bên cạnh đó, chưa thấy có công trình chuyên biệt nghiên cứu trên phương diện triếthọc về đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nói chung và của Nho giáo Việt Nam nóiriêng một cách hệ thống và chi tiết

1.2 Các công trình nghiên cứu về việc kế thừa và phát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nó nói riêng trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho con người

Như chúng ta đều biết, cơ sở xã hội để tồn tại của Nho giáo đã bị xóa sổ từlâu trong lịch sử nhưng sức sống và sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo là điều đãđược lịch sử xác nhận Ngày nay, thay vì việc phê phán Nho giáo theo trào lưutrước đây gắn với toàn bộ tội trạng của xã hội phong kiến, các nhà nghiên cứu chútrọng vào khuynh hướng khai thác những giá trị của đạo đức Nho giáo, những giátrị có thể tích hợp được với hệ giá trị hiện đại trên quan điểm khách quan, toàn diện

và thực tiễn Chính khuynh hướng này khẳng định việc cần thiết phải kế thừa vàphát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của Nho giáo nóiriêng

Quang Đạm trong “Nho giáo xưa và nay” khẳng định: “Nhìn từng đạo lý

Nho giáo riêng rẽ, người ta thấy có hay có dở, có đúng có sai, không hoàn toànđồng nhất Nhưng nếu từ những đạo lý riêng rẽ ấy mà nhìn nhận bằng nhận thứccảm tính và tư duy siêu hình… thì rốt cuộc đều là thoát ly hiện thực, và bảo thủcũng sai, xóa sạch cũng sai Kinh nghiệm sinh động, thiết thực và phong phú của

Trang 20

cuộc sống luôn luôn đòi hỏi: Bao giờ cũng đặt sự vật và con người dưới ánh sángcủa khoa học và thực tiễn cách mạng mà phân biệt cái đúng, cái tốt cụ thể để kếthừa và phát huy, cái sai, cái xấu để xóa bỏ hoặc cải tạo Đối với Nho giáo đã để lạinhững dấu ấn còn sức sống đáng chú ý trong các truyền thống và nền nếp hoạt độngcủa chúng ta, đó là một đòi hỏi cần thiết thường xuyên Chính trong thời cuộc đổimới hiện nay, điều đó đã và đang trở thành bức thiết”[30, tr.551].

Nguyễn Hiến Lê ngay trang đầu của ấn phẩm “Khổng Tử” cũng khẳng

định: “Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời đại của nó, xem nógiải quyết được những vấn đề của thời đại đó không, coi đó là tiến bộ so với cácthời trước, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không Và nếu sau mươi thế hệ,người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi

nó là cống hiến to lớn của nhân loại rồi” [76, tr.5]

Hoàng Tuấn Kiệt trong “Tầm nhìn mới về lịch sử Nho học Đông Á” đã viết:

“Nếu như chúng ta có được cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển của Nho họctại khu vực Đông Á, bao quát được những nét đặc biệt và tương đồng của Nho họctại các nước Đông Á, đồng thời đúc rút được những nội hàm và đặc trưng của Nhohọc Đông Á, thì chúng ta có thể vận dụng tối đa những giá trị tinh thần của Nho gia

để xây dựng cơ sở cho quá trình tương tác và hòa nhập giữa nền văn minh Đống Á

và nền văn minh thế giới trong giai đoạn đối thoại văn minh của thời đại hiện nay”[69, tr.17]

Sự minh triết trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp ích cho chúng ta khi đốidiện với vô số vấn đề của cuộc sống hiện đại Đó là quan điểm của Yu Dan trong

tác phẩm “Khổng Tử tinh hoa – Những điều diệu kỳ từ tư tưởng và triết lý sống của Khổng Tử” Yu Dan khẳng định: “Những gì chúng ta có thể thu nhận từ Luận ngữ

của Khổng Tử là những chân lý giản dị mà mỗi người tâm đắc và có thể tiếp nhận…Chân lý ấy dạy cho chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc theo nhu cầu tinh thầncủa chính mình” [31, tr.8-10] Cho nên, theo bà, trước những vấn đề làm ta bối rốitrong cuộc sống mà kết cục thường hoàn toàn ngược với mong muốn của ta, Khổng

Tử luôn có những lời khuyên để tránh những tình trạng ấy

Trang 21

Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đạt được sự tương đối thống nhất

về mặt quan điểm khi khẳng định những ảnh hưởng cũng như giá trị của đạo đứcNho giáo và hy vọng khai thác được từ kho tàng đó những điều hữu dụng đối với xãhội hiện đại Một số nhà nghiên cứu trên cơ sở đó đã đi sâu hơn để khẳng định,đánh giá ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nónói riêng đối với quá trình giáo dục, hình thành nhân cách con người Chẳng hạn:

Lý Tường Hải trong “Khổng Tử” đã khẳng định: “Trong tư tưởng đạo đức

nhân luân hữu quan của Khổng Tử, ngũ thường hoặc có người nói là ngũ luân đượccoi là cơ sở và hạt nhân Trong ngũ luân, bốn điều ở sau với xã hội hiện đại vẫn có ýnghĩa tích cực mà quân thần bởi thời thế thay đổi mà đã mất đi ý nghĩa của nó Songnếu chúng ta đem ý nghĩa quân thần mà suy rộng ra không chỉ bó hẹp trong quan hệvua tôi mà là mở rộng đến quan hệ thượng cấp và hạ cấp, vậy thì vẫn áp dụng được

ở thực tế, bởi thế mà kiến giải của Khổng Tử vẫn có ý nghĩa soi sáng ở đó Vua thìgiữ lễ mà bề tôi thì trung, cha hiền từ, con hiếu thảo, anh thì thân ái mà em thì cungkính, chồng hòa vợ thuận, bằng hữu thì thân tín…” [52, tr.89]

Tào Thượng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” đưa ra

nhận định: “Xét từ xu thế thời đại và Luận ngữ hoặc truyền thống Nho gia, Khổnggiáo mở đầu từ niềm tin khôi phục con người Khi con người không còn tranh giànhlẫn nhau, cũng không dựa vào trời hay thần thánh nào cả, thì con người phải kết hợplại trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau để duy trì cuộc sống, phải tích cực đối xử tươngthân tương ái với nhau…Chúng ta có thể nói Khổng Tử là người đầu tiên đã đặt họcvấn thành điều kiện quan trọng tất yếu phải có để hoàn thiện nhân cách Dùng việcgiáo dưỡng hậu thiên để hoàn thiện mẫu hình con người nhất định, khiến cho aicũng trở thành người lý tưởng chí thiện, chí nhân như Nghiêu, Thuấn Đây là sángkiến siêu việt của Nho học Tiên Tần, cũng là nguyên do chủ yếu khiến Nho giáođược người đời sau hết mực suy tôn” [6, tr.28]

Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” cho rằng: “Một

trong những chức năng chủ yếu của tư tưởng đạo đức là đề ra được lý tưởng nhânsinh Quan trọng hơn là chỉ ra được phương pháp đạt tới lý tưởng – đó là công việc

Trang 22

thực tế của đạo đức Đối tượng vận dụng đạo đức là cuộc sống con người…Hướng

về giúp ích hay hướng về phản lại là do sự chi phối của sức mạnh lý tính Gợi nênsức mạnh lý tính là sự tu dưỡng của đạo đức Nho gia” [123, tr.93]

Tiêu Quần Trung trong “Chữ hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” cũng

khẳng định: “Quan niệm, tôn chỉ và đặc điểm của nhà Nho là ở chỗ tính nhân văn

và tính đạo đức Có nghĩa là giáo dục lấy con người làm trung tâm và mục đích, làmột loại giáo dục “thành nhân” chứ không chỉ là “thành tài” Làm người ra sao,thành người như thế nào? Tức là trở thành “con người đạo đức” Khổng Tử khaisáng Nho học là học phái đạo đức Ông khai sáng sự nghiệp là giáo dục đạo đức.Nhiệm vụ giáo dục theo ông là đào tạo học trò thành “người có đạo đức” Tính chấtgiáo dục của Khổng Tử là hướng về nhân sinh, mục tiêu đào tạo con người có nhâncách hoàn mỹ, có đạo đức cao thượng” [135, tr.221]

Vũ Khiêu trong bài viết “Về giá trị đương đại của Nho giáo ở Việt Nam” đã

viết: “Nhiều tiêu chuẩn tối thiểu của đạo đức đã bị coi thường ở một số tầng lớp.Thái độ và hành vi đối xử với cha mẹ, cũng như quan hệ vợ chồng, con cái, anh emđang diễn ra một cách tùy tiện và nhiều lúc rất đáng chê trách Phải chăng đạo đứcNho giáo có những điều tốt đẹp mà xã hội ta đã không giữ lại?” [154, tr.158]

Cho nên, ở vấn đề này, cá nhân nghiên cứu sinh đặc biệt tán thành quan điểmcủa GS Vũ Khiêu: “Nho giáo từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam

và vẫn còn tiếp tục có tác dụng trong xa hội ngày nay Nếu không đặt vấn đề nghiêncứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồinhững nhân tố tiêu cực của Nho giáo đồng thời cũng sẽ lãng phí những nhân tố tíchcực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp của chúng ta hôm nay

Chúng ta cần học tập thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc vừa khaithác những nhân tố hợp lý của Nho giáo, vừa gạt bỏ những nét tiêu cực của nó.Người đã nhanh chóng cải biến nhiều khái niệm của Nho giáo để những khái niệm

ấy chứa đựng một nội dung mới trong hình thức cũ Trong quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần xác định những quan điểm lý luận đúng đắnnhằm xây dựng một nền đạo đức mới, trong gia đình và xã hội cùng những phương

Trang 23

hướng tu dưỡng cá nhân trên cơ sở phát huy và đổi mới truyền thống dân tộc trong

đó có những nhân tố tích cực của Nho giáo” [154, tr.161]

Cách đặt câu hỏi và định hướng vấn đề của Vũ Khiêu thống nhất với cáchđặt vấn đề của đa số các học giả ở trên và nó đã trở thành mối quan tâm của giới tríthức từ rất lâu trong lịch sử Trách nhiệm đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu một cách

có hệ thống trên tinh thần khoa học, khách quan để đánh giá những đóng góp cũngnhư hạn chế của Nho giáo để từ đó có thể kế thừa, nâng tầm và vận dụng một cách

có ý nghĩa những giá trị của nó trong xã hội hiện đại

Thấy được sự cần thiết phải kế thừa và vận dụng các giá trị truyền thống

trong đó có Nho giáo để giáo dục đạo đức, Nguyễn Văn Phúc với “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” đã khẳng

định: “Trong các xã hội phương Đông truyền thống, giá trị nhân cách vốn được xácđịnh bởi vốn hiểu biết về mối quan tâm của con người đối với người khác, bởi tráchnhiệm và cộng đồng Thậm chí trong những tình thế phải quyết chọn, người ta sẵnsàng “xả thân thành nhân”, coi đó là phương châm giải quyết những xung đột giữa

cá nhân với cộng đồng Nhưng trong điều kiện của cơ chế thị trường, dưới áp lựccủa lợi nhuận, cạnh tranh, giá trị nhân cách ít biểu hiện qua những đóng góp, hysinh của con người Nó thường được nhìn nhận, đánh giá bằng mức độ thành đạt,quy mô thu nhập, thậm chí bằng khả năng biến người khác thành phương tiện hợppháp để thực hiện các mục đích của một con người nhất định…Trong điều kiện nhưvậy, giáo dục đạo đức phải hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâusắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người Tình thương, trách nhiệm,lương tâm, sự trung thực và khiêm tốn…là những phẩm chất nhân cách không thểmua bán được, không thể thay đổi được” [21, tr.221]

Du Vinh Căn trong “Tư tưởng Khổng Tử” khẳng định: “Khổng Tử đã đưa ra

nội dung trọn vẹn về đạo đức, luật lệnh được coi là lễ giáo và đức giáo Trong việclấy lễ giáo và đức giáo để phòng ngừa phạm tội, Khổng Tử đã đưa ra hàng loạt luậtlệnh đạo đức, ông chú trọng tới một trong những biện pháp mang tính tổng hợp đểkhống chế tội phạm xã hội và hệ thống đối sách phòng ngừa phạm tội Trong đó

Trang 24

điều trước tiên là phải “hiếu”…Đạo đức giáo hóa của hiếu và gia đình được coi làvật truyền tải của hiếu, là đòn bẩy trong hệ thống đối sách ngăn ngừa và khống chếphạm tội Trong xã hội tông pháp, lấy hiếu để ổn định gia đình, lấy ổn định gia đình

để ổn định xã hội, thì không còn nghi ngờ gì nữa, điều đó có thể đạt được hiệu quảnhư mong muốn” [8, tr.164]

Cho rằng việc dạy và học chữ nhân, chữ hiếu là việc làm cả đời, nó không cóđiểm tận cùng, không có thời gian quy định cụ thể học bao nhiêu lâu thì thành nhân

hoặc người có hiếu, Vũ Phượng Ngọc trong bài viết: “Cần dạy học sinh từ nhỏ chữ nhân, chữ hiếu” khẳng định: Giáo dục ở đây là dạy cho học sinh ngay từ thủa ấu thơ

biết vị tha, độ lượng, biết hành xử đúng đắn đối với các mối quan hệ xã hội phứctạp hàng ngày; Việc phụng dưỡng cha mẹ già, thờ cúng tổ tiên, thắp hương tưởngnhớ các anh hùng, liệt sỹ đều là phản ánh chữ hiếu trong đạo lý làm người [99,tr.14]

Đặt vấn đề về quá trình giáo dục đạo nhân suốt đời cho con người Phạm

Đình Đạt trong “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay” cho rằng: “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ

những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn có nhữnggiá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của cơchế thị trường Những giá trị ấy chỉ ra rằng sức mạnh của con người chính là tínhthiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời nếu như không chú ý đúng mứcvấn đề giáo dục đạo đức cho con người, song song với việc phát triển kinh tế xãhội” [36, tr.39] Phạm Đình Đạt cũng nhận định: “Thường những cá nhân sống cólòng yêu thương và trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, trước hết họ phải lànhững người con hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm đối với người thân mình…Nếu xem nhẹ, buông lỏng quá trình tự giáo dục và giáo dục nhân nghĩa trong giađình sẽ góp phần gia tăng lối sống ích kỷ cực đoan, vô trách nhiệm của của cá nhânkhông chỉ đối với xã hội mà đối với cả gia đình

Nhưng trên cơ sở tình yêu và trách nhiệm đối với người thân phải được bồidưỡng, giáo dục nâng lên tình yêu và trách nhiệm của con người đối với tập thể, xã

Trang 25

hội và sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [36, tr.222] Tuy trong tác phẩm, PhạmĐình Đạt không trực tiếp đề cập đến đạo đức trung hiếu nhưng chính trong quá trìnhphân tích tầm quan trọng của quá trình giáo dục và tự giáo dục đạo nhân cho conngười, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời giữa trách nhiệm trong giađình và trách nhiệm đối với tập thể, xã hội, tổ quốc.

Trong “Cách tiếp cận của Khổng Tử” (in trong “Nho giáo xưa và nay”, Vũ

Khiêu chủ biên), Phan Ngọc cho rằng, học thuyết của Khổng Tử: “Là học thuyếtđầu tiên đặt con người giữa những con người và chỉ giữa những con người, táchkhỏi vũ trụ cũng như tách khỏi thần linh, linh hồn, cuộc sống kiếp sau và tìm thấy ởtrách nhiệm giữa tôi với những người khác ý nghĩa cuộc sống, giá trị và hạnh phúccủa tôi Ông là người đầu tiên nói với con người cái chân lý bất tử: sống là chịutrách nhiệm” [64, tr.61] Phan Ngọc cũng đặt vấn đề lễ Đứng trước những quanđiểm cho rằng: “làm chủ bản thân theo lễ là nhân” là phản động, Phan Ngọc đưa ra

ý kiến: “Vấn đề là quy định cho thực dân chủ, cách mạng, nội dung của lễ - điềunày làm sao có thể bắt tội Khổng Tử được? Còn con người chỉ là con người xã hộikhi biết tự kiềm chế mình, vâng theo những tiêu chuẩn hành vi được coi là mẫumực Xác lập vai trò của lễ là xác lập sự kiểm tra của toàn dân đối với từng người,

kể cả người lãnh đạo Khi pháp luật chưa thành một ý thức thường trực ở từng conngười mà tình hình các xã hội Châu Á là thế, nếu vứt bỏ lễ đi thì chỉ đưa xã hội tớihỗn độn hoặc tới chuyên chính của những người thiếu trách nhiệm” [64, tr.63]

Tuy không thấy Phan Ngọc đi sâu luận giải vấn đề này nhưng cách đặt vấn

đề này cho thấy mối tương quan không tách rời giữa những đạo đức trung hiếu củaNho giáo và việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho con người Bởi lẽ trách nhiệmgiữa người với người khi thực hiện lễ mà Phan Ngọc nói tới đã bao hàm trong đómối quan hệ vua tôi, cha con Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đi sâu để xác lập đượcmột cách chi tiết mức độ ảnh hưởng hay sự quy định của Nho giáo và từng phạm trùđạo đức trong đó có đạo đức trung, hiếu của Nho giáo đối với việc giáo dục để hìnhthành ý thức trách nhiệm của con người

Với một sự khai thác sâu, Nguyễn Thị Nga trong “Quan niệm của Nho giáo

Trang 26

về giáo dục con người và ý nghĩa của nó với việc giáo dục con người ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” phân tích: “Giáo dục trong cách nhìn

của nhà Nho là cốt để có những người theo mô hình Nho giáo… cốt là hình thànhnhân cách Khẳng định nhân cách không dừng lại ở nhận thức mà phải thông quahành động…Kết quả của giáo dục không cốt ở tri thức mà cốt ở hành vi Nho giáonhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa nhận thức và hành động Nhận thức đúng là

cơ sở để hành động đúng, ngược lại hành động đúng sẽ làm phong phú cho nhậnthức đúng” [98, tr.65]

Nguyễn Thị Nga đã nêu lên những điểm lớn có thể kế thừa, phát huy từ tưtưởng Nho giáo: Coi trọng giáo dục đạo đức cá nhân (Tác giả đã đưa ra những luậnđiểm tiêu biểu: Tư tưởng tu thân; Tư tưởng đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân;

Tư tưởng chính danh; tư tưởng “học không chán, dạy không mỏi”); Tư tưởng chútrọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; Giáo dục Nho giáo gợi mở nhữngphương thức giáo dục đạo đức hiệu quả…Khi đề cập đến tư tưởng đề cao tráchnhiệm, nghĩa vụ cá nhân, Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Trách nhiệm, nghĩa vụ cánhân trong quan niệm của Nho giáo được thể hiện ở bốn thang bậc: đối với bảnthân, đối với gia đình, đối với quốc gia và đối với thiên hạ…Thực tế, con người

Nho giáo tìm thấy hạnh phúc qua việc làm trọn trách nhiệm, bổn phận của

mình Có thể nói tư tưởng này của Nho giáo bao chứa một triết lý nhân sinh, nhânbản Con người không thể sống một cách đơn lẻ, độc lập mà con người luôn tồn tạitrong cộng đồng nhất định Cộng đồng này gắn bó với nhau bằng rất nhiều quan hệ.Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ trách nhiệm tương ứng với các quan hệ này là mộthình thức cố kết cộng đồng một cách ổn định và bền vững nhất” [98, tr.148] Theotác giả: “Một giá trị đạo đức thể hiện ý thức nghĩa vụ trách nhiệm cá nhân, thể hiệncái nhân bản của Nho giáo, được nhiều người thừa nhận, đó là tư tưởng “Nhân –Nghĩa”…Có nhân là để con người yêu thương nhau hơn, sống vì nhau hơn…Cónghĩa là để con người sống một cách trách nhiệm với nhau, sống theo lẽ phải.” [98,tr.149]

Nguyễn Thị Nga cho rằng giáo dục đạo đức hiện nay cần thiết phải kế thừa ý

Trang 27

tưởng đề cao trách nhiệm nghĩa vụ cá nhân nhưng nghĩa vụ trách nhiệm cá nhânđược hiểu trong xã hội hiện nay đã rộng hơn rất nhiều so với quan niệm của Nhogiáo “Trách nhiệm nghĩa vụ của con người công dân đối với tổ quốc trong giaiđoạn hiện nay còn được thể hiện qua năng lực lao động sáng tạo, là sự trung thực, là

sự cần kiệm, liêm chính, là tinh thần đấu tranh chống tệ nạn xã hội như tham nhũng,quan liêu, cửa quyền, đặc lợi…Là tinh thần vươn lên chiếm lĩnh khoa học, tri thức,làm chủ công nghệ, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và cho đất nước, là tinhthần tự chủ, tự lập tự cường, là tinh thần tập thể, mỗi người vì mọi người, mọi người

vì mỗi người…Thực hiện được điều đó phải chăng chính là con người đã “tu thân,

tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” theo cách nhìn mới” [98, tr.150]

Có thể nói, cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề trách nhiệm nghĩa vụ cá nhânđối với gia đình, cộng đồng, xã hội của Nguyễn Thị Nga có tính hợp lý nhất định.Tuy có đề cập tới trung, hiếu trong phần chính danh và cho rằng gắn trung với hiếu

là một trong những gợi mở phương pháp giáo dục hiệu quả của Nho giáo song chưathấy Nguyễn Thị Nga lý giải cơ sở xã hội nào đưa đến việc gắn trung với hiếu và tạisao đó lại là phương pháp giáo dục có hiệu quả

Tóm lại, trong các công trình có liên quan trực tiếp và gián tiếp, đạo đứctrung, hiếu của Nho giáo đã được nghiên cứu ở các tầng bậc khác nhau Tính tươngliên giữa đạo đức trung hiếu của Nho giáo đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệmcũng đã được đề cập song chỉ dừng lại ở những gợi mở khoa học, những tiếp cậnban đầu hoặc tư tưởng phái sinh trong tổng thể một vấn đề lớn Trên cơ sở kế thừa

có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án tập trungkhai thác trên bình diện triết học một cách hệ thống, chi tiết vấn đề “Đạo đức trung,hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt

Nam hiện nay”

Từ việc khảo sát và phân tích các công trình nghiên cứu đi trước về đạo đứcNho giáo nói chung, đạo đức trung hiếu của Nho giáo nói riêng trong việc giáo dục

ý thức trách nhiệm cho con người, chúng tôi xác định những vấn đề chính luận áncần giải quyết và tiếp tục là:

Trang 28

Thứ nhất, khái quát nội dung, sự thay đổi của đạo đức trung, hiếu ứng với

từng giai đoạn cụ thể trong lịch sử Nho giáo

Thứ hai, phân tích đạo đức trung, hiếu của Nho giáo Việt Nam thông qua tư

tưởng các nho gia tiêu biểu

Thứ ba, làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức trung, hiếu với giáo dục ý thức

trách nhiệm trong Nho giáo Từ đó đề xuất một số khuyến nghị mang tính giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng đạo đức trung, hiếu để giáo dục ý thức tráchnhiệm ở Việt Nam hiện nay

Tiểu kết chương 1

1 Nho giáo và Nho giáo Việt Nam là mảng đề tài đã được nhiều nhà nghiêncứu khai thác Khảo cứu một số lượng tài liệu không nhỏ về vấn đề này cho phépNCS tin tưởng rằng có thể kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu

đi trước để có thể tránh được những bước đi mò mẫm, sai lầm và từ đó triển khai,phát triển cho phù hợp với định hướng nghiên cứu và giá trị của đề tài

2 Các phạm trù đạo đức của Nho giáo trong đó có trung, hiếu cũng đã đượctiếp cận ở các mức độ nhất định Nhìn chung các nhà nghiên cứu khá thống nhấttrong việc khẳng định vai trò cũng như mức độ ảnh hưởng của đạo đức Nho giáotrong đó có đạo đức trung, hiếu đối với con người Việt Nam Sự thay đổi của bảnthân đạo đức trung, hiếu của Nho giáo theo diễn tiến lịch sử cũng như khi vào ViệtNam đã được khẳng định khai thác ở những tầng bậc khác nhau Việc định vị nhữngnội dung căn bản của đạo đức trung hiếu cũng đã được một số nhà nghiên cứu thựchiện…Tuy nhiên, chưa thấy có công trình chuyên biệt nào đi sâu vào đạo đức

trung, hiếu trên phương diện triết học để phân tích nội hàm của trung, hiếu trong

Nho giáo, tìm ra cơ sở tồn tại xã hội mà trên đó nó nảy sinh, phản ánh để khẳngđịnh sự tiếp biến của đạo đức trung hiếu trong Nho giáo Việt Nam

Ảnh hưởng của đạo đức trung hiếu của Nho giáo đối với việc giáo dục đạođức con người đã được các học giả nghiên cứu từ nhiều phương diện và góc độnông sâu khác nhau Ý nghĩa của nó tuy đã được đề cập song đi sâu vào ý nghĩa củatrung hiếu đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân thì chưa thấy có công

Trang 29

trình nghiên cứu chuyên biệt nào công bố

3 Quay về quá khứ với các giá trị truyền thống đã được định vị và bổ sungthêm các tinh hoa nhân loại để cái cũ được gia nhập vào cái mới, cái hiện đại có thểcoi là bước đi đúng đắn với một kết quả có thể tiên định trước Điều này cổ vũ việctrở lại với đạo đức trung, hiếu của Nho giáo trong bối cảnh hiện đại hôm nay với hyvọng kế thừa và vận dụng các giá trị vốn có để góp phần vào công cuộc ổn định vàphát triển xã hội

Trang 30

CHƯƠNG 2

SỰ RA ĐỜI CỦA NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC TRUNG, HIẾU CỦA NÓ

Ph.Ăngghen khẳng định: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộcđều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm

cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người tasản xuất và trao đổi…Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đếnnay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [88, tr.136 -137] Chonên, khi nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo đức trung hiếu của Nho giáo nóiriêng, không thể không xem xét bối cảnh lịch sử, tức điều kiện tồn tại xã hội mà ở

đó Nho giáo ra đời

2.1 Bối cảnh ra đời của Nho giáo

Trước khi bước vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, vào khoảng cuối thờiTây Chu (thế kỷ VIII TCN), chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc đã bắt đầu bướcvào giai đoạn suy tàn với những dấu hiệu khủng hoảng để chuẩn bị nhường chỗ chochế độ phong kiến sơ kỳ đang lên Chính cơ sở hạ tầng với kết cấu là các quan hệ sảnxuất đan xen phức tạp đã tạo ra một sự tác động trái chiều đối với kiến trúc thượngtầng xã hội Trong khi đó, xã hội Trung Quốc lại phải đối mặt với thiên tai, nạn đóitriền miên khiến cho đời sống tinh thần của xã hội cũng rơi vào tình trạng rối loạn với

sự dịch chuyển của các quy tắc lễ nhạc nhà Chu… Hiện thực khách quan đó đã tạotiền đề để bắt đầu một sự quá độ toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tạotiền đề để con người giảm bớt và bứt ra khỏi ảnh hưởng nặng nề của thế giới quanthần thoại, tôn giáo để bước đầu tiếp cận thế giới quan khoa học triết học

Nhờ được đặt nền móng từ những thay đổi về công cụ lao động từ đồ đồngsang đồ sắt dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nên kinh tế thời kỳ XuânThu - Chiến quốc có được những thay đổi mạnh mẽ Việc sử dụng công cụ bằng sắtthay thế công cụ bằng đồng trở thành phổ biến, cùng với đó các trung tâm luyện sắt

ra đời ngày một nhiều Nhờ sản xuất được nhiều công cụ bằng sắt như lưỡi cày,liềm, cuốc, rìu, trục bánh xe và các đồ dùng bằng sắt khác Với giá thành rẻ hơn, sắtlại cho chất lượng cứng hơn, bền hơn nên việc ứng dụng các công cụ lao động mới

Trang 31

vào kỹ thuật canh tác, thủy lợi, vỡ hoang giúp cho các công việc này ngày càng đạtkết quả cao hơn, sức người được giải phóng nhiều hơn Sự thay đổi và tính hiệu quảcủa công cụ lao động mới đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác: thủcông như gốm, chạm trổ vàng bạc…rất phát triển; sản xuất thủ công nghiệp đạt tớimức chuyên nghiệp cao hơn, các quan hệ trao đổi sản phẩm cũng được mở rộng;thương nghiệp cũng có bước phát triển mạnh, tiền tệ bằng kim loại ra đời thúc đẩylưu thông nhiều và nhanh hơn Các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa xuất hiệnnhiều Sử sách nghi nhận nhiều nơi đã trở thành trung tâm đô thị sầm uất như HàmDương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở, Khai Phong nước Ngụy…

Tuy kinh tế đạt được nhiều thành tựu, song cùng với đó là tình hình chính trị

xã hội bất ổn Theo thống kê, thời Xuân Thu kéo dài khoảng 242 năm thì gần gấpđôi số ấy, là 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ Thời Chiến Quốc tiếp nối cục diện chínhtrị xã hội phức tạp, rối ren của thời Xuân Thu với các cuộc chiến tranh liên miên giữacác nước chư hầu với quy mô lớn hơn, tàn khốc hơn Mục đích của các cuộc chiếntranh không thay đổi, vẫn là chiếm thành, chiếm đất, xưng vương Chiến tranh làmcho các bên tham chiến đều kiệt quệ về sức người, sức của Đời sống của người dânvốn đã không được quan tâm nay càng trở nên khốn khổ hơn Thêm vào đó, nếutrong thời Xuân thu, sở hữu tư nhân mới bước đầu tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu xãhội giai cấp với sự phân tầng xã hội thì sang đến thời Chiến Quốc, chế độ công xãnông thôn tan rã hoàn toàn, chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất trở thành quan hệsản xuất thống trị chi phối các quan hệ sản xuất khác Nó trở thành điều kiện hợppháp để bọn nhà giàu tập hợp đất vào tay mình Người nông dân ngày càng bị bầncùng hóa và trắng tay, buộc phải đi cày thuê cuốc mướn Mâu thuẫn giai cấp trong xãhội không dừng ở sự phân biệt đẳng cấp nữa mà được đẩy lên đỉnh điểm Xã hội vẫntồn tại hai thái cực, một bên là người dân nghèo dần biến thành tá điền, cố nông, sốngtrong đói nghèo, không ruộng đất, bị bóc lột sức lao động và bị xung quân bất cứ lứcnào và một bên là vương hầu, chúa, địa chủ giàu có nhiều của cải đất đai Trong thựctiễn xã hội ấy không thể tránh khỏi những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ của nông dân,nhưng đều không đưa lại kết quả gì đáng kể Giai cấp, tầng lớp thống trị cũng ý thức

Trang 32

được tính chất mâu thuẫn ngày càng gia tăng của xã hội đương thời nên cùng với việc

vơ vét của cải, mở rộng phạm vi lãnh thổ…họ cũng bắt tay vào việc củng cố địa vịthống trị của mình nhằm ngăn chặn nguy cơ mâu thuẫn không thể điều hòa đượcbằng cách xây dựng hệ thống tư tưởng riêng để mị dân, trị dân, đồng thời tận dụngsức lao động, chiến đấu của dân, để giao bang, thống trị nước khác Đây là một trongnhững nguyên nhân khách quan tạo tiền đề để ra đời Nho giáo

Bên cạnh đó có thể thấy rằng “Chỉ đến thời đại Xuân Thu – Chiến Quốc, do sựphát triển của lực lượng sản xuất, sự triển khai của đấu tranh, sự xướng suất của khoahọc kỹ thuật, người ta mới bắt đầu thoát khỏi chế độ thị tộc huyết thống, nhạt vớiquan niệm thiên thần, nắm được quy luật tự nhiên Trong bối cảnh đó, người ta mớibắt đầu có nhân cách và yêu cầu nhân cách độc lập” [134, tr.112] Khi ý thức xã hội

đã vượt qua giai đoạn cảm tính để đạt được ngưỡng lý tính hóa, thì con người từ thếgiới quan thần thoại, sợ hãi quỷ thần, tôn thờ tự nhiên dần tiến đến sự chinh phục tựnhiên, đồng thời đến gần hơn với các quan niệm khoa học và thay cho sự sợ hãi vàniềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, nó tin tưởng hơn vào sức mạnh của chính mình

“Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn

đề triết học, chính trị, xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoạigiao…kích thích lòng người, khiến các bậc tài sỹ đương thời quan tâm lý giải, đểtìm ra các phương pháp giải quyết cứu đời, cứu người, làm nảy sinh một loạt nhà tưtưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn Các nhà tư tưởng, các môn pháitriết học là đại diện cho lợi ích các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa kế thừa

tư tưởng của nhau, vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên không khí sôiđộng trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại” [14, tr.42]

Về nguyên tắc, mỗi một học thuyết, một trường phái, một ý thức hệ bao giờcũng là sản phẩm thực tiễn của thời đại Vốn được nảy sinh từ thực tiễn ấy, ý thức

hệ không chỉ phản ánh, mà còn định hướng cho chính hoạt động thực tiễn của conngười Các hình thái khác nhau của đời sống tinh thần luôn là là bức tranh muônmàu phản ánh cục diện của thời đại và Nho giáo cũng không nằm ngoài quy luậtkhách quan đó Là học thuyết thể hiện sự mong muốn xây dựng một xã hội thịnh trị

Trang 33

với quyền lực tập trung và sự trung thành rộng khắp, Nho giáo đã chú trọng vấn đềcon người xã hội với vị thế, vai trò của nó trong việc ổn định trật tự xã hội Nhogiáo chủ trương đưa xã hội từ chỗ “vô đạo” trở về “hữu đạo”, hy vọng dùng đạo đức

để cảm hóa con người Học thuyết Nho giáo được xây dựng và sử dụng như mộtcông cụ vừa để giáo dục, vừa để trị người Cho nên, trong hệ thống lý luận của Nhogiáo, đạo đức trung hiếu có một vị trí rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết địnhcho sự tồn tại của chính học thuyết này

Con người trong Nho giáo vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể chịu mọitrách nhiệm trước hành vi đạo đức của nó Nghĩa vụ đạo đức của nó không tách rờinghĩa vụ và trách nhiệm làm người Cho nên, những khát vọng vươn lên từ việchoàn thành các trách nhiệm cá nhân, gia đình, xã hội để trở thành một nhân cáchđược thừa nhận và lưu danh đời sau của con người Nho giáo thực sự để lại nhiềutrăn trở cho những thế hệ hôm nay Hơn thế nữa, tư tưởng Nho giáo tuy không thểtích hợp được vào hệ giá trị của xã hội hiện đại, song nhìn nhận ở một giác độ khácthì có thể thấy trong bất cứ một xã hội nào, đạo đức trung, hiếu luôn hiện diện trong

hệ chuẩn mực căn bản của văn hóa ứng xử để nhận diện và đánh giá con người

2.2 Nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong lịch sử Nho giáo

2.2.1.Quan niệm của các nhà sáng lập Nho giáo nguyên thủy về đạo đức trung, hiếu

Nho giáo từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân Tử được gọi là Nho giáo nguyênthuỷ hay Nho giáo Tiên Tần, có khi được gọi là Nho giáo sơ kỳ để phân biệt với cácphái của Nho giáo về sau như Hán Nho, Tống Nho, Minh Nho Do sự tác động củacác yếu tố chủ quan và khách quan nên mặc dù cũng là Nho giáo nhưng luận thuyếtmỗi thời kỳ đều có những nét đặc trưng riêng Ngay bản thân Nho giáo nguyên thủycũng thể hiện sự thay đổi theo diễn tiến lịch sử Tuy nhiên, về cơ bản có thể thấy,Nho giáo nguyên thủy giữ được tính thống nhất về mặt tư tưởng khá cao Một mặt,

đó là kết quả chủ yếu của việc tuân thủ nguyên tắc “thuật nhi bất tác” Mặt khác, từKhổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân Tử đều sống vào thời kỳ loạn ly, vương đạo suy vi,

bá đạo nổi lên, chế độ tông pháp, trật tự nhà Chu bị đảo lộn, xã hội rối loạn Khổng

Tử và các học trò của ông mong muốn xây dựng lại một xã hội có trật tự, kỷ cương

Trang 34

từ phạm vi gia đình đến quốc gia, xã tắc Đạo đức trung, hiếu có lẽ vì thế mà có một

vị trí trọng tâm trong học thuyết Nho giáo nguyên thủy với tư cách là một họcthuyết chính trị - đạo đức

2.2.1.1 Về đạo trung của Nho giáo nguyên thủy

Chữ “trung” trong quan niệm của Nho giáo có lúc đứng một mình, có lúcghép với chữ khác như: trung thứ, trung tín, trung dung, trung quân, trong đó:

trung thứ được hiểu là tiêu chuẩn hành vi đạo đức trong đối xử giữa người với người phải hết lòng, thành tâm, thật ý; trung tín vẫn là trung theo nghĩa tận tâm, thật thà; trung dung thể hiện tư tưởng muốn giữ thế cân bằng, hài hòa và đặc biệt là tránh bất cập; trung quân là trung với vua Nói “đạo trung” chính là nói đến đạo

trung quân, đạo bề tôi đối với vua Trong quan niệm của Nho giáo, bề tôi phải trungvới vua là lẽ tất nhiên Tuy vậy, đạo trung trong Nho giáo nguyên thủy thườngmang tính biện chứng, biến dịch và hàm chứa nhiều nội dung Tựu trung lại, có thểchỉ ra một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, bề tôi phải thực hiện đúng lễ.

Theo thuyết chính danh: Danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuậnthì việc bất thành, việc bất thành thì lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng thì hình phạtbất trúng, hình phạt bất trúng thì dân không biết dựa vào đâu Như vậy lễ nhạc bấthưng là nguồn gốc chính của hình phạt bất trúng, dân bất an, xã hội loạn Cho nên,nội dung trọng yếu trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử là lấy lễ làm phép nước,làm kỷ cương chung Khổng Tử nhiều lần nhấn mạnh về tác dụng của lễ Khi NhanHồi hỏi về nhân, Khổng Tử trả lời: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” và “Khắc phục hammuốn của mình, nói và làm phù hợp với lễ” [108, tr.340]

Nhan Uyên hỏi thêm về những chi tiết chủ yếu để thực hiện đức nhân.Khổng Tử nói: “Những việc không hợp với lễ chớ xem; không hợp với lễ chớ nghe;không hợp với lễ chớ nói; không hợp với lễ chớ làm” [108, tr.341] Theo đó mà xét,

lễ không chỉ có vị trí quan trọng trong chính sách an bang trị quốc, mà còn mở rộng

phạm vi để hiệu chỉnh các mối quan hệ xã hội Vua dùng lễ để đối xử với bề tôi, bềtôi cũng theo lễ mà thể hiện lòng trung thành, kính trọng đối với vua

Trang 35

Tuân Tử bàn nhiều về việc bề tôi trung với vua phải giữ cho được lễ Ôngkhẳng định rằng, trung là lễ, xét việc hành lễ để suy người trung “Người quân tửtrọng lễ, dựa vào lễ, là cái phép tắc bao giờ và ở đâu cũng tốt lành…Rất hợp vớithời thông đạt, rất lợi cho lúc khốn cùng, ấy đúng là lễ đó Đại phàm dùng huyếtkhí, chí ý, trí lự, hễ theo lễ thì êm đẹp, xong xuôi, không theo lễ thì trái, rối, biếngtrễ Ăn uống, mặc, ở, cử động, nghỉ ngơi theo lễ thì điều hòa, chừng mực, khôngtheo lễ thì xông pha mưa gió, sinh ra yếu đau Theo lễ thì nét mặt, dáng đi, thái độtrong lúc tới lui đều phong nhã, không theo lễ thì quê mùa, thô kệch, dung tục, bỉlậu Cho nên, người không có lễ thì không thể sinh tồn, việc không có lễ thì khôngthể thành tựu, nước mà không có lễ thì không thể có an ninh” [75, tr.219].

Như vậy, việc theo lễ trở thành nguyên lý tất yếu trong hành xử của cá nhân

và gắn việc thực hiện đạo trung với lễ được hiểu như sự thi triển của lễ trong phạm

vi cụ thể của mối quan hệ vua tôi Tuy nhiên, khi lý giải căn nguyên của việc phảithực hành lễ thì Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử mỗi người lại đưa ra một cách riêng.Điều này có thể lý giải một phần theo quan niệm “tính” của họ: Khổng Tử vốnnghiêng về tính thiện nhưng chỉ nói: tính tương cận dã, tập tương viễn dã Nghĩa làtính người vốn gần nhau nhưng do tập nhiễm mà xa nhau vì thế phải giáo dục, phảidạy lễ Vua sai khiến bề tôi bằng lễ, bề tôi thờ vua bằng trung Trung ấy cũng theo

lễ mà làm Trung gắn liền với lễ là vì thế “Cái gọi là quân lễ thần trung ở đây baoquát cả tư tưởng hữu quan của Khổng Tử về vua tôi cùng quan hệ thượng cấp và hạcấp nói chung Khổng Tử là một người theo chủ nghĩa cải lương ôn hòa, dẫu rằngông cũng không phản đối cách mệnh của Khang Vũ, song khuynh hướng chung mànói ông ủng hộ chế độ xã hội hiện tại, chỉ thi hành cải lương đối với nó Bởi thế ôngthập phần chú trọng đến sự khôi phục lễ nhạc bình thường và trật tự luân thườngcủa xã hội từ trong một thời đại mà lễ nhạc đã băng hoại” [52, tr.90]

Tuân Tử cho rằng tính người vốn ác, hám lợi mà sợ hại nên phải dạy lễ Ôngchỉ rõ: “Tính của người ta vốn ác, nó mà hóa thiện được là do công của người ta…Chonên gỗ cong thì phải luộc rồi uốn nắn mới ngay, sắt nhụt thì phải giũa mài rồi mới sắc.Nay tính người ta ác thì phải có thầy, có phép, rồi mới thành ra thẳng ngay, phải nhờ lễ

Trang 36

nghĩa rồi mới thành ra trị Người mà không có thầy, có phép thì thiên lệch, hiểm ác màkhông thẳng ngay, không lễ nghĩa thì bội loạn mà không trị” [75, tr.354].

Chính vì thế, Tuân Tử chỉ ra rằng “thuận theo tính thì: gây ra tranh đoạt lẫnnhau mà từ nhượng không có; thành ra tàn tặc mà trung tín không có; thành ra dâmloạn mà lễ nghĩa, văn lý không có Các thánh vương vì thấy tính người ác, thiênhiểm nên mới đặt ra lễ nghĩa, chế ra phép tắc để uốn nắn tính tình người, làm cho nóthành ngay thẳng, dẫn dắt nó thành ra trị, hợp với đạo” [75, tr.355] Sau có ngườicho rằng, Tuân Tử tự mâu thuẫn với chính mình vì tính người vốn ác thì lấy đâu ravăn lý lễ nghĩa mà dùng Chuyện rằng: “Người ta hỏi: Tính người ta là ác thì lễnghĩa ở đâu ra? Đáp: Lễ nghĩa do thánh nhân làm ra chứ không phải do tính ngườisinh ra Người thợ gốm nhào đất mà làm đồ dùng là do người thợ gốm học tập rồilàm ra chứ không phải do tính người tự nhiên biết mà sinh ra…Đức thánh nhân dàycông suy tư, tập thành thói quen để làm ra lễ nghĩa, đặt ra phép tắc” [75, tr.356]

Như vậy, mặc dù quan niệm lễ từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân tử tuy có nhữngthay đổi nhất định, song tính tôn quân bao giờ cũng được duy trì và giữ vững Tính chấttôn quân ấy càng tăng cường tính nghiêm ngặt của lễ trong việc thực hiện đạo trung bởi

lễ nhạc ấy, xét đến cùng là do thiên tử các đời cắt đặt ra với các tiêu chuẩn phù hợp vớichế độ của họ, cũng là vành lưới đảm bảo quyền lợi và khả năng chi phối thần dân của bề

trên Cho nên, trong một chừng mực nhất định, gắn trung với lễ cũng chính là đem vo

tròn mối quan hệ quân thần để phận bề tội luôn phải tận tâm, tận lực phụng sự, làm theo

và gìn giữ các lễ nghi, phép tắc vốn có Ưu điểm của nó được thể hiện ở chỗ là, tuy đạotrung gắn với việc thực hành lễ, song chính lễ lại là tấm gương để soi chiếu việc hành xửcủa một ông vua đối với bề tôi của mình Thành thử, cương lĩnh của lễ tạo ra tính cươngtỏa và kiềm chế, phán xét hành động của cả hai đối tượng: chủ thể và khách thể Chonên, ở một giác độ nhất định mà xét, quan niệm trung trong Nho giáo sơ kỳ, vì thế màtiềm ẩn tính biện chứng và nhân bản nhất định

Thứ hai, trung là phải biết phân biệt, xét cái đáng theo mà theo.

Khổng Tử cho rằng, con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há

đã là trung? Chỉ có xét cái đáng theo mà theo mới là hiếu là trung vậy Chính vì thế,

Trang 37

“trung” trong quan niệm của Khổng Tử ngoài nghĩa phụng sự vua, phận bề tôi cònphải có nghĩa vụ khuyên vua lấy đạo nhân nghĩa để trị dân Ông nói: “Yêu con màkhông dạy con phải chịu khó nhọc được ư? Trung với vua mà không khuyên canvua theo đường chính ư?” [108, tr.396] Làm bề tôi của vua thì phải khuyên vua lấynhân làm trọng, theo vương đạo mà đi Đây là quan điểm có tính tích cực củaKhổng Tử bởi lẽ ở vào thời điểm xã hội rối loạn, có cả minh quân và hôn quân, thìviệc yêu cầu bề tôi phải khuyên vua theo vương đạo cho thấy Khổng Tử rất ý thức

về trách nhiệm của một bề tôi chân chính Trung là xét cái đáng theo mà theo, nghĩa

là nếu vua đi theo lối vương đạo thì bề tôi phải trung, vua theo bá đạo, bề tôi phảikhuyên can vua Bởi thế khi Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói: “Không đượclừa dối vua Nhưng nếu vua lầm lỗi, phải hết sức khuyên can, dù phải xúc phạm đếnvua” [108, tr.410] “Câu này phản ánh tinh thần trung quân của Khổng Tử Khổng

Tử cho rằng bề tôi phải trung thành, có trách nhiệm với vua, tuyệt đối không đượclừa dối vua Điều nguy hiểm là kẻ bề tôi thờ vua nhưng báo tình hình cho vua sai sựthật, thấy vua trái mà khen phải, biết việc dở mà bảo là hay – đó là lừa dối vua Mặtkhác, nếu lời can gián trung thực, thực sự là đúng đắn, có lợi cho quốc kế dân sinh,cho sự sống còn của đất nước, mà vua không nghe, thì vẫn phải cố khuyên can, cho

dù có thể xúc phạm đến vua Xúc phạm ở đây phải hiểu là dù sắc mặt vua có giận

dữ cũng vẫn cứ khuyên can Từ câu nói này có thể thấy Khổng Tử vì đạo nhân đãkhông hề nghĩ đến an nguy của bản thân”[108, tr.411]

Tuy nhiên, khi khuyên can vua hết lòng mà không được thì theo Khổng Tửphải biết dịch chữ trung cho hợp Điều này cho thấy tâm trạng mâu thuẫn củaKhổng Tử Ông mong muốn trở thành bề tôi trung thành, có ích và hy vọng các bậcminh quân xây dựng một xã hội thịnh trị nhưng trong thời kỳ loạn lạc, ông khôngchủ trương thực hiện chữ trung một cách mù quáng Bản thân Khổng Tử là tấmgương thực hiện đạo trung theo nghĩa này

Mạnh Tử tiếp nối tư tưởng của Khổng Tử và cũng cho rằng “người quân tửthờ vua là vụ dẫn ông vua theo đạo phải mà đi, cái chí là ở điều nhân mà thôi” [70,tr.209] Nhưng nếu Khổng Tử chỉ dạy là phải vụ dẫn vua theo đường nhân chính,

Trang 38

phải can vua khi vua mắc sai lầm thì đến Mạnh Tử vấn đề này được cụ thể, chi tiếthơn Mạnh Tử viết: “Người nào biết dùng nhân chính để nhắc nhở vua, được gọi là

có nết cung Người nào giãi bày với vua điều hay lẽ thiệt, biết can gián việc làm tàkhuất của vua, được gọi là có đức kính Kẻ nào nói rằng vua mình không có sứcthực hiện nhân chính, được gọi là kẻ làm hại vua vậy” [108, tr.659] Người làm tôiphải can ngăn vua khi vua mắc sai lầm nhưng sự can ngăn cũng phải mềm dẻo, lựalúc, lựa chiều, nhất là không được vì bất cứ lý do gì mà cho rằng vua không đủ sứcthực hiện nhân chính Trung mà biết khuyên can đúng lúc thì lòng trung càng lớn

Tuy nhiên, cũng giống như Khổng Tử, quan niệm của Mạnh Tử về việc bềtôi can ngăn vua vẫn còn nặng tính hình thức, thiên về cải lương mà không dứtkhoát, rõ ràng Nghĩa là khuyên can nhẹ nhàng, khuyên mà không được lại kính màvâng chứ không làm trái Mạnh Tử viết: “Nếu nhà vua tuỳ tiện ra lệnh giết kẻ sỹ vôtội, thì quan đại phu nên bỏ đi Nếu nhà vua tuỳ tiện ra lệnh giết dân thường vô tộithì kẻ sỹ liệu bề di chuyển”[108, tr.676] “Đối với vua, mình đừng chỉ trích điều lỗilầm của các quan chức, mình cũng chớ nói ra sự khiếm khuyết trong việc chính trị.Bởi vì duy chỉ có bậc quan đại thần mới có thể uốn nắn, sửa chữa những điều saicủa vua mà thôi Hễ vua ăn ở có nhân thì chẳng có ai cư xử bất nhân Hễ vua noitheo điều nghĩa thì sẽ chẳng có ai dám bất nghĩa Hễ ở trên vua giữ được mìnhchính trực thì sẽ chẳng có ai dám bất chính Một khi vua đã sửa được mình chínhtrực, chẳng làm điều gì sai trái, thì nhà nước sẽ được yên ổn” [108, tr.670]

Tiếp nối tư tưởng quần thần phải biết can gián vua, không vì an nguy bảnthân mà bỏ qua việc an nguy của xã tắc, Tuân Tử chia trung thần làm ba hạng:

“Thượng trung: dùng sức mà che chở, cải hóa được vua, như Chu Công; Thứ trung:dùng đức mà giúp vua được nên sự nghiệp, như Quản Trọng; Hạ trung: dùng đạo lý

mà khuyên can vua như Ngũ Tử Tư” [75, tr.366] Tuy trung thần có nhiều loại songTuân Tử còn chỉ ra rằng chính cách hành xử của các ông vua sẽ quyết định việc bêncạnh vua có trung thần hay không: “Các ông vua đời xưa…tâm mê hoặc, hành vilầm lẫn Bởi vậy quần thần mới bỏ lòng trung, chuyên mưu lợi riêng, trăm họ oántrách, không quy phụ, bậc hiền lương rút lui xa lánh, ấy chín châu tiêu trầm, tôn

Trang 39

miếu tan hoang, chính là vì vậy Vua Kiệt chết ở Lịch Sơn, vua Trụ treo cổ dướingọn xích bái Mình không tự biết, người lại không can, đó là cái họa của tình trạng

bị che lấp vậy” [75, tr.321] Điều này cho thấy Tuân Tử nhận diện khá chính xácnguyên nhân chủ yếu khiến cho các ông vua không trị an được muôn dân Một là dobản thân ông vua mê hoặc, đắm chìm trong tửu sắc khiến cho quần thần, bá tánhđều oán trách, bỏ lòng trung, chán nản việc triều chính, tông miếu…Hai là do trungthần biết vua lầm lẫn mà không đứng ra can gián

Khi đặt trách nhiệm xã tắc và quy kết tội trạng cho bề tôi vì không biết cangián vua, Tuân Tử đã vượt qua các bậc tiền bối để đề ra đòi hỏi mang tính khắt khehơn trong quan hệ vua tôi Tính mềm hóa, hai chiều trong tư duy của Tuân Tử gópphần đưa lại một cách phân tích mang tính tổng thể bao quát hơn về tình trạng loạnlạc của xã hội đương thời Thông thường, lịch sử chỉ phán xét ông vua với tư cách

là người cầm đầu, cao nhất song ở đó, trách nhiệm bề tôi, có lẽ cần phải được xem

là một vế đối trọng có vị trí ngang hàng Bởi thế, bên cạnh mỗi minh quân thường

có các trung thần đóng vai trò là quân sư Việc chọn trung thần là việc của vuanhưng trung thần ấy thể hiện lòng trung như thế nào cho có lợi cho công việc chung

là chính là trách nhiệm của bề tôi Trung thần vì thế luôn phải biết xét cái đáng theo

mà theo để còn vụ dẫn vua theo lẽ phải mà trị vì trăm họ

Thứ ba, đạo trung phụ thuộc vào đức độ của từng ông vua

Ở vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, nước là nước của từng ông vua chứkhông có một quốc gia xã tắc chung, thành thử trong các cuộc chiến tranh giànhquyền lực, đất đai, thành quách, việc tham chiến cũng là thể hiện lòng trung quân.Khổng Tử và các học trò của ông chưa từng ca ngợi chiến tranh và thái độ phụctùng vô điều kiện của bề tôi đối với vua Theo tính logic, quan hệ chặt với việc bềtôi trung phải xét cái đáng theo mà theo, đạo trung được gắn với minh quân và cótính hai chiều mềm dẻo Điều này cho phép bề tôi không phải phục tùng vua mộtcách vô điều kiện, đồng thời cho phép bề tôi có thể rời bỏ ông vua này để đến vớimột ông vua khác anh minh hơn Khổng Tử cho rằng: “Người bề trên ngay thẳng dùkhông ra lệnh, người dưới vẫn làm theo Người bề trên không ngay thẳng, tuy có

Trang 40

mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo” [108, tr.371] Cho nên, bề tôiphải tuỳ đức độ của từng ông vua mà phát huy lòng trung Quan niệm này củaKhổng Tử về sau ít được nhắc tới mà hậu Nho thường nhấn mạnh đến việc bề tôitrung không được thờ hai vua để lấy đó làm yếu tố ràng buộc các bậc trung thần

(trung thần bất sự nhị quân).

Làm rõ hơn quan điểm của Khổng Tử về vai trò của minh quân, Mạnh Tửkhẳng định: “Hễ vua trên ăn ở có nhân, thì chẳng có ai dám cư xử bất nhân Hễ vuatrên noi theo điều nghĩa, thì chẳng có ai dám làm điều bất nghĩa” [108, tr.676] Ôngcũng thừa nhận tính hai chiều trong quan hệ vua tôi và cho phép bề tôi tuỳ đức độcủa từng ông vua mà thực hành trung, Mạnh Tử khẳng định: “Vua xem bề tôi nhưtay chân, bề tôi xem vua như bụng dạ của mình Vua xem bề tôi như chó ngựa, bềtôi xem vua như người dưng Vua xem bầy tôi như bùn rác, bầy tôi xem vua nhưgiặc thù” [108, tr.684] Mạnh Tử chỉ đòi hỏi bề tôi trung với vua với điều kiện phải

là ông vua sáng, biết yêu thương bề tôi Tính hai chiều này thể hiện nguyện vọngmuốn xây dựng một xã hội có trật tự đẳng cấp dựa trên cơ sở quân minh và thầntrung

Luận về tính song trùng của quân minh thần trung, sách Tuân Tử còn ghi lạicâu chuyện về vấn đề dùng binh giữa Tôn Khanh Tử và Hiếu Thành Vương nướcTriệu Khi được hỏi về phép dụng binh của vương giả nên như thế nào? Tôn Khanh

Tử thưa: “Đó là việc ngọn, đối với vua và cả các tướng soái nữa Thần xin nói ngay

về cái gốc của sự mạnh yếu, còn mất và cái thế an, nguy của vương giả và chư hầu.Vua mà hiền thì nước trị, vua mà không giỏi thì nước loạn, chuộng lễ, quý nghĩa thìnước trị, coi thường lễ, rẻ rúng nghĩa thì nước loạn Trị thì mạnh, loạn thì yếu.Người trên đáng trông cậy thì người dưới mới hết lòng, người trên không đángtrông cậy thì người dưới không hết lòng, người dưới hết lòng thì mạnh, người dướikhông hết lòng thì yếu, đó là lẽ thường của sự mạnh yếu” [75, tr.290]

Như vậy, mặc dù đều thừa nhận tính hai chiều trong quan hệ vua tôi nhưngkhác với Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử đã tỏ rõ một thái độ dứt khoát và quyếtliệt hơn Tuân Tử còn cho phép bề tôi giết vua khi vua bạo ngược mà không coi là

Ngày đăng: 01/05/2014, 01:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w