7. Kết cấu của luận án
2.2. Nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong lịch sử Nho giáo
2.2.1.1. Về đạo trung của Nho giáo nguyên thủy
Chữ “trung” trong quan niệm của Nho giáo có lúc đứng một mình, có lúc ghép với chữ khác như: trung thứ, trung tín, trung dung, trung qn,... trong đó:
trung thứ được hiểu là tiêu chuẩn hành vi đạo đức trong đối xử giữa người với
người phải hết lòng, thành tâm, thật ý; trung tín vẫn là trung theo nghĩa tận tâm, thật thà; trung dung thể hiện tư tưởng muốn giữ thế cân bằng, hài hòa và đặc biệt là tránh bất cập; trung quân là trung với vua. Nói “đạo trung” chính là nói đến đạo trung quân, đạo bề tôi đối với vua. Trong quan niệm của Nho giáo, bề tôi phải trung với vua là lẽ tất nhiên. Tuy vậy, đạo trung trong Nho giáo nguyên thủy thường mang tính biện chứng, biến dịch và hàm chứa nhiều nội dung. Tựu trung lại, có thể chỉ ra một số nội dung chính như sau:
Thứ nhất, bề tơi phải thực hiện đúng lễ.
Theo thuyết chính danh: Danh bất chính thì ngơn bất thuận, ngơn bất thuận thì việc bất thành, việc bất thành thì lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng thì hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng thì dân khơng biết dựa vào đâu. Như vậy lễ nhạc bất hưng là nguồn gốc chính của hình phạt bất trúng, dân bất an, xã hội loạn. Cho nên, nội dung trọng yếu trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử là lấy lễ làm phép nước, làm kỷ cương chung. Khổng Tử nhiều lần nhấn mạnh về tác dụng của lễ. Khi Nhan Hồi hỏi về nhân, Khổng Tử trả lời: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” và “Khắc phục ham muốn của mình, nói và làm phù hợp với lễ” [108, tr.340].
Nhan Uyên hỏi thêm về những chi tiết chủ yếu để thực hiện đức nhân. Khổng Tử nói: “Những việc không hợp với lễ chớ xem; không hợp với lễ chớ nghe; khơng hợp với lễ chớ nói; khơng hợp với lễ chớ làm” [108, tr.341]. Theo đó mà xét,
lễ khơng chỉ có vị trí quan trọng trong chính sách an bang trị quốc, mà còn mở rộng
phạm vi để hiệu chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vua dùng lễ để đối xử với bề tôi, bề tôi cũng theo lễ mà thể hiện lịng trung thành, kính trọng đối với vua.
Tuân Tử bàn nhiều về việc bề tôi trung với vua phải giữ cho được lễ. Ông khẳng định rằng, trung là lễ, xét việc hành lễ để suy người trung. “Người quân tử trọng lễ, dựa vào lễ, là cái phép tắc bao giờ và ở đâu cũng tốt lành…Rất hợp với thời thông đạt, rất lợi cho lúc khốn cùng, ấy đúng là lễ đó. Đại phàm dùng huyết khí, chí ý, trí lự, hễ theo lễ thì êm đẹp, xong xi, khơng theo lễ thì trái, rối, biếng trễ. Ăn uống, mặc, ở, cử động, nghỉ ngơi theo lễ thì điều hịa, chừng mực, khơng theo lễ thì xơng pha mưa gió, sinh ra yếu đau. Theo lễ thì nét mặt, dáng đi, thái độ trong lúc tới lui đều phong nhã, khơng theo lễ thì q mùa, thơ kệch, dung tục, bỉ lậu. Cho nên, người khơng có lễ thì khơng thể sinh tồn, việc khơng có lễ thì khơng thể thành tựu, nước mà khơng có lễ thì khơng thể có an ninh” [75, tr.219].
Như vậy, việc theo lễ trở thành nguyên lý tất yếu trong hành xử của cá nhân và gắn việc thực hiện đạo trung với lễ được hiểu như sự thi triển của lễ trong phạm vi cụ thể của mối quan hệ vua tôi. Tuy nhiên, khi lý giải căn nguyên của việc phải thực hành lễ thì Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử mỗi người lại đưa ra một cách riêng. Điều này có thể lý giải một phần theo quan niệm “tính” của họ: Khổng Tử vốn nghiêng về tính thiện nhưng chỉ nói: tính tương cận dã, tập tương viễn dã. Nghĩa là tính người vốn gần nhau nhưng do tập nhiễm mà xa nhau vì thế phải giáo dục, phải dạy lễ. Vua sai khiến bề tôi bằng lễ, bề tôi thờ vua bằng trung. Trung ấy cũng theo lễ mà làm. Trung gắn liền với lễ là vì thế. “Cái gọi là quân lễ thần trung ở đây bao quát cả tư tưởng hữu quan của Khổng Tử về vua tôi cùng quan hệ thượng cấp và hạ cấp nói chung. Khổng Tử là một người theo chủ nghĩa cải lương ơn hịa, dẫu rằng ông cũng không phản đối cách mệnh của Khang Vũ, song khuynh hướng chung mà nói ơng ủng hộ chế độ xã hội hiện tại, chỉ thi hành cải lương đối với nó. Bởi thế ơng thập phần chú trọng đến sự khơi phục lễ nhạc bình thường và trật tự luân thường của xã hội từ trong một thời đại mà lễ nhạc đã băng hoại” [52, tr.90].
Tuân Tử cho rằng tính người vốn ác, hám lợi mà sợ hại nên phải dạy lễ. Ơng chỉ rõ: “Tính của người ta vốn ác, nó mà hóa thiện được là do cơng của người ta…Cho nên gỗ cong thì phải luộc rồi uốn nắn mới ngay, sắt nhụt thì phải giũa mài rồi mới sắc. Nay tính người ta ác thì phải có thầy, có phép, rồi mới thành ra thẳng ngay, phải nhờ lễ
nghĩa rồi mới thành ra trị. Người mà khơng có thầy, có phép thì thiên lệch, hiểm ác mà khơng thẳng ngay, khơng lễ nghĩa thì bội loạn mà khơng trị” [75, tr.354].
Chính vì thế, Tn Tử chỉ ra rằng “thuận theo tính thì: gây ra tranh đoạt lẫn nhau mà từ nhượng khơng có; thành ra tàn tặc mà trung tín khơng có; thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa, văn lý khơng có...Các thánh vương vì thấy tính người ác, thiên hiểm nên mới đặt ra lễ nghĩa, chế ra phép tắc để uốn nắn tính tình người, làm cho nó thành ngay thẳng, dẫn dắt nó thành ra trị, hợp với đạo” [75, tr.355]. Sau có người cho rằng, Tuân Tử tự mâu thuẫn với chính mình vì tính người vốn ác thì lấy đâu ra văn lý lễ nghĩa mà dùng. Chuyện rằng: “Người ta hỏi: Tính người ta là ác thì lễ nghĩa ở đâu ra? Đáp: Lễ nghĩa do thánh nhân làm ra chứ khơng phải do tính người sinh ra. Người thợ gốm nhào đất mà làm đồ dùng là do người thợ gốm học tập rồi làm ra chứ khơng phải do tính người tự nhiên biết mà sinh ra…Đức thánh nhân dày cơng suy tư, tập thành thói quen để làm ra lễ nghĩa, đặt ra phép tắc” [75, tr.356].
Như vậy, mặc dù quan niệm lễ từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân tử tuy có những thay đổi nhất định, song tính tơn qn bao giờ cũng được duy trì và giữ vững. Tính chất tơn qn ấy càng tăng cường tính nghiêm ngặt của lễ trong việc thực hiện đạo trung bởi lễ nhạc ấy, xét đến cùng là do thiên tử các đời cắt đặt ra với các tiêu chuẩn phù hợp với chế độ của họ, cũng là vành lưới đảm bảo quyền lợi và khả năng chi phối thần dân của bề trên. Cho nên, trong một chừng mực nhất định, gắn trung với lễ cũng chính là đem vo trịn mối quan hệ quân thần để phận bề tội luôn phải tận tâm, tận lực phụng sự, làm theo và gìn giữ các lễ nghi, phép tắc vốn có. Ưu điểm của nó được thể hiện ở chỗ là, tuy đạo trung gắn với việc thực hành lễ, song chính lễ lại là tấm gương để soi chiếu việc hành xử của một ông vua đối với bề tôi của mình. Thành thử, cương lĩnh của lễ tạo ra tính cương tỏa và kiềm chế, phán xét hành động của cả hai đối tượng: chủ thể và khách thể. Cho nên, ở một giác độ nhất định mà xét, quan niệm trung trong Nho giáo sơ kỳ, vì thế mà tiềm ẩn tính biện chứng và nhân bản nhất định.
Thứ hai, trung là phải biết phân biệt, xét cái đáng theo mà theo.
Khổng Tử cho rằng, con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung? Chỉ có xét cái đáng theo mà theo mới là hiếu là trung vậy. Chính vì thế,
“trung” trong quan niệm của Khổng Tử ngồi nghĩa phụng sự vua, phận bề tơi cịn phải có nghĩa vụ khun vua lấy đạo nhân nghĩa để trị dân. Ơng nói: “u con mà khơng dạy con phải chịu khó nhọc được ư? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đường chính ư?” [108, tr.396]. Làm bề tơi của vua thì phải khuyên vua lấy nhân làm trọng, theo vương đạo mà đi. Đây là quan điểm có tính tích cực của Khổng Tử bởi lẽ ở vào thời điểm xã hội rối loạn, có cả minh qn và hơn qn, thì việc yêu cầu bề tôi phải khuyên vua theo vương đạo cho thấy Khổng Tử rất ý thức về trách nhiệm của một bề tơi chân chính. Trung là xét cái đáng theo mà theo, nghĩa là nếu vua đi theo lối vương đạo thì bề tơi phải trung, vua theo bá đạo, bề tôi phải khuyên can vua. Bởi thế khi Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói: “Khơng được lừa dối vua. Nhưng nếu vua lầm lỗi, phải hết sức khuyên can, dù phải xúc phạm đến vua” [108, tr.410]. “Câu này phản ánh tinh thần trung quân của Khổng Tử. Khổng Tử cho rằng bề tơi phải trung thành, có trách nhiệm với vua, tuyệt đối không được lừa dối vua. Điều nguy hiểm là kẻ bề tơi thờ vua nhưng báo tình hình cho vua sai sự thật, thấy vua trái mà khen phải, biết việc dở mà bảo là hay – đó là lừa dối vua. Mặt khác, nếu lời can gián trung thực, thực sự là đúng đắn, có lợi cho quốc kế dân sinh, cho sự sống cịn của đất nước, mà vua khơng nghe, thì vẫn phải cố khuyên can, cho dù có thể xúc phạm đến vua. Xúc phạm ở đây phải hiểu là dù sắc mặt vua có giận dữ cũng vẫn cứ khuyên can. Từ câu nói này có thể thấy Khổng Tử vì đạo nhân đã khơng hề nghĩ đến an nguy của bản thân”[108, tr.411].
Tuy nhiên, khi khun can vua hết lịng mà khơng được thì theo Khổng Tử phải biết dịch chữ trung cho hợp. Điều này cho thấy tâm trạng mâu thuẫn của Khổng Tử. Ông mong muốn trở thành bề tơi trung thành, có ích và hy vọng các bậc minh quân xây dựng một xã hội thịnh trị nhưng trong thời kỳ loạn lạc, ông không chủ trương thực hiện chữ trung một cách mù quáng. Bản thân Khổng Tử là tấm gương thực hiện đạo trung theo nghĩa này.
Mạnh Tử tiếp nối tư tưởng của Khổng Tử và cũng cho rằng “người quân tử thờ vua là vụ dẫn ông vua theo đạo phải mà đi, cái chí là ở điều nhân mà thơi” [70, tr.209]. Nhưng nếu Khổng Tử chỉ dạy là phải vụ dẫn vua theo đường nhân chính,
phải can vua khi vua mắc sai lầm thì đến Mạnh Tử vấn đề này được cụ thể, chi tiết hơn. Mạnh Tử viết: “Người nào biết dùng nhân chính để nhắc nhở vua, được gọi là có nết cung. Người nào giãi bày với vua điều hay lẽ thiệt, biết can gián việc làm tà khuất của vua, được gọi là có đức kính. Kẻ nào nói rằng vua mình khơng có sức thực hiện nhân chính, được gọi là kẻ làm hại vua vậy” [108, tr.659]. Người làm tôi phải can ngăn vua khi vua mắc sai lầm nhưng sự can ngăn cũng phải mềm dẻo, lựa lúc, lựa chiều, nhất là khơng được vì bất cứ lý do gì mà cho rằng vua khơng đủ sức thực hiện nhân chính. Trung mà biết khun can đúng lúc thì lịng trung càng lớn.
Tuy nhiên, cũng giống như Khổng Tử, quan niệm của Mạnh Tử về việc bề tôi can ngăn vua vẫn cịn nặng tính hình thức, thiên về cải lương mà khơng dứt khốt, rõ ràng. Nghĩa là khuyên can nhẹ nhàng, khun mà khơng được lại kính mà vâng chứ khơng làm trái. Mạnh Tử viết: “Nếu nhà vua tuỳ tiện ra lệnh giết kẻ sỹ vơ tội, thì quan đại phu nên bỏ đi. Nếu nhà vua tuỳ tiện ra lệnh giết dân thường vơ tội thì kẻ sỹ liệu bề di chuyển”[108, tr.676]. “Đối với vua, mình đừng chỉ trích điều lỗi lầm của các quan chức, mình cũng chớ nói ra sự khiếm khuyết trong việc chính trị. Bởi vì duy chỉ có bậc quan đại thần mới có thể uốn nắn, sửa chữa những điều sai của vua mà thơi. Hễ vua ăn ở có nhân thì chẳng có ai cư xử bất nhân. Hễ vua noi theo điều nghĩa thì sẽ chẳng có ai dám bất nghĩa. Hễ ở trên vua giữ được mình chính trực thì sẽ chẳng có ai dám bất chính. Một khi vua đã sửa được mình chính trực, chẳng làm điều gì sai trái, thì nhà nước sẽ được yên ổn” [108, tr.670].
Tiếp nối tư tưởng quần thần phải biết can gián vua, khơng vì an nguy bản thân mà bỏ qua việc an nguy của xã tắc, Tuân Tử chia trung thần làm ba hạng: “Thượng trung: dùng sức mà che chở, cải hóa được vua, như Chu Cơng; Thứ trung: dùng đức mà giúp vua được nên sự nghiệp, như Quản Trọng; Hạ trung: dùng đạo lý mà khuyên can vua như Ngũ Tử Tư” [75, tr.366]. Tuy trung thần có nhiều loại song Tn Tử cịn chỉ ra rằng chính cách hành xử của các ông vua sẽ quyết định việc bên cạnh vua có trung thần hay khơng: “Các ơng vua đời xưa…tâm mê hoặc, hành vi lầm lẫn. Bởi vậy quần thần mới bỏ lòng trung, chuyên mưu lợi riêng, trăm họ ốn trách, khơng quy phụ, bậc hiền lương rút lui xa lánh, ấy chín châu tiêu trầm, tơn
miếu tan hoang, chính là vì vậy. Vua Kiệt chết ở Lịch Sơn, vua Trụ treo cổ dưới ngọn xích bái. Mình khơng tự biết, người lại khơng can, đó là cái họa của tình trạng bị che lấp vậy” [75, tr.321]. Điều này cho thấy Tuân Tử nhận diện khá chính xác nguyên nhân chủ yếu khiến cho các ông vua không trị an được muôn dân. Một là do bản thân ông vua mê hoặc, đắm chìm trong tửu sắc khiến cho quần thần, bá tánh đều oán trách, bỏ lịng trung, chán nản việc triều chính, tơng miếu…Hai là do trung thần biết vua lầm lẫn mà không đứng ra can gián.
Khi đặt trách nhiệm xã tắc và quy kết tội trạng cho bề tơi vì khơng biết can gián vua, Tuân Tử đã vượt qua các bậc tiền bối để đề ra đòi hỏi mang tính khắt khe hơn trong quan hệ vua tơi. Tính mềm hóa, hai chiều trong tư duy của Tuân Tử góp phần đưa lại một cách phân tích mang tính tổng thể bao quát hơn về tình trạng loạn lạc của xã hội đương thời. Thông thường, lịch sử chỉ phán xét ông vua với tư cách là người cầm đầu, cao nhất song ở đó, trách nhiệm bề tơi, có lẽ cần phải được xem là một vế đối trọng có vị trí ngang hàng. Bởi thế, bên cạnh mỗi minh quân thường có các trung thần đóng vai trị là qn sư. Việc chọn trung thần là việc của vua nhưng trung thần ấy thể hiện lịng trung như thế nào cho có lợi cho cơng việc chung là chính là trách nhiệm của bề tơi. Trung thần vì thế ln phải biết xét cái đáng theo mà theo để cịn vụ dẫn vua theo lẽ phải mà trị vì trăm họ.
Thứ ba, đạo trung phụ thuộc vào đức độ của từng ông vua
Ở vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, nước là nước của từng ơng vua chứ khơng có một quốc gia xã tắc chung, thành thử trong các cuộc chiến tranh giành quyền lực, đất đai, thành quách, việc tham chiến cũng là thể hiện lòng trung quân. Khổng Tử và các học trị của ơng chưa từng ca ngợi chiến tranh và thái độ phục tùng vô điều kiện của bề tơi đối với vua. Theo tính logic, quan hệ chặt với việc bề tôi trung phải xét cái đáng theo mà theo, đạo trung được gắn với minh qn và có tính hai chiều mềm dẻo. Điều này cho phép bề tôi không phải phục tùng vua một cách vô điều kiện, đồng thời cho phép bề tơi có thể rời bỏ ơng vua này để đến với một ông vua khác anh minh hơn. Khổng Tử cho rằng: “Người bề trên ngay thẳng dù không ra lệnh, người dưới vẫn làm theo. Người bề trên khơng ngay thẳng, tuy có
mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo” [108, tr.371]. Cho nên, bề tôi phải tuỳ đức độ của từng ơng vua mà phát huy lịng trung. Quan niệm này của Khổng Tử về sau ít được nhắc tới mà hậu Nho thường nhấn mạnh đến việc bề tôi