Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 161)

3.2.2 .Quan niệm về đạo hiếu của các nhà nho Việt Nam

4.2.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội

Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện và khách quan để đánh giá vai trò của Nho giáo trong việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lịch sử cho thấy Nho giáo là một học thuyết chính trị, đạo đức, lấy đạo đức làm phương tiện để thực hiện mục đích chính trị. Do đó, các vấn đề về con người như bản tính cá nhân, các mối quan hệ người, giáo dục đào tạo con người cũng như đường lối trị nước của nó đều do nhu cầu thời đại đặt ra. Việc chú trọng đến phương diện đạo đức về thực chất là đề cao dư luận xã hội, một cách gián tiếp đẩy nó lên thành thiết chế xã hội bằng cách chỉ ra rằng các việc làm phi pháp, vi phạm đạo đức là những việc cổ nhân, thánh nhân oán trách, người đời cười chê đồng thời coi đó là biện pháp mang lại hiệu quả khả quan cho lĩnh vực quản lý xã hội. Nó khơng những làm cho người cầm quyền phải cẩn trọng trong quyết sách, mà còn làm cho dân chúng đi vào quy củ hơn, sống có định hướng trách nhiệm hơn. Những hy sinh bản thân của ai đó để giữ trọn đạo cương thường luôn được Nho giáo ca ngợi và cổ vũ. Thơng qua các hình tượng đó, tính giáo dục của luận thuyết Nho giáo được phát huy, mặc dù không phải sự hy sinh nào cũng là đúng đắn. Tinh thần Nho giáo ln khuyến khích, u cầu con người chủ động, tích cực đi vào cuộc sống xã hội bằng cách đứng ra đảm nhiệm việc dân việc nước, việc thiên hạ nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của nó là làm cho thiên hạ được thái bình. Mặc dù con người xã hội trong Nho giáo còn rất mơ hồ chung chung và mang tính duy tâm ở mức độ nhất định. Song, ở một giác độ khác, có thể thấy việc gắn con người với các trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ đạo đức của Nho giáo đã thực sự định hướng cho việc hoàn thiện ý thức cá

nhân về trách nhiệm con người theo thuyết chính danh với bổn phận và địa vị xã hội mà nó đảm nhiệm.

Quan niệm của Nho giáo cho rằng, xã hội là gia đình lớn (cự thất, thế gia), trung với người đứng đầu gia đình lớn đó cũng là hiếu với cha của mn dân. Bằng cách ấy, Nho giáo gắn chặt và mở rộng trách nhiệm trung hiếu của cá nhân với các phạm vi được khoanh vùng: Thân, Nhà, Nước, Thiên hạ. Cá nhân trong xã hội lúc đó nghiễm nhiên phải nhận lấy những trọng trách xã hội, buộc nó phải lưu tân trong suốt cuộc đời. Tất nhiên, như thực tiễn lịch sử đã chứng minh, không phải cá thể nào cũng đáp ứng được yêu cầu và hồn thành trọng trách ấy. Bên cạnh đó, do sự quy định của các điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng…nên ảnh hưởng của Nho giáo đến việc nhận thức, thực thi trách nhiệm xã hội ở từng cá nhân, đơn vị dân cư không phải hoàn toàn giống nhau bởi

Xã hội Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đã mang tính chất khác biệt riêng có. Nhà nước ta được thành lập khơng phải theo kiểu nhà nước nguyên nghĩa như ở Phương Tây tức là do lực lượng sản xuất phát triển, đấu tranh giai cấp không thể điều hịa được. Cũng khơng phải giống như nhiều quốc gia Phương Đông là do nhất thống thiên hạ, giải quyết cuộc nội chiến. Nước Việt Nam được hình thành trước hết bởi nhu cầu cố kết mọi người để cùng giải quyết các vấn đề tập thể như chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Ngay khi nhà nước mới hình thành mọi người đã phải cùng nhau chung lịng góp sức để vừa dựng nước vừa giữ nước. Vì lẽ đó, ngay cả trong thời kỳ phong kiến, khái niệm nhà nước thuộc sở hữu riêng của một ông vua là rất mờ nhạt. Rất nhiều nhà nho, chí sỹ yêu nước, dưới sự đào luyện của Nho giáo, vẫn khẳng định trung hiếu đó khơng phải là với cá nhân nhà vua hay triều đình mà là trung hiếu với đất nước, nhân dân.

Như vậy, khi giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với xã hội theo tinh thần Nho giáo cần nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn trong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước. Bên cạnh đó, cần qn triệt phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Bản thân Người là mẫu mực trong việc kế thừa có chọn lọc và vận dụng đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nó nói riêng. Theo Người,

“Cái gì cũ mà xấu, thì bỏ…Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước” [90, tr.94- 95]. Trung với nước, hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau và đã trở thành nghĩa vụ, trách nhiệm chính trị, đạo đức của mỗi người dân. Trong điều kiện xã hội hiện nay, với nhiều biểu hiện suy thoái đạo đức, mất phương hướng, khơng vững về lập trường, lý tưởng, thậm chí mơ hồ cần phải khẳng định tiếp tục khẳng định và phổ biến giá trị chân lý bất hủ này, coi đó là cốt tủy để một người con dân đất nước Việt Nam nắm lấy và hành động.

Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội trên cơ sở quán triệt đạo đức trung, hiếu ở phạm vi rộng nhất của nó tập trung ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục định hướng, giáo dục để mỗi cá nhân giác ngộ và có ý

thức tự giác trong việc nêu gương xung phong đi đầu trong các hoạt động tập thể và trung thành với lợi ích của dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho quốc gia dân tộc.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân khách quan của sự dịch chuyển về thang giá trị một phần là do điều kiện mới đã đặt tiền đề để chủ nghĩa cá nhân, gia đình vị kỷ hồi sinh. Nguyên nhân chủ quan là ở chỗ, các cá nhân trong sự tiếp thu tự giác hoặc khơng tự giác đã có ý thức ưu tiên các giá trị liên quan đến bản thân, gia đình, người thân ruột thịt. Nguyên nhân này lại được khởi phát do công tác tuyên truyền giáo dục định hướng khơng đồng bộ, kém hiệu quả chưa có tác dụng thúc giục, khơi gợi, động viên cá nhân. Trong khi đó, luật pháp với tính cưỡng chế chỉ mang tính chất phịng ngừa và giải quyết khi có sự việc diễn ra. Một nguyên nhân khách quan khác có thể dễ dàng nhân thấy, đó là vấn đề cơng bằng xã hội ở nước ta trong thời gian vừa qua chưa được giải quyết tốt. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà những người làm nên chiến thắng chính là giai cấp cơng nơng mà đặc biệt là nông dân. Tuy nhiên, khi đất nước được hịa bình thì lợi thế về kinh tế, cái mà tồn dân hy vọng sẽ có sau chiến tranh, lại thuộc về tầng lớp khác. Chính vì vậy, trong ý thức của khơng ít người dân Việt Nam đã quên đi nguyên tắc chung của tập thể trong chiến tranh là “mình vì mọi người”, họ hướng tới phương châm “mình hãy vì mình, thượng đế mới vì tất cả”. Điều này dẫn đến tình trạng ngày càng ít các trường hợp

dấn thân vì sự nghiệp chung. Chính vì vậy, các cán bộ đảng viên phải là người đi tiên phong trong sự dấn thân. Nói cách khác, phải: “Đặc biệt quan tâm giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, hết lịng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng. Cán bộ đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, thật sự tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc; xử lý hài hịa các lợi ích, đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết” [33, tr.286].

Đây cũng là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhìn lại chặng đường hơn hai mươi năm đổi mới, bắt đầu từ đại hội Đảng lần thứ VI, khi rút ra những triết lý phát triển có ý nghĩa chỉ đạo nổi bật thì triết lý sau cùng, triết lý thứ chín được nêu ra là: “Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người – với tư cách là từng cá nhân và cả cộng đồng – vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [37, tr.126]. Cho nên, có thể nói, việc giáo dục ý thức trách nhiệm để cá nhân có ý thức chung sức vì sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần vào cơng cuộc làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh cũng chính là việc kiến tạo cho bản thân anh ta một môi trường để được sử dụng và phát huy năng lực.

Thứ hai, xây dựng và giáo dục một cách có hệ thống ý thức trách nhiệm cơng

vụ cho cá nhân.

Mỗi cá nhân khi đảm trách vai trị của một cơng dân, hơn ai hết họ hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với chính cơng việc mà họ đảm nhiệm song trách nhiệm công vụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ hồn thành cơng việc mà còn mở rộng định mức xem bản thân cá nhân đó đã đóng góp như thế nào vào hằng số khơng xác định của những giá trị chung trừu tượng với vai trò dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Quyền dân chủ của nhân dân bao gồm những hoạt động làm chủ trực tiếp (thông qua hoạt động sống hàng ngày ở đơn vị địa phương ) và cả những hoạt động làm chủ gián tiếp (thông qua đại diện trong các tổ chức chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở cả hai phạm vi và cấp độ này, trên thực tế vẫn cịn tình trạng mất dân

chủ. Về nguyên tắc, Nhà nước ta hiện nay là nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Chúng ta cũng đang “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN: Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân” [33, tr.126]. Song, trên thực tế thực tế vẫn cịn có những lĩnh vực khơng những người dân không được tham gia thanh kiểm tra mà đúng hơn là không thể thanh kiểm tra. Về vấn đề này, trước đây, đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng trăn trở: “Điều đáng tiếc, đáng lo là trong những năm gần đây, bên cạnh những người tốt, cán bộ tốt, ngày càng xuất hiện những con người, kể cả thanh niên, đảng viên, cán bộ đã bị tha hóa…Những hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, tệ quan liêu, tham nhũng, những hành vi phi đạo đức mà Bác Hồ đã coi là “giặc nội xâm”, có nơi trở nên trầm trọng…Những con người bị tha hóa ấy trở thành mảnh đất thuận lợi cho mưu đồ “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Chúng ta cần nhìn vào sự thật và có quyết tâm chặn đứng nguy cơ nói trên” [46, tr.97].

Với sự vào cuộc của cả xã hội, với cơ chế cải cách hành chính và với cả các biện pháp xử lý mạnh, tình trạng mất dân chủ đã giảm đáng kể và có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên những hiệu chỉnh từ các quy định của pháp luật và dư luận xã hội thường chưa đủ mạnh, thậm chí chỉ là biện pháp nhất thời và chỉ phát huy tác dụng khi có các sự việc, các cá nhân điển hình bị xử lý. Trong khi ấy, việc điều chỉnh từ ý thức cá nhân quy định bản thân mỗi cá nhân phải tự hiệu chỉnh từ suy nghĩ đến hành động của mình. Sự thơi thúc của ý thức cá nhân khiến cho việc hiệu chỉnh trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết. Cho nên, vấn đề xây dựng ý thức tinh thần trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ hiện nay rõ ràng là phải bắt đầu lại từ việc giáo dục, đạo đức lối sống cho họ. Sự phục vụ, cống hiến đó được đền bù xứng đáng không phải chỉ ở mức lương họ được nhận mà còn ở ghi nhận xã hội đối với các công việc chung mà họ tham gia. Để mỗi cá nhân khi được giao trọng trách đối với đoàn thể, đất nước, xã hội đều ý thức được vai trị cơng bộc của mình khơng phải là điều đơn giản, cũng khơng phải là vấn đề có thể giải quyết trong một khoảng thời gian định trước. Tuy nhiên, nếu vì kết quả đang ở dạng tiềm năng ấy mà không

bắt tay vào giải quyết thì khơng những khơng thể biến khả năng thành hiện thực mà càng làm cho hiện thực trở nên tồi tệ hơn. Khơng những thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ” [90, tr.684]. Nghĩa là làm việc, làm người, làm cán bộ không tách biệt khỏi nhau mà nằm trong tính thống nhất biện chứng. Trong khi phấn đấu để làm việc, làm người, làm cán bộ, cá nhân không chỉ phấn đấu cho bản thân mà với tư cách là thành viên xã hội, công dân đất nước họ đã tham gia đóng góp vào sự nghiệp chung của tồn xã hội.

Thứ ba, mở rộng một cách hiệu quả các hoạt động xã hội mang tính cống

hiến tích cực mà cá nhân có thể tham gia.

Trách nhiệm xã hội là cụm từ ngày nay được nhắc đến khá phổ biến. Nội hàm của nó cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với tư cách là một thành viên xã hội, một công dân của một quốc gia. (Khi mở rộng phạm vi sẽ là trách nhiệm của từng nhóm người, từng tập thể mà cá nhân ấy là thành viên). Xét đến cùng, việc hoàn thành trách nhiệm xã hội bị điều chỉnh trước hết bởi ý thức trách nhiệm cá nhân từng thành viên trong xã hội. Việc hoàn thành trách nhiệm xã hội này cũng khơng địi hỏi phải được cộng đồng ghi nhận và cổ vũ. Nhưng sự ghi nhận và cổ vũ của cộng đồng sẽ tạo hiệu ứng kép để các hoạt động này được trở nên phổ biến, thường xuyên và có sức lan tỏa. Cho nên, GS Lê Thi khi bàn về vấn đề này đã cho rằng việc nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức đạo đức cho cá nhân là cơ sở để nâng cao ý thức trách nhiệm pháp lý của họ. Bà khẳng định: “không phải chỉ nâng cao ý thức trách nhiệm của một số cá nhân tích cực, tiên tiến mà của toàn thể cộng đồng, của mọi cá nhân trước những sự kiện diễn ra trên đất nước ta, trong địa phương họ sinh sống, dù họ ở cương vị nào, làm việc gì”. [120, tr.28].

Trước đây, trách nhiệm xã hội thường chỉ dùng cho các doanh nghiệp để địi hỏi họ tn thủ những tiêu chí về chất lượng, mơi trường, an tồn lao động…Ngày nay, trách nhiệm xã hội địi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm đối với hiện thực khách quan đang diễn ra xung quanh chính bản thân họ. Chẳng hạn có ý thức tuân thủ các quy định: không xả rác bừa bãi, không hút lá nơi công cộng, tôn trọng

và bảo vệ của cơng…từ đó hình thành ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái, môi trường sống, tham gia các hoạt động vì mơi trường, các hoạt động mang tính nhân đạo như: giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, bảo vệ trẻ em…Nhìn chung, với trách nhiệm xã hội này khơng gắn với lợi ích vật chất trực tiếp mà cá nhân thu nhận được, cho nên nếu bản thân cá nhân khơng có ý thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội này thì khơng những khơng tạo được động lực địi hỏi chính bản thân họ hành động mà thậm chí họ cịn tham gia vào việc phá hoại xã hội một cách không tự giác. Cho nên, giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho cá nhân được xem như việc xây dựng nền tảng đầu tiên và động lực xuyên suốt cả cuộc đời để cá nhân thực hiện các nghĩa vụ xã hội của mình mà khơng cảm thấy đó là nghĩa vụ.

Tóm lại, giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với xã hội theo tinh thần

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 161)