Quan niệm về đạo trung của các nhà nho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 96)

2.2.3 .Quan niệm của các nhà nho thời Tống về đạo đức trung hiếu

3.2. Một số nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo Việt Nam

3.2.1 Quan niệm về đạo trung của các nhà nho Việt Nam

Đạo trung của Nho giáo chính thức giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam khi chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta được thiết định. Quan niệm trung quân trở thành tất yếu để thực hiện chủ trương tôn quân quyền đã đáp ứng được yêu cầu của giai cấp thống trị về củng cố chế độ quân quyền và duy trì sự tồn tại của các vương triều phong kiến. Nhờ cơ sở xã hội này mà đạo trung của Nho giáo được bồi đắp và xác lập được vị trí cao nhất trong hệ giá trị đạo đức của thân phận bề tôi. Với tinh thần trung quân, Lê Quý Đôn không ngần ngại khuyến khích lịng trung thành với Chúa Trịnh bằng cách sưu tầm mọi lời nói của thánh hiền vào tập “Thánh mơ hiền phạm” giải thích tồn bộ Tứ Thư, Ngũ kinh; Nguyễn Cơng Trứ sẵn sàng hy sinh vì triều Nguyễn để chống lại khởi nghĩa nông dân; Nguyễn Trường Tộ địi hỏi bề tơi phải trung thành tuyệt đối với vua và nhiều tấm gương khác… Nhưng lịch sử dân tộc ta cũng minh chứng rằng có nhiều nhà nho đã phát triển đạo trung của Nho giáo, làm cho nó vượt ra ngồi phạm vi ý nghĩa kinh điển của nó. Đạo trung ấy đối lập với thứ trung quân mù quáng (ngu trung), vừa gần với tính hai chiều trong mối quan hệ vua - tơi của Nho giáo thời Khổng - Mạnh nhưng lại vừa có những nét khác biệt với Nho giáo Khổng - Mạnh. Nói cách khác các nhà nho Việt đã tiếp thu, cải biến đạo trung của Nho giáo trên cơ sở điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, họ gắn nó với các yếu tố truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống của dân tộc. Đạo trung trong quan niệm của các nhà nho Việt Nam trong lịch sử tiêu biểu cho sự vận dụng sáng tạo Nho giáo, đánh dấu bản sắc

riêng có của Việt Nam được thể hiện tập trung ở một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, trung quân là yêu cầu đạo đức căn bản của người quân tử.

Các cá nhân tồn tại trong cùng một xã hội bao giờ cũng chịu sự tác động và quy định của tồn tại xã hội. Sự tác động và quy định tất yếu của tồn tại xã hội làm cho ý thức cá nhân khơng thể khơng có sự tương đồng với ý thức xã hội. Chính điều này quy định tính giai cấp, lập trường chính trị, hệ tư tưởng… của từng thời kỳ trong lịch sử. Ở Việt Nam, chế độ phong kiến kéo dài cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã tạo nên những hệ quả mà bản thân nó được coi là sản phẩm riêng có của chế độ này. Sống dưới chế độ phong kiến, số phận con người chịu ràng buộc bởi rất nhiều quy định khắt khe và vì thế con người buộc phải kiếm tìm các chân lý giải phóng cho cuộc đời mình. Những người theo Phật giáo tìm được nơi nương tựa bình yên để hy vọng vào sự cứu độ của Đức Phật mà vượt qua những khó khăn về mặt vật chất và tinh thần, cuối cùng là đến với đích mà niềm hy vọng cá nhân vào sự hứa hẹn tơn giáo là Niết bàn. Số khác, tìm được sự an nhiên tự tại trong Đạo giáo để bình thản trước mọi biến cố trong cuộc sống, sau cùng là “cuộc sống” sau khi chết nơi bồng lai tiên cảnh. Những người khác lại chọn Nho giáo, bởi học thuyết này đem lại cho họ cơ hội vinh danh, hưởng lộc và một số ít trong đó mới có khả năng “hậu lạc tiên ưu” trước đất nước và nhân dân. Đó là những nhà nho chân chính, họ khơng sống vì mục đích “vinh thân phì gia”, mà thực sự muốn có “danh gì với núi sơng”, đặng làm mẫu mực về đạo đức cho các thế hệ mai sau.

Với đặc điểm của chế độ phong kiến trung ương tập quyền từng tồn tại ở nước ta thì việc lựa chọn Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng, lấy nội dung đạo đức căn bản của nó để giáo huấn đạo làm người cho thần dân là một tất yếu mà mục đích cuối cùng của nó là biến đạo trung trở thành lẽ tất nhiên của phận làm tơi. Vì thế, dễ dàng nhận thấy rằng, tính trung quân trong tư tưởng của các Nho gia tiêu biểu được thể hiện trong từng thời kỳ khác nhau.

Nguyễn Trãi (1380 -1442) đã chọn đạo Nho để sống trọn đời với những nguyên lý mẫu mực mà các thánh hiền đời xưa chỉ dẫn. Ông rất tin Nho, sùng Nho, trắc trở bao nhiêu cũng khơng bỏ Nho. Ơng khẳng định: “Chữ học ngày xưa quên

hết dạng, chẳng quên có một chữ cương thường” [150, tr.423]; “Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon. Nghìn kiếp dầu ăn vẫn hãy cịn. Nhật nguyệt dễ qua bên sáng. Cương thường khôn biết tấc son”[148, tr.418]; “Nẻo xưa nay cũng một đường. Đây chen chóc nẻo tam cương. Đạo này để trong trời đất. Nghĩa ấy bền chưng đá vàng” [150, tr.427]... Với Nguyễn Trãi, ngôi vua tồn tại như một tất yếu, nó có ý nghĩa tối cao và đó cũng là tư tưởng chính thống của Nho giáo, coi ngôi vua được thiết định bởi trời là không thể thay đổi. Con người của Nho giáo khi đã thành đạt trên con đường hành đạo phải biết đó là nhờ ơn chúa, điều đó ln đeo đẳng trong tâm trí ơng, thúc dục ơng phải có trách nhiệm báo đáp: “Tơ hào chẳng có đền ơn chúa” [149, tr.393]. Và khơng chỉ có mang ơn vua chúa, mà con người cịn phải biết cơng ơn cha mẹ đã sinh thành ra mình, do đó trung và hiếu ln đi liền với nhau, nó tương ứng với việc đền đáp nghĩa quân thân: “Quân thân chưa báo lòng canh cánh” [149, tr.391]. Đạo quân thân với Nguyễn Trãi là quan trọng nhất. Tính tất nhiên của đạo trung trong con người Nguyễn Trãi cũng chính là nhân tố căn bản quy định thái độ xuất xử của ơng. Mặc dù bản thân ơng khơng ít lần bị mưu hại, cũng không hiếm những lần ông buồn chán, thất vọng về cách đối xử của vua và triều đình với mình, song bất luận trong trường hợp nào, dù đang tại vị hay phải lui về ở ẩn, lịng ơng vẫn canh cánh một tấm lòng trung. Trong bối cảnh ấy, ơng cảm nhận lịng trung của mình trở nên “cơ trung”, chẳng giống ai và cũng hiếm người chia sẻ tâm trạng đó với ơng. Đó quả là “cơ tâm” trong trạng thái “lực bất tịng tâm”. Ơng từng than rằng: “Một lòng báo quốc vẫn hăng say. Tiêu khiển nhà tranh một nếp này” [149, tr.275] . Ông tâm sự: “Mười năm thân thế cứ lang thang/ Thay ngọn cờ tinh chính bóng dương/ Lúc ngủ thường mơ về cố lý/ Bao phen nhớ tới lễ từ đường/ Nơi quê phép nước khơng ngăn cấm/ Đất khách tình nhà cứ xót thương/ Trằn trọc khơng n nằm lại dậy/ Nhìn giời mong sáng suốt đêm trường” [149, tr.77]. Cuộc sống ở ẩn không làm cho Nguyễn Trãi xa rời đạo Nho mà ông đã chọn, và cũng vì ni trong mình cái đạo trung qn khơng chuyển lay, ơng sẵn sàng gác bỏ mọi suy tư về “cô trung” để khi đất nước và vua cần đến, ông sẵn sàng biến niềm “cô trung” thành tận trung để báo quốc. Và cuối cùng, kết thúc cuộc đời với thảm án Lệ Chi viên, dường

như Nguyễn Trãi vẫn chưa thỏa cái chí cống hiến của một bậc chính nhân quân tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là nhà tư tưởng, nhà hoạt động nhà nước, sau khi mất được vua Mạc truy tặng danh hiệu Trình Quốc cơng (Trạng Trình cơng thần của đất nước). Danh hiệu đó phản ánh q trình “vào ra” nơi “cửa Khổng sân Trình” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhân sĩ thấm nhuần một cách sâu nặng đạo trung của bề tôi đối với vua, đạo hiếu của con đối với cha mẹ trong Nho giáo. Ông cho rằng con người sống trong xã hội phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức Nho giáo là cương thường. theo ông: “Nghĩa phải thờ vua [lý đó] sáng như mặt trời mặt trăng”; “Vua tôi, cha con là nghĩa cương thường bền vững nghìn đời”; “Lịng ln nghĩ đến vua cha kỳ cho đến lúc trời đất già cỗi” [62, tr.66]. Điều này cho thấy đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạo trung hiếu là chân lý trường tồn mà đạo làm người từ lúc nào cũng phải dõi theo. Thực chất, theo chân lý đó, bề tơi trung với vua là lẽ tất nhiên, thuận với đạo trời, đạo người nhất là ông từng được tới ba triều vua nhà Mạc trọng dụng. Nguyễn Bỉnh Khiêm thường than: “Ba đời chúa được phúc tình cờ / Ơn nặng chưa từng báo tóc tơ” [62, tr.75].

Trung quân, Nguyễn Bỉnh Khiêm ln tự nhắc nhở mình phải làm trịn đạo bề tôi, cho dù thế sự ngang trái với khơng ít cảnh bon chen, nịnh hót. Đơi khi vì mâu thuẫn trong vấn đề xuất (sự quân: ra làm quan, lo việc đời) và xử (sự thân: thờ cha cho trịn đạo hiếu), ơng cũng băn khoăn giữa hai ngả đường dù: “Quân thần thề hết lòng thờ một / Xuất xử cầu chưa đạo được hai” [62, tr.175]. Tâm trạng mâu thuẫn của ơng cũng là tâm trạng chung của khơng ít Nho sỹ trong bối cảnh rối ren. Tính chất mâu thuẫn về mặt tinh thần này thực chất phản ánh mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội lúc bấy giờ khi quyền lực và của cải tập trung vào tầng lớp trên trong xã hội cịn nhân dân vẫn đói khổ lầm than. Trong triều thì phận làm tơi phải khom lưng, uốn lưỡi dù thấy khơng ít sự việc trái ngang. Trong tình thế ấy, chọn cách xử thế trung dung, Nguyễn Bỉnh Khiêm mong tạo được thế cân bằng giữa bên kia là đạo quân thần, bên này là đạo cha con. Ơng khẳng định: “Sang có phận là ơn chúa / Được làm người bởi đức cha” [62, tr.176] và “Dù muốn cái con thêm cái cháu / Chưa quên thờ chúa với thờ cha” [62, tr.183].

Đạo lý vua tôi, cha con được ơng trình bày một cách khái qt trong bài bia ở quán Trung Tân: “...Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hồ giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng có lịng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung người khác, suy lịng chí thành để đối đãi với mọi người, đó cũng là trung vậy” [63, tr.653]. Đạo trung theo nghĩa này của Nguyễn Bỉnh Khiêm gần với đạo trung với ý nghĩa rộng rãi trong đạo “trung dung” của Khổng Tử. Nó đã được mở rộng phạm vi và trở thành lẽ sống của con người. Đạo trung đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm thi triển ra ở các tầng bậc với nhiều mối quan hệ làm cho nó trở thành hiện thực trong đạo đức ứng xử. Quan niệm này cho thấy ông tuy chịu sự đào luyện của Tống Nho song đã vượt ra khỏi cái vịng trịn khép kín của quan hệ quân thần để tạo ra một hệ thống đa vòng đan xen của đạo trung. Mỗi một cá nhân, cùng một lúc là thành phần của nhiều vịng trịn quan hệ khác nhau. Vì thế trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hoà giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, vui làm điều thiện, độ lượng bao dung người khác, suy lịng chí thành để đối đãi với mọi người…đều là biểu hiện của đạo làm người mà trong bài Trung Tân quán bi ký ông đã được qui tất cả về “trung”.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), cũng là một người được nuôi dưỡng từ nhỏ bằng những câu chữ của đạo Nho. Ông ra sức học tập đạo Nho với tinh thần: “Học cho biết lẽ quân thần / Biết phần phụ tử, biết phần hiếu trung” [11, tr.218]. Đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu cũng lấy hiếu, trung làm nền tảng. Tuy nhiên, ông cũng giống như đại đa số môn sinh chịu sự đào luyện của Nho giáo và ảnh hưởng bởi ý thức hệ phong kiến, cho nên trong tư tưởng của ông vẫn thấy bóng dáng của vấn đề trọng nam khinh nữ. Chẳng thế mà ông đã thông qua nhân vật Lục Vân Tiên của mình để nhấn mạnh: “Trai thời trung hiếu làm đầu / Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” [12, tr.93].

Quan niệm này còn xuất hiện rải rác và bộc lộ thơng qua hành động hành động, tính cách các nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu như: Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu Ðồng… Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có thể thấy tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu khơng siêu hình, cứng nhắc và dường như nó được tích hợp từ tư tưởng

trung, hiếu của đạo Nho. Tuy nhiên, ông tiếp thu tư tưởng Nho giáo một cách sáng tạo, đồng thời đưa vào đó yếu tố dân tộc để phù hợp với tâm thế của nhân dân. Nhờ thế cho nên các nhân vật tuy được hư cấu trong văn thơ của ông, khơng những khơng bị gị bó bởi ngun lý đạo đức khắt khe của Nho giáo mà ngược lại, được vẫy vùng trong các khoảng khơng gian mang đậm tính nhân bản hơn. Khơng những thế, khi để cho Vân Tiên nghe theo lệnh vua đi chống giặc Ơ Qua với mục đích cứu dân thì ở đó, hành động xét theo nghĩa trung quân hay ái quốc đều được được người đọc chấp nhận.

Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu chúng ta có thể thấy trong tư tưởng của họ có những điểm tương đồng ở chỗ họ đều coi đạo trung là lẽ tất nhiên. Tuy ba đại biểu chưa phải là đại diện cho tất cả các nhà tư tưởng tiêu biểu khác trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, song chính sự gặp nhau của các tư tưởng này cho thấy tính liên tục của lịch sử với một dịng chảy của Nho Việt mang đậm dấu ấn Việt Nam. Không quá mơ hồ xa xăm như Nho giáo sơ kỳ, cũng không cứng nhắc, cực đoan như Nho giáo thời Hán và Tân Nho giáo, Nguyên lý trung quân của Nho giáo đã được các đại biểu lý giải, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống xã hội, đồng thời mang lại cho nó một sức sống lâu bền ở Việt Nam. Lẽ tất nhiên của đạo trung quân trở thành lẽ tất nhiên của một cơng dân phải gắn mình với lợi ích quốc gia dân tộc. Chính vì thế chữ “sự qn” ở khía cạnh nào đó, cũng bao hàm ý nghĩa “sự dân”.

Thứ hai, đạo trung được thực hiện trong sự tương quan với nhân cách của từng ông vua.

Nếu đối chiếu với quan điểm của Nho giáo chúng ta có thể thấy Nguyễn Trãi là nhà nho không bị ràng buộc bởi quan niệm “trung thần bất sự nhị quân” (tôi trung khơng thờ hai vua). Có thể Nguyễn Trãi đã tiếp thu quan điểm minh lương của Mạnh Tử về việc bề tơi nên tìm vua sáng mà thờ, cho nên dù ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán, một vị quan tư đồ nhà Trần nhưng khơng vì thế mà ơng tiếp tục ủng hộ nhà Trần vốn đã bị mục nát. Cha con ông đã phục vụ cho nhà Hồ nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà Nhà Hồ nhanh chóng thất thủ

trước sự xâm lược của giặc Minh. Khi nhà Hồ thất bại, khơng ít trung thần của triều đại này đã tìm đến con đường tuẫn tiết để giữ trọn đạo trung thì Nguyễn Trãi lại vào Lam Sơn, tìm đến với Lê Lợi, đi theo tiếng gọi giải phóng dân tộc trên tinh thần chọn vua sáng mà thờ: “Ước bề giả ơn minh chúa. Hết khoẻ phù đạo thánh nhân. Quốc phú binh cường chăng có chước. Bằng tơi nào thủa ích chưng dân; những vì chú thánh âu đời trị. Há để thân nhàn tiếc tuổi tàn; cịn có một lịng âu việc nước. Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.. [131, tr.278]. Điều này cho thấy, trung trong quan niệm của Nguyễn Trãi là trung với vua sáng, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hồng gia. Bởi thế ơng thường khuyên nhà vua nên quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của nhân dân: “Dám mong bệ hạ rủ lịng u thương và chăn ni muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, khơng cịn một tiếng hờn giận ốn sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc” [149, tr.16].

Trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta cũng không bắt gặp thứ trung quân mù quáng mà trung ở ông là trung với đạo thánh hiền, trung với chế độ,

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w