Bối cảnh ra đời của Nho giáo

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận án

2.1.Bối cảnh ra đời của Nho giáo

Trước khi bước vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, vào khoảng cuối thời Tây Chu (thế kỷ VIII TCN), chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn với những dấu hiệu khủng hoảng để chuẩn bị nhường chỗ cho chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên. Chính cơ sở hạ tầng với kết cấu là các quan hệ sản xuất đan xen phức tạp đã tạo ra một sự tác động trái chiều đối với kiến trúc thượng tầng xã hội. Trong khi đó, xã hội Trung Quốc lại phải đối mặt với thiên tai, nạn đói triền miên khiến cho đời sống tinh thần của xã hội cũng rơi vào tình trạng rối loạn với sự dịch chuyển của các quy tắc lễ nhạc nhà Chu… Hiện thực khách quan đó đã tạo tiền đề để bắt đầu một sự quá độ toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tạo tiền đề để con người giảm bớt và bứt ra khỏi ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan thần thoại, tôn giáo để bước đầu tiếp cận thế giới quan khoa học triết học.

Nhờ được đặt nền móng từ những thay đổi về cơng cụ lao động từ đồ đồng sang đồ sắt dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nên kinh tế thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc có được những thay đổi mạnh mẽ. Việc sử dụng công cụ bằng sắt thay thế công cụ bằng đồng trở thành phổ biến, cùng với đó các trung tâm luyện sắt ra đời ngày một nhiều. Nhờ sản xuất được nhiều cơng cụ bằng sắt như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, trục bánh xe và các đồ dùng bằng sắt khác. Với giá thành rẻ hơn, sắt lại cho chất lượng cứng hơn, bền hơn nên việc ứng dụng các công cụ lao động mới

vào kỹ thuật canh tác, thủy lợi, vỡ hoang giúp cho các công việc này ngày càng đạt kết quả cao hơn, sức người được giải phóng nhiều hơn. Sự thay đổi và tính hiệu quả của cơng cụ lao động mới đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác: thủ công như gốm, chạm trổ vàng bạc…rất phát triển; sản xuất thủ công nghiệp đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn, các quan hệ trao đổi sản phẩm cũng được mở rộng; thương nghiệp cũng có bước phát triển mạnh, tiền tệ bằng kim loại ra đời thúc đẩy lưu thông nhiều và nhanh hơn. Các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa xuất hiện nhiều. Sử sách nghi nhận nhiều nơi đã trở thành trung tâm đô thị sầm uất như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở, Khai Phong nước Ngụy…

Tuy kinh tế đạt được nhiều thành tựu, song cùng với đó là tình hình chính trị xã hội bất ổn. Theo thống kê, thời Xuân Thu kéo dài khoảng 242 năm thì gần gấp đơi số ấy, là 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Thời Chiến Quốc tiếp nối cục diện chính trị xã hội phức tạp, rối ren của thời Xuân Thu với các cuộc chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu với quy mơ lớn hơn, tàn khốc hơn. Mục đích của các cuộc chiến tranh khơng thay đổi, vẫn là chiếm thành, chiếm đất, xưng vương. Chiến tranh làm cho các bên tham chiến đều kiệt quệ về sức người, sức của. Đời sống của người dân vốn đã không được quan tâm nay càng trở nên khốn khổ hơn. Thêm vào đó, nếu trong thời Xuân thu, sở hữu tư nhân mới bước đầu tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu xã hội giai cấp với sự phân tầng xã hội thì sang đến thời Chiến Quốc, chế độ cơng xã nơng thơn tan rã hồn toàn, chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất trở thành quan hệ sản xuất thống trị chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó trở thành điều kiện hợp pháp để bọn nhà giàu tập hợp đất vào tay mình. Người nơng dân ngày càng bị bần cùng hóa và trắng tay, buộc phải đi cày thuê cuốc mướn. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội không dừng ở sự phân biệt đẳng cấp nữa mà được đẩy lên đỉnh điểm. Xã hội vẫn tồn tại hai thái cực, một bên là người dân nghèo dần biến thành tá điền, cố nơng, sống trong đói nghèo, khơng ruộng đất, bị bóc lột sức lao động và bị xung quân bất cứ lức nào và một bên là vương hầu, chúa, địa chủ giàu có nhiều của cải đất đai. Trong thực tiễn xã hội ấy không thể tránh khỏi những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ của nông dân, nhưng đều không đưa lại kết quả gì đáng kể. Giai cấp, tầng lớp thống trị cũng ý thức

được tính chất mâu thuẫn ngày càng gia tăng của xã hội đương thời nên cùng với việc vơ vét của cải, mở rộng phạm vi lãnh thổ…họ cũng bắt tay vào việc củng cố địa vị thống trị của mình nhằm ngăn chặn nguy cơ mâu thuẫn khơng thể điều hịa được bằng cách xây dựng hệ thống tư tưởng riêng để mị dân, trị dân, đồng thời tận dụng sức lao động, chiến đấu của dân, để giao bang, thống trị nước khác. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan tạo tiền đề để ra đời Nho giáo.

Bên cạnh đó có thể thấy rằng “Chỉ đến thời đại Xuân Thu – Chiến Quốc, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự triển khai của đấu tranh, sự xướng suất của khoa học kỹ thuật, người ta mới bắt đầu thoát khỏi chế độ thị tộc huyết thống, nhạt với quan niệm thiên thần, nắm được quy luật tự nhiên. Trong bối cảnh đó, người ta mới bắt đầu có nhân cách và yêu cầu nhân cách độc lập” [134, tr.112]. Khi ý thức xã hội đã vượt qua giai đoạn cảm tính để đạt được ngưỡng lý tính hóa, thì con người từ thế giới quan thần thoại, sợ hãi quỷ thần, tôn thờ tự nhiên dần tiến đến sự chinh phục tự nhiên, đồng thời đến gần hơn với các quan niệm khoa học và thay cho sự sợ hãi và niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, nó tin tưởng hơn vào sức mạnh của chính mình. “Chính trong thời đại lịch sử biến đổi tồn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị, xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao…kích thích lịng người, khiến các bậc tài sỹ đương thời quan tâm lý giải, để tìm ra các phương pháp giải quyết cứu đời, cứu người, làm nảy sinh một loạt nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn. Các nhà tư tưởng, các môn phái triết học là đại diện cho lợi ích các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên khơng khí sơi động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại” [14, tr.42].

Về nguyên tắc, mỗi một học thuyết, một trường phái, một ý thức hệ bao giờ cũng là sản phẩm thực tiễn của thời đại. Vốn được nảy sinh từ thực tiễn ấy, ý thức hệ khơng chỉ phản ánh, mà cịn định hướng cho chính hoạt động thực tiễn của con người. Các hình thái khác nhau của đời sống tinh thần ln là là bức tranh muôn màu phản ánh cục diện của thời đại và Nho giáo cũng khơng nằm ngồi quy luật khách quan đó. Là học thuyết thể hiện sự mong muốn xây dựng một xã hội thịnh trị

với quyền lực tập trung và sự trung thành rộng khắp, Nho giáo đã chú trọng vấn đề con người xã hội với vị thế, vai trị của nó trong việc ổn định trật tự xã hội. Nho giáo chủ trương đưa xã hội từ chỗ “vô đạo” trở về “hữu đạo”, hy vọng dùng đạo đức để cảm hóa con người. Học thuyết Nho giáo được xây dựng và sử dụng như một công cụ vừa để giáo dục, vừa để trị người. Cho nên, trong hệ thống lý luận của Nho giáo, đạo đức trung hiếu có một vị trí rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết định cho sự tồn tại của chính học thuyết này.

Con người trong Nho giáo vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể chịu mọi trách nhiệm trước hành vi đạo đức của nó. Nghĩa vụ đạo đức của nó khơng tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm làm người. Cho nên, những khát vọng vươn lên từ việc hoàn thành các trách nhiệm cá nhân, gia đình, xã hội để trở thành một nhân cách được thừa nhận và lưu danh đời sau của con người Nho giáo thực sự để lại nhiều trăn trở cho những thế hệ hôm nay. Hơn thế nữa, tư tưởng Nho giáo tuy khơng thể tích hợp được vào hệ giá trị của xã hội hiện đại, song nhìn nhận ở một giác độ khác thì có thể thấy trong bất cứ một xã hội nào, đạo đức trung, hiếu luôn hiện diện trong hệ chuẩn mực căn bản của văn hóa ứng xử để nhận diện và đánh giá con người.

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)