Quan niệm về đạo hiếu của Nho giáo nguyên thủy

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 58)

7. Kết cấu của luận án

2.2.1.2.Quan niệm về đạo hiếu của Nho giáo nguyên thủy

2.2. Nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong lịch sử Nho giáo

2.2.1.2.Quan niệm về đạo hiếu của Nho giáo nguyên thủy

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, chế độ tông pháp bị suy yếu, kết cấu gia đình đơn hệ bắt đầu xác lập. Luân lý hiếu đạo lúc này có sự dịch chuyển phù hợp với thực tế xã hội nên gắn với ln lý gia đình hơn là ln lý dịng tộc. Khổng Tử coi trọng luân lý hiếu đễ và coi đó là cơ sở để định hình nhân cách trong các mối quan hệ giữa người với người. Thiên “Học nhi” sách Luận ngữ viết: Hữu Tử nói rằng: “Đã làm người có nết hiếu, nết đễ, ít ai ham xúc phạm đến người trên. Người không ham xúc phạm đến người trên mà ham làm việc rối loạn là chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc đã gây dựng được, thì đạo lý từ đó sinh ra. Nết hiếu, nết đễ là gốc của việc làm đạo nhân đó chăng!” [122, tr.17 ].

Cùng với đạo trung, trong Nho giáo Ngun Thủy, đạo hiếu có một vị trí rất quan trọng, thậm chí có lúc, có nơi cịn được đặt rất cao. Điều này phù hợp với diễn tiến của nguyên lý tu, tề, trị, bình của Nho giáo. Vì sao phải thực hiện đạo hiếu? Vì lẽ thường gia đình, cha mẹ là gần gũi nhất với ta. Nếu ở với cha mẹ mà khơng hiếu thảo, khơng kính thuận các bậc huynh trưởng… thì với người ngồi sao có lịng từ ái, trung thứ được? Cha mẹ sinh ta, nuôi ta, giáo dưỡng ta, cho ta mọi điểm khởi đầu, nên nết hiếu phải là đầu trăm nết. Nếu nhân là cốt lõi của tư tưởng Khổng - Mạnh, thì hiếu đóng vai trị là ngun tắc qn triệt nhân vào những hành vi cụ thể, là chuẩn mực để kiểm nghiệm đức nhân của mỗi con người bắt đầu từ cái nôi gần gũi nhất – gia đình. Các thánh hiền của Nho giáo quan niệm một người con bất hiếu thì sẽ khó có thể trung với vua, càng khơng thể kính trời.

Đạo hiếu theo sách Hiếu Kinh, cũng được phân ra làm các bậc khác nhau: - Hiếu của thiên tử là kính yêu cha mẹ, từ đó suy rộng ra đến nhân dân, làm cho cả thiên hạ đều thực hành đạo hiếu. [24, tr.18]

- Hiếu của chư hầu là trên nhưng không kiêu, đầy mà chẳng tràn, cẩn thận tuân thủ pháp độ, từ đó an hưởng phú quý lâu dài, làm cho nhân dân được an lạc, vui hoà. [24, tr.20].

- Hiếu của khanh đại phu là không phải phép tắc của tiên vương không dám vâng theo, không phải lời của tiên vương khơng dám nói, khơng phải đức hạnh của tiên vương khơng dám làm. Sự mặc, lời nói, việc làm, “Ba điều ấy vẹn trịn khơng thiếu. Mới bảo tồn tơng miếu khơng lo. Đó là hiếu của quan to. Kinh thi kia đã đắn đo lẽ này: Một lòng những đêm ngày chẳng trễ. Dốc một lịng kính lễ một người. Ngước lên đức hiếu vẹn mười. Làm gương rọi xuống cho đời soi qua” [24, tr.24].

- Hiếu của sỹ đem coi lịng tơn kính cha mẹ mình chuyển sang thờ phụng qn vương và bậc trưởng thượng. “Cố dĩ hiếu sự quân tắc trung; dĩ kính sự trưởng tắc thuận; trung thuận bất thất dĩ sự kỳ thượng, nhiên hậu năng bảo kỳ lộc vị, nhi thủ kỳ tế tự. Cái sĩ chi hiếu dã” [24, tr.26].

- Hiếu của dân thường là dùng đạo của trời, chia lợi của đất, tằn tiện của mình ni nấng, phụng dưỡng tri ân cha mẹ.[24, tr.30].

Nho giáo nguyên thủy bàn nhiều về hiếu đễ, đề cao tột bậc hai chữ ấy và cho rằng, hiếu bắt đầu bằng thờ phụng cha mẹ, giữa là thờ vua, cuối cùng là lập thân. Nho giáo nguyên thủy cũng tốn nhiều công phu để giảng giải, định rõ nội dung của hiếu đễ nhất là hiếu, nhưng không đưa ra được một định nghĩa chung. Thường thì tuỳ theo trường hợp cụ thể mà nội dung của hiếu được giảng giải khác nhau. Mặc dù có nhiều cấp độ, nhiều cách giải thích, thậm chí là chia làm nhiều loại, nhưng

Hiếu kinh cũng chép rằng: “Từ thiên tử tới bầy chúng thứ. Hiếu không nề thứ tự

trước sau. Đều tìm cội rễ từ đâu. Lo gì đức hiếu ai hầu kém ai”[24, tr.31]. Cho nên, hiếu là cái đạo đức vừa cao siêu vừa bình dị, khó mà so sánh cao thấp cho rõ ràng. Tựu chung lại, đạo hiếu trong quan niệm của Nho giáo nguyên thủy có những nội dung cơ bản sau:

Một là, phải phụng dưỡng, đối đãi với cha mẹ bằng chân tình

Đạo hiếu bắt đầu từ việc phụng dưỡng cha mẹ. Quan niệm này xuất hiện sớm trong lý luận dưỡng thân truyền thống của người Trung Hoa. Sinh mệnh thực tại của con người dù sao cũng hữu hạn, quý trọng sự sống của cha mẹ cho nên phải phụng dưỡng cha mẹ cũng là tuân theo cái nguyên lý ấy. Sách Hiếu kinh viết: “Dùng đạo của trời, xơi lợi của đất, cần kiệm chi tiêu để phụng dưỡng cha mẹ, đức hiếu của dân ta là như vậy” [24, tr.31].

Khổng Tử cũng nhấn mạnh rằng, nếu chỉ đơn thuần thỏa mãn về nhu cầu vật chất thì mới chỉ là một phần rất nhỏ của hiếu đạo, quan trọng là thái độ kính trọng cha mẹ trong việc phụng dưỡng. Thực chất đó cũng chính là đáp ứng cả hai mặt vật chất và tinh thần đối với bố mẹ. Khổng Tử nó: “Người con hiếu ngày nay, nói có thể ni được cha mẹ. Đến như chó, ngựa người ta cịn ni được. Nếu chẳng kính cha mẹ, sao có khác thế chăng?” [122, tr.57]. Dùng ý thức, thái độ của người con khi chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ để phân tách với hành động ni chó, ngựa, tư tưởng này của Khổng Tử cho thấy tầm tư duy của ông. Sự so sánh này cho thấy danh giới giữa hành động hiếu thảo mang tính tình cảm chân thành và hành động nghĩa vụ thụ động.

Sách Lễ Ký chép: Xuyết thúc ẩm thuỷ, tận kỳ hoan, tư chi vị hiếu. Nghĩa là ni cha mẹ cốt ở sự thành kính, dẫu cho phải ăn gạo hỏng, uống nước lã mà làm cha mẹ được hết cái vui, ấy gọi là hiếu. Cho nên khi Tử Hạ hỏi đạo hiếu, Khổng Tử đáp: “Khi thờ cha mẹ duy có sắc mặt hồ vui là khó. Chứ khi phụ huynh có việc con em chịu khó làm việc; hay khi có cơm rượu, mời phụ huynh ăn uống; từng làm những việc ấy, đã cho là hiếu chăng?” [122, tr.59]. Giữ được sắc mặt hoà với cha mẹ khi phụng dưỡng mới là nết hiếu tại tâm, cha mẹ cần con có hiếu thực với mình chứ khi cha mẹ có việc mới xắn tay làm, có thức ăn ngon mới đem mời cha mẹ chưa hẳn đã là hiếu. Điều này cho thấy Khổng Tử yêu cầu người làm con vốn phải có “tâm hiếu” để thực hành đạo hiếu như một lẽ tất nhiên trong suốt cuộc đời nhưng những thế hệ nhà Nho sau này ít chú ý đến yêu cầu này của Khổng Tử mà thường nặng về thực hành lễ nghi đối với cha mẹ theo những quy tắc, chuẩn mực.

Mạnh Tử về sau tiếp tục hàm ý của Khổng Tử và đặc biệt nhấn mạnh vào việc phụng dưỡng cha mẹ, coi đó là thực hành đạo hiếu. Trong năm điều Mạnh Tử cho là bất hiếu thì có đến ba điều liên quan tới việc phụng dưỡng cha mẹ:

- Khơng chịu làm việc để chăm sóc ni dưỡng cha mẹ khi già yếu. - Ham mê cờ bạc, rượu chè mà quên việc chăm sóc ni dưỡng cha mẹ.

- Chạy theo của cải, chỉ lo cho vợ con mà qn việc chăm sóc ni dưỡng cha mẹ. - Thích đàn hát, hám sắc đẹp, làm những việc để cha mẹ bị nhục nhã

- Thích đánh nhau, tranh đấu khiến cha mẹ bị tổn thất, nguy hại [108, tr.689].

Như vậy, làm con trước tiên phải phụng dưỡng được cha mẹ. Đây được coi là yêu cầu đầu tiên, đơn giản nhất của người con hiếu. Mạnh Tử còn mở rộng phạm vi nguyên tắc gắn hiếu với đễ của Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Con em đệ tử trong nhà, ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngồi thì kính nhường bậc huynh trưởng. Thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức” [108, tr.101]. Còn Mạnh Tử phát triển về đễ và cho rằng, kính trọng anh mình là kính trọng các bậc trưởng thượng. Dùng ngun tắc đối đãi với anh em để cư xử với các bậc trưởng thượng, đem nó ra ngồi xã hội gọi là Nghĩa. Ơng viết: “Thương cha mẹ đó là sự phát hiện đầu tiên của lịng nhân vậy. Kính trọng bậc huynh trưởng là bộc lộ đầu tiên của đức nghĩa”[108, tr.772].

Tuân Tử cho rằng: “Cầm thú có cha con mà khơng có tình phụ tử, có giống đực giống cái mà khơng có nghĩa lứa đơi. Cho nên đạo làm người là phải biết biện biệt” [122, tr.236]. Nghĩa là phải biết phân biệt các mối quan hệ mà đối xử cho có tình có nghĩa. Bên cạnh đó, chính ở đây chúng ta gặp lại u cầu “ni đi liền với kính” của Khổng Tử vì xét ra nếu ni cha mẹ mà khơng kính thì có gì khác ni chó ngựa đâu, cũng giống như cầm thú có tình cha con mà khơng có tình phụ tử.

Quan niệm phụng dưỡng gắn liền với kính trọng là địi hỏi hiếu thảo từ tâm của Nho giáo nguyên thủy. Đây là một quan điểm rất tích cực đối với xã hội đương thời và gần với quan điểm hiện đại. Tính song trùng của giá trị vật chất và tinh thần đã trở thành tiêu chí để đánh giá hành động của một nhân cách cá thể. Cách nhìn nhận cá thể theo hướng này đã tạo ra một hành lang mang tính pháp lý nội tâm để

định hướng tư tưởng và hành động của con người khiến cho việc thực hiện những nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ được điều chỉnh từ điểm xuất phát và trở thành bản năng tất nhiên thay vì ý nghĩa phục tùng. Nhưng sự điều chỉnh bên trong do các cá nhân tự quyết định trong khi sự hiệu chỉnh ấy lại phải biểu hiện thành hành động bên ngồi. Vì thế, u cầu người con ni dưỡng, báo hiếu với cha mẹ từ tâm, Nho giáo nguyên thủy cũng đồng thời đề ra những quy định để thẩm định hành động hiếu ngay từ bên ngoài theo những quy tắc cụ thể.

Hai là, phụng sự cha mẹ bằng lễ

Chuyện rằng: Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu, Khổng Tử đáp: “Vô vi”, rồi sau Phàn Trì khơng hiểu nghĩa hai chữ ấy mới hỏi lại, Khổng Tử giải thích “sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [122, tr.54]. Như vậy có thể thấy “vơ vi” trong quan niệm của Khổng Tử là không vi phạm “lễ”. Tuy Khổng Tử khẳng định đạo hiếu là không trái lễ song nội dung và hình thức của “lễ” rất phức tạp, tuỳ theo những hoàn cảnh mà được vận dụng và lý giải khác nhau. Muốn làm tròn đạo hiếu, theo Khổng Tử phải khôi phục và tuân thủ lễ chế nhà Chu, đặc biệt trong việc cúng tế tổ tiên và tế lễ thiên địa. Khổng Tử nói: “Vua Vũ Vương và em là Chu Cơng có thể xem là hai người con làm trịn đạo hiếu nhất. Sở dĩ đạt được hiếu vì khéo kế nhiệm xuất sắc chí hướng của ơng cha”. Cụ thể là:

1. Khi tế trời đất, tế tổ tiên vào mùa xuân và mùa thu, đã biết sửa sang lại nơi cúng tế, bày đặt đồ vật tế, áo quần của người xưa; cúng tiến hoa quả, thực phẩm theo đúng mùa vụ.

2. Khi cử hành tế lễ ở tông miếu, đã biết xếp bài vị đúng thứ tự ở giữa, bên trái, bên phải, theo đẳng cấp, thứ bậc, tước vị đã được ông cha quy định, nhằm phân biệt rõ công lao, đức độ, tài năng.

3. Khi mọi người cùng ngồi uống rượu thì người ít tuổi, thứ bậc thấp mời người nhiều tuổi, thứ bậc cao trước. Mục đích là đem lễ nghĩa về chữ hiếu quán triệt đến người ít tuổi.

4. Khi mọi người cùng ngồi ăn yến thì theo màu sắc của tóc mà phân định chỗ ngồi. Mục đích là để phân định người cao tuổi, người ít tuổi nhằm giữ vững sự

tôn trọng người cao tuổi.

5. Người có hiếu đúng mực thì giữ được địa vị đúng theo cấp bậc của tổ tiên, làm đúng việc tế lễ do tổ tiên quy định, diễn tấu nhạc do tổ tiên lưu truyền lại, tơn kính người tổ tiên u mến, phụng thờ người đã chết như khi còn sống, kính trọng vong linh người đã khuất như khi đang cịn. Thật là hiếu đến tột bậc vậy.

6. Lễ tế trời vào ngày hạ chí và lễ tế thần đất vào ngày đơng chí là lễ tế trời đất. Lễ tế ở tông miếu là lễ tế tổ tiên vào bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hiểu rõ được ý nghĩa của việc tế trời đất, tế tổ tiên thì cai trị đất nước cũng dễ như nắm một vật trong bàn tay vậy” [108, tr.72]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan niệm hiếu lễ gắn với việc tế lễ trời đất và tổ tiên này thực chất là sản phẩm của tồn tại xã hội đương thời. Nó hữu dụng trước hết bởi nó tạo dựng được một cơ chế phục tùng từ trên xuống dưới theo diễn tiến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tất nhiên, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, càng về sau việc tế lễ mang tính hình thức ngày càng giảm. Đến thời Tuân Tử đã thấy ông xếp theo hàng ngang ba đối tượng của lễ gồm: trời đất, tổ tiên và quân, sư: “Đối tượng của lễ là ba nguồn gốc: trời đất là nguồn gốc của sự sống, tổ tiên là nguồn gốc của giống nòi, vua và thầy là nguồn gốc của bình trị…Ba nguồn gốc đó mà mất một thì con người hết yên. Cho nên lễ là trên thờ trời, dưới thờ đất, tơn kính tổ tiên mà q trọng vua và thầy” [75, tr.77].

Như vậy, trong quan niệm lễ, một cách thông thường theo truyền thống, lễ được gắn với việc thực hiện các quy định về tế lễ. Song, càng về sau, với tư cách là những quy định về mọi mặt liên quan đến con người trong xã hội, lễ với nghĩa là tế

lễ ngày càng được giảm bớt. Trong xu hướng chung đó, hiếu đạo gắn với lễ được

chú trọng ở nhiều nội dung khác mang tính giáo dục, nhân bản hơn.

Khổng Tử quan niệm nội dung chủ yếu của hiếu là thuận, cho nên người ta hay dùng cụm từ hiếu thuận. Thuận nghĩa là không làm trái. Không làm trái tức là không trái với lễ. Người con lấy lễ để làm thước đo hành vi của mình, song trong tư tưởng của Khổng Tử, người con khơng được mù quáng mà phải biết so sánh, suy xét. Nếu yêu cầu của cha mẹ hợp với tiêu chuẩn của lễ thì phải tận tâm, tận lực mà

làm, khi u cầu của cha mẹ khơng hợp với lễ thì cần phải biết xử lý cho phù hợp. Cụ thể: Theo lễ, người làm con phải vấn hỏi cha mẹ thường xuyên. Vì vậy, “khi cha mẹ cịn sống thì con khơng được đi xa, có đi đâu thì phải cho cha mẹ biết” (Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương) [122, tr.140]. Yêu cầu này của Nho Tiên Tần đối với phận làm con trước là để mừng vì cha mẹ được trường thọ, sau là biết khi cha mẹ tuổi cao, sức yếu để lo lắng được kỹ càng, chu tất. Bên cạnh đó, người con đi phải báo, về phải vào trình để cha mẹ được biết cũng là để vấn cha mẹ xem người có điều gì căn dặn hay khơng. Quan điểm này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhưng về sau thường được các nhà Nho hiểu là khi cha mẹ còn sống, phận làm con giữ chữ hiếu không được đi xa. Đây cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của con người, đơi khi lại là cái cớ để người ta lẩn tránh trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Báo hiếu cha mẹ không chỉ lo cho mặt ăn uống mà còn phải lo đến tuổi tác, bệnh tật, sức khỏe của cha mẹ. Khổng Tử bảo: “Phụ mẫu chi niên, bất khả dã, nhất tắc hỷ, nhất tắc dĩ cụ” (Tuổi tác cha mẹ không nên không biết. Một là để mừng, một là để sợ) [147, tr.282]. Bởi vì, tuổi tác cha mẹ có giới hạn, bệnh tật là cái ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đạo đức trung hiếu của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 58)