Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trang 1TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN
TS VŨ VĂN HÀ (Chủ biên)
ĐIỀU CHỈNH
CƠ CẤU KINH TẾ NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Hà Nội - 2003
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH 7
I CƠ CẤU NGÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY 7
1 Cơ cấu ngành và các giai đoạn điều chỉnh cơ cấu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 7
2 Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay 14
II NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ 25
1 Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế 25
2 Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành 30
3 Sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành 34
III NHỮNG THAY ĐỔI CƠ CẤU TRONG NỘI BỘ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỤ THỂ 39
1 Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới 39
2 Điều chỉnh quy mô và nâng cao hiệu quả của các ngành hiện có 55
CHƯƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 67
I NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 67
1 Toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển vùng 67
2 Những hạn chế trong cơ cấu vùng lãnh thổ của Nhật Bản 69
3 Sự chuyển biến trong nhận thức về tạo lập cuộc sống hài hoà gắn với thiên nhiên 72
4 Sự giảm sút dân số và xã hội người cao tuổi 73
II SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 74
1 Các giai đoạn của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng 74
2 Sự biến động và đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế các vùng riêng biệt 79
3 Những đặc trưng chung của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ của Nhật Bản 96
Trang 3CHƯƠNG 3: TƯ NHÂN HÓA KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG VÀ
ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 107
I KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG 107
1 Quan niệm về khu vực kinh tế công cộng 110
2 Bối cảnh của quá trình tư nhân hoá 111
3 Mục đích của tư nhân hoá 112
4 Quá trình tư nhân hoá 113
II KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 120
1 Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân 120
2 Các giai đoạn và hình thức 123
3 Cải cách trong quản lý 128
4 Cải cách về tuyển dụng, thuê mướn 130
5 Di chuyển vốn 137
6 Công ty xuyên quốc gia 140
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI GIAN TỚI 143
I CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 143
1 Nhân tố bên ngoài 143
2 Nhân tố bên trong 150
3 Điều chỉnh cơ cấu là nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh lớn hơn của nền kinh tế 154
II ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 155
1 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành 155
2 Xu hướng điều chỉnh cơ cấu vùng 161
3 Điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp 172
KẾT LUẬN 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO 188
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là côngnghệ thông tin, từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, quá trình toàncầu hoá kinh tế gia tăng mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến chiều hướng pháttriển kinh tế của mọi quốc gia Trong bối cảnh này các quốc gia đều có sựđiều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm tranh thủ cơ hội đồng thời cố gắng vượtqua những thách thức do toàn cầu hoá đặt ra Trong suốt hơn một thập kỷvừa qua, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã có những điều chỉnh cơ cấu theohướng tự do hoá, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu
Có thể thấy từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới nay, nền kinh
tế Nhật Bản trải qua không dưới bốn lần điều chỉnh cơ cấu, lần đầu là thời
kỳ ngay sau chiến tranh, thực hiện điều chỉnh cơ cấu từ thời chiến sangthời bình với việc thúc đẩy mạnh tiến trình khôi phục các ngành côngnghiệp bị sa sút trong chiến tranh Lần thứ hai là thời kỳ tăng trường cao,tập trung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất ở một số vùng kinh tếtrọng điểm Tiếp đó là thời kỳ sau các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, chútrọng phát triển những ngành ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu theo hướngtạo ra các sản phẩm nhỏ và nhẹ Và hiện nay đang trong quá trình điềuchỉnh nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển hài hoà giữa các vùng dựatrên công nghệ thông tin và sinh học Các cơ sở sản xuất, chế biến hiệnđại trước đây chủ yếu tập trung ở khu vực ven Thái Bình Dương, trongnhững năm 90 tại đây đã có sự phân bố lan rộng ra các vùng khác, hìnhthành các trục phát triển trên cơ sở liên kết 10 vùng kinh tế trên cả nước.Nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu, Nhật Bản đã thúcđẩy các giải pháp xoá bỏ quy chế và thực hiện tư nhân hoá Trong nhữngnăm qua quá trình xoá bỏ quy chế nhằm mở rộng hơn thị trường nội địađược gia tăng đã góp phần thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị
Trang 5trường Nhật Bản Các công ty nước ngoài kinh doanh trên thị trườngNhật Bản ngày một gia tăng đã thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu các công tyNhật Bản nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh Trong quá trình cạnhtranh, các công ty Nhật Bản một mặt đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới,thay đổi cơ chế quản lý Mặt khác đẩy mạnh việc di chuyển năng lựckinh doanh sang các quốc gia trong vùng nhằm tận dụng lợi thế côngnghệ của mình và sử dụng sức lao động cùng nguồn tài nguyên của cácnước bản địa, qua đó lại tránh được các xung đột thương mại.
Việt Nam, cũng đang trong quá trình thực hiện sự chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quá trình này hiệnđang đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết như việc lựachọn những ngành ưu tiên, vấn đề phát triển vùng và nhất là vấn để xâydựng có hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước,v.v Để giải quyết nhữngvấn đề này đương nhiên phải dựa trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và cầntranh thủ tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài Hơn nữa, Nhật Bản là mộtcường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới lại cùng nằm trong khu vực Đông
Á và là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, cho nên những chuyểnđổi của Nhật Bản tất yếu có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam Do vậy,việc tiến hành nghiên cứu tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của NhậtBản trong những năm qua, đặc biệt giai đoạn hiện nay là rất cần thiết
Với lý do đó, nhóm cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản đãtiến hành nghiên cứu vấn đề “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật bản trongbối cảnh toàn cầu hóa”, nhằm làm rõ xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tếNhật Bản hiện nay cùng những yếu tố chi phối quá trình này, từ đó đưa ranhững dự báo và đánh giá tác động của chính sự điều chỉnh kinh tế Nhậttới Việt Nam
Việc tiếp cận phân tích cơ cấu kinh tế của một quốc gia có nhiềucách khác nhau, có thể nhìn dưới góc độ cung - cầu, có thể xem xét trong
Trang 6quan hệ nhà nước - thị trường, v.v… Ở đây các tác giả nhìn dưới góc độngành và khu vực, một nền kinh tế bao gồm những phân ngành và khuvực, với tỷ lệ ra sao, động hướng của chúng thế nào v.v
Kết cấu cuốn sách gồm 4 chương Chương 1 đề cập đến điều chỉnh
cơ cấu ngành; chương 2 - điều chỉnh cơ cấu vùng; chương 3 - điều chỉnh
cơ cấu công ty ở cả khu vực công và tư; và cuối cùng là chương 4 - dựbáo xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong thời gian tới Nội dung cácvấn đề được đề cập chủ yếu từ đầu những năm 90 lại đây, tuy nhiên khiphân tích, đánh giá chúng tôi có đề cập ở mức độ nhất định đến các giaiđoạn trước Trong khi trình bày chúng tôi không tách một chương riêng
về các yếu tố quy định sự điều chỉnh cơ cấu, mà trình bày gắn với từng
chương, như vậy cho phép làm rõ hơn sự tác động của các yếu tố đến
từng khu vực cụ thể
Có thể nói đây là vấn đề rộng lớn, bao quát thời gian khá dài, dovậy trong khi phân tích sẽ khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, chúngtôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2002
Tập thể tác giả
Trang 7CHƯƠNG I
ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH
I CƠ CẤU NGÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGÀNH Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY
1 Cơ cấu ngành và các giai đoạn điều chỉnh cơ cấu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Khi xem xét cơ cấu ngành của một nền kinh tế, người ta có thể chia
nền kinh tế thành 3 khu vực lớn là: Khu vực I bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng; Khu vực II bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp chế tạo; và Khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng với sự rađời và phát triển của “kinh tế tri thức”, một khu vực lớn mới của nền kinh
tế đã được hình thành và người ta gọi đó là Khu vực IV bao gồm các
ngành thông tin, ngành sản xuất tri thức và ngành sản xuất lý luận Tuynhiên, cách chia này vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến Để cụthể hoá hơn nữa, tuỳ theo mức độ và phạm vi nghiên cứu, người ta còn
chia nền kinh tế thành các khu vực nhỏ hơn có thể chi tiết tới từng nhánh
nhỏ của các ngành kinh tế Ví dụ, ngành công nghiệp chế tạo có thể đượcchia thành các phân ngành như: cơ khí, chế tạo máy, hoá chất, thiết bị vậntải ; Hay chỉ riêng trong ngành chế tạo máy, cũng có thể chia thành cácngành như máy phát lực, máy quyền lực, máy công tác Vì thế, đểnghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế Nhật Bản, trướchết chúng ta hãy xem nền kinh tế này bao gồm những ngành gì và chúngđược phân nhóm như thế nào
Theo thống kê kinh tế của Nhật Bản, các ngành của nền kinh tếNhật Bản có thể được chia thành 3, 13, 32, thậm chí 98 hoặc nhiều hơnnữa các khu vực hoặc ngành sản xuất cụ thể Tuy nhiên, trong công trình
Trang 8này chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch của cơ cấungành của nền kinh tế Nhật Bản ở cấp vĩ mô dựa trên cơ sở các số liệuthống kê về các khu vực lớn của nền kinh tế Bảng 1 phác họa một bứctranh tổng thể về cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản được phânnhóm theo 3 khu vực, 13 khu vực, và 32 khu vực theo thống kê chínhthức của Nhật Bản.
Bảng 1: Cơ cấu ngành của nền kinh tế phân nhóm theo khu vực 1
PHÂN LOẠI THEO 3
KHU VỰC PHÂN LOẠI THEO 13 KHU VỰC PHÂN LOẠI THEO 32 KHU VỰC
10 Các ngành sản xuất kim loại màu
11 Các ngành chế tạo sản phẩm kim loại
12 Các ngành chế tạo máy móc chung
13 Các ngành chế tạo điện máy
14 Các ngành sản xuất thiết bị vận tải
15 Các ngành sản xuất công cụ chính xác
16 Các ngành sản xuất sản phẩm khác
Khu vực III
5 Cung cấp điện, khí đốt và nước
18 Cung cấp điện, khí đốt và sưởi ấm
19 Cung cấp nước và xử lý nước thải
7 Tài chính và bảo hiểm 21 Tài chính và bảo hiểm
Trang 98 Bất động sản 22 Bất động sản
10 Các phương tiện thông tin đại chúng 24 Các phương tiện thông tin đại chúng
11 Quản lý công cộng 25 Quản lý công cộng
12 Dịch vụ
26 Giáo dục và nghiên cứu
27 Y tế, sức khỏe và an toàn xã hội
Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai đến nay, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhiều lần điềuchỉnh cơ cấu Những mốc quan trọng nhất đánh dấu các giai đoạn chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành của Nhật Bản có thể kể đến là: Sự phục hồikinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1955); Việc hoàn thành kế hoạch
10 năm tăng gấp đôi thu nhập quốc dân (1960 - 1970); Các cuộc khủnghoảng tiền tệ thế giới (1971), khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất (1973 -1975) và thứ hai (1979 - 1980); Sự lên giá mạnh của đồng Yên sau Hiệpước Plaza (1985) và đặc biệt là trong những năm 1990 với sự sụp đổ củanền kinh tế bong bóng đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình
Trang 10trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài Sau đây, chúng tôi xin điểm lạimột số nội dung chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành củaNhật Bản.
Thứ nhất, ở giai đoạn phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ
hai (1945 - 1955), nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ Nhật Bản lúc đó làphải khôi phục lại nền kinh tế Tuy nhiên, trong những năm đầu sau chiếntranh, mọi hoạt động của Chính phủ Nhật Bản đều bị đặt dưới sự kiểmsoát của quân Đồng minh, mà chủ yếu là của Mỹ Chỉ đến khi cuộc chiếntranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra ngày càng gay gắt, và tiếp sau đó
là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), các chínhsách của Mỹ đối với Nhật Bản mới thực sự thay đổi Từ chỗ kiềm chếNhật Bản, Mỹ đã ngày càng nỗ lực trong việc giúp đỡ Nhật Bản khôiphục kinh tế (kể cả việc gánh vác mọi chi phí quân sự cho Nhật Bản) vớimong muốn biến Nhật Bản trở thành một đồng minh của Mỹ, một đầucầu chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Trong điều kiện vô cùng thuận lợi đó, Chính phủ Nhật Bản đã tích cựcđẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế Chính sách thay thếnhập khẩu là một trong những chính sách chủ yếu đã được thực hiện ởNhật Bản trong giai đoạn này
Chính sách thay thế nhập khẩu trước hết được bắt đầu bằng việclựa chọn các ngành có khả năng tạo ra lợi thế so sánh mới để khuyếnkhích phát triển ở trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu Chính phủ
Nhật Bản trong những năm ngay sau chiến tranh đã thực hiện chính sách
sản xuất ưu tiên (1947 - 1950) nhằm khôi phục lại các ngành công nghiệp
than, sắt và thép, và công nghiệp điện Chính phủ đã nắm quyền kiểmsoát một cách trực tiếp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành côngnghiệp này Những phác thảo của chiến lược phát triển sau chiến tranh
của Nhật Bản với việc chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ công nghiệp
Trang 11nhẹ sang các ngành công nghiệp nặng và hoá chất có thể nhận thấy rõ
trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh Đến năm 1955, quy môsản xuất của nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi, tốc độ tăng GDP đãđạt được mức cao nhất của giai đoạn trước chiến tranh (1935 - 1936)
Thứ hai, sau khi nền kinh tế được phục hồi, Chính phủ Nhật Bản
đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế
và khuyến khích các phát minh sáng chế Nói một cách vắn tắt, các chínhsách chuyển đổi cơ cấu này bao gồm việc phân bố lại lực lượng lao động
để đạt được năng suất cao hơn, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩubằng cách phát triển các thị trường nước ngoài, thực thi các chiến lược để
đối phó với tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên,.v.v Và điều quan trọng hơn cả là tập trung vào việc đạt được hiệu quả của các ngành công
nghiệp và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế Chính phủ đã thực hiện
chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu
mạnh và tạo ra sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế như sắt thép, chế tạo
máy (bao gồm máy móc công cụ và các loại máy móc khác) và hóa chất.
Chính sách phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, còn
được gọi là chính sách “chọn ra những người chiến thắng” (Picking - the
- winers), đã được thực hiện rất thành công ở Nhật Bản Và chính cácngành công nghiệp này đã dẫn dắt nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạntăng trưởng cao (1955 - 1973)
Thứ ba, trong những năm 1970 các chính sách công nghiệp và
thương mại của Nhật Bản được tập trung trước hết vào việc khắc phụcnhững hậu quả do các cuộc khủng hoảng tiền tệ và năng lượng thế giớigây ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thua thiệt của các ngành côngnghiệp suy thoái đã bị mất lợi thế cạnh tranh do giá cả của đầu vào giatăng đồng thời hướng, nền kinh tế đi vào khai thác những lĩnh vực có khảnăng tạo ra lợi thế so sánh mới
Trang 12Sau cú sốc Nixon và những cú sốc dầu mỏ, các ngành công nghiệpxuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản trong những năm 60 đã mất lợi thế dogiá thành sản xuất tăng và lâm vào tình trạng suy thoái Để thúc đẩy việccải tổ cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực và tạo điều kiện cho cáccông ty tư nhân có thể tiếp tục phát huy được các khả năng của chúng,Chính phủ Nhật Bản đã ban hành hàng loạt các điều luật và chính sách đểchỉ đạo và khuyến khích chúng giảm công suất sản xuất và chuyển sangnhững hoạt động kinh doanh khác Sự chỉ đạo chuyển hướng cơ cấu côngnghiệp của Nhật Bản trong thời kỳ này về cơ bản là chuyển dịch từ cácngành đã mất lợi thế so sánh (có đặc trưng là nặng và lớn (Heavy & Big -H&B) như sắt thép, đóng tàu, v.v.) sang các ngành có thể tạo ra những lợithế so sánh mới (có đặc trưng là nhẹ và nhỏ (Light & Small - L&S) như
chế tạo máy, ô tô, điện tử, v.v.).
Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở trên đã có tác độngquan trọng đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là nhữngthay đổi diễn ra trong nội bộ các ngành công nghiệp và các công ty Sựthay đổi cơ cấu này thường được miêu tả như những thay đổi từ “nặng,dầy, dài, và to” sang “nhẹ, mỏng, ngắn và nhỏ” Điều này cho thấy sựchuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất từ các ngành H&B như kim loại cơbản sang các ngành L&S như các thiết bị văn phòng, đồ dùng gia đình vàdịch vụ
Việc chuyển dịch theo hướng L&S thể hiện rõ ràng nhất trong sự
mở rộng của các ngành công nghiệp chế tạo máy và các ngành dịch vụ
Do không phải chịu những ảnh hưởng bất lợi khi giá năng lượng tăng nhưtrong các ngành H&B, các ngành L&S có khả năng kỹ thuật to lớn trongviệc đáp ứng các loại nhu cầu đa dạng và trong sự thay đổi thị hiếu củangười tiêu dùng đối với các thiết bị tinh vi hơn Thay vào việc sản xuấtquy mô lớn một số ít các mặt hàng, các ngành L&S lại sản xuất quy mô
Trang 13nhỏ nhưng với một số lượng lớn các mặt hàng Quy định sản xuất đượcthực hiện với giá thành sản phẩm thấp và tiêu tốn ít thời gian hơn Có thểnói rằng sợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là rất thànhcông.
Vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, với sự thành côngtrong điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở trên, tác động của cuộc khủng hoảngdầu mỏ lần thứ hai đến nền kinh tế Nhật Bản chỉ ở mức độ nhỏ, và nềnkinh tế đã nhanh chóng đi vào quỹ đạo phát triển ổn định trên một mức
độ nào đó Cùng với tác động của hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự
tự do hoá của thị trường vốn (1980), quan hệ giữa nền kinh tế Nhật Bản
và nền kinh tế thế giới đã trở nên chặt chẽ hơn trước Mâu thuẫn thươngmại giữa Nhật Bản với các nước bạn hàng chủ yếu, đặc biệt là với Mỹ,nổi lên; Tokyo trở thành trung tâm tài chính của thế giới, và các thịtrường tài chính trong nước cũng được phát triển
Sự tiếp tục của cán cân mậu dịch thặng dư và đồng Yên yếu so vớiđồng đôla là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầuthập kỷ 1980 Tuy nhiên, Hiệp ước Plaza với việc định giá lại đồng Yênvào tháng 9 - 1985 đã làm thay đổi hẳn tình hình này Sự lên giá mạnhcủa đồng Yên sau năm 1985 đã tác động mạnh tới nền kinh tế Nhật Bản.Hiệp ước Plaza có thể được coi là một ranh giới kinh tế phân chia mộtcách rạch ròi các hoạt động kinh tế trước và sau năm 1985 Đồng Yên đãlên giá rất nhanh trong thời kỳ giữa mùa Thu năm 1985 và mùa Hè năm
1986 Mối hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế Nhật - tương tự nhưbầu không khí sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất - đã mở đườngcho những tín hiệu của một cuộc suy thoái Tuy nhiên, từ quý IV - 1986đến quý I - 1991, sự thịnh vượng kinh tế lại tiếp tục, đánh dấu một giaiđoạn tăng trưởng dài nhất và cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần
Trang 14thứ nhất Cùng với điều này đã xuất hiện cái gọi là nền kinh tế “bongbóng” mà đặc trưng cơ bản là sự tăng giá đất đai và bất động sản.
Sau sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng vào đầu những năm 1990,Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ suy thoái dài nhất và nghiêm trọng nhất
kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sự trì trệ đáng lo ngại của nền kinh
tế trong thời kỳ này đã buộc chính phủ cũng như các công ty Nhật Bảnphải tiến hành điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu của nền kinh tế
2 Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay
a Bối cảnh quốc tế và khu vực:
Bước vào thập niên 90, sau khi Liên Xô bị tan rã, xu thế hoà bình
và phát triển đã trở thành chủ đề chính của thời đại Hình thức chủ yếucủa cạnh tranh quốc tế đã chuyển từ chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranhlạnh sang cạnh tranh kinh tế Có thể nói rằng dưới tác động của toàn cầuhoá kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ không ngừng phát triển,tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước vốn
đã khá phát hiện lại càng gia tăng mạnh mẽ Và chính quá trình toàn cầuhoá và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ đãlàm cho các hoạt động hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia cũng nhưgiữa các công ty trên thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng Đặc biệt là
xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư đã trở thành đặc trưng của
sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, làm chocác hoạt động thương mại và đầu tư của các quốc gia và các công ty trongkhu vực cũng ngày càng mang tính quy định, bổ sung cho nhau như mộtchỉnh thể thống nhất Quá trình này đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia, trong đó có Nhật Bản
Trang 15Thứ nhất; có thể nói xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế
là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập chiến lược phát triển kinh tếcủa các nước Dù biện minh dưới hình thức nào và thay đổi hoạt độngtheo cách thức gì thì mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh tế cũng làlợi nhuận, thị phần, và gia tăng ảnh hưởng quốc tế Và để đạt được nhữngmục đích này, các quốc gia phải bắt kịp, thích ứng, và thậm chí phải đónđầu được với những triển vọng phát triển mới của nền kinh tế thế giới
Thứ hai, trong quá trình toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ nói chung,
đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng tin học trong những năm gầnđây đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sangnền kinh tế tin học trong nhiều quốc gia trên thế giới Đây là nhân tố nổibật giúp cho việc điều hành một cách dễ dàng các hoạt động kinh tế phântán ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới bằng cách sử dụng rộng rãi cácthiết bị tin học Nhờ đó, các quốc gia phát triển và các nhà kinh doanhkhông những có thể mở rộng các hoạt động kinh tế về quy mô ra nướcngoài, mà còn có thể tăng cường các hoạt động về chiều sâu, đổi mới về
phương thức tổ chức và quản lý Theo sự phát triển của mạng lưới thông
tin hiện đại, sự trao đổi và thông tin lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càngtrở nên dễ dàng và thuận tiện Chính vì thế, hoạt động thương mại và đầu
tư không những đã có thể phát triển rộng khắp đến những khu vực và cácnền kinh tế trên khắp thế giới mà còn có thể tiến sâu hơn vào những vùngsâu, vùng xa và những nơi héo lánh mà trước đây không thể có điều kiệnvươn tới được
Thứ ba, dưới tác động của toàn cầu hoá và cách mạng tin học, các
quá trình liên kết khu vực và toàn cầu cũng đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏicác quốc gia phải sử dụng tối ưu các nguồn lực để hội nhập có hiệu quảvào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế Các tiến trình này sẽlàm nảy sinh nhu cầu kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách thương mại
Trang 16với đầu tư và viện trợ, đẩy mạnh tự do hoá thương mại bằng cách dỡ bỏcác hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia Các nướcphát triển có điều kiện thực hiện các chiến lược đầu tư và thương mại màtrước kia luôn bị các hàng rào bảo hộ phong toả thông qua việc đặt cácchi nhánh ở nước ngoài và cho phép các chi nhánh đó thực hiện đầu tưtrực tiếp và mở rộng buôn bán sang các nước thứ ba.
Ngoài những tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế như đã đềcập đến ở trên, có thể kể ra một số biến động khác đáng chú ý đã và đang
có tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi nước, trong đó có Nhật Bản.như:
(1) Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997 - 1998) đãđẩy nhiều nước trong khu vực lâm vào tình trạng khó khăn hơn bao giờhết Hầu hết các quốc gia trong khu vực này, kể cả Nhật Bản, đã phải đặtlên hàng đầu nhiệm vụ ngăn chặn suy thoái kinh tế, và nhiều nước đã phảithực hiện các giải pháp tình thế hoặc thay đổi các kế hoạch ngắn hạn vàdài hạn Chính vì thế mà quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khuvực đã gặp không ít trở ngại do mỗi quốc gia phải lui vào thế thủ, thịtrường thế giới trở nên khó dự đoán và độ nhạy cảm cao hơn Hơn nữa,cuộc khủng hoảng này không phải là một cuộc khủng hoảng đơn thuầnhay có tính chu kỳ, mà nó chính là sự bộc lộ cụ thể của những hạn chế vàbất cập của mô hình kinh tế Đông Á vốn đem lại thành công cho các quốcgia trong khu vực này trong nhiều thập kỷ vừa qua Theo các nhà phântích kinh tế, một mặt, đó chính là những yếu kém thực sự, tiềm ẩn trong
mô hình kinh tế vốn có; mặt khác, đó là sự không tương ứng của mô hìnhnày với hoàn cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh chóng Trong bối cảnh
đó, việc xác định lại mô hình phát triển, hay ít nhất là xem xét lại nhữngchiến lược phát triển dài hạn đã được vạch ra trước đây là việc làm hếtsức cần thiết cho các nước trong khu vực
Trang 17(2) Nhờ những cải cách và điều chỉnh mạnh mẽ vào cuối thập kỷ
80, nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ 90 đã phát triển khá ngoạn mục tạo ramột thách thức mới cho các nước lớn, trong đó có Nhật Bản Với sựthành công kinh tế này, ở Mỹ đã xuất hiện lý luận về “kinh tế mới” và Mỹmuốn các nước áp dụng lý luận này Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ châu Á, Mỹ đã yêu cầu các nước trong đó có Nhật Bản phảicải cách mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế, đẩy mạnh tự do hoá, giảm sựcan thiệp của chính phủ và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực
tư nhân,.v.v…
b Những khó khăn kinh tế của Nhật Bản:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khi nền kinh tế thế giới bước
vào một thời kỳ mới, thì cũng đồng thời là lúc nền kinh tế Nhật Bản phảiđứng trước một loạt những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là nhiềulợi thế mà Nhật Bản có được trong thời kỳ tăng trưởng cao đã mất đi
Sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng” vào đầu những năm 1990 đãđẩy nền kinh tế Nhật Bản vào một thời kỳ có thể nói là hết sức ảm đạmtrong suốt hơn một thập kỷ qua Những ngành kinh tế bị tác động nghiêmtrọng nhất là ngân hàng, tài chính và bất động sản Sự yếu kém của cácngành này đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế và gây ra sự trìtrệ của hầu hết các ngành khác Ở Nhật Bản, bất động sản luôn là tài sảnthế chấp của các công ty lớn nhỏ dùng để vay tiền của các ngân hàng.Vào cuối nhưng năm 1980, cùng với việc đồng Yên lên giá mạnh sauHiệp ước Plaza năm 1985, giá bất động sản ở Nhật Bản cũng tăng vọt.Việc kinh doanh bất động sản đã trở thành một ngành đem lại những mónlợi lớn một cách nhanh chóng Chính vì vậy, các công ty đã đổ xô vàovay vốn để kinh doanh bất động sản, và các ngân hàng cũng sẵn sàngnhận thế chấp để cho các công ty vay Việc vay mượn và thế chấp này đãtrở thành một hoạt động kinh tế hết sức sôi nổi ở Nhật Bản vào cuối
Trang 18những năm 1980 Tuy nhiên, khi giá bất động sản giảm đi đột ngột vàođầu những năm 1990, hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản đã bịphá sản, và do đó không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đã vay.Chẳng hạn, theo thống kê trên sổ sách của Bộ tài chính, vào giữa nhữngnăm 1990, tổng số nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật Bản đã lên tới 400
vay vốn ngân hàng cũng ngày càng bị mất giá nghiêm trọng
Tình trạng nói trên một mặt khiến cho các ngân hàng và công ty tàichính Nhật Bản hết sức lao đao, hàng loạt tổ chức tín dụng đã bị đổ vỡ.Thậm chí 11 ngân hàng mạnh nhất của Nhật Bản lần đầu tiên sau Chiếntranh thế giới thứ hai, đã phải giảm khả năng hoạt động còn 90% vào cácnăm 1994 - 1995 Riêng ngân hàng Sumitomo, lớn nhất thế giới, tuyên bố
lỗ tới 3 tỷ đôla vào đầu năm 1995 Mặt khác, tình trạng này còn làm tăng
độ rủi ro của các ngân hàng Nhật Bản và làm suy sụp lòng tin của giớiđầu tư vốn trong nước và ngoài nước vào thị trường tài chính Nhật Bản.Nhiều tổ chức tiền tệ nước ngoài đã rút vốn khỏi Nhật Bản và chuyểnsang các khu vực khác ít chịu sự rủi ro hơn Nỗi lo lắng lớn nhất đối vớithị trường tài chính Nhật Bản là số lượng cổ phiếu giao dịch không tăng.Trong thời kỳ cực thịnh của nền kinh tế “bong bóng”, người ta đã ướcđoán số lượng cổ phiếu giao dịch tại Thị trường chứng khoán Tokyo lêntới 3 tỷ một ngày, song trong những năm 1990 con số thực tế chỉ đạt từ
200 đến 300 triệu tức là bằng 10% Điều này đã khiến cho các công tychứng khoán, mà việc kinh doanh chủ yếu là dựa vào thu phí giao dịch,lâm vào tình trạng hết sức khó khăn Hậu quả nan giải nhất là trong khinền kinh tế Nhật Bản rất cần vốn để đầu tư phục hồi sản xuất thì các ngânhàng lại không muốn và không thể cho các công ty vay được do số nợkhó đòi quá lớn đã làm cho các ngân hàng giảm hẳn lòng tin vào các nhàkinh doanh sản xuất
Trang 19Tất cả những khó khăn chồng chất kể trên đã đẩy nền kinh tế NhậtBản vào một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng và kéo dài chưa từng có kể
từ sau miến tranh thế giới thứ hai đến nay Hiện tượng “Không tăngtrưởng kinh tế” thể hiện ở tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí dưới sốkhông đã đè nặng lên nước Nhật trong suốt những năm này Sức cạnhtranh của các ngành công nghiệp Nhật Bản đã suy giảm một cách rõ rệt
và nhanh chóng Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh của các nước do
Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, sức cạnh tranh của Nhật Bản từ chỗ
dẫn đầu thế giới đã tụt xuống đứng thứ ba sau Mỹ và Xingapo vào năm
1994, lùi xuống vị trí thứ tư vào năm 1995, và lại tụt xuống một cách
Phát triển quản lý quốc tế (International Institute of Management
Development (IMD)) tại Lausanne về các hoạt động kinh tế toàn cầu, vịtrí của Nhật Bản hiện nay đã tụt xuống thứ 18 Người Nhật Bản đã tỏ rahết sức bi quan, và rất nhiều câu hỏi liên quan đến tiềm năng tăng trưởngcủa nước này đã được đặt ra
Cùng với sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế, đồng YênNhật Bản cũng trở nên không ổn định, đặc biệt là sự tăng giá đột ngột củađồng Yên tới 20% so với đồng đôla, từ 105 Yên ăn một đôla lên tới mức
79 Yên ăn một đôla vào giữa năm 1995, đã làm cho tình trạng đầu tư
trong nước càng trở nên tồi tệ hơn sự lên giá mạnh của đồng Yên đã làm
xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản không chỉ ở các thịtrường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước do các mặt hàngnhập khẩu rẻ hơn từ các nước khác đổ vào Đồng Yên tăng giá đã nângcao rất nhiều sức mua của Nhật Bản trên thị trường thế giới, đến mức cóngười đã hoảng hốt nghĩ rằng Nhật Bản có thể mua được cả nước Mỹ khigiá hàng nhập khẩu đã trở nên “rất rẻ” đối với Nhật Bản Điều này làm
2 Xem: Trương Thục Anh; Vòng điều chỉnh mới về kết cấu kinh tế ngành sản xuất của Nhật Bản Tạp chí kinh tế thế giới (Trung Quốc), số 11/1998.
Trang 20cho người tiêu dùng Nhật Bản được lợi trên thực tế, song giới sản xuấtkinh doanh đã bị thua lỗ nghiêm trọng, đặc biệt là bộ phận các xí nghiệpchế tạo kể cả cho nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu Họ thực sự phải đốimặt với những thách thức nghiệt ngã do chênh lệch giá trong và ngoàinước quá lớn Hàng nhập khẩu tăng nhanh trong khi đó hàng loạt công tysản xuất không bán được hàng trong nước hoặc không xuất khẩu đượcbởi vì sự lên giá của đồng Yên đã làm triệt tiêu rất nhiều lợi thế trước đâycủa họ Sự mất lợi thế của Nhật Bản được biểu hiện cụ thể trên một sốkhía cạnh chủ yếu như sau:
Thứ nhất, giá thành sản xuất trong nước tăng lên một cách khủng
khiếp Những năm 1990 đã trở thành những năm mà kết cấu giá thành cácmặt hàng sản xuất ở Nhật Bản trở nên cao đến mức chưa từng có Cụ thểlà: giá đất xây dựng cao nhất thế giới, giá nông phẩm cao nhất thế giới,giá sức lao động cao nhất thế giới, thu phí các phương tiện công cộng caonhất thế giới Giá thành sản xuất cao đã làm giảm mạnh khả năng cạnhtranh của các công ty và xí nghiệp Nhật Bản, đồng thời cũng tạo điềukiện cho hàng hoá nước ngoài dễ thâm nhập hơn vào thị trường NhậtBản
Thứ hai, nhu cầu trong nước giảm mạnh do cả đầu tư tư nhân lẫn
tiêu dùng cá nhân đều giảm Về đầu tư tư nhân, có thể nói đây là mộttrong những cấu thành quan trọng của nhu cầu trong nước Biểu hiện rõnhất của nhu cầu đầu tư tư nhân là sự tiến triển của đơn vị đặt hàng máymóc và tình hình xây dựng nhà xưởng Trong suất thập kỷ 90, nhu cầu vềmáy móc của các công ty Nhật Bản đã giảm đi đáng kể so với thời kỳtrước đó Tình hình xây dựng nhà xưởng lại còn tồi tệ hơn nữa, gần nhưgiảm liên tục trong suốt các năm không trừ năm nào Nhu cầu tái thiếtmạnh khu vực Kansai sau trận Đại động đất Hanshin cũng không bù đắpđược sự giảm sút nhu cầu xây dựng nhà xưởng nói chung trong toàn quốc
Trang 21vào nửa sau của những năm1990 Đầu tư tư nhân giảm là do: nhiều công
ty đã thu hẹp đầu tư trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài để đốiphó với việc đồng Yên lên giá; các ngân hàng và các tổ chức tài chínhkhông muốn cho các công ty vay thêm tiền để đầu tư do họ còn quá nhiều
nợ khó đòi mà chưa có cách gì giải quyết được; lợi nhuận của các công tygiảm mạnh đối với những vụ đầu tư trong nước; đồng Yên tăng giá đã
làm cho năng lực cạnh tranh trong nước giảm sút, kinh doanh trì trệ kéo
dài Về tiêu dùng cá nhân, do kinh tế trì trệ, thu nhập bị cắt giảm nên chitiêu cho tiêu dùng cá nhân của người Nhật Bản trong suất những năm
1990 cũng ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ Người dân Nhật Bảntrong những năm này luôn ở trong tình trạng lo sợ về kinh tế bấp bênhkhông ổn định Do vậy, họ đã phải hạn chế tiêu dùng nhằm dành tiền để
đề phòng những bất trắc có thể xẩy ra cả về việc làm lẫn thu nhập Chính
vì vậy mà doanh số bán ra của các cửa hàng ở Nhật Bản trong những nămnày cũng giảm đi đáng kể Điều này không chỉ có tác động tiêu cực đếncác ngành sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn ảnh hưởngđến cả các nguồn hàng nhập khẩu, đặc biệt là những sản phẩm nhập khẩu
có liên quan đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày như rau quả, thực phẩm, cà
phê, chè
Theo một công bố ngày 21 - 4 - 1995 của cơ quan điều phối thuộcVăn phòng Thủ tướng Nhật Bản, nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bảntrước tình trạng kinh tế suy thoái và sự tăng giá của đồng Yên đều đã phảithắt chặt hơn nữa tiêu dùng của họ Trong một cuộc thăm dò được tiếnhành trên một số lượng lớn các hộ tiêu dùng với tất cả các loại hàng hoáthông thường, người ta đã thấy rằng, trong phần đông các gia đình có thunhập bằng tiền lương và tiền công do làm thuê theo thời vụ thì khuynhhướng tiêu dùng đã giảm đi 77% Tâm lý của người tiêu dùng trongnhững năm này đều cho rằng tình hình giá cả hàng hoá là quá đắt đỏ tại
Trang 22thị trường trong nước Điều này đã khiến họ tự cắt giảm chi tiêu và tăng
Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ, các chính phủ Nhật Bản
kế tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói và các chương trìnhcải cách kinh tế với tổng chi phí lên tới hàng trăm nghìn tỷ Yên Ngânhàng trung ương Nhật Bản đã duy trì một tỷ lệ lãi suất thấp tới mức chưatừng có trong lịch sử Nhật Bản (0,5%) trong suốt nhiều năm liên tục vàthậm chí hiện nay đã xuống tới mức xấp xỉ con số không nhằm phục hồi
và lấy lại sinh khí cho nền kinh tế Đây chính là những biện pháp canthiệp của chính phủ mà theo lý thuyết của Keynes thì, có thể tạo ra nhữngđòn bẩy cho nền kinh tế Nhưng những biện pháp này đã tỏ ra không mấyhiệu quả trước một nền kinh tế đã trở nên quá yếu đuối như nền kinh tếNhật Bản hiện nay Cùng với các biện pháp kích cầu của chính phủ, đểđối phó với tình trạng sản xuất trì trệ, các công ty Nhật Bản đã và đangthực hiện các giải pháp như:
(1) Cắt giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí lao động Trong
suốt những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã hết sức hạn chế việc
tuyển thêm công nhân mới, giảm công nhân hợp đồng, khuyến khíchnhững người cao tuổi về hưu sớm, và ép các xí nghiệp vừa và nhỏ làmthầu khoán phải giảm tối đa các chi phí sản xuất phụ tùng Kết quả là thấtnghiệp gia tăng và các công nhân thường xuyên còn được tuyển mộ phảilàm thêm giờ song tiền lương lại không được tăng một cách tương ứng.Chính vì thế, trong suốt những năm 1990, những cơ hội tìm kiếm công ănviệc làm tại các công sở nhà nước lẫn khu vực tư nhân cho những ngườidân Nhật Bản ở độ tuổi lao động, đặc biệt là những sinh viên mới và đangchuẩn bị tốt nghiệp ra trường, đã trở nên rất khó khăn Đối với những ai
3 Phạm Quý Long Tác động của đồng Yên tăng giá tới nền kinh tế Nhật Bản và các giải pháp vĩ mô,
Trang 23lần đầu tiên đi tìm kiếm công ăn việc làm thì quả thật là hy vọng rất mỏngmanh.
Bởi vì phần đông các công ty Nhật Bản trong những năm này luôn
ở trong tình trạng suy thoái, họ phải thu nhỏ quy mô hoạt động kinhdoanh để tránh tổn thất và sa thải công nhân Một bộ phận các công nhânđược thuyên chuyển tới các xí nghiệp vừa và nhỏ với những công việcmang tính chất tạm thời
(2) Tiến hành thu hẹp và giảm đầu tư vào nhiều khâu sản xuất cầnnhiều lao động, không còn cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đồngthời chuyển chúng sang các nước Đông Á Đó là các ngành sản xuất phụtùng ô tô; lắp ráp đồ điện; điện tử, dệt Hướng thích ứng này đã dẫn tớinguy cơ của sự “trống rỗng” nền công nghiệp trong nước mà các sách báo
đã đề cập đến rất nhiều Theo các số liệu thống kê của 14 ngành côngnghiệp, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài trong những năm giữa thập kỷ 90 bìnhquân đều đạt trên 27%, vượt xa mức 1,8% vào năm 1986 Trong đó côngnghiệp chế tạo tăng mạnh nhất Ví dụ, đầu tư ra nước ngoài trong ngành
sản xuất ở nước ngoài (chỉ mối quan hệ giữa tổng mức tiêu thụ của các xínghiệp ở nước ngoài thuộc ngành chế tạo với tổng mức tiêu thụ củangành chế tạo trong nước) đã tăng từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990
và 7,4% năm 1993, trong đó ngành sản xuất máy điện tăng lên 12,6%,
(3) Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, bán thànhphẩm và linh kiện, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ những cơ
sở chế tạo của Nhật Bản ở nước ngoài và nâng cao hơn nữa giá cả hàngxuất khẩu để bù lại những thiệt hại do sự tăng giá của đồng Yên gây ra
Ví dụ trong năm 1995, nhiều công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng giá
4 Tạp chí “Kinh tế” (Nhật Bản) số tháng 7/1996, tr 20.
5 “Sách trắng đầu tư”, Hội Chấn hưng mậu dịch Nhật Bản, năm 1995, tr 42.
Trang 24hàng xuất khẩu từ 10 - 15% Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu dễ cóđiều kiện thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản trong khi đó hàng xuấtkhẩu từ Nhật Bản lại khó được chấp nhận hơn đối với người tiêu dùngnước ngoài Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong năm
1995 chỉ tăng có 2,6% so với 5,1 % vào năm 1994, trong khi đó, nhậpkhẩu tăng tới 9,2% so với 8,4% vào năm 1994 Do xuất khẩu giảm vànhập khẩu tăng, cán cân mậu dịch thặng dư của Nhật Bản đã giảm điđáng kể Song điều đáng nói là trong khi thặng dự mậu dịch với Mỹ và
EU giảm đi thì thặng dư mậu dịch của Nhật Bản với châu Á vẫn liếp tụctăng nhanh, chứng tỏ châu Á ngày càng trở thành một thị trường xuấtkhẩu quan trọng của Nhật Ví dụ, xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Átrong 6 tháng đầu năm 1995 đã lên tới 99,8 tỷ đôla, cao hơn cả xuất khẩu
(4) Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài trong việcnghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới Đồng thời tiến hành đào tạolại lao động, hợp nhất các cơ sở sản xuất không có hiệu quả, hoặc bán lạicho các nhà đầu tư nước ngoài.v.v…
Tất cả những biện pháp của chính phủ cũng như của giới kinhdoanh kể trên, mặc dù chưa tạo ra một sự phục hồi thực sự cho nền kinh
tế song đã có những tác động rất lớn làm thay đổi một cách sâu sắc cơ cấu
các ngành của nền kinh tế Nhật Bản Các phần tiếp theo sẽ đề cập đếnnhững thay đổi này
II NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ
Xét trên phương diện vĩ mô, qua các số liệu thống kê, chúng ta cóthể nhận thấy rất rõ cơ cấu các ngành của nền kinh tế Nhật Bản trong hơnmột thập kỷ qua đã có những thay đổi chủ yếu như sau:
6 Trịnh ngọc, Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong sự trì trệ, Nghiên cứu Nhật Bản, số 1(5), 3/1996, tr 9.
Trang 251 Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế
Kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay, vị trí và vai trò của các ngành trongnền kinh tế Nhật Bản đã có những thay đổi rất đáng kể Điều này được
thể hiện rất rõ qua các số liệu thống kê về tỷ trọng (hay đóng góp) của các
ngành vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản Sự thay đổi về
tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản được thể hiện trên
những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, tỷ trọng trong GDP của các ngành thuộc khu vực I và
khu vực II giảm mạnh, trái lại tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III
lại tăng nhanh Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2
Bảng 2: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của các khu vực lớn của nền
kinh tế Nhật Bản (Tỷ lệ % tính theo giá trị hiện hành)
Nguồn: METI, tính toán từ các số liệu thống kê về các ngành kinh tế Nhật Bản, 2000.
Qua bảng 2 chúng ta có thể thấy sự giảm đi một cách rõ rệt tỷ trọngcủa các ngành thuộc khu vực I và khu vực II, và sự tăng lên một cách
vững chắc tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III trong GDP của Nhật
Bản Trong vòng một thập kỷ từ 1990 đến 2000, tỷ trọng của các ngành
thuộc khu vực I trong GDP đã giảm từ 2,8% (1990) xuống còn l,5%
Trang 26(2000); tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực II đã giảm từ 36,3% (1990)xuống còn 29% (2000); trái lại, tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực III
đã tăng từ 60,9% (1990) lên 69,5% (2000) Một điều đáng nói ở đây là sự
giảm hoặc tăng về tỷ trọng của các khu vực trong GDP của Nhật Bản đãdiễn ra một cách vững chắc theo thời gian, có nghĩa là tỷ trọng của nămsau luôn giảm (hoặc tăng) so với năm trước, trừ tỷ trọng của khu vực I
năm 1994 có tăng chút ít so với năm 1993.
Theo xu thế phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới,
trong thời kỳ công nghiệp hoá, khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng
của các ngành thuộc khu vực I ngày càng giảm đi, còn tỷ trọng của cácngành thuộc khu vực II và III sẽ ngày càng tăng lên Và khi nền kinh tế
đã phát triển đến một giai đoạn nhất định (có thể gọi đó là thời kỳ “hậu
cộng nghiệp”) thì cùng với sự tiếp tục giảm đi tỷ trọng của khu vực I, tỷ
trọng của khu vực II cũng bắt đầu giảm đi còn tỷ trọng của khu vực IIIvẫn tiếp tục tăng mạnh Từ đây có thể cho rằng nền kinh tế Nhật Bảntrong thập kỷ 90 và hiện nay đã ở vào thời kỳ hậu công nghiệp, với sựchuyển dịch của cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng củacác ngành thuộc khu vực III
Thứ hai, sự giảm tỷ trọng trong GDP của khu vực (bao gồm các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng) chủ yếu là
do sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp đóng góp của các ngành lâmnghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng vào GDP cũng theo xu hướng ngàycàng giảm Nhưng các ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP nênnhững thay đổi của chúng có thể coi là không đáng kể Theo các số liệuthống kê, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm liên tục quacác năm, từ l,9% (l990) xuống 1,2% (1999); tỷ trọng của ngành ngưnghiệp đã giảm từ 0,4% (1990) xuống 0,2% (1999); tỷ trọng của ngànhkhai khoáng đã giảm từ 0,3% (1990) xuống 0,1% (1999); tỷ trọng của
Trang 27ngành lâm nghiệp giữ mức không đổi là 0,1% trong suốt những năm
1990
Thứ ba, tương tự như các ngành thuộc khu vực I, hầu như tỷ trọng
của tất cả các ngành trong khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản kể từ đầu
những năm 1990 đến nay đều nằm trong xu hướng giảm hoặc biến động
không đáng kể Trừ ngành sản xuất các sản phẩm dầu mỏ và than là có tỷ
trọng tăng chút ít trong GDP, không có ngành nào khác thuộc khu vực II
ở vào xu hướng tăng tỷ trọng trong GDP Những ngành công nghiệp chủ
chốt của khu vực II như xây dựng, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thiết
bị vận tải đều có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP Theo các số liệu
thống kê, tỷ trọng của ngành xây dựng đã giảm liên tục qua các năm từ
9,8% (1990) xuống 7,5% (2000); tỷ trọng của ngành luyện kim đen (sắt
thép) cũng giảm từ 1,6% (1990) xuống 0,9% (2000); tỷ trọng của ngành
chế tạo máy thông thường đã giảm từ 3,0% (1990) xuống 2,1% (2000); tỷ
trọng của ngành chế tao điện máy và thiết bị điện đã giảm từ 4,4% (1990)
xuống 3,8% (2000); tỷ trọng của ngành hoá chất đã giảm từ 2,1% (1990)
xuống 1,8% (2000); và tỷ trọng của ngành sản xuất các thiết bị vận tải đã
giảm từ 2,6% (1990) xuống 2,2% (2000) Chi tiết xem bảng 3
Bảng 3: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu
thuộc khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản (%)
Trang 28trong sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong những thập kỷ trước đây đã
lâm vào tình trạng đình đốn khi nền kinh tế Nhật Bản ở trong tình trạng
suy thoái nghiêm trọng và kéo dài kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay Trong
những năm này, rất nhiều công ty Nhật Bản đã hoặc bị phá sản hoặc phải
thu nhỏ quy mô sản xuất sa thải công nhân để tồn tại, hoặc phải chuyển
hướng sang kinh doanh các mặt hàng khác có lợi hơn Vấn đề này sẽ
được đề cập đến một cách chi tiết trong phần tiếp theo
Thứ tư, khác với khu vực I và khu vực II, các ngành thuộc khu vực
III có sự biến động không theo một xu hướng nhất quán Đa số các ngành
thuộc khu vực này có tỷ trọng tăng trong GDP trong đó có những ngành
tăng rất mạnh, nhưng cũng có những ngành có tỷ trọng giảm đáng kể, và
có những ngành tỷ trọng hầu như không thay đổi Những ngành có tỷ
trọng lớn trong khu vực III bao gồm: thương mại (bán buôn và bán lẻ), tài
chính và bảo hiểm, bất động sản, vận tải, thông tin liên lạc, và các ngành
dịch vụ Những ngành có tỷ trọng tăng nhanh nhất trong những năm 1990
là các ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động dịch vụ xã hội và cộng đồng,
dịch vụ kinh doanh và dịch vụ cá nhân
Theo các số liệu thống kê, tỷ trọng của các ngành dịch vụ trongGDP của Nhật Bản đã tăng từ 16,1 % (1990) lên 19,9% (2000), tăng hơn
3% Trong đó, tăng nhiều nhất là các dịch vụ kinh doanh (từ 5,6% năm
1990 lên 7,7% năm 2000), tiếp theo đến các dịch vụ xã hội và cộng đồng
Trang 29(từ 3,1% năm 1990 lên 4,5% năm 2000) Tỷ trọng của các dịch vụ cá
nhân hầu như không đổi hoặc chỉ tăng rất ít (từ 7,4% năm 1990 lên 7,7%
năm 2000) Trong ngành thương mại thì thương mại bán buôn tăng (từ
7,8% năm 1990 lên 8,9% năm 2000) trong khi đó tỷ trọng của thương mại
bán lẻ hầu như không thay đổi (bình quân tăng 5,6% trong suốt những
năm 1990) Các ngành thuộc khu vực III có tỷ trọng giảm là vận tải và
buôn bán bất động sản (trừ dịch vụ cho thuê nhà) Tỷ trọng của ngành vận
tải trong GDP năm 1995 là 5,3% đã giảm dần qua các năm còn 4,6% vào
năm 2000; tỷ trọng của các ngành bất động sản (không kể dịch vụ cho
thuê nhà) đã giảm từ 2,2% (l990) xuống 1,9% (2000) Chi tiết về sự
chuyển dịch cơ cấu của một số ngành chủ yếu trong khu vực III được chỉ
rõ trong bảng 4
Bảng 4: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu
thuộc khu vực III của nền kinh tế Nhật Bản (%)
14,0 8,5 5,6
14,4 8,8 5,6
14,4 8,8 5,6
14,8 9,0 5,8
15,2 9,3 5,9
15,2 9,4 5,9
15,5 9,8 5,7
15,0 9,6 5,4
14,3 8,9 5,4
14,3 8,9 5,4
Bất động sản
- Cho thuê nhà
- Bất động sản
10,6 8,4 2,2
10,6 8,5 2,1
11,0 8,9 2,1
11,6 9,5 2,1
12,0 9,9 1,8
12,0 10,1 1,9
12,0 10,2 1,8
12,1 10,3 1,8
12,4 10,6 1,9
12,7 10,8 1,9
12,8 10,9 1,9
16,4 3,1 6,0
17,1 3,2 6,4
17,6 3,4 6,5
17,5 3,6 6,5
17,7 3,8 6,7
18,1 3,9 6,9
18,4 4,1 6,9
19,4 4,3 7,5
19,7 4,4 7,6
Trang 30- Dịch vụ cá nhân 7,4 7,3 7,4 7,6 7,6 7,2 7,3 7,4 7,6 7,7
Nguồn: Như bảng 2
2 Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành
Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành trong nềnkinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 được thể hiện trong bảng 5 Quabảng này ta có thể thấy tổng thu nhập quốc nội của Nhật Bản (GDP), chủyếu là đóng góp của khu vực tư nhân, đã tăng từ 455 223 tỷ Yên năm
1990 lên 533.949,6 tỷ Yên năm 1999 Tính trung bình tốc độ tăng GDPdanh nghĩa của Nhật Bản trong giai đoạn này là l,7%/năm Tuy nhiên,nếu tính theo GDP thực tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tronggiai đoạn này chỉ ở mức 0,9% và đặc biệt là trong hai năm 1998 và 1999
khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ vào đầu những năm 1990 đến nay,Nhật Bản đã và vẫn đang phải đương đầu với một cuộc suy thoái kinh tếnghiêm trọng, sản lượng của hầu hết các ngành thuộc khu vực I và khuvực II đều giảm qua các năm Phần tăng lên trong GDP chủ yếu là do sựtăng sản 1ượng của các ngành thuộc khu vực III của nền kinh tế
Theo bảng 5, trong khu vực I, giá trị sản lượng của các ngànhnông, lâm ngư nghiệp đã giảm liên tục qua các năm, từ 10.916,3 tỷ Yênnăm 1990 xuống 7.624,6 tỷ Yên năm 1999 Sản lượng của ngành khaikhoáng cũng giảm từ 1.121,2 tỷ Yên năm 1990 xuống 670,9 tỷ Yên năm
1999 Trong khu vực II, tổng sản lượng của các ngành chế tạo tuy biến
Trang 31Bảng 5: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng các ngành trong nền kinh tế Nhật Bản theo giá hiện hành, 1990 - 1999
Trang 33động không đáng kể, luôn giữ ở mức trên dưới 110.000 tỷ Yên trong suốtnhững năm 1990, nhưng vẫn nằm trong xu hướng giảm đi Nếu tính cảngành xây dựng thì tổng giá trị sản lượng của các ngành thuộc khu vực IIcũng giảm rõ rệt qua các năm.
Theo các số liệu của bảng 5 ta có thể tính được đóng góp của cáckhu vực vào GDP của Nhật Bản qua các năm tương ứng như sau: Năm
1990, đóng góp của khu vực I là 12.037,5 tỷ Yên, của khu vực II là160.721,4 tỷ Yên, và của khu vực III là 282.464,3 tỷ Yên Các con sốtương ứng của năm 1999 là 8.295,5 tỷ Yên, 149.380,8 tỷ Yên, và320.545,3 tỷ Yên Như vậy, mặc dù về giá trị tuyệt đối GDP năm 1999tăng so với năm 1990 là 78.726,6 tỷ Yên, song đóng góp của khu vực I vàkhu vực II trong nền kinh tế không chỉ giảm đi về tỷ trọng (hay giá trịtương đối như đã đề cập đến ở trên) mà còn giảm đi cả về giá trị tuyệtđối Trong khi đó, đóng góp của khu vực III đã tăng lên cả về giá trịtương đối lẫn tuyệt đối Qua các số liệu về giá trị tuyệt đối này chúng tacàng thấy rõ sự chuyển dịch một cách sâu sắc trong cơ cấu các ngành củanền kinh tế Nhật Bản theo hướng tăng cường vai trò và đóng góp của cácngành thuộc khu vực III
Trong khu vực III của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị của các ngànhdịch vụ là lớn nhất và cũng tăng nhanh nhất so với các ngành khác kể từđầu thập kỷ 90 đến nay Các ngành này bao gồm một số dịch vụ chủ yếunhư: dịch vụ cung cấp phần mềm lập trình và phần mềm máy vi tính, dịch
vụ khách sạn, dịch vụ cho thuê hàng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ kinhdoanh, dịch vụ sửa chữa ô tô và máy móc, và hàng loạt các dịch vụ cánhân khác Năm 1990 giá trị của các ngành dịch vụ là 70.955,1 tỷ Yên.Con số này đã liên tục tăng lên qua các năm và đến năm 1999 đạt con số100.460 tỷ Yên (bảng 5), tăng gần 30% trong vòng một thập kỷ Ngànhđứng vị trí thứ hai trong khu vực III là ngành thương mại (kể cả bán buôn
Trang 34và bán lẻ) Giá trị sản lượng của ngành này năm 1990 là 58.324,3 tỷ Yên.Con số này đã tăng liên tục qua các năm cho đến năm 1997 đạt con sốcực đại là 80.629,7 tỷ Yên, sau đó giảm đi vào các năm 1998 và 1999.Ngành có giá trị sản lượng đứng thứ 3 trong khu vực III là ngành bấtđộng sản Tuy nhiên, giá trị của ngành này đã giảm đặc biệt mạnh trongnhững năm đầu thập kỷ 90, đặc biệt là năm 1993 so với năm 1992 đãgiảm tới 50% (từ 53.069,4 tỷ Yên còn 26.111 tỷ Yên) Điều này phản ánhthực tế của sự giảm giá đất đai và bất động sản khi nền kinh tế bong bóng
bị sụp đổ ở Nhật Bản vào đầu thập kỷ 90 Những năm sau đó, giá trị củangành bất động sản tuy có tăng nhưng không đáng kể và đến năm 1999cũng chỉ đạt con số 31.993,7 tỷ Yên ( bằng khoảng 60% con số của năm1992) Tiếp theo là giá trị sản lượng của các ngành vận tải và thông tinliên lạc cũng tăng dần qua các năm nhưng mức độ tăng không lớn, và kể
từ giữa thập kỷ 90 đến nay dường như biến động không đáng kể (chi tiếtxem bảng 5)
3 Sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành
Khi xem xét sự thay đổi cơ cấu ngành của một nền kinh tế, chúng
ta không thể không xem xét sự thay đổi về cơ cấu lao động, của cácngành trong nền kinh tế đó Nền kinh tế Nhật Bản trong suốt những năm
kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay luôn ở trong tình trạng suy thoái Nhữngchuyển đổi về quy mô của các ngành cũng như các công ty và các xínghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và sắp xếp lại lực lượng laođộng trong cả nước Những năm 1990 và hiện nay, người Nhật Bản đãchứng kiến hàng nghìn vụ phá sản hoặc giảm quy mô sản xuất của cáccông ty, xí nghiệp Nhật Bản Bên cạnh đó, cũng có không ít các vụ sápnhập hoặc thành lập các công ty và xí nghiệp mới Tất cả những điều này
đã dẫn tới một sự thay đổi hoặc chuyển dịch lao động đáng kể giữa cácngành trong nền kinh tế
Trang 35Sự thay đổi về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của NhậtBản được thể hiện trong bảng 6 Theo bảng này, tổng số người có việclàm trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản năm 1990 là 64,62 triệu người.Con số này tuy có tăng dần qua các năm nhưng với số lượng không lớn,
và đến năm 1999 là 66,64 triệu người, tăng khoảng 2 triệu người so vớinăm 1990 Trong đó, số lượng người lao động tăng lên này chủ yếu được
bổ sung cho khu vực tư nhân bởi vì số lượng người làm việc trong khuvực chính phủ hầu như không thay đổi, còn khu vực hộ gia đình chỉ tăng
khoảng 0,2 triệu người Hơn nữa tổng số người làm việc trong cả hai khu
vực này chỉ vào khoảng từ 4 đến 6 triệu người bằng 1/10 tổng số lao độngcủa cả nước Do đó, sau đây chúng tôi chỉ đề cập đến sự biến động về cơcấu lao động của các ngành trong khu vực tư nhân
Về sự biến động của cơ cấu lao động của các ngành trong khu vực
tư nhân, qua bảng 6 chúng ta có thể thấy rất rõ là xu hướng thay đổi về sốlượng lao động của các ngành là khá phù hợp với sự thay đổi về tỷ trọnghoặc giá trị sản lượng của các ngành đó (như đã được đề cập đến ở trên)trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản Đó là, số lượng lao động của khu vực
I và khu vực II giảm đi còn số lượng lao động của khu vực III thì tănglên Theo các số liệu thống kê trong bảng 6, tổng số lao động thuộc khuvực I (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng) đã giảm dần quacác năm từ khoảng 5,7 triệu người năm 1990 còn khoảng 4,4 triệu ngườivào năm 1999 (giảm đi khoảng 1,3 triệu người); tổng số lao động thuộckhu vực II (bao gồm các ngành chế tạo và xây dựng) cũng giảm dần quacác năm từ khoảng 21 triệu người vào năm 1990 xuống còn khoảng 19triệu người vào năm 1999 (giảm đi khoảng 2 triệu người) Bởi vì tổng sốlao động có việc làm qua các năm đều tăng lên do đó có thể khẳng địnhrằng số lao động giảm đi của các khu vực I và II đã được chuyển sangkhu vực III Như vậy, cộng với số lao động tăng lên của toàn bộ nền kinh
Trang 36tế là khoảng 2 triệu người (được bổ sung hoàn toàn cho khu vực III), tổng
số lao động tăng lên của khu vực III trong những năm 1990 đã vào
khoảng 5,3 triệu người (1,3 triệu + 2 triệu + 2 triệu) Tuy nhiên, nhận xét
này chỉ đúng về mặt số lượng Trong thực tế không nhất thiết tất cả số laođộng giảm đi của khu vực I và II được chuyển sang khu vực III hoặc toàn
bộ số lao động tăng lên của nền kinh tế được huy động vào làm việc trongkhu vực III mà giữa các khu vực có sự luân chuyển lao động đan xen lẫnnhau phù hợp với ngành nghề, giới tính và độ tuổi của từng người laođộng Chúng tôi mạn phép không đề cập một cách chi tiết về sự chuyểndịch này Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tổng số lao động tănglên của khu vực III chủ yếu được phân bổ vào các ngành dịch vụ Năm
1990 tổng số lao động trong các ngành dịch vụ là 14,7 triệu người, nhưngnăm 1999 con số này là 18.3 triệu người (tăng 3,6 triệu người) Như vậy,tổng số 5,3 triệu người tăng lên của khu vực III thì có tới 3,6 triệu người(chiếm khoảng 80%) đi vào các ngành dịch vụ Điều này một lần nữakhẳng định sự phát triển mạnh của các ngành dịch vụ ở Nhật Bản kể từđầu thập kỷ 90 đến nay Trong đó, các ngành cung cấp dịch vụ Internet vàđiện thoại di động là những ngành phát triển mạnh nhất Vấn đề này sẽđược đề cập đến một cách cụ thể hơn trong phần tiếp theo
Trang 37Bảng 6: Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Nhật Bản, 1990 - 1999
Trang 39III NHỮNG THAY ĐỔI CƠ CẤU TRONG NỘI BỘ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỤ THỂ
Phần trên đã trình bày những thay đổi chủ yếu về cơ cấu ngành củanền kinh tế Nhật Bản xét trên phương diện vĩ mô Để góp phần làm nổibật hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế Nhật Bản trongphần này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những thay đổi chủ yếu đã diễn ratrong nội bộ một số ngành kinh tế then chốt của Nhật Bản kể từ đầu thập
kỷ 90 đến nay Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng và kéodài, khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ chốt của NhậtBản bị suy giảm nghiêm trọng, Nhật Bản đã có những điều chỉnh như thếnào trong nội bộ các ngành để thích ứng với tình hình mới? Đó là nhữngnội dung sẽ được đề cập đến trong phần này
1 Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới
Có thể nói rằng sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanhmới có triển vọng là một trong những sự chuyển dịch cơ cấu ngành dễthấy nhất ở bất cứ nền kinh tế nào Trong những năm gần đây, mặc dùnền kinh tế Nhật Bản nói chung vẫn ở trong tình trạng suy thoái và trì trệ,song sự khởi sắc của một số ngành nghề mới đã thực sự có đóng gópđáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và đem lại sự lạc quan cho người NhậtBản triển vọng về một tương lai tươi sáng Những ngành nghề mới màchúng tôi đề cập đến ở đây là xét trên phương diện vi mô (hay trong mộtphạm vi hẹp) Đó là những ngành được nảy sinh ra từ chính những khuvực hay những ngành lớn (xét trên phương diện vĩ mô) như đã đề cập đến
ở phần II
a Những thay đổi trong ngành thông tin liên lạc
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thông tin và cácphương tiện thông tin hiện đại, ngành thông tin liên lạc của Nhật Bản
Trang 40đứng trước những đòi hỏi phải theo kịp với những biến đổi từng ngàytừng giờ trên thế giới, đã có những thay đổi rất đáng khích lệ.
Trước hết phải kể đến một trong những thay đổi lớn trong ngành
thông lin riên lạc trong những năm gần đây là sự phát triển mạnh về sốlượng và sự nâng cấp về chất lượng của hệ thống điện thoại cầm tay cánhân (PHS) Dịch vụ trong lĩnh vực này hiện nay đang phát triển rấtnhanh chóng với sự ra đời của các loại điện thoại di động như điện thoạicầm tay, điện thoại trên xe ô tô, các dịch vụ làm tăng giá trị phục vụ củađiện thoại như fax, dịch vụ báo điện thoại, dịch vụ chuyển tiếp điện thoạiv.v
Từ tháng 7 năm 1995 dịch vụ PHS đã đi vào hoạt động Đây là loạiđiện thoại vô tuyến sử dụng kỹ thuật số tương tự như máy con của máyđiện thoại hữu tuyến trong gia đình nhưng lại có thể mang theo người Sovới điện thoại cầm tay thông thường và điện thoại trên xe ô tô thì pindùng cho PHS gọn nhẹ hơn dò sóng tín hiệu yếu hơn, cước phí cũng rẻhơn rất nhiều Mặc dù vẫn có một số nhược điểm như không sử dụngđược khi di chuyển với tốc độ cao, vùng phủ sóng còn hẹp, nhưng PHSvẫn có thể thoả mãn nhu cầu sử dụng trong phạm vi sinh hoạt bìnhthường
Số lượng người sử dụng điện thoại di động đến cuối tháng 3 năm
1995 là 4,33 triệu người, nhưng chỉ trong 6 tháng tiếp theo đã có thêm 2,3triệu người Đặc biệt ngay sau khi PHS ra đời trong tháng 8 - 1995, sốlượng người đăng ký sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản đã đạt con số
kỷ lục Hiên tượng này được gọi là “hiệu ứng PHS” Nhờ có tính nănggọn nhẹ, tiện lợi và chi phí thấp nên PHS đã trở thành động lực chính làm
tăng sức mua điện thoại di động ở Nhật Bản Tính đến cuối tháng 11 năm
1996, số lượng người đăng ký sử dụng PHS, điện thoại cầm tay và điệnthoại trên xe ô tô đã lên đến 21,53 triệu người chiếm 1/6 dân số Nhật Bản