Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ

MỤC LỤC

Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ đầu thập niên 90 đến nay

Cùng với sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế, đồng Yên Nhật Bản cũng trở nên không ổn định, đặc biệt là sự tăng giá đột ngột của đồng Yên tới 20% so với đồng đôla, từ 105 Yên ăn một đôla lên tới mức 79 Yên ăn một đôla vào giữa năm 1995, đã làm cho tình trạng đầu tư trong nước càng trở nên tồi tệ hơn sự lên giá mạnh của đồng Yên đã làm xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản không chỉ ở các thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước do các mặt hàng nhập khẩu rẻ hơn từ các nước khác đổ vào. Đầu tư tư nhân giảm là do: nhiều công ty đã thu hẹp đầu tư trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với việc đồng Yên lên giá; các ngân hàng và các tổ chức tài chính không muốn cho các công ty vay thêm tiền để đầu tư do họ còn quá nhiều nợ khó đòi mà chưa có cách gì giải quyết được; lợi nhuận của các công ty giảm mạnh đối với những vụ đầu tư trong nước; đồng Yên tăng giá đã làm cho năng lực cạnh tranh trong nước giảm sút, kinh doanh trì trệ kéo dài.

NHỮNG THAY ĐỔI CHỦ YẾU VỀ CƠ CẤU NGÀNH XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VĨ MÔ

Sự thay đổi về tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế

Một điều đáng nói ở đây là sự giảm hoặc tăng về tỷ trọng của các khu vực trong GDP của Nhật Bản đã diễn ra một cách vững chắc theo thời gian, có nghĩa là tỷ trọng của năm sau luôn giảm (hoặc tăng) so với năm trước, trừ tỷ trọng của khu vực I năm 1994 có tăng chút ít so với năm 1993. Sự suy giảm tỷ trọng của các ngành thuộc khu vực II phản ánh một thực tế là hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng đầu trong sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong những thập kỷ trước đây đã lâm vào tình trạng đình đốn khi nền kinh tế Nhật Bản ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay.

Bảng 3: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu  thuộc khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản (%)
Bảng 3: Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của một số ngành chủ yếu thuộc khu vực II của nền kinh tế Nhật Bản (%)

Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành

Các ngành này bao gồm một số dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ cung cấp phần mềm lập trình và phần mềm máy vi tính, dịch vụ khách sạn, dịch vụ cho thuê hàng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ sửa chữa ô tô và máy móc, và hàng loạt các dịch vụ cá nhân khác. Tiếp theo là giá trị sản lượng của các ngành vận tải và thông tin liên lạc cũng tăng dần qua các năm nhưng mức độ tăng không lớn, và kể từ giữa thập kỷ 90 đến nay dường như biến động không đáng kể (chi tiết xem bảng 5).

Sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành

Về sự biến động của cơ cấu lao động của các ngành trong khu vực tư nhõn, qua bảng 6 chỳng ta cú thể thấy rất rừ là xu hướng thay đổi về số lượng lao động của các ngành là khá phù hợp với sự thay đổi về tỷ trọng hoặc giá trị sản lượng của các ngành đó (như đã được đề cập đến ở trên) trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Trong thực tế không nhất thiết tất cả số lao động giảm đi của khu vực I và II được chuyển sang khu vực III hoặc toàn bộ số lao động tăng lên của nền kinh tế được huy động vào làm việc trong khu vực III mà giữa các khu vực có sự luân chuyển lao động đan xen lẫn nhau phù hợp với ngành nghề, giới tính và độ tuổi.

Bảng 6: Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Nhật Bản, 1990 - 1999
Bảng 6: Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Nhật Bản, 1990 - 1999

NHỮNG THAY ĐỔI CƠ CẤU TRONG NỘI BỘ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CỤ THỂ

Sự ra đời và phát triển của các ngành kinh doanh mới

Từ những ca ta lô hàng hoá trên Internet, người ta có thể tìm thấy các mặt hàng rất đa dạng như máy vi tính, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, hàng may mặc.v.v… Ngoài ra cũng có thể sử dụng các dịch vụ đặt trước như đặt chỗ khách sạn, đặt vé máy bay, vé xem biểu diễn nghệ thuật, thể thao qua Internet. Thứ nhất là dịch vụ thông tin qua Internet sử dụng mạng thông tin được mở rộng từ mạng điện thoại và vô tuyến qua vệ tinh thông tin; thứ hai là dịch vụ thông tin qua Internet sử dụng kênh trống của truyền hình cáp (truyền hình hữu tuyến) và cuối cùng là dịch vụ thông tin qua Internet sử dụng mạng tín hiệu theo từng mục đích của các đoàn thể địa phương, công ty đường sắt và công ty điện lực.

Điều chỉnh quy mô và nâng cao hiệu quả của các ngành hiện có

Ngành sắt thép hiện đang đứng trước nhiều vấn đề như việc các cơ sở sản xuất thuộc các ngành chế tạo chuyển ra nước ngoài; việc các nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc nâng cao năng lực sản xuất thép của họ; hay việc phải cạnh tranh với các ngành sản xuất các loại vật liệu có thể thay thế thép như vật liệu tổng hợp.v.v… Các công ty đã không ngừng tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí nguyên liệu, thanh lý các thiết bị nhàn rỗi, giảm biên chế và sắp xếp lại cơ cấu công ty. Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại được đặc trưng bởi những công ty to lớn đã được thiết lập một cách vững chắc trong nhiều ngành công nghiệp nặng (như luyện kim, chế tạo máy, và hoá chất), hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn.v.v… Và trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theo hướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào kỹ thuật thông tin để có thể hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế.

Bảng 7: Những thay đổi chủ yếu trong ngành công nghiệp sắt thép
Bảng 7: Những thay đổi chủ yếu trong ngành công nghiệp sắt thép

NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG

    Như vậy, với sự gia tăng của các nhân tố liên quan đến công nghệ thông tin, cũng như nhu cầu của việc duy trì và đa dạng hoá môi trường sống đã đặt ra những yêu cầu đối với sự chuyển đổi cơ cấu đất đai vùng lãnh thổ và thay đổi quan điểm phát triển về lượng với việc mở rộng quy mô, phạm vi vùng lãnh thổ, tăng cường sự liên kết, hợp tác và sử dụng một cách tối ưu nguồn tài nguyên đất đai của quốc gia. Với những chuyển biến trong nhận thức trên, con người ngày càng chú trọng đến những giá trị mới về văn hoá và lối sống mới, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu đối với sự qui hoạch, định hướng chiến lược phát triển quốc thổ cũng như sự thay đổi cơ cấu đất đai nhằm có thể thực hiện được lối sống mới và mối quan hệ tương tác mới với tự nhiên.

    SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG 1. Các giai đoạn của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng

    Sự biến động và đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế các vùng riêng biệt

    Sự giảm sút này, một mặt do tình trạng giảm phát và suy thoái của nền kinh tế sau thời kỳ bong bóng, mặt khác thể hiện sự chuyển dịch những ngành công nghiệp truyền thống sang các nước khác , đặc biệt sang các nước Đông Nam Á, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển 15 lĩnh vực tăng trưởng mới, như công nghệ sinh học, thông tin, năng lượng mới, công nghệ liên quan đến môi trường, công nghệ chế tạo mới, phúc lợi xã hội, y học và công nghệ liên quan đến hàng không vũ trụ. Xét sự chuyển dịch các ngành theo thời gian từ năm 1985 đến năm 1998 có thể nhận thấy là ngành bất động sản, giao thông-thông tin dịch vụ, thủy điện gia tăng một cách đáng kể, nhưng các ngành khác như ngành nông nghiệp, bán buôn, bán lẻ giảm sút liên tục từ 1985 đến 1998, ngành chế tạo, xây dựng tăng lên trong năm 1990 nhưng nhìn chung trong suốt khoảng thời gian sau giảm sút khá lớn, đặc biệt trong ngành chế tạo.

    Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo vùng năm 1990
    Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo vùng năm 1990

    Những đặc trưng chung của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ của Nhật Bản

    Xét động thái của công nghiệp, đến giữa những năm 60, tỷ trọng của lượng hàng công nghiệp xuất xưởng của ba thành phố lớn so với mức toàn quốc tăng lên, nhưng từ nửa sau những năm 60 trở đi tỷ trọng trên của các địa phương so với toàn quốc có xu hướng tăng lên và xu hướng này vân được tiếp tục cho đến cuối những năm 90 (bảng 13). Như vậy, có thể nói rằng các vùng khác phụ thuộc lớn vào xuất, nhập khẩu giữa các vùng trong nước và có tỷ trọng rất thấp đối với các hoạt động ngoại thương, nhưng ngược lại cơ cấu xuất, nhập khẩu của vùng Kanto phụ thuộc không đáng kể vào các vùng trong nước mà chủ yếu phụ thuộc vào các nước ngoài tức phụ thuộc về xuất khẩu các hàng hoá đã sản xuất và nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu thô từ các nước trên thế giới, đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á.

    Bảng 13: Sự biến động tỷ trọng theo vùng lượng hàng xuất xưởng công nghiệp
    Bảng 13: Sự biến động tỷ trọng theo vùng lượng hàng xuất xưởng công nghiệp

    KHU VỰC KINH TẾ CÔNG CỘNG

      - Công ty trực tiếp do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương thành lập và quản lý (GENGYO), trong đó chính phủ trung ương quản lý trực tiếp 4 lĩnh vực chính là bưu điện, lâm nghiệp, in ấn/xuất bản và in tiền; còn chính quyền tự quản địa phương trực tiếp quản lý các hoạt động/dịch vụ như cung cấp nước sạch, giao thông, hệ thống cung cấp điện và gas (có 38 công ty). Sau khi tiến hành tư nhân hoá 3 doanh nghiệp lớn nêu trên, hàng năm Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời lại kiến nghị sửa đổi, và nới lỏng thêm các luật lệ, quy định, đặc biệt việc bãi bỏ và nới lỏng quy chế được chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sang cơ cấu thị trường hơn, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Nhật Bản, quốc tế hoá các hệ thống hành chính và cơ chế tổ chức….

      Bảng 17. Xu hướng giá trị lao động thuê dụng theo vùng
      Bảng 17. Xu hướng giá trị lao động thuê dụng theo vùng

      KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

      Nguyên nhân của cải cách và điều chỉnh cơ cấu của các công ty tư nhân

      Nhưng vào cuối những năm 1990, trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang suy thoái thì cải cách cơ cấu không chỉ còn nghĩa là cắt giảm chi phí cố định như giảm đầu tư, giảm tuyển dụng mà còn có nghĩa là “sắp xếp tổ chức lại” các nguồn lực kinh doanh của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu trước đây, các công ty có thể dễ dàng vay vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì nay, do sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng chính “main bank”, do sự giao động của hệ thống ngân hàng bởi sự phá sản của một số ngân hàng và tổ chức tín dụng thì các công ty buộc phải chú trọng hơn vào thị trường vốn được huy động từ các cổ đông và các nhà đầu tư của thị trường chứng khoán.

      Các giai đoạn và hình thức

      Cũng qua kết quả “Báo cáo điều tra về hoạt động của công ty 1999” do Cục Kinh tế kế hoạch tiến hành đổi với các công ty có vốn trên 10 tỷ yên như nếu ở biểu đồ 3, ta thấy trong vòng 5 năm trở lại đây, hơn 55% số công ty đã thành lập công ty con và hơn 50% số công ty đã thành lập bộ phận kinh doanh mới trong công ty. Một điểm dễ nhận thấy nữa là số công ty sẽ liên kết hoạt động với công ty khác sẽ tăng nhanh từ 31% lên 50%; và số công ty sẽ mở rộng đối tượng được phép mua bán cổ phiếu của công ty trên thị trường sẽ tăng từ 20% lên trên 35%.

      Cải cách trong quản lý

      Thứ hai, Chính phủ Nhật Bản nhận thấy rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và của công nghệ thông tin, nếu không thay đổi cách thức quản lý theo chiều dọc và cách thức kinh doanh theo kiểu Nhật Bản sang phương thức quản lý mới theo chiều ngang và phương thức kinh doanh linh hoạt theo kiểu phương Tây thì khó có thể vực lại được nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng hiện nay và khó có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Phải nói rằng, kể từ khi giám đốc người Pháp này lên làm quản lý thì trong bản thân hãng Nissan đã có nhiều sự thay đổi, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty đã tăng lên đáng kể, và bắt đầu lại có lãi kể từ sau khi nền kinh tế bong bóng tan vỡ.

      Cải cách về tuyển dụng, thuê mướn

      Trong những năm gần đây, họ chấp nhận cả những người mới tốt nghiệp và cả những người đã có kinh nghiệm làm việc bởi vì hiện nay họ cần những nhân viên thật sự có kỹ năng cần thiết và những công nhân có khả năng chuyên môn hoá để đáp ứng được sự cạnh tranh khốc liệt và điều hành, giải quyết những hoạt động chuyên môn hoá phức tạp hơn. Tình hình này là dễ hiểu bởi lẽ, trong quá trình cải cách chuyển đổi cơ cấu và phương hướng sản xuất, việc thuê dụng lao động không chính qui (những người làm ngoài giờ) là cần thiết để có thời gian khẳng định tính hiệu quả của cải cách và đây cũng là giải pháp của các công ty cắt giảm những chi phí cố định qua đó có thể gia tăng mức lợi nhuận.

      Bảng 3: Tỷ lệ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của
      Bảng 3: Tỷ lệ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của

      Di chuyển vốn

      Qua số liệu về tỷ lệ tiêu thụ hàng hoá của các công ty con của Nhật Bản đầu tư vào thị trường châu Á có thể thấy rằng, một tỷ lệ lớn hàng hoá sản xuất tại các nước châu Á đều được tiêu thụ ngay tại thị trường nước sở tại hoặc xuất khẩu sang các nước thứ 3 và chỉ có một tỷ lệ nhỏ được xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản. Đối với thị trường Trung Quốc, nửa cuối những năm 90 đã xuất hiện cao trào kinh doanh mới của các doanh nghiệp Nhật trên địa bàn này, song gần đây do những thay đổi trong điều kiện kinh doanh gắn liền với việc bãi bỏ một số ưu đãi và có những qui định chặt chẽ hơn về thuế cũng dẫn đến tình trạng một số SME rút khỏi thị trường này.

      Công ty xuyên quốc gia

      Bên cạnh nắm chéo các cổ phần, xu hướng sáp nhập cũng có sự gia tăng trong những năm qua, nhất là từ sau khủng hoảng tài chính: Nhiều điều tra phân tích gần đây cho thấy phương cách sáp nhập kiểu up - down khá phổ biến trong các ngành bán dẫn, công nghệ thông tin. Mặc dự Chớnh phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các chương trình cải cách cơ cấu kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị ốm yếu, song Chính phủ của ông Hashimoto và hiện nay là Thủ tướng Koizumi vẫn chưa tìm ra được phương hướng cải cách tích cực và hiệu quả để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và nâng cao khả năng sản xuất của nền kinh tế.

      Bảng 6: Sở hữu cổ phần của các công ty trong tổ hợp Mitsubishi
      Bảng 6: Sở hữu cổ phần của các công ty trong tổ hợp Mitsubishi

      ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI

      Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành

      Trong kế hoạch cải cách cơ cấu công nghiệp ban hành vào cuối năm 2001, vấn đề phát triển công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và công nghệ vật liệu mới được chính phủ quan tâm thích đáng nhằm mục đích chuẩn bị và xây dựng một xã hội giảm thiểu những tác động của hiệu ứng nhà kính, bù đắp hiệu quả sự cạn kiệt về tài nguyên và sản sinh ra những sản phẩm hoàn toàn mới phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Chẳng hạn, chính phủ đang tiến hành các dịch vụ chăm sóc y tế trên cơ sở công nghệ thông tin bằng cách thiết lập một cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin chăm sóc y tế mới nhất thông qua mạng Internet cho cả những người chuyên nghiệp, chăm sóc y tế lẫn bệnh nhân; thiết lập một hệ thống bảo hiểm chăm sóc y tế dựa trên những hồ sơ bệnh án điện tử và các dịch vụ này được thanh toán bằng các hoá đơn thanh toán trực tuyến.

      Xu hướng điều chỉnh cơ cấu vùng

      Chính phủ cũng có dự tính phát triển các dự án trẻ hoá khu đô thị thế kỷ XXI với mục đích xây dựng những khu đô thị với những khả năng tái sử dụng các chất thải tổng hợp đã qua xử lý, xây dựng các khu đô thị có cấu trúc an toàn chống chọi được với thiên tai, xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông quốc tế để giải quyết tắc nghẽn giao thông, xây dựng các công viên vành đai và các tuyến đường thông thoáng, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để cải tạo các trung tâm đô thị và các khu nhà ở đã cũ nát. Để có thể cạnh tranh có hiệu quả và khai thác các lợi thế đặc thù, hai khu vực kinh tế này cần hướng tới cải tạo và nâng cấp các khu đô thị - công nghiệp hiện có, xây dựng mới các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản, hình thành cơ sở hạ tầng hiện đại để kết nối với các trung tâm công nghiệp và thành phố của khu vực (1) và (2), tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

      Điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp

      Để phù hợp với xu thế phát triển loại hình xí nghiệp quy mô nhỏ, chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ cho việc thành lập và đổi mới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn tốt bằng việc cải cách chế độ thuế chuyển nhượng, hoàn chỉnh chế độ thuế khấu trừ trong dịch vụ cho thuê nhà, thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin, khai thác và phát triển phần mềm. Nhằm tránh sự phá sản dây chuyền và hỗ trợ đổi mới kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có lãi, cơ chế hệ thống an toàn sẽ được tăng cường, bao gồm việc tạo ra các biện pháp tài chính mới và các điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt đảm bảo các khoản vay bằng cách sử dụng bán tín dụng cũng như chương trình cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để tái cơ cấu.