0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC SAU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (Trang 65 -82 )

khẩu lao động ở Việt Nam

Trong quá trình triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong công cuộc khởi nghiệp, xây dựng kinh tế quê hương, Nhà nước đã có những ưu đãi nhất định được quy định trong Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể trong điều 59 và 60. Tuy nhiên, để thực sự khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này thì yêu cầu hơn nữa các chính sách nhằm định hướng, giúp đỡ người lao động là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự phối hợp chỉ đạo, thực hiện từ tất cả các cơ quan, ban ngành địa phương, cụ thể là các Sở Lao động Thương binh và xã hội và người lao động xuất khẩu. Các chính sách đưa ra phải thực sự có ý nghĩa, kịp thời, thiết thực, là cầu nối gắn kết tất cả các đối tượng liên quan, từ Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động đến đối tượng chính là bản thân người lao động.

Ngoài ra, người lao động sau khi về nước đều có mong muốn được tiếp tục làm việc, nhất là những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có của mình, không nhất thiết là phải làm việc tại chính quê hương mình. Do

đó, cần phải thiết lập một cơ chế rõ ràng nhằm điều phối, phân bổ, sắp xếp nguồn nhân lực này sao cho phù hợp. Điều đó đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan chuyên môn Nhà nước mà cụ thể là Bộ lao động Thương binh và xã hội và các đơn vị trong cả nước để nắm rõ, tổng hợp, giới thiệu sử dụng nguồn lao động này.

Từ thực trạng nghiên cứu việc hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách trong thực tế, có thể đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm hoàn thiện sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động:

3.2.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh

Đây là chính sách đầu tiên trong chuỗi các chính sách được đưa ra nhằm sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động hiệu quả bởi quá trình làm việc tại nước ngoài đã giúp cho người lao động tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức cũng như một số vốn nhất định. Tuy nhiên, sau khi trở về, không phải lao động nào cũng có đủ điều kiện để tự sản xuất kinh doanh, lập nghiệp, vì vậy rất cần những sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía Nhà nước cho nhóm đối tượng lao động này.

Việc hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy từng khu vực, từng ngành nghề nhất định và từng điều kiện cụ thể như:

- Hỗ trợ về con giống, cây giống, phương tiện sản xuất kinh doanh. Đây là những yếu tố cơ bản, cần thiết cho người lao động trong những bước đầu sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ về cơ sở vật chất, chuyển giao công nghệ, quảng bá sản phẩm, xuất nhập khẩu, đặc biệt là các dịch vụ đào tạo chuyên môn, không chỉ tận dụng được tay nghề, kỹ năng của người lao động mà phải tiếp tục nâng cao, duy trì và phát triển để phù hợp với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại.

- Hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực tham gia, thủy lợi, thủy nông, điện, nước,...

Để đảm bảo thực hiện chính sách này, Nhà nước cần xây dựng một danh mục hỗ trợ với các tiêu chí cụ thể cho từng khu vực, địa bàn, từng ngành nghề khác nhau. Điều quan trọng nhất là những cơ chế này phải mang tính khuyến khích, hỗ trợ người lao động thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của chính họ. Hơn nữa,

quá trình xây dựng, thực thi, hoàn thiện và duy trì chính sách cần có sự giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm ngặt, từ đó đưa ra những thay đổi kịp thời và phù hợp.

3.2.2. Chính sách thuế

Hiện nay Nhà nước đã có những ưu đãi nhất định cho người lao động làm việc ở nước ngoài trong việc miễn, giảm một số loại thuế. Tuy nhiên, để thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động thì chừng ấy là chưa đủ, cần có thêm các chính sách ưu đãi về thuế tạo điều kiện cho đối tượng lao động này dễ dàng hơn trong quá trình lập nghiệp khi trở về nước.

Chính sách thuế ưu đãi thể hiện ở việc miễn giảm thuế cho người lao động xuất khẩu trong đầu tư lập nghiệp đối với thời gian đầu sau khi về nước, được hưởng mức thuế suất thấp, tương tự như chính sách ưu tiên vượt khó, giảm nghèo; miễn, giảm thuế từ mua sắm, nhập thiết bị đến các loại thuế trong sản xuất kinh doanh như môn bài, mua bán, thu nhập doanh nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Tùy theo từng mục tiêu sản xuất, kinh doanh hay các loại hình lập nghiệp để có mức thuế, hạn thuế ưu tiên hỗ trợ phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế- xã hội.

Chính sách thuế liên quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, không những đến sự củng cố nguồn lực tài chính, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập. Do đó làm tốt chính sách thuế cho người lao động xuất khẩu sẽ khuyến khích, tạo động lực cho một bộ phận không nhỏ lao động chất lượng cao, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

3.2.3. Chính sách tín dụng ưu đãi

Chính sách này thể hiện ở việc đưa ra một con số cụ thể để hỗ trợ người lao động sau khi về nước trong sinh kế, coi như khoản đầu tư lần thứ hai cho người lao động tiếp tục làm việc tại địa phương với công việc mới, đảm bảo cuộc sống ổn định. Ví dụ như ở Philippine con số này là 1.850 USD đã tạo điều kiện rất nhiều cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về nhanh chóng lập nghiệp. Việt Nam cũng nên đưa ra định mức cụ thể, chẳng hạn như ngang bằng với một năm lương bình quân của người lao động, một dự án của mỗi lao động khi tái định cư được vay với lãi suất ưu đãi có trị giá khoảng 1.500 USD.

Con số cụ thể còn tuỳ thuộc vào khả thi của từng loại dự án, xuất đầu tư dự án, ý nghĩa và giá trị của dự án... mà người lao động có được sau khi xuất khẩu về nước. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, có thể cho phép đề xuất mức ưu đãi tín dụng để phát triển nghề nghiệp ngoài mức vay sinh kế như:

- Vay ưu đãi cho người lao động sau khi về nước trị giá bằng mức tối thiểu của một cổ đông khi tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Ưu đãi cho người lao động sau khi về nước có mức vay ít nhất 6 tháng lương để hỗ trợ trước cho người lao động trang trải cuộc sống, ổn định công việc. Tùy từng địa phương, nếu đã có các dịch vụ ưu đãi trong thuê nhà, mua nhà, chăm sóc, an sinh... thì chính quyền địa phương đó có thể xem xét, cân nhắc mức vay này. - Vay trong các dự án sản xuất kinh doanh, được ưu tiên với lãi suất thấp trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất.

Thời hạn vay đảm bảo thích hợp cho người lao động có thể tương tự như các chính sách giảm nghèo khác. Ngoài ra, nước ta đang trong giai đoạn cải cách hành chính nên thủ tục vay cần đảm bảo đơn giản, không nhất thiết phải có vật chất bảo đảm mà chỉ cần địa phương, doanh nghiệp xác nhận là đủ.

Chính sách tín dụng với nhiều ưu đãi như trên chắc chắn sẽ thu hút, hỗ trợ rất nhiều cho người lao động, đặc biệt là thời gian đầu khi trở về nước, giảm bớt những gánh nặng trong việc ổn định đời sống, công việc sau xuất khẩu lao động.

3.2.4. Chính sách đào tạo

Trong bối cảnh ngày càng phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ, người lao động cần liên tục được đào tạo, bổ sung kiến thức để phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng như tiếp thu được trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại.

Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, trước tiên cần phải nắm rõ cũng như dự báo chính xác kế hoạch, số lượng, tình hình về nước hàng năm của người lao động sau xuất khẩu lao động, bao gồm cả khu vực, ngành nghề để phân bổ sao cho phù hợp với nguyện vọng của họ. Đặc biệt, cần có số liệu thống kê chính xác về số người sử dụng ngay và số người cần được bồi dưỡng đào tạo lại để có kế hoạch đào tạo kịp thời phục vụ cho khai thác, sử dụng cũng như thỏa mãn nhu cầu lao động chất lượng cao trong nước.

Muốn làm được điều đó cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với nhà sử dụng lao động ngay từ trong những giai đoạn đầu tiên như tuyển chọn, quản lý, sử dụng.

- Đối với nhóm đối tượng không cần đào tạo lại, có thể sử dụng ngay: sắp xếp, tổ chức, phân bổ cho các lao động này vào các vị trí tương tự, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề của họ. Như thực tập sinh và tu nghiệp sinh tại Nhật Bản sau khi về nước có thể liên hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư, liên doanh từ Nhật Bản để hợp tác.

- Đối với nhóm đối tượng cần đào tạo lại: là những đối tượng chưa có công việc phù hợp với chuyên môn hoặc có nhu cầu sử dụng nhưng cần trang bị thêm kiến thức và tay nghề. Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động để đào tạo lại nguồn nhân lực này sao cho phù hợp với yêu cầu của chính tổ chức đó.

Ngoài ra, với những lao động muốn chuyển hướng việc làm sau khi về nước hoặc các đối tượng lao động khác từ nước ngoài trở về muốn tham dự đào tạo một cách hợp lý thì chính sách này cũng tạo động lực thu hút để tận dụng, khai thác hiệu quả nguồn lao động.

3.2.5. Chính sách tái hòa nhập cộng đồng

Thực tế cho thấy người đi xuất khẩu lao động sau khi về nước ít nhiều thường gặp phải sự đối xử phân biệt, cho rằng họ đã được ưu tiên hơn rất nhiều so với lao độn trong nước. Đây là một vấn đề đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách trong việc giúp người lao động khi trở về mau chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Chính sách tái hòa nhập cộng đồng cho người lao động sau xuất khẩu lao động phải được thể hiện ở nhiều khía cạnh của đời sống:

- Phần lớn nguồn nhân lực khi tham gia xuất khẩu lao động còn trong độ tuổi trẻ, thanh niên chưa xây dựng gia đình nên khi trở về rất cần các chính sách hỗ trợ trong việc định cư như thuê nhà, mua nhà, đất đai, phương tiện… Đảm bảo được nhu cầu thiết yếu”an cư lạc nghiệp” cho lao động xuất khẩu là một trong những yếu tố hàng đầu cần được chú trọng.

- Các chính sách nhằm ổn định về mặt tinh thần cho người lao động cũng góp phần quan trọng trong quá trình tái hòa nhập. Phá bỏ khoảng cách, quan niệm khác nhau giữa lao động trong nước và lao động ngoài nước, các nhóm đối tượng này phải được quan tâm như nhau, hơn thế nữa là thể hiện sự đón tiếp chu đáo đối với người đi làm việc xa quê hương.

- Cần có chính sách tiếp nhận, quay trở lại nơi công tác cũ, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng cho người lao động như: tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến trong công tác Đoàn, hội… ở địa phương.

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về đăng ký hộ khẩu, lưu trú, di chuyển đến nơi làm việc mới, đặc biệt là chế độ bảo hiểm cộng thêm cả thời gian làm việc tại nước ngoài cho người lao động.

Trong tình trạng người lao động trở về gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp hiện nay thì chính sách tái hòa nhập cộng đồng nêu trên sẽ góp phần làm giảm bớt việc người lao động lại trắng tay, lâm vào hoàn cảnh nghèo túng, thất nghiệp.

3.2.6. Chính sách tạo việc làm

Có thể nói chính sách tạo việc làm là chính sách quan trọng và thiết thực nhất trong nhóm các chính sách nhằm sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả. Bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau, Nhà nước có thể đưa ra những kế hoạch giúp người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng trở về nước lập nghiệp, không chỉ giải quyết nhu cầu công ăn việc làm cho chính những lao động này, mà còn giúp đỡ các lao động khác tại địa phương có cơ hội cải thiện đời sống. Trong số đó, thỏa thuận, phối hợp với các tổ chức kinh tế trong nước từ trước khi người lao động đi xuất khẩu được xem như giải pháp hữu hiệu nhất. Theo chính sách này, ngay từ trước khi xuất cảnh, Nhà nước có thể ban hành mẫu đăng ký việc làm trong nước cho người lao động điền vào, trong đó bao gồm những tiêu chí như ngành nghề, thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp, tổ chức, nhà máy làm việc… Qua đó, chúng ta có thể nắm được những nội dung cơ bản phục vụ cho công tác thống kê, quản lý, phân tích, dự báo và quan trọng hơn hết là các doanh nghiệp trong nước có thể ký hợp đồng trước, dự trữ được nguồn nhân lực

tương lai cho các năm sau, đón đầu nguồn lao động chất lượng cao vào làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức mình.

Để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và các tổ chức xuất khẩu lao động. Cụ thể ở đây là sự phối hợp hoạt động giữa Phòng theo dõi nguồn nhân lực ngoài nước tại các Sở Lao động Thương binh và xã hội với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các trung tâm việc làm, sàn giao dịch việc làm trên khắp các tỉnh thành phố. Nhiệm vụ của các cơ quan này là tuyên truyền, thông báo, giải thích cho người lao động nắm rõ chủ trương, chính sách này, hiểu được lợi ích của việc đăng ký thỏa thuận hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước trước khi xuất khẩu. Nội dung của mẫu đăng ký này phải thể hiện rõ vị trí, yêu cầu sử dụng lao động, thù lao và các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới nguồn nhân lực này trong các năm sau. Đây cũng chính là cơ sở thỏa thuận về hợp đồng làm việc giữa doanh nghiệp với người lao động. Doanh nghiệp có thể chi tiết, cụ thể hóa các điều khoản hợp đồng rồi chuyển cho người lao động ký trước khi xuất cảnh hoặc hợp tác với các tổ chức sử dụng lao động nước ngoài để ký trong quá trình xuất khẩu lao động.

Việc hiện thực hóa thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động bằng hợp đồng từ trước khi xuất khẩu sẽ tạo động lực cho người lao động trong việc tự đào tạo, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân để sau khi về nước đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động, tìm kiếm cơ hội làm việc tại quê hương. Chính sách này còn góp phần hạn chế các tình trạng xấu xảy ra như đình công, tự ý bỏ việc, không chấp hành kỷ luật, ý thức kém… bởi có sự cam kết về quá trình lao động ngoài nước của người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như tổ chức sử dụng lao động nước ngoài. Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ chú trọng hơn trong thái độ, phong cách ứng xử, ý thức kỷ luật, đồng thời chủ động học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề, vốn ngoại ngữ… nhằm tự tạo cơ hội việc làm tốt trong các doanh nghiệp đã thỏa thuận hợp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC SAU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM (Trang 65 -82 )

×