Chính sách tín dụng ưu đãi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Thực hiện Nghị quyết của chính phủ, chính sách tín dụng ưu đãi cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng nhằm mục tiêu tạo công ăn việc làm, điều tiết sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường. Việc tổ chức thực hiện chính sách này chủ yếu thông qua các tổ chức tài chính như hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Hoạt động hoạch định và thực thi chính sách tín dụng ưu đãi đối với nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động thể hiện trong cả chu trình xuất khẩu lao động, từ khi tuyển chọn đến khi về nước.

- Tín dụng ưu đãi trong tuyển dụng, đào tạo lao động trước khi xuất khẩu - Tín dụng ưu đãi trong vay vốn cho nhu cầu đi lao động ngoài nước (khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, ký quỹ các loại, thủ tục xuất cảnh, đi lại, vé máy bay…)

- Ưu đãi trong thủ tục chuyển tiền hoặc ngoại tệ về nước

- Tín dụng ưu đãi để mua sắm thiết bị, phương tiện, nhà xưởng và vốn sản xuất, kinh doanh trong quá trình tái hòa nhập và lập nghiệp

Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước:

“Về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, theo chương trình của đề án, họ sẽ được vay ưu đãi toàn bộ chi phí hợp lý theo nhu cầu (ngoài phần đã được hỗ trợ) với mức lãi suất cho vay là

0,65%/tháng ... Còn việc hỗ trợ rủi ro cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài ngoài, nếu phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì họ còn được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xoá nợ khoản vay ngân hàng mà người lao động chưa trả hết và được hướng dẫn đầu tư nguồn vốn để phát triển kinh tế; được tham gia các khóa học về khởi sự doanh nghiệp; được tư vấn và giới thiệu việc làm cho phù hợp với ngành nghề, kinh nghiệm đã học hỏi, tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài” (Lý Hà, 2009).

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/2009/QĐ-TTG, phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2020. Theo đó, các chính sách hỗ trợ của đề án gồm: cho người lao động vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của ngân hàng; các cơ sở dạy nghề cho xuất khẩu lao động cũng sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo... (Phương Thanh, 2009).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w