Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 26 - 31)

khẩu lao động

1.2.3.1. Vai trò của nhà nước

Nhà nước là cơ quan thống trị của một nhóm hay một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội , là trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị, đại diện cho lợi ích của cộng đồng xã hội, có bộ máy quyền lực và các công cụ để bảo vệ chế độ chính trị, thiết lập trật tự, kỷ cương, quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở của pháp luật, chính sách đề ra nhằm duy trì và phát triển xã hội. Các chính sách ra đời đều mang tính nhà nước, chịu tác động từ nhiều khía cạnh.

- Yếu tố quyền lực:

Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, với chủ trương “lấy dân làm gốc, dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, theo đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước với địa vị pháp lý của mình, yêu cầu mọi công dân trong xã hội thực hiện nghiêm các chính sách và pháp luật đề ra.

Ở nước ta, Đảng cầm quyền duy nhất, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân là Đảng Cộng sản Việt Nam. Các chủ trương, đường lối của Đảng được thể chế hóa thông qua các chính sách, công cụ quản lý hữu hiệu của nhà nước. Việc hoạch định, tổ chức, thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động phải xuất phát từ chủ trương của Đảng là sử dụng đội ngũ nhân lực sau xuất khẩu lao động hợp lý, hiệu quả, không những góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết được nhu cầu việc làm của lao động sau khi hoàn thành hợp đồng ở nước ngoài.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một yếu tố vô cùng quan trọng là chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động phải đạt được sự đồng thuận trên cơ sở các luật và văn bản dưới luật. Hiệu quả của thực thi chính sách phụ thuộc vào việc áp dụng chính sách của nhà nước và sư ủng hộ của quần chúng nhân dân nhằm sử dụng hữu hiệu nguôn lực từ xuất khẩu lao động.

Việc xây dựng và ban hành chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động phải căn cứ từ nhu cầu thiết thực và nguyện vọng tiếp tục làm việc sau khi trở về của hàng chục ngàn lao động mỗi năm. Sau đó, các cơ quan nhà

nước, chính quyền các cấp và các tổ chức có trách nhiệm thực thi những nội dung cơ bản trong chính sách đã được ban hành đó để sử dụng, phân bổ nguồn lao động có trình độ, tay nghề, kỹ năng sao cho phù hợp. Sử dụng quyền lực của nhà nước là một nhân tố quan trọng mà các tổ chức nhà nước phối hợp và chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành theo chu trình để đạt được các mục tiêu đề ra.

- Bộ máy tổ chức thực thi chính sách:

Ở nước ta, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan giữ vai trò xây dựng và tổ chức các hoạt động thực thi chính sách, phối hợp với Cục việc làm, Cục quản lý lao động, các trung tâm của Bộ và sở lao động các tỉnh để duy trì, triển khai nội dung chính sách theo một chu trình nhuần nhuyễn, hợp lý. Bộ máy tổ chức gồm những cán bộ có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết, phẩm chất đạo đức tốt và phối hợp đồng bộ là điều kiện tiên quyết trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên thực tế, đảm bảo tính thực thi cao.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách:

Chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động chỉ đạt được hiệu quả khi được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện cũng như thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và sửa đổi. Có như vậy thì các đối tượng thực thi và nhân dân mới nắm vững, ủng hộ, chấp hành tốt và tích cực tham gia.

- Thủ tục hành chính:

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang chú trọng cải cách hành chính, rút bớt các thủ tục rườm rà, gây phiền nhiễu cho nhân dân. Đặc biệt là các thủ tục về sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, đảm bảo rõ ràng, thực tế, ổn định và dễ dàng áp dụng rộng rãi.

1.2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện xã hội:

Việc thực thi các chính sách phụ thuộc tương đối nhiều vào điều kiện xã hội, xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao, nền hành chính càng văn minh, hiện đại thì quá trình triển khai các chính sách càng thu hút được sự ủng hộ, tham gia tích cực, sự kiểm tra đánh giá của quần chúng nhân dân. Trong nhiều năm trở lại đây, chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động đã được áp dụng

đồng bộ từ các cấp chính quyền đến địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

- Điều kiện kinh tế:

Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Việt Nam đã và đang áp dụng nền kinh tế nhiều thành phần, điều này tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng lao động đa dạng, tạo điều kiện cho các vùng kinh tế, khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Kéo theo đó nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao ngày càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi các chính sách cụ thể và rõ ràng từ phía nhà nước.

Trên thực tế, nguồn lao động sẵn có trong nước cũng như tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất lạc hậu đã khiến cho quá trình thực thi chính sách việc làm gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động được xem như một giải pháp tối ưu, vừa đáp ứng được nhu cầu lao động trong nước, vừa sử dụng được thành quả sau xuất khẩu lao động về mọi nguồn lực.

Hơn nữa, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay đòi hỏi sự gắn kết cao giữa các tổ chức sử dụng lao động với người lao động, do đó càng cần có các chính sách từ phía nhà nước nhằm tạo động lực thu hút nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, tận dụng được trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong lao động công nghiệp… của nguồn lao động này. Việc mở rộng thị trường, tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư phát triển nguồn nhân lực phải luôn phù hợp với sự hỗ trợ về các chính sách xã hội, về tài chính để làm giảm trở ngại, giảm sức ép về ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước.

- Kinh phí thực thi chính sách:

Ngay khi xây dựng chính sách, các nhà hoạch định phải dự tính trước nguồn kinh phí đầy đủ về mọi mặt cũng như sử dụng đúng mục đích nguồn vốn này. Nguồn kinh phí trong hoạt động chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động bao gồm: chi phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện kĩ thuật, trả lương cho cán bộ, những người thực thi và một số chi phí phát sinh khác. Một điểm tiến bộ trong thời gian gần đây mà nhà nước ta đã triển khai là việc cấp

kinh phí cho các địa phương mở sàn giao dịch việc làm, tạo cơ hội tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu cho người lao động và các tổ chức sử dụng lao động.

- Bối cảnh công nghệ:

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho công tác thực thi chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong việc dự báo lao động ngoài nước trở về, số lượng lao động ở từng thị trường, ngành nghề…, người lao động dễ dàng tiếp cận với các tổ chức sử dụng lao động cũng như các chính sách của nhà nước.

1.2.3.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ngày càng trở nên quan trọng. Nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến thì lao động chất lượng có chuyên môn là một yêu cầu tất yếu. Chất lượng sức lao động không chỉ thể hiện ở kiến thức mà còn đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng chịu áp lực cao, tính dẻo dai, bền bỉ và tác phong lao động công nghiệp.

Theo thống kê do Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam đưa ra tại Hội thảo “Đào tạo nhân lực - những thuận lợi và trở ngại” thì hiện cả nước có khoảng 53 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 63% dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn cao: năm 2009 là 4,66%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 6,1%. Mặc dù cả nước có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động (Nguyễn Thị Cúc, 2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo diễn đàn kinh tế thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang đứng thứ 53 trong tổng số 59 quốc gia được khảo sát. Tập đoàn tư vấn quốc tế Kearney đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 24/25 nước khảo sát về nơi thu hút gia công dịch vụ tốt nhất, nhưng về chỉ tiêu nhân lực thì Việt Nam rơi xuống cuối bảng xếp hạng (với các tiêu chí gồm: kỹ năng : 25/25; nguồn nhân lực : 11/25; giáo dục và ngôn ngữ : 24/25; tỷ lệ tiêu hao nhân lực : 17/25) (Hà Giang, 2009).

Qua đó chúng ta có thể thấy được quy trình và chất lượng đào tạo nguôn nhân lực chưa đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Nhu cầu sử dụng lao động sau xuất khẩu ở nước ta tuy rất cần thiết song cũng cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút, khuyến khích tối đa khả năng của nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, giải quyết sức ép việc làm.

Các chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động phải luôn hoàn thiện theo hướng đổi mới, phù hơp với cơ chế quản lý nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đối với các đối tượng ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đối tượng chính sách, cần phải có các biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố quyết định để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và hiệu quả.

1.2.3.4. Môi trường quốc tế trong hoạt động chính sách

Trong xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, các quốc gia cũng không thể tránh khỏi những vấn đề như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, xung đột, khủng bố... Do đó, mỗi quốc gia cần phải có những chính sách hành động thích hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà vẫn phát triển được những lợi thế của nước mình.

Từ năm 2008 trở lại đây, cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng gay gắt tới sự phát triển kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không đứng ngoài lề của sự tác động này. Tại một số thị trường nước ngoài, lao động Việt Nam còn phải về nước trước hạn hợp đồng. Trong nước, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho việc làm ngày càng trở nên khan hiếm, việc hỗ trợ chi phí hồi hương, thất nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo bà Lê Thị Thúy Loan, giám đốc Công ty tuyển dụng cấp cao Loan Lê tại TP. Hồ Chí Minh: “Hiện nay công ty đang có trong tay dữ liệu của 3.000 ứng cử viên Việt kiều trong số hơn 6.000 người đăng ký hồ sơ tại website loanle.com.vn”. Ông Huỳnh Văn Thới, Tổng giám đốc Website tuyển dụng onlinejobs.vn cho biết: “Có khoảng trên 1.000 ứng viên Việt kiều đăng ký hồ sơ tại địa chỉ trên mỗi tháng” (Hương Lê, 2009). Chính sự cạnh tranh về cả số lượng lẫn chất lượng và nhu cầu việc làm tăng cao đã tác động không nhỏ đến việc hoạch định

chính sách cho các đối tượng lao động sau khi hoàn thành hợp đồng nước ngoài trở về.

Hơn nữa, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn khiến sự đòi hỏi một chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động mang tính chiến lược càng trở nên cấp thiết, để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, hòa vào dòng chảy hội nhập, cạnh tranh và hợp tác phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 26 - 31)