Hoạt động bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 31 - 47)

2.1.2.1. Hoạt động xác lập quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam

Dần nhận thức được ý nghĩa của việc bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản nhằm chống lại các hành vi xâm phạm, tổn hại đến danh tiếng, uy tín của sản phẩm này trên thị trường, ngày nay nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các sản phảm đặc sản địa phương ngày càng tăng. Đây không chỉ là một vấn đề cấp thiết của riêng mình doanh nghiệp, tổ chức sản xuất mà còn đòi hỏi sự phối hợp

tham gia của nhiều chủ thể liên quan và sự đầu tư về kỹ thuật, tài chính do các sản phẩm đặc sản địa phương mang tính chất là tài sản quốc gia.

Như chương 1 đã đề cập, việc bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ dưới 3 hình thức chính là bảo hộ tên địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

a. Đối với trường hợp bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý

Tình hình đăng ký chỉ dẫn địa lý của các đặc sản địa phương Việt Nam

Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đầu tiên là nước mắm phú quốc được bắt đầu xây dựng từ năm 1998. Tuy nhiên đến tận 1/6/2001, hai sản phẩm đặc sản mang địa danh đầu tiên mới được đăng bạ là nước mắm Phú Quốc và chè Shan tuyết Mộc Châu (Phòng chỉ dẫn địa lý, 2011). Theo báo cáo thường niên, hoạt động SHTT 2010, Cục SHTT đã thống kê về số lượng đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý nộp cho Cục và số lượng giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, từ 2001-2005 có tới 17 hồ sơ tên gọi xuất xứ được nộp (Cục SHTT, 2010, tr56), tuy nhiên, chỉ có tên gọi xuất xứ thứ ba được đăng ký bảo hộ là cà phê Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, 2006, có thêm hai chỉ dẫn địa lý nữa là bưởi Đoan Hùng và thanh long Bình Thuận được đăng ký. Năm 2007 là năm thành công về việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản, liên tiếp 6 sản phẩm đặc sản được đăng bạ chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phan Thiết, hồi Lạng Sơn, vải thiều Thanh Hà, cam Vinh, chè Tân Cương, gạo tám xoan Hải Hậu. Cho đến nay tính đến tháng 2/2012 năm nay, theo số liệu thống kê của Cục sở hữu trí tuệ đã có 57 đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được nộp cho Cục, trong đó 53 đơn trong nước và 4 đơn nước ngoài (Cục SHTT, 2010, 2011B, 2012). Bên cạnh đó, thống kê được hiện nay nước ta có tất cả 30 sản phẩm đặc sản được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có 26 sản phẩm trong nước và 4 sản phẩm nước ngoài (Xem phụ lục 3).

Hoạt động xác lập quyền chỉ dẫn địa lý

Nhìn chung, tình hình đăng ký chỉ dẫn địa lý cho đặc sản địa phương nước ta đã phần nào được mọi người quan tâm và thực hiện, tuy nhiên phải nhìn nhận cơ chế xác lập quyền chỉ dẫn địa lý ở nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập. Hoạt động xác lập quyền theo hình thức chỉ dẫn địa lý bao gồm tiến hành các bước xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc tiến hành đăng ký dựa trên cơ sở lý thuyết chương I nêu trên để thiết lập các bản mô tả đặc thù tính chất của sản phẩm, xác

định mối liên hệ giữa sản phẩm với con người, tự nhiên vùng địa lý và bản đồ chỉ dẫn địa lý hiện vẫn chưa được hoàn thiện, và đạt yêu cầu đề ra.

Thực trạng cho thấy, nội dung các bản mô tả đặc thù tính chất của sản phẩm ở Việt Nam chủ yếu dựa trên chỉ tiêu mô tả mang định tính nhiều hơn định lượng. Và mặc dù với điều kiện cơ sở KH-CN, cùng sự hiểu biết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng phát triển, các sản phẩm đặc sản đăng ký đang được mô tả ngày càng hoàn thiện hơn tuy nhiên yếu tố định lượng vẫn chưa được xác lập cụ thể. Lấy ví dụ như nho Ninh Thuận mới được đăng bạ ngày 7/2/2012 gần đây với bản mô tả như sau:

“Về cảm quan, nho đỏ Ninh Thuận có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Trọng lượng quả từ 4,57 - 5,92g/quả, dài từ 18,23 - 21,21mm, rộng từ 17,27 - 19,44mm, trọng lượng chùm từ 166,84 - 254,13g/chùm. Về chất lượng, nho đỏ Ninh Thuận có hàm lượng nước từ 82,09 - 87,43%, đường tổng số từ 6,78-9,11%, tổng chất rắn hoà tan từ 15,15 - 16,53%, độ chua từ 0,32 - 0,53%, tổng chất rắn hoà tan/độ chua từ 23,87 - 53,98” (Phòng chỉ dẫn địa lý, 2012).

Bên cạnh đó, việc xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên, con người và đặc thù về chất lượng sản phẩm ngày nay được các cơ quan nhà nước thực hiện khá chi tiết, tuy nhiên đều là những nội dung nêu ra mang tính lý thuyết, chưa thuyết phục, chứng minh được tính đặc thù của chất lượng sản phẩm với yếu tố tự nhiên, con người là khác biệt với các vùng lân cận. Xét trường hợp nho Ninh Thuận:

“Những tính chất, chất lượng đặc thù của nho Ninh Thuận có được là do điều kiện tự nhiên vùng đất này phù hợp cho cây nho sinh trưởng và phát triển; vùng trồng nho Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển, phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và nam có hai dãy núi chạy ra biển tạo nên vùng có khí hậu đặc trưng bán khô hạn; Ninh Thuận có lượng mưa thấp nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm từ 650-750 mm, lượng mưa trong các tháng phân bổ phù hợp theo các giai đoạn và thời kỳ sinh trưởng của cây nho; nhiệt độ trung bình năm giao động từ 27 - 30oC, cao nhất không quá 40oC, thấp nhất không dưới 15oC; độ ẩm trung bình từ 70 - 77% thuận lợi cho quá trình tích lũy nước và đường trong quả nho; số giờ nắng cao, hàng năm giao động từ 2.800 - 2.900 giờ; nho được trồng trên các loại đất thuộc nhóm đất phù sa ít chua, cơ giới nhẹ; đất phù sa ít chua,

cơ giới trung bình; đất xám nâu vùng bán khô hạn, cơ giới nhẹ và nhóm đất xám nâu vùng bán khô hạn điển hình, nghèo hữu cơ” (Q.Hà, 2011)..

Từ các nội dung nêu trên, có thể thấy các yếu tố địa lý, tự nhiên, con người vùng Ninh Thuận được liệt kê khá chi tiết gắn liền với tính đặc thù của sản phẩm nho, tuy nhiên vẫn chưa có cơ sở chứng minh, nêu rõ rằng nho Ninh Thuận chỉ có đặc tính, đặc thù tại điều kiện như vậy.

b. Đối với trường hợp bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu

Tình hình đăng ký bảo hộ NHTT/NHCN cho đặc sản địa phương Việt Nam

- Tình trạng đăng ký bảo hộ NHTT cho đặc sản địa phương Việt Nam

Việc đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm đặc sản bằng hình thức chỉ dẫn địa lý là hình thức bảo hộ cao nhất song đòi hỏi sự chuẩn bị khá công phu và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Do đó, nhiều địa phương đã lựa chọn giải pháp khác là đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các sản phảm đặc sản này. Ngày nay, giải pháp này trở thành một giải pháp phổ biến khi không đăng ký được chỉ dẫn địa lý. Một số sản phẩm đặc sản địa phương sử dụng hình thức này là phương thức bảo hộ cụ thể là Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Bánh đậu xanh Hải Dương, Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Gạo Bao Thai Định Hóa (Thái Nguyên), Gạo Bao Thai Chợ Đồn (Bắc Kạn), Rượu Làng Vân (Bắc Giang), Rượu nếp Nậm Cầm (Lào Cai), Rau an toàn (Phạm Kha, Hải Dương), Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Mây tre Tăng Tiến (Bắc Giang), Chè Thái Nguyên, Thanh trà Huế, Hồ tiêu Tiệu Phước (Quảng Nam), Thủy sản An Giang, Kẹo dừa Bến Tre, Bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), Chôm chôm nhãn Cái Mơn (Bến Tre), Thanh Long Chợ Gạo (Tiền Giang), Hồ Tiêu Chư Sê (Gia Lai), Sơ ri Gò Công (Tiền Giang), Xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim (Tiền Giang), Bưởi da xanh Mỹ Thạch An (Bến Tre), Sầu riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang), Vú sữa Vĩnh Kim (Tiền Giang),nước mắm Cát Hải...2

Tính đến 31/12/2009 nước ta đã có 85 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mang địa danh và đã có 46 sản phẩm được đăng bạ (Cục SHTT, 2008). Gần đây, ngày 23/11 năm ngoái, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học Công nghệ) đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rượu cần đặc sản tỉnh Hoà Bình số 173339 cho Hội sản xuất và kinh doanh rượu cần tỉnh Hoà Bình (Việt Lâm, 2011). Và ngay mới đây, đầu năm 2012, nhãn hiệu tập thể “Bánh tráng Phú Yên” được

2 Trần Anh Huy, không năm xuất bản, Khắc phục trở ngại trong xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương, xem tại: http://freetech.com.vn/11/97/365/InfoDetail/Khac-phuc-tro-ngai-trong-xay-dung- thuong-hieu-cho-dac-san-dia-phuong.aspx [Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012]

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp do Liên minh HTX phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện thông qua dự án “Phát triển làng nghề bánh tráng tỉnh Phú Yên” do tổ chức JBIC – Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ (Xuân Huy, 2012).

- Tình hình đăng ký bảo hộ NHCN cho đặc sản địa phương Việt Nam

Khác với nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không sử dụng nhãn hiệu mà chỉ có chức năng chứng nhận về xuất xứ và đặc tính của hàng hóa mang nhãn. Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cần có “thẩm quyền chứng nhận” các sản phẩm liên quan và là người đại diện chịu trách nhiệm về sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ công chúng chống lại hành vi lừa dối (WTO 1995, khổ 2316). Chính vì yêu cầu về thẩm quyền chứng nhận hay năng lực chứng nhận của chủ thể nhãn hiệu tập thể , do vậy không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký nhãn hiệu chứng nhận được mà chủ thể đó phải có năng lực chứng nhận, năng lực quản lý thực sự mới có thể đăng ký nhãn hiệu được. Biện pháp này có tính bảo hộ cao hơn so với biện pháp đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Hiện nay, bảo hộ tên địa danh cho các sản phẩm đặc sản thông qua nhãn hiệu chứng nhận đang được các quốc gia sử dụng khá thành công, nhưng cho đến nay tại Việt Nam thì biện pháp này vẫn chưa được áp dụng nhiều đối với các đặc sản nước ta. Tính đến ngày 13/1/2011, theo danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, nước ta đã cấp 9 văn bằng bảo hộ NHCN cho các sản phẩm đặc sản sau: sữa bò Ba Vì, nàng nhen Bảy Núi, rau Đà Lạt, cà phê Di Linh, trà Blao, Dứa CAYENNE Đơn Dương, cá thính Lập Thạch, Chè Ba Vì, thanh long Bình Thuận (Xem phụ lục 4). Gần đây, ngày 13/9/2011, tại Lạng Sơn, đại diễn lãnh đạo Cục SHTT (KH&CN) đã công bố quyết định và trao nhãn hiệu chứng nhận: “Na Chi Lăng cho Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, cấp ủy , chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng, nơi có vùng na (Mai Hà, 2011). Ngày 26/12 sau đó, ông Lưu Đức Thanh, Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý (Cục SHTT) cho biết “hoa Đà Lạt” vừa được cấp đăng ký chứng nhận nhãn hiệu với chủ nhãn hiệu là UBND TP Đà Lạt (Q.Như, 2011).

Hoạt động xác lập quyền NHTT/NHCN cho các đặc sản địa phương Việt Nam

Dựa trên tình hình đăng ký bảo hộ NHTT/NHCN của đặc sản địa phương Việt Nam nêu trên, có thể thấy dường như ở Việt Nam việc bảo hộ cho các đặc sản

thường được áp dụng dưới hình thức NHTT. Mặc dù, việc tiến hành các thủ tục đăng ký đối với hình thức NHCN cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam nhìn chung đơn giản hơn nhiều so với 2 hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý và NHTT, hình thức này chỉ cần cung cấp đầy đủ các tài liệu trên để được chứng nhận; Còn đối với hình thức bảo hộ NHTT, các thao tác đặt ra không những phải cung cấp đầy đủ các tài liệu trên mà còn bao gồm các việc triển khai công việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản dựa theo các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và thường khá phức tạp, tốn nhiều chi phí, thời gian, đặc biệt đôi khi còn gây khó khăn cho người dân rất nhiều.

Lấy ví dụ như việc xây dựng cơ sở xác lập cho NHTT “Bánh chưng Bờ Đậu” thì UBND xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã phải tiến hành rất nhiều những thao tác bao gồm: 1- Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho người sản xuất và kinh doanh Bánh chưng về việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các hộ làm bánh chưng trên địa bàn; 2 – Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa theo mẫu đã định sẵn thông qua việc điều tra về giống, kỹ thuật trồng làm bánh, tiêu thụ, năng suất, chất lượng sản phẩm và những khó khăn thuận lợi, lập danh sách các hộ tham gia bảo hộ thương hiệu cho bánh chưng Bờ Đậu; 3 –Tiến hành lấy và phân tích mẫu về chất lượng bánh chưng tại các xã, đánh giá độ đồng đều về chất lượng; (mỗi mẫu đều phân tích cảm quan bằng phương pháp chuyên gia và phương pháp hoá học trong phòng thí nghiệm); 4 - Lấy và phân tích chất lượng bánh chưng Bờ Đậu (mỗi mẫu đều phân tích cảm quan bằng phương pháp chuyên gia và phương pháp hoá học trong phòng thí nghiệm) nhằm so sánh đánh giá xác định mức độ nhầm lẫn của người tiêu dùng; 5 - Đánh giá chất lượng của sản phẩm bánh chưng Bờ Đậu; 6 - Tổ chức thi thiết kế logo cho nhãn hiệu Bánh chưng Bờ Đậu; 7- Xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; 8 - Lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu tập thể bánh chưng Bờ Đậu; 9 - Công bố nhãn hiệu đã được bảo hộ và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; 10 – Xây dựng chiến lược quản lý và quảng bá về nhãn hiệu tập thể bánh chưng Bờ Đậu.3

c. Đánh giá:

3 Trần Anh Huy, không năm xuất bản, Khắc phục trở ngại trong xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương, xem tại: http://freetech.com.vn/11/97/365/InfoDetail/Khac-phuc-tro-ngai-trong-xay-dung- thuong-hieu-cho-dac-san-dia-phuong.aspx [Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012]

Nhìn chung, số lượng đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho các sản phẩm đặc sản tại Việt Nam đang ngày càng tăng, tuy nhiên số lượng đó chưa tương xứng so với tiềm năng của các sản phẩm đặc sản nước ta. Như đã biết, theo Vietkings, sách kỉ lục Việt Nam thống kê nước ta có khoảng 300 rau quả đặc sản và món ăn đặc sản như đã chỉ ở trên vậy mà hiện nay chỉ có 26 đặc sản Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hơn 46 đặc sản được đăng bạ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và hơn 9 đặc sản được cấp bằng nhãn hiệu chứng nhận.

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang được ghi nhận là một điểm sáng trên bản đồ thế giới về sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Sự gia tăng, mở rộng của các thị trường nhập khẩu là minh chứng rõ ràng về khả năng tương thích cũng như đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và các quy định, các rào cản tại quốc gia nhập khẩu của thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù giá trị xuất khẩu hàng thủy hải sản Việt Nam trong thời gian qua luôn đứng ở mức cao và có mặt trên nhiều thị trường nước ngoài, nhưng phần lớn các mặt hàng này lại đang phải mang thương hiệu của những nhà nhập khẩu. Tính đến nay, mới chỉ có một vài đặc sản thủy sản được bảo hộ như nước mắm Phú Quốc và nước mắm Phan Thiết được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nước mắm Phú Yên và cá ngừ Phú Yên được cấp bằng bảo hộ NHTT và cá trình Lập Thạch được bảo hộ theo hình thức NHCN. Điều này khiến cho các sản phẩm đặc sản chưa được bảo hộ khi tham ra thị trường xuất khẩu ra nước ngoài sẽ gặp

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w