Triển vọng về sản xuất

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 59 - 60)

Đối với các sản phẩm nông sản đặc sản, ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường trong nước và các nước xuất khẩu, việc hình thành các vùng chuyên canh đã giúp nước ta tránh được tình trạng sản xuất theo mùa; Nhờ đó mà mang lại triển vọng cao về sản lượng ổn định, năng suất, chất lượng cao và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, ngoài những giống cây trồng truyền thống, nhờ khoa học kỹ thuật, mà nước ta đã tạo ra nhiều giống cây biến đổi gen cho năng suất cao, chống chọi sâu bệnh tốt mà còn tạo thêm nguồn nông sản đặc sản của Việt Nam thêm tính phong phú. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào ngành trồng trọt nước ta cũng đang được các bà con nông dân cập nhật và hưởng ứng. Đặc biệt, các biện pháp dẫn nước cho vườn, dây chuyền bảo quản và đóng gói sản phẩm đã giúp một phần không ít vào việc sản xuất, tạo năng suất cây trồng, chất lượng cao hơn. Điều này giúp ngành nông nghiệp nước ta nói chung và đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản nói riêng ngày một nâng cao về năng suất và chất lượng nhằm cung cấp đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.

Đối với triển vọng phát triển của các món ăn đặc sản và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, ngày nay, các món ăn mang tính chất truyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam ngày càng được mọi người không chỉ người dân trong nước mà còn cả ngoài nước quan tâm đến. Nền văn hóa ẩm thực Việt ngày càng phát triển, cách chế biến các món ăn truyền thống vùng miền ngày càng được người dân tiếp thu, phát triển ra các vùng miền khác. Việc tìm các món ăn đặc sản ở các vùng miền khác trên cả nước ngày nay đã dễ dàng hơn, ví dụ như ta có thể tìm thấy rất nhiều quán Phở bò Nam Định trên các dãy phố ở Hà Nội. Bên cạnh đó, các làng nghề ở Việt Nam cũng được nhà nước quan tâm hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm thủ công đặc đắc địa phương Việt Nam. Trong lĩnh vực này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không ngừng đưa ra các phương án đào tạo nghề tại các địa phương, tiếp cận khoa học kỹ thuật cùng các

biện pháp nâng cao tay nghề giúp cho các sản phẩm truyền thống ngành nghề địa phương Việt Nam ngày càng phát triển, năng suất sản xuất cao, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 59 - 60)