Giải pháp phối hợp hoạt động của các tổ chức có liên quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 78 - 102)

Hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng đặc sản Việt Nam không phải là hoạt động một sớm, một chiều có thể thực hiện thành công được. Đây là một công trình tập thể đòi hỏi phải có sự tham gia, và phối hợp chặc chẽ của các bên có liên quan bao gồm nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan truyền thông...

Trước hết, việc xác lập quyền SHTT cho sản phẩm đặc sản địa phương Việt Nam, để điều tra và hiểu rõ các yếu tố địa lý của vùng lãnh thổ cho việc xác định những nét đặc trưng của sản phẩm, chọn và tạo giống cây trồng đặc sản phù hợp cho năng suất cao, chất lượng tốt; xây dựng và phổ biến kỹ thuật chăm sóc cây trồng, áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch; hỗ trợ các doanh nghiệp trong quy trình sản xuất, quy trình bảo quản,... đều cần phải có sự tham gia của các nhà khoa học với nhân dân địa phương, các doanh nghiệp sản xuất đặc sản tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đặc sản.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các hiệp hội phát huy vai trò của mình, xác định nhiệm vụ trọng tâm của các bộ phận cấu thành, các thiết chế; điều tiết sự phát triển, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, tạo sự đồng thuận, tin tưởng và cùng nhau hưởng lợi ích từ sự phát triển chung. Ở Việt Nam, bên cạnh việc xây dựng các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ,... thì việc tạo lập quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, các nhà sản xuất là điều cần thiết, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, hạn chế những lo ngại từ các cơ sở sản xuất, huy động sự đóng góp, đồng cam cộng khổ của người dân và chính quyền để vượt qua khó khăn, khủng hoảng có ý nghĩa quan trọng không kém các biện pháp kinh tế vĩ mô. Một cơ chế hợp tác, đồng thuận của xã hội với những tình huống nhất định không những làm giảm cường độ của các tác động tiêu cực khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng mà còn là biện pháp thu hút các nguồn lực thoát khỏi khủng hoảng và phát triển kinh tế. Để đạt được cơ chế hợp tác, đồng

thuận giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thì không thể thiếu được vai trò của các Hiệp hội với tư cách là chiếc cầu nối, nhưng để chiếc cầu nối đó tồn tại, phát triển và phát huy vai trò của mình thì Nhà nước cần tạo cơ chế cho Hiệp hội thông quan các nhiệm vụ cụ thể như tạo điều kiên cho Hiệp hội tham gia công tác tư vấn, phản biện, tham gia vào công việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành hàng và đóng góp ý kiến để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, để thực hiện những hoạt động này, trong giai đoạn đầu, Nhà nước cũng cần giúp đỡ Hiệp hội thông qua chương trình nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội các doanh nghiệp trong đó chú ý đến công tác đào tạo, tập huấn đối với các cán bộ làm công tác hội, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các thành viên Hiệp hội, có chính sách giúp các Hiệp hội đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.

Các ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng không kém, Ngân hàng tạo nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nhằm tạo sản phẩm đặc sản có chất lượng cao trong khuôn khổ pháp lý bảo hộ; tạo tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu mạnh cho hàng đặc sản Việt Nam.

Thêm vào đó, các phương tiện truyền thông cũng cần phải hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền phổ biến những kiến thức về SHTT; quảng bá giới thiệu các đặc sản truyền thống của vùng miền; phát hiện và lên án những hành vi làm hàng giả.

Có thể thấy, các tổ chức liên quan như các hiệp hội, tổ chức sản xuất đặc sản địa phương, các ngân hàng, phương tiện truyền thông đại chúng đều có những nhiệm vụ, vai trò nhất định, không thể tách rời trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho các đặc sản Việt Nam. Bởi thế, việc liên kết, hợp tác các tổ chức này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải đề ra thực hiện, nhằm thiết chế một hệ thống bảo hộ quyền SHTT cho đặc sản Việt Nam.

Tóm lại, đặc sản địa phương Việt Nam là mặt hàng mang tính chất truyền thống, đặc thù riêng biệt, mang hương vị của từng vùng miền địa phương đất nước Việt Nam mà không phải nơi đâu cũng có, sản phẩm này có thể được coi là tài sản quốc gia. Việc bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng đặc sản này là một vấn đề hết sức cần thiết được thực hiện không chỉ nhằm công tác giữ uy tín, danh tiếng chung cho các đặc sản Việt Nam được sản xuất mà nó còn nhằm giúp cho việc quảng bá hình ảnh nước ta thông qua các đặc sản này đến bạn bè các nước trên thế giới. Việc tiếp cận của những sản phẩm đặc sắc này trên thế giới sẽ giúp mọi người hiểu được

thêm các bản sắc dân tộc con người Việt Nam; đặc biệt là thông qua các món ăn đặc sản, các đồ thủ công mĩ nghệ truyền thống mang hương sắc dân tộc lâu đời của Việt Nam như tranh Đông Hồ, Nón lá Huế,... Tuy nhiên, thực trạng các sản phẩm đặc sản địa phương Việt Nam ta trên thị trường tiêu dùng trong nước, cũng như nước ngoài đang bị nguy hiểm bởi các hành vi xâm phạm, mạo danh sản phẩm đã gây ra những thiệt hại to lớn về danh tiếng, uy tín sản phẩm, ví dụ điển hình như các trường hợp sản phẩm giả mạo mang độc tố gây nguy hại đến sức khỏe con người. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra đòi hỏi phải có một cơ chế bảo hộ quyền SHTT hoàn chỉnh cho đối tượng các sản phẩm đặc sản này; Và để đạt được điều đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các bộ, ban, ngành địa phương và người dân cả nước phải có sự chung tay, hỗ trợ lẫn nhau xây dựng nên.

KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua những nghiên cứu về vấn đề bảo hộ quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương, thực trạng ở nước ta và đặc biệt là nghiên cứu cụ thể hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột, khóa luận đã rút ra một vài kết luận sau:

Thứ nhất, các sản phẩm đặc sản của địa phương là những mặt hàng sản phẩm có chất lượng, danh tiếng trên thị trường với các đặc trưng luôn gắn liền với địa danh nơi sản xuất. Hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho đối tượng sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ uy tín, danh tiếng của các sản phẩm đó. Hình thức bảo hộ thích hợp nhất đối với mặt hàng sản phẩm này là bảo hộ quyền SHTT đối với tên địa danh nơi địa phương sản xuất đặc sản dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ hai, cơ chế hoạt động của hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng đặc sản nói chung và Việt Nam nói riêng bao gồm các hoạt động chính là hoạt động xác lập, quản lý và bảo vệ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Thứ ba, thực tế cho thấy, hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và nhiều bất cập, thiếu sót; cần phải được các cơ quan nghiên cứu, Nhà nước và thậm chí là cả người sản xuất quan tâm hơn để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản địa phương nước ta, trước hết, đối với các sản phẩm đặc sản đã được đăng ký bảo hộ quyền SHTT dưới một trong ba hình thức chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN yêu cầu phải có các giải pháp để nâng cao tính bảo hộ, khai thác, quản lý tốt sự bảo hộ quyền SHTT đã xác lập. Còn đối với các sản phẩm đặc sản chưa được đăng ký bảo hộ phải có các biện pháp thúc đẩy, giúp đỡ các mặt hàng này nhanh chóng đăng ký bảo hộ quyền SHTT một cách phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, tiêu dùng hay chính bản thân các mặt hàng đặc sản địa phương của Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau của nhà nước, chính quyền địa phương và người sản xuất cùng nhau xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản địa phương nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phan Anh, 2007, Lại cấm nước mắm Phú Quốc đóng chai ở đất liền, xem tại: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/07/3b9f82dc/ [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

2. Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, 2006, Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam, Hà Nội

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, 2007, Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dành cho đặc sản của địa phương, Hà Nội

4. Bộ KH&CN, Cục SHTT, 2007, Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cả Luật SHTT về SHCN, Số 01/2007/TT- BKHCN

5. Bộ trưởng Bộ Thủy sản, 2005A, Quy chế tạm thời về kiểm soát, chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, xem tại: http://www.nuocmamphuquoc.org/modules.php?

name=CMS&op=details&mid=9 [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

6. Bộ trưởng Bộ Thủy sản, 2005B, Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, xem tại: http://laws.dongnai.gov.vn/200505/200505160015/lawdocument_view [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

7. BTC, 2011, Kỷ lục Việt Nam: Lễ hội cà phê lớn nhất, xem tại: http://gucafe.com/le-hoi-ca-phe/ky-luc-viet-nam-le-hoi-ca-phe-lon-nhat.html [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

8. Đoàn Kim Ca, 2007, Tên gọi xuất xứ hàng hóa “Cà Phê Buôn Ma Thuột”, Tạp chí KHCN tập san số 01/2006, xem tại: http://www.skhcndaklak.gov.vn/Trangch%E1%BB%A7/Th

%C3%B4ngtinKHCN/T%E1%BA%A1pch%C3%ADKHCN/T%E1%BA %ADpsans%E1%BB%91012006/tabid/101/Default.aspx [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

9. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, không năm xuất bản, Đặc sản Hải Dương, xem tại:

http://www.haiduong.gov.vn/vn/thongtin/Pages/DacsanHaiDuong.aspx [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

10. Cục sở hữu trí tuệ, 2008, Tình hình đăng ký quản lý và khai thác các nhãn hiệu tập thể dùng cho các đặc sản địa phương, Hội thảo Quản lý nhãn hiệu tập thể

11. Cục sở hữu trí tuệ, 2010, Báo cáo thường niên- hoạt động sở hữu trí tuệ 2010

12. Cục sở hữu trí tuệ, 2011A, Danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ

13. Cục SHTT, 2011B, Số liệu thống kê đơn bằng SHCN của các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương năm 2011

14. Cục sở SHTT, 2012, Công báo SHCN, số 286,287

15. Nguyễn Duy, 2010, Giới thiệu về Thanh Hà, xem tại: http://www.haiduongdost.gov.vn/vaithieuthanhha/modules.php?

name=News&op=viewst&sid=14 [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012] 16. Huy Đức, Kiều Mi, 2011, Xúc tiến kiện đòi thương hiệu cà phê Buôn Ma

Thuột, xem tại: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/10/xuc-tien-kien- doi-thuong-hieu-ca-phe-buon-ma-thuot/ [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

17. Lê Thị Thu Hà, 2010, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại Thương Hà Nội

18. Mai Hà, 2011, Trao nhãn hiệu cho na chi lăng, xem tại: http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh-shtt/Trao-nhan-hieu-cho-Na- Chi-Lang/20119/167690.datviet [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

19. Q. Hà, 2011, Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu rau Đà Lạt, xem tại: http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc/153492/Cap-quyen-su-dung-nhan-hieu- rau-Da-Lat.html [Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2012]

20. Nguyễn Phan Minh Hằng, 2005, Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương Hà Nội

21. C.Hoan, 2011, Vụ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị xâm phạm - Chi 600 triệu đồng để kiện, xem tại: http://sggp.org.vn/phapluat/2011/11/272209/ [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

22. Trần Anh Huy, không năm xuất bản, Khắc phục trở ngại trong xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương, xem tại: http://freetech.com.vn/11/97/365/InfoDetail/Khac-phuc-tro-ngai-trong-xay- dung-thuong-hieu-cho-dac-san-dia-phuong.aspx [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

23. Xuân Huy, 2012, Trao giấy chứng nhận NHTT “bánh tráng phú yên cho 40 hộ sản xuất, xem tại: http://baophuyen.com.vn/Kinh-te- 82/3305805906005105454 [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

24. Hội nghề cá tỉnh phú yên, 2010, Quy chế kiểm soát chất lượng nước mắm mang NHTT, xem tại:

http://nuocmamphuyen.com.vn/news_detail.php?cid=3833 [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

25. Hội nước mắm Phú Quốc, 2007, Nước mắm Phú Quốc: Chỉ 5-8% là hàng thật!, xem tại:

http://www.nuocmamphuquoc.org/modules.php?

name=CMS&op=details&mid=13&mcid=16 [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

26. Quang Huy, 2010, Đắk Lắk thành lập Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, xem tại: http://www.vietnamplus.vn/Home/Dak-Lak-thanh-lap-Hiep-hoi-caphe- Buon-Ma-Thuot/20109/59736.vnplus [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012] 27. Chu khôi, 2008, “Người trồng cà phê Việt Nam đã “khôn” hơn”, xem tại:

http://vneconomy.vn/61823P0C10/nguoi-trong-ca-phe-viet-nam-da-khon- hon.htm [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

28. Việt Lâm, 2011, Trao giấy chứng nhận NHTT rượu cần đắc ản tỉnh Hòa Bình, xem tại:

http://www.baohoabinh.com.vn/28/66759/Trao_giay_chung_nhan_nhan_hie u_tap_the_ruou_can_dac_san_tinh_Hoa_Binh.htm [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

29. Nguyễn Hồng Loan, Trương Đình Phát, Nguyễn Võ Diễm Thúy, Nguyễn Cơ Nguyên, 2011, Ẩm thực Việt Nam- Phương hướng phát triển trong tương lai, luận văn tốt nghiệp, xem tại: http://docsachonline.vn/danh-muc/cong-nghe-

thuc-pham-148/am-thuc-viet-nam-phuong-huong-phat-trien-trong-tuong-lai- 6759.html [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

30. Công luận, 2011A, Huy động các nguồn lực bảo hộ nhãn hiệu tập thể cà phê Buôn Ma Thuột, xem tại: http://www.gdtd.vn/channel/3022/201110/Huy- dong-cac-nguon-luc-bao-ho-nhan-hieu-tap-the-ca-phe-Buon-Ma-Thuot- 1953869/ [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

31. Công luận, 2011B, Sẽ đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tại 16 quốc gia, xem tại:

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/baocongthuong.com.vn/Se-dang-ky- bao-ho-thuong-hieu-ca-phe-Buon-Ma-Thuot-tai-16-quoc-gia/7203932.epi [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

32. Thanh Lương, 2011, “Giữ” thương hiệu nước mắm Phú Quốc, mất 20 ngàn đô, xem tại: http://phapluatvn.vn/thoi-su/201109/Giu-thuong-hieu-nuoc- mam-Phu-Quoc-mat-20-ngan-do-2058540/ [Truy cập ngày 7 tháng 5 nắm 2012]

33. Mai Mai, 2011, Chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm đúng mức, xem tại: http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh-shtt/Chi-dan-dia-ly-chua- duoc-quan-tam-dung-muc/201110/172693.datviet [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

34. Nhóm phóng viên, 2011, Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất về tay Trung Quốc, xem tại: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/thuong- hieu-ca-phe-buon-ma-thuot-mat-ve-tay-trung-quoc/ [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

35. Q.Như, 2011, Hoa đà lạt được cấp chứng nhận nhãn hiệu, xem tại: http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.phapluattp.vn/Hoa-Da-Lat- duoc-cap-chung-nhan-nhan-hieu/7614818.epi [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

36. Quỳnh Như, 2008, Nước mắm Phú Quốc hết được đóng chai tại TP HCM, xem tại: http://phapluattp.vn/219345p1014c1068/nuoc-mam-phu-quoc-het- duoc-dong-chai-tai-tphcm.htm [Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012]

37. Phạm Thị Ngoan, 2007, Xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho hang nông sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

38. Phòng chỉ dẫn địa lý, 2011, “Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 10/8/2011”

39. Phòng chỉ dẫn địa lý, 2012, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận” cho sản

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 78 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w