PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SHTT

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

SHTT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM

Như đã nói ở trên, hoạt động bảo hộ SHTT cho mặt hàng đặc sản địa phương Việt Nam là phương phức bảo hộ quyền SHTT tên địa danh dưới 3 bình thức: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Do đó, việc lập ra phương hướng, chiến lược để phát triển tốt hệ thống bảo hộ SHTT cho các mặt hàng khá đặc biệt là các sản phẩm đặc sản này, chính là việc định hướng chiến lược phát triển hoạt động bảo hộ SHTT đối với tên địa danh cho các mặt hàng đặc sản này.

Vấn đề thứ nhất cần đặt ra là phải xem xét hệ thống pháp luật về chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN với tình trạng hiện như thế nào, cần thiết thì nên đưa ra luật mới hoặc những quy định mới phù hợp với điều kiện mới.

Thứ hai là phải tích cực thúc đẩy hoạt động xác lập quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản. Chúng ta phải xác định mặt hàng đặc sản tiềm năng, có khả năng thâm nhập thị trường lớn để có biện pháp nhanh chóng bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng này. Như đã biết so với con số 300 món ăn và nông sản đặc sản thống kê của Vietkings thì con số 26 đặc sản Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hơn 46 đặc sản được đăng bạ bảo hộ nhãn hiệu tập thể và hơn 9 đặc sản được cấp bằng nhãn hiệu chứng nhận là một con số ít ỏi đáng cảnh báo, nhưng việc thiết lập hệ thống bảo hộ cho các sản phẩm này không phải là một sớm một chiều có thể hoàn thành nên việc xác định các mặt hàng đặc sản tiềm năng, thu thập thông tin, tạo cơ sở cho việc bảo hộ cho các đặc sản còn lại là một vấn đề cần phải đạt được. Bên cạnh đó, còn phải quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp và khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các đặc sản nông sản đảm bảo đủ diện tích và sản lượng tối thiểu và chất lượng đặc thù của sản phẩm đặc sản. Như vậy, phải xây dựng vùng chuyên canh cho các đặc sản nông sản chủ lực, quy hoạch vùng trồng trên toàn bộ diện tích phù hợp đảm bảo sản xuất tập trung, quy mô cho các sản phẩm đặc sản tăng cường xuất khẩu, quảng bá mặt hàng đã được đăng ký bảo hộ.

Thứ ba, phải nâng cao hiệu quả quản lý đối với tên địa danh đã được đăng bạ theo hình thức chỉ dẫn địa lý hay NHCN, NHTT. Đây là một khâu khá quan trọng trong hoạt đông bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản. Để làm được điều này, Nhà nước ta cần phải rà soát lại hoạt động của các cơ quan quản lý ở các địa phương mà đặc biệt là các tổ chức, hiệp hội ngành nghề. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ đồng thời hỗ trợ hoạt động của các tổ chức này để có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm và đảm bảo được quyền lợi của những chủ thể cùng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đặc sản mang tên địa danh nơi địa phương sản xuất. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương mà cụ thể là Uỷ ban Nhân Dân cấp tỉnh, thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Nhân dân cấp huyện và tổ chức do các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản tự nguyện thành lập. Ngoài ra còn có sự tham gia của Hải Quan, Cục phòng chống buôn bán hàng giả... để quản lý chất lượng của sản phẩm sản xuất ra ngoài biên giới cũng như trên thị trường nội địa.

Thứ tư là phải hoàn thiện được cơ chế luật pháp phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam dành cho các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền SHTT đối với các mặt hàng đặc sản địa phương Việt Nam. Đây cũng là một phương hướng cấp thiết cần được các cơ quan, bộ, ngành phải thúc đẩy, quan tâm đến do thực trạng xâm phạm quyền SHTT về chỉ dẫn địa lý, NHCN, NHTT đối với các mặt hàng đặc sản địa phương Việt Nam đang lâm vào tình trạng tràn lan trên thị trường với con số đáng báo động.

Mục tiêu đề ra trong vòng 10 năm nữa Việt Nam phải xác lập được ít nhất 100 tên địa danh dưới các hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN cho các mặt hàng đặc sản địa phương Việt Nam. Đồng thời trong thời gian này, Việt Nam cũng phải nhanh chóng triển khai việc áp dụng mô hình quản lý do Cục Sở hữu trí tuệ đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam tùy theo từng hình thức áp dụng bảo hộ sao cho hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đặc sản này. Đặc biệt phải hoàn thiện được các biện pháp xử lý cũng như các hình thức xử phạt dành riêng cho từng trường hợp, hình thức xâm phạm quyền SHTT đối với các mặt hàng đặc sản địa phương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w