Nhóm giải pháp dành cho các sản phẩm đặc sản địa phương Việt Nam đã

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 63 - 74)

Nam đã được đăng bạ bảo hộ quyền SHTT

3.3.1.1. Giải pháp nâng cao và duy trì giá trị các sản phẩm đặc sản địa phương Việt Nam

Việc nâng cao và duy trì giá trị các đặc sản địa phương là việc hết sức quan trọng trong công tác hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản địa phương nói chung và đặc sản địa phương nước ta nói riêng. Trên cơ sở nâng cao, duy trì giá trị, các sản phẩm đặc sản mới đủ điều kiện để sản phẩm đạt tiêu chuẩn đăng ký bảo hộ như trong hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý, NHTT hay NHCN mà sản phẩm đã đăng kí bảo hộ 1 trong 3 cách trên, có như vậy sản phẩm mới có thể phân biệt rõ chất lượng với các sản phẩm cùng loại khác, giúp cho công tác quản lý và bảo vệ quyền SHTT tiến hành một cách có hiệu quả. Để thực hiện tốt biện pháp này tác giả xin được đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, với công nghệ - khoa học đang ngày càng phát triển, việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào việc chế biến, nuôi trồng, sản xuất các mặt hàng đặc sản cần được áp dụng và cập nhật. Bằng việc đó sẽ giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cho các sản phẩm đặc sản địa phương, tuy nhiên , cũng cần phải lưu ý trong

việc an toàn, vệ sinh thực phẩm. Vấn đề này phải do chính quyền địa phương, các Sở KHCN các tỉnh, Bộ Nông nghiệp hay các hiệp hội ngành nghề nước ta chung tay tìm hiểu, không ngừng cải tiến để công bố các kĩ thuật chế biến, canh tác, nuôi trồng các sản phẩm đặc sản một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng đề ra.

Thứ hai, do đối tượng sản phẩm đặc sản địa phương chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, đồ thủ công mĩ nghệ thô chưa qua chế biến, sản xuất và đặc biệt đối tượng sản xuất thường là các bà con nông dân tại địa phương, vùng miền, điều này dẫn đến việc đóng gói, bảo quản sản phẩm vẫn chưa được quan tâm giành cho các mặt hàng sản phẩm đặc sản này. Bằng việc đóng gói, bảo quản sản phẩm tốt không những sẽ giúp cho sản phẩm được đảm bảo chất lượng tốt hơn, mà còn phần nào giúp phân biệt nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại khác, hay đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn đề ra trong việc bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng đặc sản này, đặc biệt là với hình thức bảo hộ NHTT hay NHCN, khâu đóng gói, bảo quản này cần được quan tâm.

3.3.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý cho việc quản lý quyền

Như đã phân tích trên, hoạt động bảo hộ quyền SHTT dành cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam hiện nay dưới dạng đăng ký bảo hộ 3 hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Mỗi hình thức bảo hộ lại có những cơ sở hệ thống pháp lý riêng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong công tác bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản này suốt những năm qua. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ quan nhà nước.

Mặc dù pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được đánh giá là tương đối phù hợp với các quy định của hiệp định TRIPs, tuy nhiên sự phù hợp của những quy định này được đánh giá là mang tính hình thức hơn là sự phù hợp về mặt bản chất, phát sinh từ nhu cầu thực tiễn hoạt động này. Chính vì vậy, việc cụ thể hóa nội dung của Luật SHTT năm 2005 sao cho phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng hiệu quả trên thực tế thông qua các văn bản hướng dẫn dưới luật là việc làm cần thiết. Một số vấn đề cụ thể được quy định rõ ràng hơn như:

Đối với hình thức bảo hộ bằng NHCN, NHTT, chủ thể đăng ký đồng thời sẽ có quyền quản lý tên NHCN, NHTT mà mình đã đăng kí. Còn đối với hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy định hiện nay về chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ về chỉ dẫn địa lý và người đứng tên trong văn bằng bảo hộ là chưa thống nhất. Người nộp đơn có thể là cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức đại diện cho các tổ chức cá nhân đó hoặc cơ quan hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, theo Điều 1.3, Thông tư 01 có viết: “Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở của Cục SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý cho Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, người nộp đơn đăng ký chỉ được ghi nhận là người đăng ký chỉ dẫn địa lý đó mà không đương nhiên trở thành Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Nếu so sánh với quy định của các nước Châu Âu, có thể thấy quy định về người đăng ký và người quản lý chỉ dẫn địa lý của Việt Nam chưa hợp lý. Điều này gây nên sự không thống nhất về người đăng ký và người quản lý. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta nên theo quy định của Liên minh Châu Âu, kết hợp với kinh nghiệm của Trung Quốc và quy định bổ sung “người nộp đơn đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý phải là tổ chức, hiệp hội hoặc doanh nghiệp được thành lập bởi chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính đại diện cho tập thể, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý tại địa phương.

- Quy định về quyền sử dụng

Đa số các hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHTT dù là hình thức chỉ dẫn địa lý hay NHTT, NHCN thì điều khoản cấp quyền sử dụng hiện vẫn chưa đầy đủ gây khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng sau này cho các tổ chức cá nhân thành viên. Điều này đòi hỏi, trong hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lý, hay NHTT, NHCN cần phải công bố rõ điều kiện cấp quyền sử dụng, quy trình, thủ tục xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, NHTT hay NHCN tùy theo sản phẩm đặc sản đăng ký bảo hộ theo hình thức nào.

- Quy định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý quyền SHTT chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN của các chủ thể tham gia (Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, người sản xuất, tổ chức tập thể)

Việc quy định rõ vai trò và trách nhiệm của từng đối tượng, chủ thể tham gia, liên quan đến hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đắc sản địa phương

sẽ giúp cho các đối tượng này nắm giữ vai trò riêng biệt, đạt hiệu quả trong việc tiến hành, thực hiện nhiệm vụ của mình, khắc phục được vấn đề chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận, một vấn đề bất cập trong hệ thống bảo hộ của nước ta hiện nay.

Như đã biết, các chủ thể tham gia xây dựng quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản như đã nêu ở chương II là bao gồm nhà nước, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương, Tổ chức tập thể các nhà sản xuất, Hiệp hội ngành nghề. Việc phân ra rõ nhiệm vụ cho từng đối tượng nêu trên là một vấn đề cần thiết ngày nay, đặc biệt là vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước rất quan trọng cần được quy định rõ ràng, cụ thể là:

Nhà nước phải dựa trên các quy định hoạt động của các chủ thể tham gia xây dựng quyền SHTT cho các đặc sản ở một số nước với hệ thống pháp luật về chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN đã xuất hiện từ lâu và thành công trong lĩnh vực này như Châu Âu, Pháp,... , từ đó nghiên cứu xây dựng các quy định phải rõ ràng, phân biệt được quyền hạn, nhiệm vụ tham gia của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương, tổ chức tập thể và các hiệp hội. Đặc biệt là vai trò của Tổ chức tập thể các nhà sản xuất, Hiệp hội ngành nghề là vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản lý tên địa danh cho sản phẩm đặc sản nói chung và hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các mặt hàng đặc sản địa phương nói riêng. Thêm vào đó, các tổ chức và hiệp hội này là một nhân tố quyết định tới thành công trên thị trường của sản phẩm đặc sản, do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải thiết lập ra được các quy định về hoạt động riêng dành cho các tổ chức, hiệp hội này nhằm mục tiêu xây dựng một cơ chế đảm bảo tính linh hoạt, năng động cho các thành viên tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước hết, Chính phủ cần xác định hành lang pháp lý chung đối với việc tổ chức và quản lý Hiệp hội. Những quy định này nhằm cụ thể hóa quyền xác lập Hiệp hội được Hiến pháp (Điều 20) quy định, xác định cụ thể hơn thủ tục thành lập, sát nhập, giải thể Hiệp hội, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hiệp hội và quy định biện pháp quản lý nhà nước đối với Hiệp hội.

Từ việc xác lập hành lang pháp lý chung đối với Hiệp hội, ngành hàng, Chính phủ cần thể chế hóa các mối quan hệ phối hợp giữa các Hiệp hội ngành hàng với các cơ quan chính quyền, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị

trường, đồng thời đảm bảo để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thông qua các hiệp hội tham gia xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Hiện nay, rất nhiều tổ chức tập thể, hiệp hội sản xuất, ngành hàng đã được thành lập, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này vẫn còn nhiều bất cập. Điều này đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng ban hành Luật về Hiệp hội để tránh tình trạng các Hiệp hội này có sự chồng chéo về chức năng, cũng như nâng cao hiệu quả của các Hiệp hội.

3.3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quyền SHTT

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động quản lý quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản địa phương Việt Nam yêu cầu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và sự cộng tác của các hiệp hội ngành nghề.

Hỗ trợ hoạt động quản lý từ phía Nhà nước

Có thể thấy, các tổ chức ngành nghề tại địa phương ở nước ta chủ yếu là các hiệp hội của các nhà sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc sản truyền thống. Hiện nay, tại một số địa phương đã thiết lập được các hiệp hội này như Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Hiệp hội tám xoan Hải Hậu, Hiệp hội vải thiều Thanh Hà, cà phê Buôn Ma Thuột... tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này vẫn còn rất yếu kém chưa thể hiện được vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Để giúp các tổ chức này có thể khai thác chỉ dẫn địa lý dành cho sản phẩm đặc sản một cách hiệu quả nhất, đặt ra nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cần thiết để nâng cao vai trò cũng như hiệu quả hoạt động của các hiệp hội. Cụ thể, Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các tổ chức này.

Có thể nói vấn đề tài chính là một trong những khó khăn đầu tiên khi tổ chức tham gia vào hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản, đòi hỏi Nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức sản xuất. Và như đã biết, phần lớn các tổ chức sản xuất này là sự hình thành các hiệp hội sản xuất sản phẩm đặc sản. Do tính chất địa phương của sản phẩm, các thành viên của hội chủ yếu là những người nông dân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ lẻ. Những người này hầu như không có khả năng đóng góp các khoản chi phí đủ lớn để đảm bảo hoạt động cho các hội. Đồng thời nếu các hội quy định mức phí lớn cũng khó có thể thu hút người nông dân, doanh nghiệp tham gia. Do đó, các khoản thu từ các hội viên này thường rất ít nên cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Ngoài ra, đối với các địa phương đang có dự án thành lập các hiệp hội sản xuất kinh doanh thì nhà nước cần phải có sự hỗ trợ trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức và thể chế hoạt động cho các hiệp hội này. Để thực hiện được điều này, Nhà nước có thể cử các chuyên gia cán bộ chuyên trách hay các cán bộ của các địa phương khác đã có kinh nghiệm quản lý quyền SHTT đến các địa phương này để tập huấn chuyển giao vận hành hệ thống quản lý chất lượng.

Với những sự hỗ trợ như trên của nhà nước thì các tổ chức, hiệp hội sẽ tích cực phát huy hơn nữa vai trò quản lý quyền SHTT của các sản phẩm đặc sản, góp phần duy trì chất lượng, danh tiếng, uy tín của các sản phẩm đồng thời đảm bảo được lợi ích của các chủ thể cùng tham gia sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả quản lý quyền SHTT từ các hiệp hội ngành nghề

Với vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là tổ chức đóng vai trò quản lý bên trong đối với các chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN cho mặt hàng đặc sản, việc bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản cũng là một phần trách nhiệm của các hiệp hội này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, các hiệp hội ngành nghề ở nước ta đều có cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động chưa được hoàn chỉnh, chưa thực hiện tốt được vai trò của mình trong các nhiệm vụ để nâng cao hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản họ sản xuất. Giải pháp đặt ra là họ cần phải củng cố lại cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của mình sao cho có thể giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh khai thác được những lợi ích từ việc bảo hộ SHTT; tuyên truyền phổ biến các lợi ích từ việc bảo hộ quyền SHTT cho các đặc sản nhằm nâng cao nhận thức của các hội viên về việc bảo hộ quyền SHTT; bên cạnh đó các hiệp hội cũng phải thực hiện chức năng giám sát chặt chẽ cũng như có sự hỗ trợ cần thiết cho các hội viên của mình trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, đóng gói sản phẩm. Ngoài ra các hiệp hội cũng phải có các động thái chủ động tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ chống lại các hành vi giả mạo.

Cụ thể, với những sản phẩm đặc sản phẩm đặc sản đã có hiệp hội sản xuất thì cần phải củng cố hoạt động của hiệp hội và nâng cao vai trò về quản lý sản xuất, sử dụng và quản lý nhãn mác trên thị trường bằng cách:

- Giảm thiểu sự tham gia của các cơ quan chính quyền. Nhà nước giờ đây chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ về kinh phí hoạt động cho hội như đã nêu ở trên. Việc thiết lập, đưa ra các chính sách, văn bản quy định là của nhà nước còn việc thực hiện nên

để cho các hiệp hội tiến hành, tránh hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy công việc và kết quả là không có ai đứng ra thực hiện triệt để

- Hợp tác với chính quyền địa phương, các viện nghiên cứu, các bộ ban ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản, cùng

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 63 - 74)