Hoạt động bảo hộ quyền SHTT đối với Càphê Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 56)

2.2.2.1. Hoạt động xác lập quyền SHTT cho Cà phê Buôn Ma Thuột

Hoạt động xác lập bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa “cà phê Buôn Ma Thuột”, nay gọi là chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” được Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk triển khai từ tháng 9 năm 2004, trước đó việc xác lập quyền SHTT cho cà phê Buôn Ma Thuột là hầu như không có, các nhà sản xuất chỉ trên cơ sở sản xuất tại địa phương mà lấy tên “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê của mình, đến tháng 10 năm 2005 thì chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ “cà- phê Buôn Ma Thuột” theo Quyết định số 806/QĐ–SHTT, ngày 14/10/2005, Sản phẩm là cà phê nhân Robusta, với các nội dung theo Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk (2006) nêu ra như sau:

a. Về truyền thống lịch sử

Cà phê được đưa vào Đắk Lắk từ năm 1925 và trồng tập trung thành đồn điền đầu tiên tại CADA (Companie Agricole D'Asie) theo sắc lệnh: SL, 16-09-1929. Một số đồn điền tiêu biểu trong giai đoạn đầu 1930 là: Công ty CADA trồng 1.000ha; Công ty CHPI (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois) 135ha; Công ty Đông Dương 125ha. Diện tích cà phê Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm sau này: Năm 1930 là 1.385ha; 1940 là 5.000ha; 1970 là 7.000ha; 2000 là 260.000ha; 2004 là 160.000ha. Bề dày lịch sử và truyền thống phát triển cà phê Buôn Ma Thuột trên 70 năm. Thị trường ngày càng mở rộng, cà phê Đắk Lắk xuất khẩu đến 52 nước trên thế giới, trong đó có thị trường như EU và Bắc Mỹ. Sản lượng cà phê robusta lớn

nhất cả nước; tỷ trọng xuất khẩu chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

b. Các điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng Buôn Ma Thuột

- Đất đai: Vùng đất đỏ bazan với độ cao trên 400m so với mực nước biển, độ dày tầng đất mặt >70cm, độ dốc dưới 250.

- Khí hậu: Biên độ nhiệt ngày đêm cao trên 70C, lượng mưa mùa tập trung, đặc biệt trong mùa mưa. Khí hậu phân hoá hai mùa rõ rệt. Mùa khô ít mưa tạo điều kiện để cà phê phân hoá mầm hoa tốt, nhiệt độ lý tưởng phù hợp với phát triển của cà phê vối (từ 18-300C).

c. Lựa chọn vùng địa danh

Căn cứ theo Bảng tổng hợp các tiêu chí lựa chọn (Bảng 2.1) khoanh vùng diện tích vùng lựa chọn “cà phê Buôn Ma Thuột” gồm các huyện Cư M’gar, Ea H’Leo, Krông Ana, Krông Buk, Krông Năng, Krông Păk và Thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích vùng lựa chọn là 107.505ha.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các tiêu chí lựa chọn TT Các chỉ tiêu đặc thù Giới hạn lựa chọn Ghi chú

01 Nhiệt độ trung bình trong tháng 18-27 0C Trung bình nhiều năm 02 Tổng giờ nắng trung bình năm 2400-2800 giờ

03 Tổng lượng mưa tháng V-IX Tổng lượng mưa tháng I

>= 1000mm

=< 15mm Trung bình nhiều năm 04 Biên độ dao động nhiệt: tháng

IX-XII

>=11,3 0C

05 Đất đỏ bazan Đất trồng cà phê Độ xốp 61-68%

Tỷ trọng 0,08-0,94 g/cm3

06 Độ cao (so với mặt biển) 400-800m

07 Tầng dày > 70cm

08 Độ dốc Dốc 0 - < 250

09 Hiện trạng sử dụng đất 2005 Đất trồng cà phê

Nguồn: Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, 2006

Ngoài ra, cũng cần phải biết là việc xác lập quyền SHTT cho cà phê Buôn Ma Thuột mới dựa theo hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, còn ra thị trường nước ngoài, sản phẩm đặc sản này vẫn chưa được đăng ký bảo hộ, điều này có thể gây bất lợi lớn trong việc xuất khẩu cà phê BMT ra thị trường nước ngoài, và khiến cho mặt hàng này dễ bị xâm phạm quyền SHTT.

Đối tượng tham gia quản lý

Trước khi hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột ra đời, theo Luật sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma thuột là tài sản quốc gia, do UBND Đắk Lắk là chủ sở hữu. Sở khoa học và công nghệ Đắk Lắk là cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý và cấp quyền sử dụng. Tuy nhiên, mặc dù đã được đăng bạ tên gọi xuất xứ “cà phê Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê nhân Robusta, song thời kỳ này thương hiệu này vẫn còn mang tính chất giấy tờ, chưa đem lại hiệu quả thiết thực nào cho sản phẩm cà phê. Điều này đòi hỏi các ngành chức năng của Đắk Lắk phải vận động thành lập hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột để quản lý và phát triển thương hiệu này do vai trò của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột sẽ quyết định sự thành bại của thương hiệu. Tuy nhiên, việc thành lập hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột lại không hề dễ do Sở chưa nhận được sự đồng thuận của các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh cà phê trong vùng. Vì vậy, sau nhiều lần thương lượng, Ban vận động của tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa mời đủ số lượng hội viên chính thức để tổ chức đại hội thành lập. Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chưa được thành lập, nghĩa là thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột vẫn tiếp tục còn nằm trên giấy, trong khi đó trên thị trường, việc lạm dụng thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột diễn ra tràn lan, nhất là trong lĩnh vực rang xay cà phê (Trần Tâm, 2011).

Mãi đến 5 năm sau, vào ngày 10/09/2010, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2013 và ra mắt hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột có tên giao dich quốc tế là Buonmathuot coffee association, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột (Quang Huy, 2010).

Quang Huy (2010) cho biết: “Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột là tổ chức xã hội nghề nghiệp, phi lợi nhuận, tập hợp, đại diện cho các pháp nhân, thể nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Hiệp hội này hoạt động với mục đích là đại diện, bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các quan hệ về quản lý việc cấp quyền, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột....”

Nội dung quản lý

- Hoạt động xây dựng các quy định, quy chế cho các sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột

Việc xây dựng các quy đinh, quy chế cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột chưa thực sự được quan tâm. Sau Quyết định số 806/QĐ-SHTT về đăng bạ quốc gia

tên gọi xuất xứ hàng hóa “Cà phê Buôn Ma Thuột”, ngày 14/10/2005 cho sản phẩm cà phê nhân Robusta hầu như chưa có quy định nào được lập ra thêm cho việc bảo hộ sản phẩm này. Tuy nhiên, các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột được nước ta quan tâm xây dựng tương đối. Một số tiêu chuẩn ngành được ban hành cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột là TCVN 4808 - 89 (ISO 4149 : 1980),Cà phê nhân. Phương pháp kiểm tra ngoại quan. Xác định tạp chất và khuyết tật; TCVN 1279 - 93 Cà phê nhân. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển; TCVN 5702 - 93 (ISO 4072 : 1998) Cà phê nhân - Lấy mẫu; TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509 : 1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991) Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay; TCVN 6928 : 2001 (ISO 6673 : 1983) Cà phê nhân. Xác định sự hao hụt khối lượng ở 1050C. Và gần đây nhất là tiêu chuẩn TCVN 4193: 2005 thay thế TCVN 4193: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm

Việc này sẽ do chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đảm nhiệm với một số nhiệm vụ chính sau: Nghiên cứu, đề xuất để Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản cụ thể hoá các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động tiêu chuẩn hoá, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương để Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành; Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá và ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường và hàng hoá xuất nhập, nhập khẩu, xử lý vi phạm và hướng dẫn xử lý các tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và ghi nhãn hàng hóa tại địa phương theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam về Cà phê nhân TCVN 4193: 2005.

- Quản lý thông qua Hiệp hội, quản lý cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.

Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột có tên giao dich quốc tế là Buonmathuot coffee association, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột được chính thức ra mắt vào ngày 10/09/2010, khi tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2013, từ khi ra mắt đến nay đã thực hiện khá thành công vai trò của mình.

Ngày 24/02/2012, tại hội trường Công ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi (huyện Krông Păk), Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột (BMT) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Hiệp hội năm 2011 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội trong thời gian qua, năm 2011 đã có 8 doanh nghiệp đăng ký tham gia hội viên, nâng tổng số hội viên của Hiệp hội lên 81 hội viên, trong đó có 48 hội viên tập thể và 33 hội viên cá nhân; đa số hội viên đã thực hiện tốt các quy định của Điều lệ Hiệp hội. Đặc biệt năm qua đã có 8 doanh nghiệp đầu tiên được Sở KH&CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê BMT cho sản phẩm cà phê nhân Robusta, có hiệu lực 3 năm với tổng diện tích 8.852,52ha, tổng sản lượng cà phê 26.047 tấn/năm là: Công ty Cà phê Thắng Lợi, Công ty Cà phê Ea Pok, Công ty Cà phê 15, Công ty Cà phê Buôn Hồ, Công ty Cà phê Phước An, Công ty Cà phê Tháng 10, Công ty XNK 2/9 và Công ty XNK Đắk Lắk. Thêm vào đó, Hiệp hội không ngừng củng cố Ban chấp hành; vận động các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh cà phê trong và ngoài tỉnh tham gia hội viên; hướng dẫn các doanh nghiệp, hội nông dân, các tổ chức có đủ điều kiện nằm trong vùng địa danh lập hồ sơ xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột; không ngừng quảng bá chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột (Bá Thăng, 2012).

2.2.2.3. Hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho Cà phê Buôn Ma Thuột

Hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam nói chung và Cà phê Buôn Ma thuột nói riêng hiện đã được các cơ quan, bộ, ngành quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa thực sự thành công khiến cho các hiện tượng xâm phạm sản phẩm đang diễn ra tràn lan trên thị trường.

Đặc biệt năm vừa qua, theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp BROSS & PARTNERS có trụ sở tại Hà Nội: chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ. Cụ thể: hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo"(Xem phụ lục

5) gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền số 77611986 và 970830 lần lượt vào ngày 14/11/2010 và 14/06/2011(nhóm sản phẩm 30 - cà phê; hiệu lực mỗi văn bằng là 10 năm từ ngày cấp) cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd. (Nhóm Phóng Viên, 2011).

Ngay khi thông tin được phát hiện, vụ việc này đã được các cơ quan, bộ, ngành gấp rút công tác bảo hộ. Ngày 3/10/2011, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết tại Công văn số 5025/UBND-TH, tỉnh sẽ bố trí một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh và huy động các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp kinh phí cùng tỉnh thực hiện việc khiếu kiện và đăng ký bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.Bên cạnh đó, Tỉnh sẽ giao cho Sở khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ xin hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu từ Chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giúp địa phương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cà phê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài (Hội nước mắm Phú Quốc, 2007).

Vài ngày sau đó, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã ủy quyền cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đại diện đứng đơn khiếu kiện để hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền tại Trung Quốc. Theo đó Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột chịu trách nhiệm liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và các bộ ngành liên quan để được hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ ra nước ngoài; chọn công ty tư vấn luật về sở hữu trí tuệ có uy tín, kinh nghiệm hỗ trợ quá trình khiếu kiện. Thêm vào đó, đại diện Cục sở hữu trí tuệ một lần nữa khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Đăk Lăk trong thủ tục đòi lại quyền sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Huy Đức, Kiều My, 2011).

Ngày 1/11, ông Trịnh Đức Minh (trích dẫn trong C.Hoan, 2011), Phó Giám đốc Sở KH-CN Đắk Lắk, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết tỉnh sẽ chi khoảng 600 triệu đồng để khởi kiện đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột và đăng ký bảo hộ quốc tế nhãn hiệu tập thể “Cà phê Buôn Ma Thuột” ra 16 nước trên thế giới. Trong đó, UBND tỉnh Đắc Lắc hỗ trợ 50%, kinh phí, còn lại do Cục Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp trong hiệp hội đóng góp. Hiệp hội đã nhận được hồ sơ của 4 công ty luật gồm: Công ty Hà Hải (TPHCM), Bross & Partners, Evenco, Phạm và Liên doanh (Hà Nội) đăng ký làm chủ đơn khiếu kiện.

Sau khi xem xét hồ sơ và một số tiêu chí như: phải có kinh nghiệm và đã từng thành công trong các vụ kiện về sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, nhất là ở Trung Quốc và tham vấn ý kiến của các chuyên gia và cơ quan chức năng, ngày 3/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Y Dhăm Ênhuôl cho biết, hội đã chính thức chọn Công ty luật Phạm và Liên Danh đại diện cho tỉnh Đắk Lắk khởi kiện yêu cầu đòi hủy bỏ hiệu lực đối với 2 bản đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ tại nước này; Đồng thời cũng sẽ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cà phê Buôn Ma Thuột” tại 16 quốc gia gồm: Bỉ, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Singapore, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan và Thụy Sĩ (Công Luận, 2011B).

Cho đến gần đây, ngày 8/1 năm nay, luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - trưởng Văn phòng luật sư Phạm và liên danh (Hà Nội), đơn vị được UBND tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột ủy quyền - cho biết mọi thủ tục khởi kiện đối với Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee (Trung Quốc) đã hoàn tất. Trước đó Văn phòng luật sư Phạm và liên danh, qua một công ty luật phía Trung Quốc, đã gửi thư đề nghị công ty này nhượng lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với giá dưới 8.000 USD để tránh khiếu kiện kéo dài giữa hai bên. Tuy nhiên sau đó, công ty này ra mức giá quá cao nên Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột và UBND tỉnh Đắk Lắk không đồng ý thương lượng nữa mà tiến hành khởi kiện để đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Việc khởi kiện này có thể kéo dài 2 đến 3 năm nhưng với cơ sở pháp lý hiện hữu thì việc đòi lại được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc sản cà

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Cà phê Buôn Ma Thuột khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w